Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển

Hoạt động lấn biển đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam,

được xem là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dân số gia tăng, các nguồn lực cho

phát triển giảm, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Tại Việt Nam, nhiều dự án lấn biển được thực

hiện ở các tỉnh, thành phố ven biển. Lấn biển đã trở thành một hướng mở tích cực, hướng phát triển

cần thiết cho tương lai. Tuy nhiên, hoạt động lấn biển cũng có nguy cơ tạo ra nhiều hệ lụy như: làm

thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; thay đổi chế độ thủy động lực, thay đổi dòng chảy

ven bờ; tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên biển cũng như các vấn đề xã hội

khác. Vì vậy, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với các

dự án lấn biển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 1

Trang 1

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 2

Trang 2

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 3

Trang 3

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 4

Trang 4

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 5

Trang 5

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 6

Trang 6

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 7

Trang 7

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 8

Trang 8

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 19080
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển

Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường của các dự án lấn biển
11 
KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 
CỦA CÁC DỰ ÁN LẤN BIỂN 
NGUYỄN SONG TÙNG 
Tóm tắt: Hoạt động lấn biển đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, 
được xem là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dân số gia tăng, các nguồn lực cho 
phát triển giảm, đặc biệt là quỹ đất ngày càng hạn hẹp. Tại Việt Nam, nhiều dự án lấn biển được thực 
hiện ở các tỉnh, thành phố ven biển. Lấn biển đã trở thành một hướng mở tích cực, hướng phát triển 
cần thiết cho tương lai. Tuy nhiên, hoạt động lấn biển cũng có nguy cơ tạo ra nhiều hệ lụy như: làm 
thay đổi điều kiện tự nhiên, địa hình, cảnh quan; thay đổi chế độ thủy động lực, thay đổi dòng chảy 
ven bờ; tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tài nguyên biển cũng như các vấn đề xã hội 
khác. Vì vậy, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với các 
dự án lấn biển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. 
Từ khóa: lấn biến, môi trường biển, tài nguyên biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường 
STRICT CONTROL REQUIREMENT FOR ENVIRONMENTAL PROBLEMS 
OF SEA ENCROACHMENT PROJECTS 
Abstract: Sea encroachment has taken place in many countries around the world as well as in Viet 
Nam, which is considered as a solution for socio-economic development in the context of increasing 
population and decreasing resources for development, especially land is increasingly limited. In Viet 
Nam, many sea encroachment projects have been implemented in the coastal provinces and cities. 
Sea encroachment has provided a positive and useful development direction for the future. However, 
sea reclamation activities can create risks and consequences as they change many factors in the natural 
topography and landscapes. The hydrodynamic regime and the shore current can be altered, impacting 
on ecosystems, biodiversity and marine resources as well as other social issues. Therefore, to ensure 
sustainable developments, strict control of environmental issues should be a mandatory requirement 
for sea encroachment projects. 
Keywords: encroachment, marine environment, marine resources, biodiversity, environmental 
pollution 
1. Đặt vấn đề 
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoạt 
động lấn biển có xu hướng gia tăng, nhất là các 
dự án lấn biển cho phát triển đô thị, cảng biển, 
du lịch... Nhiều dự án lấn biển đạt hiệu quả cao 
về kinh tế, xã hội, đảm bảo an toàn môi trường. 
Tuy nhiên, hoạt động lấn biển nếu không được 
quản lý, kiểm soát tốt sẽ có tác động rất lớn đến 
môi trường, hệ sinh thái cả trước mắt và lâu dài. 
Lấn biển có thể làm thay đổi điều kiện tự nhiên, 
địa hình, cảnh quan, chế độ thủy động lực học 
của khu vực, đe dọa sinh thái môi trường, suy 
giảm đa dạng sinh học. Điều này đặt ra yêu cầu 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
12 
phải tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ 
các dự án lấn biển. 
“Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây 
ảnh hưởng cuộc sống của người dân” - đó là chỉ 
đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân 
Phúc tại Hội nghị môi trường toàn quốc (tháng 
8/2016). Do đó, cần phải xem xét kỹ lưỡng, có 
trách nhiệm đối với các đề xuất lấn biển ở bất cứ 
địa phương nào. Mọi hoạt động gây mất cân 
bằng sinh thái đều phải được tính toán, nếu 
không sẽ gây thiệt hại nặng về kinh tế, xã hội, 
môi trường. Đồng thời cần có sự nhìn nhận 
nghiêm túc trên cơ sở khoa học, đặc biệt trong 
bối cảnh biến đổi khí hậu, phòng chống thiên 
tai... các dự án lấn biển phải được xem xét thận 
trọng trên ba trụ cột cốt lõi là kinh tế, xã hội, môi 
trường để đảm bảo phát triển bền vững. 
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên 
cứu 
Các dữ liệu được sử dụng trong bài viết bao 
gồm các công trình khoa học đã được công bố 
và các báo cáo của các tổ chức trong và ngoài 
nước có nội dung liên quan. 
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là 
phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu. Trên 
cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành 
tổng hợp, phân tích theo các vấn đề: (1) Kinh 
nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường của các dự 
án lấn biển; (2) Thực tiễn các dự án lấn biển tại 
Việt Nam và những tác động đến môi trường. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường của các 
dự án lấn biển trên thế giới 
Trên thế giới đã có nhiều quốc gia thực hiện 
lấn biển, tiêu biểu có thể kể đến như: vùng cửa 
sông Zuiderzee của Hà Lan đã lấn biển với diện 
tích 1650 km2; diện tích lấn biển tại vịnh Tokyo 
- Nhật Bản là 250 km2; Incheon - Hàn Quốc là 
220 km2; vịnh San Francisco - Mỹ là 150 km2; 
Mumbai - Ấn Độ là 148 km2; Singapore là 145 
km2; Macau lấn biển thêm 170% diện tích ban 
đầu (170 km2)... Theo kết quả của một số nghiên 
cứu, tính đến năm 2016, có 102 sân bay trên toàn 
thế giới được xây dựng trên mặt nước với một 
phần hoặc toàn phần là diện tích lấn biển [2]. 
Có nhiều bài học kinh nghiệm của các dự án 
lấn biển trên thế giới mà Việt Nam có thể tham 
khảo. 
Hà Lan là ... nrise Bay [13]. Tại Quảng Ninh, 
hiện có 43 dự án lấn biển với tổng số diện tích 
quy hoạch trên 7.600 ha, trong đó diện tích quy 
hoạch lấn biển khoảng trên 7.300 ha. Tại đảo 
Tuần Châu, vươn biển tới vài km, làm hẹp cửa 
ngõ Vịnh Hạ Long nối với tuyến đường biển ra 
vùng vịnh Cát Bà và Quảng Yên, ảnh hưởng tới 
dòng chảy của các con sông từ Cửa Lục đổ ra 
biển, gây bồi lắng và làm suy giảm chất lượng 
nước Vịnh Hạ Long. UNESCO cũng đã nhiều 
lần cảnh báo Vịnh Hạ Long trong việc bảo vệ di 
sản trước tác động của các dự án lấn biển [13]. 
Do đó, hoạt động lấn biển cần phải được xem 
xét, đánh giá kỹ lưỡng về điều kiện tự nhiên, địa 
hình; mức độ, tốc độ xói lở, bồi tụ bờ biển; quá 
trình, yếu tố động lực vùng bờ, dòng chảy; xu 
thế biến đổi bờ biển, địa hình đáy biển khu vực 
lấn biển; các vấn đề về tài nguyên và môi 
trường; các tác động đến bờ biển, đến dân sinh, 
kinh tế, môi trường; giải pháp phòng, chống xói 
lở, bồi tụ bờ biển quanh khu vực lấn biển. 
3.3. Những tác động môi trường từ dự án 
lấn biển 
Ngoài các mặt về lợi ích, các dự án lấn biển 
đã gây ra những ảnh hưởng đến môi trường sinh 
thái, đất ngập nước, biến đổi dòng chảy ở các 
khu vực gần cửa sông, ven biển, đặc biệt trong 
bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay [5]. Có thể kể 
ra một số những tác động chính đến môi trường 
từ các dự án lấn biển như sau: 
1) Gia tăng sức ép đối với hệ sinh thái và đa 
dạng sinh học biển 
Khu vực lấn biển đều nằm trong vùng đất ngập 
nước ven biển. Đây là khu vực có mức độ đa dạng 
sinh học cao, có giá trị lớn đối với các hệ sinh thái 
biển nói chung (sinh cảnh của nhiều loài sinh vật 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
16 
biển, điều hòa các quá trình tự nhiên và môi 
trường chuyển tiếp giữa biển và lục địa...). 
Dải ven biển là một địa hệ tự nhiên kỹ thuật 
mang tính đa dạng, nhạy cảm cao và luôn biến 
đổi. Theo số liệu thống kê, vùng biển ven bờ 
Việt Nam có 11.000 loài sinh vật cư trú trong 
hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về 6 
vùng đa dạng sinh học biển khác nhau [4]. Các 
hoạt động khai thác, sử dụng không hợp lý vùng 
bờ từ Bắc vào Nam, dẫn tới sự suy thoái các hệ 
sinh thái ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, 
nhiều công trình lấn biển xây dựng khách sạn, 
khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí gây ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và ô 
nhiễm môi trường biển. 
Ngoài ra, sau khi dự án lấn biển đi vào hoạt 
động, các khu vực này thường được sử dụng cho 
các mục đích phát triển kinh tế xã hội, gia tăng 
dân số... từ đó phát sinh ngày càng nhiều chất 
thải gây ô nhiễm vào môi trường (nước thải, chất 
thải sinh hoạt đối với các khu dân cư, đô thị, đặc 
biệt là chất thải nhựa ra đại dương; nước thải, 
chất thải rắn, khí thải đối với các hoạt động phát 
triển công nghiệp, cảng biển). Vì vậy, nếu không 
được tính toán và quy hoạch phù hợp thì đây sẽ 
là sức ép với môi trường vốn đã quá tải. 
2) Làm thay đổi chế độ thủy động lực học môi 
trường cửa sông, ven biển 
Hầu hết hoạt động lấn biển làm thay đổi hệ 
thống dòng chảy ven bờ ở quy mô vừa và như 
vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi vật 
chất giữa khu vực lấn biển với các khu vực lân 
cận. Các hệ thống động lực khác như sóng do 
gió, dòng triều, mực nước cũng bị thay đổi theo. 
Ở một số khu vực, ảnh hưởng của việc lấn 
biển đến khả năng thoát lũ, tình trạng xói lở, sạt 
lở bờ diễn biến phức tạp. Ví dụ, ở Trà Vinh khi 
xây nhà máy nhiệt điện Duyên Hải thì cách đó 
500 m cũng bị sụt lún; hay ở An Giang có những 
khu phố bị sạt lở xuống sông do khai thác cát, 
khai thác nước ngầm [11]. 
Việc lấn biển và tạo thành các khối bê tông 
chắn như vậy sẽ tạo thành các cơn sóng hình cầu 
xoáy kiểu hang ốc ngầm phía dưới mà con người 
không nhìn thấy được. Khi có các cơn sóng 
ngầm lâu ngày sẽ tạo ra những hàm ếch phía 
dưới và gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven 
biển, thậm chí cả bên trong đất liền [11]. Bài học 
từ các dự án lấn biển ở Kiên Giang, Khánh Hòa, 
Quảng Ninh cho thấy, sau khi triển khai các dự 
án, các tỉnh này phải đối mặt với những vấn đề 
như sạt lở, hiện tượng nước biển đục... gây tác 
động lớn đến môi trường, cảnh quan. Vì vậy, khi 
triển khai các dự án lấn biển, cần đánh giá và 
thận trọng trước khi thực hiện, bởi hậu quả có 
thể chưa thấy ngay nhưng trong tương lai gần sẽ 
bị tác động rất lớn. 
3) Những hệ lụy môi trường do khai thác và 
sử dụng vật liệu cho lấn biển 
Hoạt động lấn biển phải dùng một lượng lớn 
nguyên vật liệu và những vật liệu lấn biển này 
làm thay đổi chất lượng môi trường nước, môi 
trường trầm tích khu vực lấn biển. 
Việc sử dụng các loại vật liệu cho việc thi 
công lấn biển cũng cần phải được tính toán, xem 
xét cẩn trọng. Ví dụ như UAE cần tới 92 triệu 
m3 cát để xây dựng khu lấn biển Palm Jumeirah, 
trong đó chủ yếu là hút từ vùng biển lân cận lên. 
Công trình đã phá vỡ dòng chảy tự nhiên ngoài 
khơi, khiến cát bị cuốn khỏi một số khu vực của 
bãi biển tự nhiên đi nơi khác. Do vậy, các dự án 
lấn biển của Việt Nam cần phải có giải pháp để 
lấy nguyên liệu lấn biển rẻ, sẵn có và hiệu quả. 
Nguyễn Song Tùng – Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường  
17 
Dự án lấn biển tại Quảng Ninh, chủ đầu tư đã 
có kinh nghiệm từ việc sử dụng xỉ than khi lấn 
biển ở Cẩm Phả. Việc dùng loại nguyên liệu này 
không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý xỉ than 
tại chỗ mà còn tận dụng được nguồn nguyên liệu 
giá rẻ, sẵn có của địa phương [6, 7]. 
Dự án lấn biển khu đô thị du lịch biển Cần 
Giờ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
(tháng 6/2020) với diện tích trên 2.870 ha (trong 
đó lấn biển 2.712 ha). Theo tính toán, dự án cần 
tới 134 triệu m3 cát; để giải quyết bài toán này, 
chủ đầu tư mời các nhà khoa học, cơ quan có 
liên quan để nghiên cứu, đưa ra đề xuất lấy vật 
liệu tại chỗ, bằng việc xây dựng một biển hồ lớn 
(nhân tạo) rộng khoảng 757 ha thuộc dự án. Qua 
thăm dò địa chất, nếu khai thác vật liệu tại chỗ 
(trong lòng hồ), thì tổng khối lượng cát khai thác 
dự kiến đáp ứng được phần lớn khối lượng cát 
cho san lấp [3]. 
4) Vấn đề xử lý vật liệu nạo vét từ công trình 
lấn biển 
Trong quá trình lấn biển tại một số loại hình 
dự án cụ thể như xây dựng cảng biển, khu đô thị, 
xây kè chắn sóng, đê bao quanh diện tích lấn 
biển thì việc nạo vét, xử lý bùn, cát, trầm tích 
cũng như việc lựa chọn loại vật liệu để san lấp 
là những vấn đề cần được quản lý. 
Năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 
phép cho Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung 
Quất được nhận chìm vật chất nạo vét cảng 
chuyên dùng Hòa Phát - Dung Quất, khối lượng 
vật chất được nạo vét tại cảng gần 15,4 triệu m3, 
bao gồm 86,4% cát nhiễm mặn, 13,6% bùn sét 
(hơn 2 triệu mét khối); địa điểm khu vực nhận 
chìm rộng 180 ha thuộc vùng biển Dung Quất 
(tỉnh Quảng Ngãi); vật chất được tàu hút bụng xả 
đáy tự hành thả từ mặt biển xuống độ sâu hơn 50 
m [14]. Tuy nhiên, theo phân tích, với khối lượng 
hơn 2 triệu m3, khi các tàu xả vật chất từ mặt biển 
xuống độ sâu hơn 50 m, quá trình rơi trong nước 
biển, với dao động của sóng, tác động của dòng 
hải lưu và nước từ cửa sông Trà Bồng đổ ra, gần 
như toàn bộ bùn sét sẽ hòa tan trong nước biển 
(giả sử chỉ ở tỷ lệ 5% trong nước, sẽ là 40 triệu 
m3 nước biển bị vẩn đục, ô nhiễm). Như vậy, 
không chỉ vùng biển Bình Sơn, mà cả Lý Sơn, rồi 
tiếp đó là các vùng biển phía nam Bình Sơn sẽ bị 
ô nhiễm, ảnh hưởng đến việc đánh bắt, nuôi trồng 
thủy hải sản ven bờ không chỉ Quảng Ngãi, mà 
cả Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cũng có thể 
bị ảnh hưởng [14]. 
 Trước đó, năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi 
trường đã cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực 
Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần một triệu mét khối 
bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã 
Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận). Tuy nhiên, 
theo khuyến cáo của các nhà khoa học và tổ chức 
liên quan, hoạt động này có thể gây ra những tác 
động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái biển 
[2]. Sau đó, để đảm bảo an toàn, phương án sử 
dụng vật chất nạo vét của Công ty để san lấp mặt 
bằng cho dự án Cảng tổng hợp Vĩnh Tân. 
Phương án này sẽ đảm bảo tiến độ cho phát điện, 
đáp ứng yêu cầu về an ninh năng lượng cho các 
tỉnh phía Nam, cũng như tránh các tranh chấp 
pháp lý có thể phát sinh. Ngoài ra, phương án 
trên còn đảm bảo về môi trường do khu vực dự 
kiến lấn biển (cảng tổng hợp Vĩnh Tân) đã được 
thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác 
động môi trường; xây kè kiên cố có thể tiếp nhận 
ngay một triệu mét khối vật chất nạo vét [11]. 
Như vậy, hoạt động lấn biển có thể sử dụng 
hiệu quả các vật chất nạo vét để phục vụ san lấp 
mặt bằng, giảm thiểu chi phí và giảm tác động 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
18 
đến môi trường, hệ sinh thái biển so với lựa chọn 
phương án nhận chìm ở biển. Tuy nhiên, vấn đề 
nạo vét trong hoạt động lấn biển và phương án 
xử lý vật chất nạo vét này có đặc thù khác với 
các dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải cả về 
khối lượng, thời gian và phương án lựa chọn để 
xử lý vật chất nạo vét cũng như các yêu cầu kỹ 
thuật nếu vật chất nạo vét được sử dụng làm vật 
liệu san lấp tại khu vực lấn biển. Hiện nay, các 
quy định riêng, đặc biệt là các quy định mang 
tính kỹ thuật cho vấn đề này chưa có. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
Nhu cầu phát triển các dự án lấn biển tại một 
số địa phương là tất yếu. Do vậy, cần thống nhất 
quan điểm lấn biển để phát triển đô thị và các dự 
án du lịch tại Việt Nam là nhu cầu có thật, do 
quỹ đất tại một số đô thị biển hạn chế, hoặc do 
phải dành quỹ đất để đảm bảo an ninh lương 
thực, an ninh quốc phòng... 
Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, 
phòng chống thiên tai, dịch bệnh... nhiều bài học 
kinh nghiệm trên thế giới và thực tế thực hiện 
lấn biển tại Việt Nam cho thấy cần thận trọng, 
đánh giá kỹ các tác động đến tự nhiên và môi 
trường để có giải pháp phát triển các dự án lấn 
biển hiệu quả, hợp lý; cụ thể: 
1) Mỗi dự án lấn biển đều cần phải tính toán 
kỹ lưỡng đến sự thành công về kinh tế, xã hội, 
bảo vệ môi trường 
Quan tâm đến sự hài hòa về lợi ích giữa địa 
phương, nhà đầu tư và người dân. Các yêu cầu 
bắt buộc đối với các dự án lấn biển là xác định 
nhu cầu, sự cần thiết phải lấn biển. 
Khi quy hoạch phải khảo sát địa hình, nghiên 
cứu dòng chảy, tác động môi trường, kinh tế, xã 
hội (đánh giá tác động môi trường) của dự án lấn 
biển và phải được sự đồng thuận của người dân... 
2) Chú trọng vấn đề thủy động lực học, bảo 
vệ cảnh quan, môi trường và hệ sinh thái biển 
Trong bất cứ hoàn cảnh hay điều kiện cụ thể 
nào cũng cần phải đặc biệt quan tâm khi phát 
triển các dự án lấn biển, cần lưu ý những tác 
động đến cảnh quan, môi trường sinh thái, đất 
ngập nước, biến đổi dòng chảy ở các khu vực 
gần cửa sông, đời sống của người dân ven biển, 
nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày 
càng hiện hữu rõ nét tại Việt Nam. 
Bên cạnh đó, cần kiểm kê, thống kê hiện 
trạng tài nguyên môi trường vùng ven bờ, hải 
đảo, lập các bản đồ về sinh vật và các hệ sinh 
thái ven bờ; dự báo biến động môi trường biển 
trong bối cảnh dài hạn có tính đến tác động của 
các kịch bản lấn biển. 
Riêng các tỉnh, thành phố ven biển, cần sớm 
ban hành quy hoạch vùng bờ, hành lang biển, 
chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ, đồng 
thời huy động xã hội hóa công tác bảo vệ môi 
trường và phục hồi hệ sinh thái ven bờ của các 
cá nhân, tổ chức xã hội liên quan. 
3) Thông tin dự án cần công khai, minh bạch 
Các thông tin về dự án phải được công khai, 
minh bạch, phải được thanh kiểm tra thường 
xuyên, có sự giám sát của cộng đồng theo quy 
định của pháp luật. Đây cũng là bài học kinh 
nghiệm để các nhà hoạch định chính sách, nhà 
quy hoạch, kiến trúc, các chủ đầu tư nghiên cứu, 
xem xét trong quá trình phát triển các dự án lấn 
biển tại mỗi địa phương. 
4) Hoàn thiện chính sách pháp luật quy định 
về hoạt động lấn biển 
Nhà nước cần xây dựng các chính sách quy 
định về hoạt động, công trình lấn biển phục vụ 
phát triển kinh tế, có tính đến quy hoạch khai 
thác sử dụng đất, mặt nước và các tài nguyên 
Nguyễn Song Tùng – Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề môi trường  
19 
vùng bờ Việt Nam, quy hoạch môi trường và đa 
dạng sinh học; xây dựng các văn bản quy phạm 
pháp luật phù hợp theo Luật Biển Việt Nam; 
Luật Tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; Luật 
Bảo vệ môi trường; Luật Di sản; Luật Tài 
nguyên nước; Luật Đa dạng sinh học; Luật Thủy 
sản và các văn bản khác về chính sách môi 
trường, kinh tế xanh và phát triển bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Đánh giá sơ bộ một số nội dung đề nghị xây dựng Nghị định quy định về lấn 
biển, Dự thảo Báo cáo chính sách, 2020. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định quy 
định về lấn biển, Dự thảo Báo cáo chính sách, 2020. 
3. Công ty Cổ phần Du lịch Cần Giờ (2020), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch lấn biển Cần Giờ 
Sunbay. 
4. Dư Văn Toán (2017), Hoạt động lấn biển và những tác động môi trường sinh thái ven bờ, Bản tin chính sách, Trung 
tâm Pan Nature, số 25/2017. 
5. Hà Thanh Biên (2017), Phát triển kinh tế biển bền vững: Tiềm năng, thách thức và định hướng, Bản tin chính sách, 
Trung tâm Pan Nature, số 25/2017. 
6. Hà Văn Hòa (2015), Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến 
sỹ, Học viện Hành chính quốc gia, 2015. 
7. Hoàng Nhất Thống, Phùng Thị Phong Lan (2016), Đổi mới tư duy quản lý nhà nước về biển và hải đảo trong bối cảnh 
hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Quản lý nhà nước về biển và hải đảo: vấn đề và cách tiếp cận”, Học viện Hành 
chính Quốc gia - Viện Kinh tế Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) - Viện Nghiên cứu công nghệ vùng 
Flander (Vương quốc Bỉ), Hà Nội - 2016. 
8. Phạm Văn Hiếu (2020), Đẹp giàu nhà lấn biển - kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Báo Quân đội 
nhân dân, tháng 7/2020. 
9. Trương Thanh (2018), Bài học kinh nghiệm quy hoạch từ Hà Lan. Tạp chí Kiến trúc cảnh quan, số 07/2018. 
10. Tập đoàn điện lực Việt Nam (2015), Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4. 
11. Vũ Ngọc Long (2019), Dự án lấn biển Vũng Tàu có nguy cơ hủy hoại môi trường. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 
10/2019. 
12. Kim In Hwan (2021), Kinh nghiệm quản lý các dự án lấn biển của Hàn Quốc, tham luận Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm 
quốc tế trong quản lý hoạt động lấn biển”. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021. 
13. Lưu Vân (2018), Hiểm họa lớn từ các dự án lấn biển, Diễn đàn Doanh nghiệp, 2018. 
14. Thanh Tùng, Hoài Thương (2019), Tìm giải pháp tối ưu thay thế nhận chìm nạo vét, Báo Nhân dân điện tử, 2019. 
Thông tin tác giả: 
Nguyễn Song Tùng – Viện Địa lí nhân văn 
Địa chỉ: Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 
Email: songtung1711@gmail.com - Điện thoại: +84.912.176.039 
Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 04/4/2021 
Biên tập: 5/2021 

File đính kèm:

  • pdfkiem_soat_chat_che_nhung_van_de_moi_truong_cua_cac_du_an_lan.pdf