Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặt vấn đề: Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh do ung thư ở phụ

nữ. Tự khám vú là phương pháp sàng lọc đơn giản để phát hiện dấu hiệu bất thường ở vú. Đối với học

sinh trung học phổ thông là thế hệ tương lai của đất nước thì việc nhận thức đúng về tự khám vú là rất

quan trọng. Bài viết này tập trung mô tả kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú, tìm hiểu một số yếu

tố liên quan đến tự khám vú ở nữ sinh Trung học phổ thông.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 415 nữ sinh

Trung học phổ thông bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn - sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.

Kết quả: Tỷ lệ nữ sinh có kiến thức tự khám vú đạt là 16,6%; 46,3 % có thái độ tự khám vú đạt; có

11,3% nữ sinh đã từng thực hành tự khám vú, trong đó có 59,6% nữ sinh thực hành đạt. Yếu tố liên quan

đến kiến thức tự khám vú là khu vực sống, khối lớp, bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú; yếu tố liên

quan đến thái độ tự khám vú là khối lớp, bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, kiến thức tự khám vú;

yếu tố liên quan đến thực hành tự khám vú là khối lớp, bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, kiến thức,

thái độ tự khám vú.

Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú còn thấp, do đó cần nâng cao kiến thức, thái độ,

thực hành của nữ sinh về tự khám vú.

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 16000
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú của nữ sinh một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Trung ương Huế 
50	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
Nghiên cứu
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TỰ KHÁM VÚ 
CỦA NỮ SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Võ Trà Mi1*, Bùi Nguyễn Phương Nam1, Nguyễn Đỗ Lam Phương1, Đỗ Thanh Tuyền1, 
Lương Thị Thu Thắm1, Hồ Thị Linh Đan1, Trần Thị Quỳnh Tâm1, Võ Hoàng Hương Giang1, Lê Huỳnh 
Thị Tường Vy1, Trần Thị Mỹ Huyền1, Trần Thị Hoa1, Trần Thị Thanh Hồng1, Nguyễn Thị Mai1, Trần 
Doãn Tú2, Trần Bình Thắng2, Nguyễn Minh Tú2.
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.65.8
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh do ung thư ở phụ 
nữ. Tự khám vú là phương pháp sàng lọc đơn giản để phát hiện dấu hiệu bất thường ở vú. Đối với học 
sinh trung học phổ thông là thế hệ tương lai của đất nước thì việc nhận thức đúng về tự khám vú là rất 
quan trọng. Bài viết này tập trung mô tả kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú, tìm hiểu một số yếu 
tố liên quan đến tự khám vú ở nữ sinh Trung học phổ thông.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 415 nữ sinh 
Trung học phổ thông bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn - sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
Kết quả: Tỷ lệ nữ sinh có kiến thức tự khám vú đạt là 16,6%; 46,3 % có thái độ tự khám vú đạt; có 
11,3% nữ sinh đã từng thực hành tự khám vú, trong đó có 59,6% nữ sinh thực hành đạt. Yếu tố liên quan 
đến kiến thức tự khám vú là khu vực sống, khối lớp, bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú; yếu tố liên 
quan đến thái độ tự khám vú là khối lớp, bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, kiến thức tự khám vú; 
yếu tố liên quan đến thực hành tự khám vú là khối lớp, bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, kiến thức, 
thái độ tự khám vú.
Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành tự khám vú còn thấp, do đó cần nâng cao kiến thức, thái độ, 
thực hành của nữ sinh về tự khám vú.
Từ khoá: ung thư vú, tự khám vú, nữ sinh, sức khoẻ.
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ABOUT BREAST SELF - EXAMINATION 
OF HIGH SCHOOLS FEMALE STUDENT IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Vo Tra Mi1*, Bui Nguyen Phuong Nam1, Nguyen Đo Lam Phuong1, Đo Thanh Tuyen1, 
Luong Thi Thu Tham1, Ho Thi Linh Dan1, Tran Thi Quynh Tam1, Vo Hoang Huong Giang1, Le Huynh Thi 
Tuong Vy1, Tran Thi My Huyen1, Tran Thi Hoa1, Tran Thi Thanh Hong1, Nguyen Thi Mai1, Tran Doan Tu2, 
Tran Binh Thang2, Nguyen Minh Tu2.
1 Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y 
Dược, Đại học Huế
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
- Ngày nhận bài (Received): 1/10/2020; Ngày phản biện (Revised): 06/10/ 2020; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 04 /12 /2020
- Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Võ Trà Mi
- Email: traminguyenvo@gmail.com; ĐT: 0961829492
Kiến thức, thái độ và t ực hành tự khám vú...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 51
Background: Breast cancer is the leading cause of all cancer deaths in women. Breast self-examination 
is a simple screening method to detect signs of abnormalities in the breast. It is important for students - the 
future generation of the country, to be aware of breast self-examination. This paper describes knowledge, 
attitude and practice about breast self-examination and research factors related to knowledge, attitude and 
practice about breast self-examination in high school female students.
Materials and method: A cross-sectional study was carried out with 415 female students in high schools 
by multi-stage sampling method, using pre-designed questionnaires.
Results: 16.6% of female students meet the requirements of knowledge about breast self-examination, 
46.3% of female students meet the requirements of attitude about breast self-examination, and 11.3% of 
female students have ever done breast self-examination including 59.6% of female students practiced 
accurately. Factors related to knowledge are living environments, grades, personal or family anamnesis 
of breast disease; factors related to attitude are grades, personal or family anamnesis of breast disease, 
knowledge about breast self-examination; factors related to practices are grades, personal or family 
anamnesis of breast disease, knowledge and attitude about breast self-examination.
Conclusion: Given the fact that knowledge, attitude and practice about breast self-examination are low, 
so it is necessary to improve those for female students on breast self-examination.
Keywords: Breast cancer, breast self-examination, female students, health.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về mô 
hình bệnh tật trong thế kỷ XXI cho rằng các bệnh 
không lây nhiễm sẽ gia tăng trong đó bệnh ung thư 
sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe 
con người [1]. Trong các loại ung thư, ung thư vú 
là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên 
toàn thế giới, chiếm 24,2% các trường hợp mới mắc 
và chiếm 15% tất cả các trường hợp tử vong do ung 
thư ở phụ nữ (đứng đầu về tỷ lệ mới mắc và ...  thuộc 
các trường được chọn, sử dụng phương pháp chọn 
mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn số lượng nữ sinh đạt 
với cỡ mẫu dự kiến.
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng cách sử dụng bộ câu hỏi 
được thiết kế sẵn, gồm 4 phần:
Phần 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên 
cứu: khu vực sống, tôn giáo, trường, khối lớp, tiền 
sử mắc bệnh về vú của bản thân hoặc gia đình.
Phần 2: Kiến thức gồm 5 câu hỏi về tần suất, 
thời điểm khám trước và sau mãn kinh, duy trì khám 
và các động tác khám (gồm 5 bước: 1. Đứng trước 
gương, hai tay buông xuôi, quan sát về hình dạng và 
kích thước của vú 2 bên; 2. Quan sát vú với tư thế 
2 tay chấp bên hông và đưa lên đầu; 3. Nhẹ nhàng 
nắm núm vú xem có tiết dịch bất thường không; 4. 
Đưa tay trái qua đầu, sử dụng mặt trong các ngón 
tay phải sờ nắn vú. Đảm bảo là phải sờ hết các phần 
của vú. Nhắc lại bước này với tay phải; 5. Đưa tay 
trái qua đầu, dùng tay phải kiểm tra vùng giữa vú và 
dưới cánh tay, giữa vú và xương ức. Nhắc lại bước 
này với tay phải).
 Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. (X̅ = 5,06 ± 
2,08), Đạt ≥ 5, Chưa đạt <5.
Phần 3: Thái độ gồm 10 câu hỏi, đánh giá theo 
thang đo Likert 5 mức độ từ 1 là rất không đồng 
ý đến 5 là rất đồng ý. Gồm các câu: 1.Tôi nghĩ tự 
khám vú là cần thiết; 2.Tự khám vú khiến tôi cảm 
thấy thoải mái; 3.Tất cả phụ nữ nên tự khám vú; 
4.Tôi quan tâm đến sự thay đổi bất thường ở vú; 
5.Tôi luôn tìm kiếm thông tin liên quan đến tự khám 
vú; 6.Thảo luận với bạn bè, người thân về tự khám 
vú; 7.Tôi nghĩ truyền thông về tự khám vú là cần 
thiết; 8.Tôi thích được khám vú tại cơ sở y tế; 9.Tự 
khám vú làm mất thời gian; 10.Tôi tin rằng tôi sẽ 
không bị ung thư vú. Câu 8,9,10 là câu cho điểm 
ngược lại. 
 X̅ = 30,43 ± 6,84, Đạt ≥ 30, Chưa đạt < 30.
Phần 4. Thực hành tự khám vú gồm câu hỏi về 
tần suất, thời điểm khám, duy trì khám, mỗi câu trả 
lời đúng được 1 điểm. Các động tác khám gồm 5 
bước đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 là 
rất không thành thạo đến 5 là rất thành thạo.
X̅ = 16,47 ± 4,65, Đạt ≥ 17, Chưa đạt <17.
Kiến thức, thái độ và t ực hành tự khám vú...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 53
2.3. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được làm sạch và 
nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Sử dụng phần 
mềm SPSS 20.0 để phân tích và xử lý số liệu thu 
được. Phân tích thống kê mô tả bằng tần số và tỷ 
lệ cho biến phân loại. Sử dụng kiểm định χ2 để 
tìm mối liên quan giữa hai biến định tính. Hồi quy 
Logistics đa biến được sử dụng nhằm xác định một 
số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực 
hành tự khám vú của nữ sinh. Các biến số sử dụng 
trong kiểm định χ2 được đưa vào mô hình với điều 
kiện p-value < 0,3 theo phương pháp Backward 
stepwise. Mức ý nghĩa thống kê được thiết lập ở 
giá trị p < 0,05, tỷ suất chênh OR với khoảng tin 
cậy 95%.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn 
trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu, đối 
tượng nghiên cứu được giải thích và đồng ý tham 
gia nghiên cứu. 
III. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (415) Tỷ lệ (%)
Tôn giáo
Không tôn giáo 217 52,3
Phật giáo 127 30,6
Thiên chúa giáo 71 17,1
Khu vực sống
Nông thôn 221 53,3
Thành thị 194 46,7
Khối lớp
10 126 30,4
11 208 50,1
12 81 19,5
Bản thân, gia đình mắc bệnh về vú
Không 384 92,5
Có 31 7,5
Kiến thức
Chưa đạt 346 83,4
Đạt 69 16,6
Thái độ
Chưa đạt 223 53,7
Đạt 192 46,3
Thực hành
Chưa từng 368 88,7
Đã từng
Chưa đạt
47
19
11,3
40,4
Đạt 28 59,6
Kết quả cho thấy 52,3% nữ sinh không theo tôn giáo. Tỷ lệ nữ sinh giữa thành thị và nông thôn không có 
sự chênh lệch nhiều (lần lượt là 46,7% và 53,3%). Hơn một nửa số nữ sinh tham gia nghiên cứu là học sinh 
khối 11 (50,1%). Có 7,5% nữ sinh có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú. Nữ sinh có kiến thức 
tự khám vú đạt chiếm 16,6%; có thái độ tự khám vú đạt chiếm 46,3%; 11,3% nữ sinh đã từng thực hành tự 
khám vú, trong đó có 59,6% thực hành đạt.
Bệnh viện Trung ương Huế 
54	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tự khám vú của nữ sinh THPT
Bảng 2: Mô hình hồi quy Logistics đa biến xác định một số yếu tố liên quan 
 đến kiến thức tự khám vú của nữ sinh THPT
Kiến thức
Biến số độc lập
Đạt Chưa đạt
OR KTC 95% p
n % n %
Tôn giáo
Không tôn giáo 41 18,9 176 81,1 1 -
0,501Phật giáo 17 13,4 110 86,6 1,305 0,600 - 2,838
Thiên chúa giáo 11 15,5 60 84,5 1,213 0,480 - 3,065
Khu vực sống
Nông thôn 21 9,5 200 90,5 1 -
0,001
Thành thị 48 24,7 146 75,3 3,404 1,672 - 6,929
Khối lớp
10 13 10,3 113 89,7 1 -
0,00911 39 18,8 169 81,2 2,734 1,288 - 5,802
12 17 21,0 64 79,0 2,182 0,884 - 5,384
Bản thân, gia đình 
mắc bệnh về vú
Không 47 12,2 337 87,8 1 -
<0,001
Có 22 71,0 9 29,0 17,832 7,167 - 44,369
Kết quả cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức tự khám vú của nữ sinh THPT với khu vực 
sống, khối lớp, tiền sử bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh về vú (p < 0,05). 
Bảng 3: Mô hình hồi quy Logistics đa biến xác định một số yếu tố liên quan 
 đến thái độ tự khám vú của nữ sinh THPT
Thái độ
Biến số độc lập
Đạt Chưa đạt
OR KTC 95% p
n % n %
Tôn giáo
Không tôn giáo 100 46,1 117 53,9 1 -
0,551Phật giáo 59 46,5 68 53,5 0,852 0,451 - 1,607
Thiên chúa giáo 33 46,5 38 53,5 0,820 0,427 - 1,575
Khu vực sống
Nông thôn 105 47,5 116 52,5 1 -
0,141
Thành thị 87 44,8 107 55,2 0,679 0,406 - 1,136
Khối lớp
10 38 30,2 88 69,8 1 -
<0,00111 118 56,7 90 43,3 3,032 1,820 - 5,050
12 36 44,4 45 55,6 1,620 0,851 - 3,082
Bản thân, gia đình 
mắc bệnh về vú
Không 163 42,4 221 57,6 1 -
<0,001
Có 29 93,5 2 6,5 12,599 2,778 - 57,152
Kiến thức
Chưa đạt 136 39,3 210 60,7 1 -
<0,001
Đạt 56 81,2 13 18,8 4,489 2,233 - 9,025
Kết quả cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ tự khám vú của nữ sinh THPT với khối lớp, tiền 
sử bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh về vú, kiến thức tự khám vú (p < 0,001). 
Kiến thức, thái độ và t ực hành tự khám vú...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 55
Bảng 4: Mô hình hồi quy Logistics đa biến xác định một số yếu tố liên quan 
 đến thực hành tự khám vú của nữ sinh THPT
Thực hành
Biến số độc lập
Đã từng Chưa từng OR KTC 95% p
n % n %
Tôn giáo
Không tôn giáo 30 13,8 187 86,2 1 -
0,077Phật giáo 6 4,7 121 95,3 0,305 0,082 - 1,136
Thiên chúa giáo 11 15,5 60 84,5 1,253 0,342 - 4,583
Khu vực sống
Nông thôn 14 6,3 207 93,7 1 -
0,301
Thành thị 33 17 161 83 1,742 0,608 - 4,988
Khối lớp
10 21 16,7 105 83,3 1 -
<0,00111 15 7,2 193 92,8 0,168 0,062 - 0,456
12 11 13,6 70 86,4 0,242 0,066 - 0,890
Bản thân, gia đình 
mắc bệnh về vú
Không 22 5,7 362 94,3 1 -
<0,001
Có 25 80,6 6 19,4 36,488 10,760 - 223,728
Kiến thức
Chưa đạt 20 5,8 326 94,2 1 -
0,004
Đạt 27 39,1 42 60,9 4,391 1,594 - 12,097
Thái độ
Chưa đạt 9 4,0 214 96,0 1 -
0,035
Đạt 38 19,8 154 80,2 2,820 1,074 - 7,406
Kết quả cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa thực hành tự khám vú của nữ sinh THPT với khối lớp, tiền 
sử bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh về vú, kiến thức tự khám vú, thái độ tự khám vú (p < 0,05).
 IV. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng tự khám vú
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ sinh có kiến 
thức đạt về tự khám vú chỉ chiếm 16,6%, ít hơn 
nhiều so với nhóm có kiến thức chưa đạt (83,4%). 
Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Erbil 
là 15,7% [10]. Điều này chứng tỏ nữ sinh THPT 
chưa thực sự quan tâm tới vấn đề sức khỏe nói 
chung và tự khám vú nói riêng. Đồng thời nữ sinh 
cũng không được tiếp cận với kiến thức về tự khám 
vú trong chương trình học dẫn tới tỷ lệ kiến thức đạt 
ở đối tượng thấp như vậy. Tỷ lệ nữ sinh có thái độ 
tự khám vú đạt là 46,3%, thấp hơn nghiên cứu của 
Getu là 50,6% [11], điều này có thể giải thích do sự 
khác nhau về khu vực nghiên cứu và phương pháp 
đánh giá . Kết quả này không quá cao nhưng có thể 
thấy được nữ sinh có thái độ tích cực, nhiệt tình để 
có được thông tin và quan tâm đến việc thực hành 
tự khám vú. Đây là cơ hội tốt để có thể truyền thông 
hiệu quả về tự khám vú cho nữ sinh THPT. Trong 
415 nữ sinh tham gia vào nghiên cứu, chỉ có 11,3% 
nữ sinh đã từng thực hiện tự khám vú trước đây. Kết 
quả này là phù hợp với độ tuổi của đối tượng nghiên 
cứu, nữ sinh còn ngại ngùng khi tự chạm vào cơ thể 
mình cùng với đó là tâm lí bản thân còn trẻ, chưa có 
triệu chứng nghi ngờ, không phải đối tượng nguy cơ 
nên cho rằng thực hành tự khám vú là hành vi không 
cần thiết. Tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của 
Usman (11%) [12], tuy nhiên lại thấp hơn nghiên 
cứu của Getu (21,4%) [11]. Khi phân tích sâu hơn, 
mặc dù tỷ lệ thực hành tự khám vú còn thấp nhưng 
tỷ lệ thực hành đạt trong nhóm đã từng tự khám vú 
là khá cao (59,6%), cao hơn kết quả nghiên cứu của 
Bệnh viện Trung ương Huế 
56	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020
G Koc (43,3%) [5]. Điều này là phù hợp bởi học 
sinh thuộc tầng lớp trẻ, năng động, khả năng học 
hỏi, tiếp thu thông tin khá tốt và dễ dàng chủ động 
trong tìm kiếm các thông tin trong đó có thông tin 
về tự khám vú.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tự 
khám vú
Kết quả phân tích cho thấy một số yếu tố liên 
quan đến kiến thức tự khám vú của nữ sinh THPT 
là khu vực sống, khối lớp, tiền sử bản thân hoặc gia 
đình mắc bệnh về vú. Điều này phản ánh sự chênh 
lệch trong việc cung cấp thông tin ở thành thị và 
nông thôn. Dường như nữ sinh sẽ quan tâm, tìm 
hiểu sâu hơn các kiến thức về tự khám vú nhằm phát 
hiện bất thường ở vú khi có một tác động trực tiếp, 
mà ở đây, tác động này là tiền sử mắc các bệnh về 
vú của bản thân hoặc gia đình (p < 0,05).
Một số yếu tố liên quan đến thái độ tự khám vú 
của nữ sinh THPT là khối lớp, tiền sử bản thân hoặc 
gia đình mắc bệnh về vú, kiến thức tự khám vú. Khi 
đối tượng có kiến thức tốt, ý thức cũng sẽ nâng cao, 
từ đó đưa đến thái độ tốt (p < 0,05).
 Kết quả cho thấy các yếu tố liên quan chặt chẽ 
đến thực hành tự khám vú của nữ sinh THPT là khối 
lớp, tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, 
kiến thức và thái độ tự khám vú. Nhóm nữ sinh đã 
từng mắc hoặc gia đình có người mắc bệnh về vú có 
tỷ lệ thực hành tự khám vú cao hơn gấp 36,488 lần 
nhóm không có tiền sử này, kết quả tương đồng với 
nghiên cứu của Erbil [10] và Getu [11]. Nhóm nữ 
sinh có kiến thức tự khám vú đạt có tỷ lệ thực hành 
tự khám vú cao gấp 4,391 lần nhóm kiến thức không 
đạt, mối liên quan này cũng được tìm thấy trong 
nghiên cứu của Getu [11] và Dolar-Doshi [13]. 
Nhóm nữ sinh có thái độ tự khám vú đạt có tỷ lệ 
thực hành tự khám vú cao gấp 2,820 lần nhóm thái 
độ không đạt, kết quả này tương đồng với nghiên 
cứu của Supa Pengpid [14] (p < 0,05). 
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 415 nữ sinh Trung học phổ 
thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho kết quả như sau: tỷ 
lệ nữ sinh có kiến thức tự khám vú đạt là 16,6%, 
46,3 % có thái độ tự khám vú đạt, có 11,3% nữ sinh 
đã từng thực hành tự khám vú, trong đó có 59,6% 
thực hành đạt. Yếu tố liên quan đến kiến thức là khu 
vực sống, khối lớp, tiền sử bản thân hoặc gia đình 
mắc bệnh về vú; yếu tố liên quan đến thái độ là khối 
lớp, tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, 
kiến thức; yếu tố liên quan đến thực hành là khối 
lớp, tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh về vú, 
kiến thức, thái độ tự khám vú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. Fact sheet: 
Noncommunicable disease 2018. Available at 
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/
detail/noncommunicable-diseases. Accessed 6 
March 2020.
2. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL, 
Torre LA, Jemal A. Global cancer statistics 2018: 
Globocan estimates of incidence and mortality 
worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: 
A Cancer Journal for Clinicians 2018; 68(6): 
394-424.
3. Pham Tung, Bui Linh, Kim Giang, Hoang Dong. 
Cancers in Vietnam-Burden and Control Efforts: 
A Narrative Scoping Review. Cancer Control 
2019; 26(1).
4. Kumarasamy H, Veerakumar AM, Subhathra S, 
Suga Y. Determinants of Awareness and Practice 
of Breast Self Examination Among Rural Women 
in Trichy. Tamil Nadu Journal of Midlife Health 
2017; 8(2): 84 - 88.
5. G Koc, H Gulen-Savas, S Ergol, M Yildirim-
Cetinkaya, N Aydin. Female University 
Students’ Knowledge and Practice of Breast 
Self-Examination in Turkey. Nigerian Journal 
Of Clinical Practice 2018; 22(3): 410 - 415.
6. Akhtari-Zavare M, Juni MH, Said SM, Ismail IZ. 
Kiến thức, thái độ và t ực hành tự khám vú...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	65/2020	 57
Beliefs and behavior of Malaysia undergraduate 
female students in a public university toward 
breast self-examination practice. Asian Pac J 
Cancer Prev 2013; 14(1): 57-17.
7. Chris O. Ifediora, Emmanuel C. Azuike. Sustainable 
and cost effective teenage breast awareness 
campaigns: Insights from a Nigerian high school 
intervention study. Journal of Evaluation in clinical 
Practice 2019; 25(2):312-322.
8. Shalini Divya Varghese, Malathi Nayak. 
Awareness and impact of education on breast self-
examination among college going girls. Indian 
Journal Paliative Care 2011;17(2):150-154.
9. Nguyễn Thị Hằng, Lê Thanh Tùng. Nâng cao 
kiến thức về ung thư vú và tự khám vú sau can 
thiệp giáo dục cho phụ nữ xã Ngọc Liên-Cẩm 
Giang-Hải Dương. Tạp chí Y học Việt Nam 
2017; 454(1): 22 - 26.
10. Nulufer Erbil, Nurgul Bolukbas. Health Beliefs 
and Breast Self-Examination among Female 
University Nursing Students in Turkey. Asian 
Pacific Journal of Cancer Prevention, 2014; 
15(16): 6525-6529.
11. Getu MA, Kassaw MW, Tlaye KG, Gebrekiristos 
AF. Assessment of breast self-examination 
practice and its associated factors among 
female undergraduate students in Addis Ababa 
University, Addis Ababa, Ethiopia, 2016. Breast 
Cancer (Dove Med Press). 2019;11:21-28.
12. I.N. Usman, S.O. Olanrewaju, and S.O. Usman. 
Breast Self-Examination Practice Among Female 
Secondary School Students In Osogbo,Western 
Nigeria. European Journal of Medical and Health 
Sciences 2020; 2(2):1-6.
13. Doshi D, Reddy B S, Kulkarni S, & Karunakar P. 
Breast Self-examination: Knowledge, Attitude, 
and Practice among Female Dental Students 
in Hyderabad City, India. Indian journal of 
palliative care 2016; 18(1): 68-73. 
14. Supa Pengpid, Karl Peltzer. Knowledge, 
Attitude and Practice of Breast Self-examination 
Among Female University Students from 24 
Low, Middle Income and Emerging Economy 
Countries. Asian Pacific Journal of Cancer 
Prevention 2014; 15(20):8637 - 8640.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_tu_kham_vu_cua_nu_sinh_mot_so.pdf