Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ khối Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Duy Tân
Ngày nay, tình trạng quan hệ tình dục không an toàn ở sinh viên Việt Nam rất phổ biến, do đó việc tuyên truyền các
biện pháp tránh thai phù hợp cho lứa tuổi này là hết sức quan trọng, để làm giảm tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo
phá thai ở lứa tuổi thanh thiếu niên, các bệnh lây truyền đường tình dục. Bài báo nghiên cứu thực trạng về sức khỏe sinh
sản ở sinh viên với mục tiêu khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên và các yếu tố liên
quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 530 đối tượng là sinh viên nữ từ năm 1 đến
năm 4 thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân, sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn
và thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi soạn sẵn với hình thức tự điền giấu tên. Kết quả: tỷ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ
và hành vi tốt về sức khỏe sinh sản lần lượt là 37,9%, 23,4% và 82,6%. Kết luận: Thực trạng kiến thức, thái độ và hành
vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ thuộc khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân còn hạn chế trong khi
nhu cầu tìm hiểu về vấn đề sức khỏe sinh sản khá cao. Do vậy, cần tăng cường giáo dục về sức khỏe sinh sản để sinh
viên nâng cao hiểu biết cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ khối Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Duy Tân
V.T.K.Mi, Đ.T.T.Hằng, T.T.Ngân,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 03(40) (2020) 121-136 121 Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ khối Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Duy Tân Knowledge, attitudes, and behaviors on the reproductive health of female students of Health Sciences Faculty, Duy Tan University Võ Thị Kiều Mia, Đậu Thị Thanh Hằnga, Trần Thanh Ngânb, Nguyễn Bích Hạnhb, Nguyễn Đình Tùngc,d,* Mi Thi Kieu Voa, Hang Thi Thanh Daua, Ngan Thanh Tranb, Hanh Bich Nguyenb, Tung Dinh Nguyenc,d,* aK22YDH3, Khoa Dược, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, 550000, Việt Nam bK22YDH4, Khoa Dược, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, 550000, Việt Nam cTrung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, 550000, Việt Nam dKhoa Y, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, 550000, Việt Nam aK22YDH3, Faculty of Pharmacy, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam bK22YDH4, Faculty of Pharmacy, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam cMedical Simulation Center, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam dFaculty of Medicine, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam (Ngày nhận bài: 08/05/2020, ngày phản biện xong: 30/05/2020, ngày chấp nhận đăng: 27/6/2020) Tóm tắt Ngày nay, tình trạng quan hệ tình dục không an toàn ở sinh viên Việt Nam rất phổ biến, do đó việc tuyên truyền các biện pháp tránh thai phù hợp cho lứa tuổi này là hết sức quan trọng, để làm giảm tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai ở lứa tuổi thanh thiếu niên, các bệnh lây truyền đường tình dục. Bài báo nghiên cứu thực trạng về sức khỏe sinh sản ở sinh viên với mục tiêu khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 530 đối tượng là sinh viên nữ từ năm 1 đến năm 4 thuộc khối ngành Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân, sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn và thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi soạn sẵn với hình thức tự điền giấu tên. Kết quả: tỷ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ và hành vi tốt về sức khỏe sinh sản lần lượt là 37,9%, 23,4% và 82,6%. Kết luận: Thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ thuộc khối Khoa học sức khỏe Trường Đại học Duy Tân còn hạn chế trong khi nhu cầu tìm hiểu về vấn đề sức khỏe sinh sản khá cao. Do vậy, cần tăng cường giáo dục về sức khỏe sinh sản để sinh viên nâng cao hiểu biết cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Từ khóa: Sinh viên; sức khỏe sinh sản; quan hệ tình dục. Abstract Nowadays, the situation of unsafe sex among Vietnamese students is very common. Therefore, it is very important to disseminate contraceptive methods suitable for this age group, so that we can prevent, reduce unintended pregnancy and indiscriminate abortion among teenagers of our country. From the above-mentioned issues, researching the real *Corresponding Author: Nguyen Dinh Tung; Medical Simulation Center, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam; Faculty of Medicine, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam. Email: nguyendinhtung4@duytan.edu.vn 03(40) (2020) 121-136 V.T.K.Mi, Đ.T.T.Hằng, T.T.Ngân,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 03(40) (2020) 121-136 122 situation of reproductive health in students is necessary with the aim of investigating the correct understanding of students' reproductive health, thereby proposing solutions to minimize the consequences of unsafe sex, to protect the health of students. The cross-sectional descriptive study was conducted on a total of 530 female students from years 1 to 4 of the Health Sciences Faculty at Duy Tan University, Da Nang City, using the multi-stage sampling method and collecting data with prepared questionnaires with the form of anonymous autocompletion The results showed that: The percentage of students with good knowledge, attitudes and behaviors about reproductive health were 37.9%, 23.4% and 82.6%, respectively. Conclusion: The reality of knowledge, attitudes and behaviors on reproductive health of female students in the Health Sciences Department of Duy Tan University, Da Nang City is still limited while the need to learn about reproductive health is quite high. Therefore, it is necessary to strengthen reproductive health education for students to improve their knowledge as well as proactively protect the health of themselves and the community. Keywords: Students, reproductive health, sex. 1. Mở đầu Sức khỏe sinh sản (SKSS) là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần, xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người, nó bao gồm các vấn đề kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe phụ nữ, phòng tránh phá thai và phá thai an toàn, tình dục và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, ... < 0,05. Đối với áp lực học tập: sinh viên có áp lực học tập có kiến thức tốt hơn các sinh viên không có áp lực học tập (38,2% so với 36,2%). Áp lực học tập sẽ giúp sinh viên tập trung nâng cao kết quả học tập, tạo động lực trong việc nâng cao kiến thức. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 4.2.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về SKSS qua phân tích đơn biến 4.2.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm về cá nhân đến thái độ về SKSS Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến thái độ về SKSS ở Bảng 11 cho thấy sự liên quan của tuổi, kinh tế gia đình, tình trạng công việc chính hiện nay, hoạt động cộng đồng và môi trường sống với thái độ về SKSS (p<0,05). Nữ sinh viên ở độ tuổi từ 19-20 (26,8%) có thái độ tốt hơn nữ sinh viên có độ tuổi 21-22 (19,8%) và trên 22 tuổi (22,7%). Điều này có thể do phần đông các nữ sinh viên ở độ tuổi 19-20 mới bước vào trường, đều có mong muốn được tìm hiểu và trao đổi, thu thập thông tin nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân về chăm sóc sức khỏe. Do đó họ có động lực học hỏi, lắng nghe sự chỉ bảo về những vấn đề nhạy cảm này. Như vậy những nữ sinh viên ở nhóm tuổi này có thái độ tích cực hơn những nhóm tuổi còn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với (p<0,05). Đối với kinh tế gia đình: tình trạng kinh tế gia đình có liên quan đến ý nghĩa thống kê về thái độ của từng đối tượng (p<0,05). Những hộ gia đình có kinh tế trung bình hoặc trên mức trung bình (23,8%) sẽ có thái độ tốt hơn những hộ nghèo hoặc cận nghèo (16,1%). Sinh viên có điều kiện kinh tế tốt được tiếp xúc với các môi trường hội nhập nhiều hơn, do đó cách nghĩ và cách nhìn nhận, tiếp xúc với vấn đề SKSS của những người có kinh tế gia đình trung bình trở lên sẽ tích cực và dễ dàng hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với (p<0,05). V.T.K.Mi, Đ.T.T.Hằng, T.T.Ngân,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 03(40) (2020) 121-136 133 Đối với tình trạng công việc chính hiện nay cũng có liên quan có ý nghĩa thống kê đến thái độ SKSS (p<0,05), sinh viên học tập toàn thời gian có phần trăm cao hơn vừa học vừa làm, tuy tỷ lệ không đáng kể nhưng ít nhiều vẫn sẽ tác động tới thái độ của các đối tượng nghiên cứu (23,7% và 22,9%). Yếu tố này trái ngược với kiến thức, nhưng khi nói đến thái độ thì sinh viên học toàn thời gian có thái độ tốt hơn. sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Đối với hoạt động cộng đồng những sinh viên tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng có thái độ tốt hơn những sinh viên không/ít tham gia các hoạt động. Điều này có thể lý giải, khi một sinh viên năng động, không ngại giao tiếp, phát huy các kỹ năng mềm của mình thì sẽ có thái độ tích cực về mọi mặt đặc biệt là sức khỏe bản thân. Ngoài ra khi tham gia hoạt động sinh viên sẽ được biết nhiều hơn, tích lũy nhiều hơn, dẫn đến thái độ tốt hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Môi trường sống cũng có liên quan đến ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sinh viên sống chung với gia đình/bố mẹ/ sống nhờ họ hàng sẽ có thái độ tốt hơn (24,5%) sinh viên ở trọ (23%). Vì những đối tượng này có sự kèm cặp chặt chẽ hơn từ gia đình - những người sẽ nhắc nhở phổ cập kiến thức thường xuyên. Sự có mặt của gia đình không thể không nhắc tới, vì chính gia đình làm thay đổi tích cực một phần nào thái độ của nữ sinh viên. Cuộc sống ở trọ sẽ thoải mái hơn và ít có rào cản đến đời tư nên có cái nhìn coi nhẹ, không chú trọng về SKSS từ đó thái độ của những đối tượng này cũng sẽ có thay đổi và kéo theo tỷ lệ thấp hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với (p<0,05). 4.2.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm về học tập đến thái độ về SKSS Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến thái độ về SKSS ở Bảng 11 cho thấy điểm đầu vào, khoa, năm học hiện tại, áp lực học tập có liên quan đến ý nghĩa thống kê về thái độ SKSS của sinh viên (p < 0,05). Đối với điểm đầu vào: tỷ lệ sinh viên thi trên 20 điểm có thái độ tốt hơn sinh viên thấp hơn 20 điểm (24,4% so với 21,7%). Điều này có thể thấy những sinh viên có kiến thức tốt hơn sẽ chuẩn bị hành trang vào đời cho bản thân tốt hơn, không những nâng cao kiến thức của bản thân mà còn tích cực nâng cao thái độ của mình đối với mọi vấn đề, mà ở đây là SKSS. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05). Đối với khoa: sinh viên khoa Dược có thái độ cao hơn khoa Y và Điều dưỡng (25,4% so với 19,8% và 21,6%). Điều này cho thấy thái độ của sinh viên khoa Dược cao hơn những khoa còn lại. Với những kiến thức lâm sàng có được từ học Y và học Điều dưỡng, sinh viên sẽ tự tin hơn trong kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay các vấn đề nạo phá thai, điều này có thể tạo nên sự chủ quan của họ về việc tự bảo vệ sức khỏe, do đó thái độ của hai nhóm đối tượng này sẽ thấp hơn so với sinh viên ngành Dược học. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05). Đối với năm học hiện tại: sinh viên trên năm 2 có thái độ thấp hơn sinh viên từ năm 1 đến năm 2 (19,8% so với 26,9 %). Tương đồng với lý do ở yếu tố khoa với thái độ, những sinh viên trên năm 2 được tích lũy nhiều kiến thức về sức khỏe, SKSS, điều này có thể tạo nên chủ quan của bản thân trong việc bảo vệ sức khỏe, trong đó có SKSS. Ngoài ra, sự tích lũy kiến thức không chính thống về chăm sóc SKSS, có thể tạo nên thái độ chưa phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05). Đối với áp lực học tập: những sinh viên không có áp lực học tập sẽ có thái độ tốt thấp hơn so với những sinh viên có áp lực học tập (20% so với 24%). Áp lực sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin phù hợp V.T.K.Mi, Đ.T.T.Hằng, T.T.Ngân,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 03(40) (2020) 121-136 134 cung cấp cho quá trình học tập, từ đó sẽ hình thành nhiều kiến thức trong đó có kiến sức chăm sóc sức khỏe. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05). 4.2.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi về SKSS qua phân tích đơn biến 4.2.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm về cá nhân đến hành vi về sức khóe sinh sản Phân tích đơn biến các yếu tố có liên quan đến ý nghĩa thống kê về hành vi về SKSS ở Bảng 12 cho thấy có sự liên quan của tuổi, kinh tế gia đình, tình trạng công việc chính hiện nay, hoạt động cộng đồng và môi trường sống với hành vi về SKSS (p < 0,05). Hành vi tốt cho SKSS ở các nữ sinh viên 19- 20 tuổi cao hơn so với nữ sinh viên 21-22 tuổi và >22 tuổi (94% so với 71,2% và 72,7%). Độ tuổi càng lớn sẽ tiếp xúc càng nhiều yếu tố xã hội, nhưng với một kiến thức chưa đảm bảo hay tiếp nhận những kiến thức không chính thống, ở giai đoạn sinh viên năm 3 năm 4 sẽ tăng tỷ lệ các hành vi chưa tốt cho sức khỏe, trong đó có SKSS. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Hành vi tự bảo vệ SKSS tốt ở các nữ sinh viên có kinh tế gia đình trung bình và trên trung bình cao hơn so với nữ sinh viên có kinh tế gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo (83,4% và 71%). Kinh tế gia đình tốt giúp sinh viên có điều kiện tiếp cận nhiều với các thông tin, có nhiều sự lựa chọn hơn trong tiếp cận y tế, có nhiều lựa chọn hơn trong việc chăm sóc sức khỏe, từ đó hình thành những hành vi tự bảo vệ sức khỏe tốt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối với tình trạng công việc chính hiện nay: tỷ lệ hành vi SKSS tốt ở các nữ sinh viên học tập là toàn thời gian cao hơn so với nữ sinh viên vừa học vừa làm (85,1% so với 78,6%). Vừa học vừa làm sẽ giảm đi thời gian để sinh viên nghiên cứu, học tập, tiếp thu kiến thức. Kiến thức chưa đảm bảo lại tiếp cận xã hội nhiều, sinh viên sẽ khó tự bảo vệ được sức khỏe. Do đó hành vi của những đối tượng này chiếm tỷ lệ cao là chưa tốt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đối với môi trường sống: tỷ lệ hành vi tốt SKSS ở các nữ sinh viên sống cùng gia đình/bố mẹ/họ hàng cao hơn so với nữ sinh viên sống ở trọ (83,5% so với 82,4%). Sinh viên sống cùng gia đình sẽ có được sự quản lý từ gia đình làm hạn chế việc tiếp xúc với những yếu tố xã hội chưa phù hợp. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 4.2.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm về học tập đến hành vi về SKSS Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến hành vi về SKSS ở Bảng 12 cho thấy sự liên quan của điểm đầu vào, khoa, năm học hiện tại, xếp loại năm học vừa rồi và áp lực học tập với hành vi về SKSS (p < 0,05). Cụ thể: Đối với điểm đầu vào: tỷ lệ hành vi tốt về SKSS ở các nữ sinh viên có điểm đầu vào < 20 điểm cao hơn so với nữ sinh viên có điểm đầu vào ≥ 20 điểm (84,3% so với 81,6%). Kết quả này ngược lại so với Kiến thức và Thái độ, những sinh viên có điểm đầu vào ≥ 20 điểm có Kiến thức và Thái độ tốt hơn những sinh viên < 20 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Đối với khoa: tỷ lệ hành vi tốt SKSS ở các nữ sinh viên khoa Y là cao nhất, tiếp theo đến nữ sinh viên khoa Điều Dưỡng, và cuối cùng là nữ sinh viên khoa Dược (91,7% so với 88,5% và 76,9%). Ở sinh viên khoa Y được cung cấp một lượng kiến thức bệnh học nhiều hơn so với 2 khoa còn lại, và sinh viên cũng được đi thực tập nhiều hơn nên có tỷ lệ hành vi tốt hơn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đối với năm học hiện tại: tỷ lệ hành vi tốt SKSS ở các nữ sinh viên ≤ năm 2 nhiều hơn V.T.K.Mi, Đ.T.T.Hằng, T.T.Ngân,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 03(40) (2020) 121-136 135 các nữ sinh viên > năm 2 (94,4% so với 70,6%). Nữ sinh viên ≤ năm 2 là những sinh viên mới tiếp xúc với giảng đường đại học, với các yếu tố xã hội ở mức cao hơn so với giai đoạn phổ thông, nhưng với tâm lý bảo vệ bản thân còn được kéo dài từ thời phổ thông sẽ giúp hạn chế các hành vi chưa tốt cho sức khỏe. Những sinh viên > năm 2 với tâm lý được tiếp cận tích lũy nhiều kiến thức xã hội mang tính hội nhập phương Tây, trong đó có các hành vi có hại cho SKSS. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đối với áp lực học tập: tỷ lệ hành vi tốt SKSS ở các nữ sinh viên có áp lực học tập cao hơn nữ sinh viên không có áp lực học tập (82,9% so với 81,2%). Áp lực học tập thúc đẩy nâng cao kiến thức sinh viên, để đạt được kết quả học tập tốt, các kiến thức mà sinh viên tìm kiếm phải phù hợp, trong đó có các kiến thức về SKSS. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Đối với xếp loại năm học vừa rồi: tỷ lệ hành vi tốt SKSS ở các nữ sinh viên có xếp loại xuất sắc là cao nhất, tiếp theo là khá/giỏi và cuối cùng là trung bình/yếu (84,6% so với 79,2% và 68,4%). Với học lực tốt, tiếp cận các kiến thức phù hợp, sẽ giúp sinh viên tăng cường các hành vi phù hợp sức khỏe. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 5. Kết luận 5.1. Kiến thức, thái độ và hành vi SKSS của nữ sinh viên - Kiến thức tốt về SKSS là 37,9%; - Thái độ tốt về SKSS là 23,4%; - Hành vi tốt về SKSS là 82,6%. 5.2. Liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi SKSS của đối tượng (p<0,05) Liên quan đến kiến thức SKSS - Các yếu tố có liên quan đến ý nghĩa thống kê về kiến thức SKSS của sinh viên từ kết quả phân tích đơn biến: Tuổi, kinh tế gia đình, tình trạng công việc chính hiện nay, môi trường sống, điểm đầu vào, khoa, năm học hiện tại, xếp loại năm học vừa rồi, hoạt động cộng đồng, áp lực học tập liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức SKSS của sinh viên (p<0,05). - Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức SKSS của sinh viên từ kết quả phân tích mô hình hồi quy Logistic đa biến bao gồm: Sinh viên thuộc khoa, năm học hiện tại của sinh viên. + Những sinh viên học khoa Y có mức độ kiến thức SKSS cao hơn 1,78 lần so với sinh viên khoa Điều dưỡng (p < 0,05). + Những sinh viên học năm 3 – năm 4 có mức độ kiến thức SKSS cao hơn 2,38 lần so với sinh viên năm 1 – năm 2 (p < 0,001). Liên quan đến thái độ SKSS Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến thái độ SKSS của sinh viên từ kết quả phân tích đơn biến: Tuổi, kinh tế gia đình, tình trạng công việc chính hiện nay, môi trường sống, điểm đầu vào, khoa, năm học hiện tại, hoạt động cộng đồng, áp lực học tập có liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức SKSS của sinh viên (p < 0,05). Liên quan đến hành vi SKSS Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến hành vi SKSS của sinh viên từ kết quả phân tích đơn biến: Tuổi, kinh tế gia đình, tình trạng công việc chính hiện nay, môi trường sống, điểm đầu vào, khoa, năm học hiện tại, xếp loại năm học vừa rồi, hoạt động cộng đồng, áp lực học tập có liên quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức sức khỏe sinh sản của sinh viên (p < 0,05). Tài liệu tham khảo [1]. Dương Thị Anh Đào, Đỗ Thị Như Trang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Thị Loan Thanh (2017), “Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình”. V.T.K.Mi, Đ.T.T.Hằng, T.T.Ngân,... / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 03(40) (2020) 121-136 136 [2]. Đỗ Thị Như Mai (2013), “Kết quả khảo sát vị thành niên, thanh niên Phú Yên”. [3]. Sở Y Tế Hà Nội (2018), “Tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng”, Hà Nội. [4]. Arulogun, O. S., Ogbu, I. A., & Dipeolu, I. O. (2016). Influence of internet exposure on sexual behaviour of young persons in an urban district of Southwest Nigeria. The Pan African Medical Journal, 25. [5]. Fite, R. O., Mohammedamin, A., & Abebe, T. W. (2018). Unintended pregnancy and associated factors among pregnant women in Arsi Negele Woreda, West Arsi Zone, Ethiopia. BMC research notes, 11(1), 671. [6]. Kesen, N. F., Polat, G., & Dasbas, S. (2015). Opinions on abortion among a group of university students in Turkey. International Journal of Humanities and Social Science, 7(1), 89-95. [7]. Kumar, R., Goyal, A., Singh, P., Bhardwaj, A., Mittal, A., & Yadav, S. S. (2017). Knowledge attitude and perception of sex education among school going adolescents in Ambala District, Haryana, India: a cross-sectional study. Journal of clinical and diagnostic research: JCDR, 11(3), LC01. [8]. Mbugua, S. M., & Karonjo, J. M. (2018). Reproductive health knowledge among college students in Kenya. BMC public health, 18(1), 907. [9]. Miranda, P. S. F., Aquino, J. M. G., Monteiro, R. M. P. D. C., Dixe, M. D. A. C. R., Luz, A. M. B. D., & Moleiro, P. (2018). Sexual behaviors: study in the youth. Einstein (São Paulo), 16(3). [10]. Sweya, M. N., Msuya, S. E., Mahande, M. J., & Manongi, R. (2016). Contraceptive knowledge, sexual behavior, and factors associated with contraceptive use among female undergraduate university students in Kilimanjaro region in Tanzania. Adolescent health, medicine and therapeutics, 7.
File đính kèm:
- kien_thuc_thai_do_va_hanh_vi_ve_suc_khoe_sinh_san_cua_sinh_v.pdf