Khoa xuất bản, phát hành quá trình phát triển và những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay
Ngày 10/10/1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 122/SL về việc thành lập Nhà in Quốc gia, đã chính
thức cho ra đời ngành Xuất bản - In - Phát hành
sách Việt Nam (trong đó bao gồm các lĩnh vực:
xuất bản, báo chí, in và phát hành). Đây là sự
kiện trọng đại, khẳng định vị trí đặc biệt quan
trọng của ngành Xuất bản, Phát hành đối với
công cuộc cách mạng của đất nước. Cũng
chính trong thời gian này, Đảng và Nhà nước
đã trao cho ngành sứ mệnh quan trọng là
hoạt động trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và
văn hóa. Từ đó, công tác đào tạo cán bộ xuất
bản, phát hành đã được đặt ra và trở thành
một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự
nghiệp kháng chiến kiến quốc.
Sự nghiệp đào tạo cán bộ xuất bản, phát
hành cũng trải qua những chặng đường hoạt
động gắn liền với sự phát triển của ngành và
lịch sử phát triển của dân tộc. Quá trình đó
đầy gian nan, vất vả nhưng ghi nhận sự nỗ lực
vượt bậc và sáng tạo phi thường của các nhà
khoa học, nhà quản lý, của toàn ngành Xuất
bản, đặc biệt là tập thể những người thầy qua
nhiều thế hệ của cơ sở đào tạo. Với sứ mệnh là
đào tạo đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên
cho ngành, trong 60 năm qua Khoa Xuất bản,
Phát hành đã không ngừng nỗ lực đổi mới để
phù hợp nhu cầu xã hội. Quá trình hoạt động
đó được thể hiện trong những giai đoạn lịch sử
khác nhau của đất nước:
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa xuất bản, phát hành quá trình phát triển và những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay
82 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY PHẠM THANH TÂM Tóm tắt 60 năm ra đời, xây dựng và trưởng thành, Khoa Xuất bản, Phát hành đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo cán bộ ngành xuất bản nói chung và phát hành sách nói riêng. Từ một đơn vị đào tạo nghiệp vụ văn hóa, số lượng giảng viên ít ỏi, chương trình, mục tiêu đào tạo nghèo nàn, đến nay khoa đã có một vị trí đặc biệt trong trường đại học đào tạo cán bộ văn hóa lớn nhất đất nước (HUC), đồng thời đang nỗ lực khẳng định vị thế của mình trong đào tạo cán bộ trước yêu cầu của toàn cầu hóa kinh tế. Từ khóa: Khoa Xuất bản Phát hành, phát hành sách, xuất bản phẩm Abstract After 60 years of founding, building and growing, the Faculty of Publication has made a great contribution to the training cause of publishing staff in general and book publishing in particular. From the faculty which was just a cultural professional training unit with a small number of lecturers, poor training programs and objectives, today, the Faculty has gained a special position in a biggest culture training university of the nation (Hanoi University of Culture) and attempted to maintain its position in training professional personnel to meet the requirements of economic globalization. Keywords: Faculty of Publication and Distribution, issuing publications, publications. 1. Khoa Xuất bản, Phát hành - quá trình hình thành và phát triển Ngày 10/10/1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 122/SL về việc thành lập Nhà in Quốc gia, đã chính thức cho ra đời ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt Nam (trong đó bao gồm các lĩnh vực: xuất bản, báo chí, in và phát hành). Đây là sự kiện trọng đại, khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của ngành Xuất bản, Phát hành đối với công cuộc cách mạng của đất nước. Cũng chính trong thời gian này, Đảng và Nhà nước đã trao cho ngành sứ mệnh quan trọng là hoạt động trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và văn hóa. Từ đó, công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành đã được đặt ra và trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Sự nghiệp đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành cũng trải qua những chặng đường hoạt động gắn liền với sự phát triển của ngành và lịch sử phát triển của dân tộc. Quá trình đó đầy gian nan, vất vả nhưng ghi nhận sự nỗ lực vượt bậc và sáng tạo phi thường của các nhà khoa học, nhà quản lý, của toàn ngành Xuất bản, đặc biệt là tập thể những người thầy qua nhiều thế hệ của cơ sở đào tạo. Với sứ mệnh là đào tạo đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên cho ngành, trong 60 năm qua Khoa Xuất bản, Phát hành đã không ngừng nỗ lực đổi mới để phù hợp nhu cầu xã hội. Quá trình hoạt động đó được thể hiện trong những giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước: 1.1. Đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp trong điều kiện đất nước còn chiến tranh Những tháng, năm đầu thành lập Trường, do điều kiện khó khăn về mọi mặt và quy mô hoạt động còn nhỏ hẹp, nên tổ chức của Khoa cũng gắn liền với các ngành nghiệp vụ văn hóa khác của Trường. Dưới định hướng của Đảng, 83Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN Nhà nước và sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Văn hóa, của Nhà trường, công tác đào tạo nghiệp vụ xuất bản, phát hành sách trình độ trung cấp và bồi dưỡng được triển khai tích cực. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ xuất bản, phát hành đầu tiên được chiêu sinh vào tháng 9/1960. Mục tiêu là bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ đang hoạt động trong các nhà xuất bản và đơn vị phát hành sách. Cũng chính năm 1960, “Nhà nước đã quyết định thành lập Quốc doanh phát hành sách Trung ương - cơ quan quản lý tối cao của ngành Phát hành sách Việt Nam. Các địa phương được gọi là Quốc doanh phát hành sách tỉnh, thành phố” (4, tr.36). Từ đây việc đào tạo cán bộ phát hành sách đã có một bước phát triển mới, có sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý ngành cả về vật chất, tinh thần và trí tuệ. Nhiều lớp bồi dưỡng, lớp chuyên tu được mở ra với sự phối hợp của Quốc doanh phát hành sách Trung ương. “Tính đến năm 1963, số cán bộ phát hành sách được đào tạo theo hình thức này đã lên tới 120 người. Trong đó nhiều người được giữ lại trường và trở thành giáo viên của Khoa Phát hành sách” (2). Trong bối cảnh đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, Trường phải sơ tán lên tỉnh miền núi Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang). Trước nhu cầu đào tạo cán bộ phát hành sách, tại nơi sơ tán, công tác đào tạo của Khoa được tiếp tục với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và mở rộng mục tiêu. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Nhà trường, Khoa đã hoàn thành sửa đổi chương trình đào tạo theo hướng chuyên sâu và mở thêm chương trình đào tạo mới. “Đó là hai chươn ... yển dụng nhân sự đã đặt yếu tố năng lực kinh doanh theo định hướng lên hàng đầu. Ba năm liền Khoa Phát hành sách phải dừng tuyển sinh. Vấn đề cốt lõi và sự sống còn của khoa lúc này là: Phải đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cập nhật thị trường và nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm. Dưới sự chỉ đạo của Nhà trường, chi bộ Khoa và toàn thể cán bộ giảng viên trong Khoa đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn thảo, nhiều cuộc tọa đàm, mời các chuyên gia đào tạo kinh tế, các nhà quản lý ngành tham dự và chia sẻ kinh nghiệm. Đặc biệt, Khoa đã đề nghị Nhà trường cử các giảng viên phù hợp đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường kinh tế. Bên cạnh đó, Khoa còn tích cực sưu tầm, nghiên cứu, dịch các chương trình đào tạo quản trị và kinh doanh chuyên ngành xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm, liên ngành của các nước trên thế giới... Sau gần hai năm nỗ lực, Khoa Phát hành sách đã xây dựng thành công chương trình mới: Kinh doanh xuất bản phẩm. Một điều kỳ diệu và hạnh phúc tràn ngập trên những gương mặt bấy lâu lo lắng của toàn bộ lãnh đạo, giảng viên Khoa Phát hành sách là tháng 01/1992 Bộ đã duyệt và đánh giá chương trình đạt xuất sắc. Ngay sau đó Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã chính thức quyết định cho chiêu sinh, đào tạo cán bộ kinh doanh xuất bản phẩm vào năm học 1992 - 1993. Lúc này, việc biên soạn bài giảng, bố trí giảng viên cho các môn học đặt ra bức thiết. Được sự giúp đỡ, hợp tác của Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (khoa kết nghĩa), Khoa Phát hành sách nhanh chóng hoàn thành về cơ bản việc biên soạn hệ thống bài giảng và bố trí giảng viên dạy, trong đó có đến gần nửa số môn học do giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học: Kinh tế Quốc dân, Thương mại, Ngoại thương. Được sự tài trợ kinh phí của Tổng công ty Phát hành sách 85Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN Việt Nam, Khoa đã thực hiện một chiến lược tuyên truyền, quảng cáo cho chương trình mới. Mùa tuyển sinh năm học 1992 - 1993, một hiện tượng chưa từng có đối với Trường, với Khoa là: Số lượng thí sinh đăng ký thi vào học Kinh doanh xuất bản phẩm đông nhất với tỉ số điểm đạt cao nhất. Vì vậy, từ kế hoạch tuyển sinh 60 sinh viên (một lớp), Nhà trường đã cho phép Khoa tuyển 130 sinh viên (hai lớp) và điểm chuẩn của Khoa cũng đạt tốp cao so với các ngành khác. Từ đây sự nghiệp đào tạo của Khoa đã chuyển sang một trang mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo định hướng phát triển của quốc gia. Quá trình phát triển trong nhiều năm qua cũng là quá trình Khoa luôn chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bổ sung những môn học mới. Từ những nỗ lực của Khoa và từ thực tế biến động của thị trường trong xu thế hội nhập, cơ quan quản lý đào tạo đã ban hành các văn bản chính thức: Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Khung chương trình đào tạo ngành Phát hành xuất bản phẩm. Năm 2010, Bộ ban hành Thông tư số 14/2010/TT/ BGDĐT ngày 27/4/2010 về Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học; đổi tên ngành đào tạo từ Phát hành xuất bản phẩm thành Kinh doanh xuất bản phẩm, mã ngành là 51320402. Mặc dù, mãi đến năm 2010 chương trình kinh doanh xuất bản phẩm mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công nhận, nhưng kiến thức kinh doanh xuất bản phẩm đã được Khoa thực hiện đào tạo có hiệu quả cao từ năm học 1992 - 1993 đến nay. Chất lượng đội ngũ giảng viên cũng ngày được nâng cao. “Đến năm 2004, Khoa đã có 14 giảng viên tại chỗ, trong đó: 1 giảng viên là phó giáo sư, tiến sĩ; 3 giảng viên là thạc sĩ. Mặt khác Khoa còn có một đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm với học hàm, học vị là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng trong nước. Từ đây, hàng năm Khoa thường tuyển sinh hai lớp với sỹ số đạt từ 120 - 130 sinh viên” (3). Bước sang thế kỷ XXI, nhất là khi Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và ngành xuất bản tham gia Công ước Berne, thì tên khoa, chương trình, mục tiêu đào tạo luôn được xem xét, đổi mới. Việc soạn thảo và bổ sung những học phần mới, điều chỉnh kiến thức học phần và chuẩn đầu ra theo yêu cầu xã hội được thực hiện thường xuyên. Để đáp ứng mục tiêu hoạt động trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu thực tế của ngành, Khoa đã nỗ lực nghiên cứu và đề xuất mở rộng mục tiêu chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa. Bên cạnh đó, những đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (đề tài nhánh), cấp Bộ, cấp Trường được thực hiện gắn với nhu cầu và đòi hỏi của kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Những thành tích Khoa Xuất bản, Phát hành đạt được đến nay rất đáng ghi nhận: Với 12 giảng viên, 100% có trình độ thạc sĩ trở lên, trong đó có 1 phó giáo sư, 2 tiến sĩ, chất lượng sinh viên đào tạo được nâng cao rõ rệt. Tuy chưa có ngành đào tạo kinh doanh xuất bản phẩm sau đại học, nhưng nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm đã được thực hiện với sự hướng dẫn của giảng viên trong Khoa. Đến nay, Khoa đã biên soạn được 6 giáo trình, đang tiến hành biên soạn nhiều giáo trình khác; 100% học phần có tập bài giảng. 2. Những yêu cầu đặt ra đối với Khoa Xuất bản, Phát hành trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Tác động của toàn cầu hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu đối với các nền kinh tế thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Toàn cầu hóa kinh tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã mang lại cơ hội cho các ngành nghề phát triển theo xu hướng đột phá và tăng tốc. Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho quy trình sản xuất rút ngắn, có khả năng tạo ra, sử dụng những sản phẩm siêu hiện đạị, mới, hấp dẫn và tiện ích gấp vài chục lần so với trước đây; đồng thời cũng làm cho các nền kinh tế xích lại gần nhau trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Ngành Xuất bản Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh đó. Với việc thực hiện Công ước Berne năm 2004 về bảo hộ quyền tác giả, ngành Xuất bản Việt Nam đã chính thức hội nhập quốc tế. Từ đây, quan hệ giữa ngành Xuất bản Việt Nam và thế giới được mở rộng, đặc biệt, tháng 07/2007 Việt Nam đã được cấp mã số sách quốc tế ISBN. Đây là cơ hội lớn để ngành Xuất bản Việt Nam 86 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 giao dịch bản quyền và tham gia sâu hơn, mạnh hơn trong lĩnh vực kinh doanh xuất, nhập khẩu xuất bản phẩm. Những thành quả mà toàn cầu hóa và CMCN 4.0 mang lại cho ngành Xuất bản thể hiện rõ trên các mặt: + Công nghệ siêu hiện đại, tác động làm hoàn thiện hóa quá trình sản xuất các xuất bản phẩm, nâng cao không ngừng chất lượng và hình thức, mẫu mã đa dạng của chúng. + Nhu cầu xuất bản phẩm tăng nhanh và thể hiện ở nhiều chủng loại, tri thức khác nhau, với ngôn ngữ và vật mang khác nhau. Đó là cơ sở, là căn nguyên để phát triển sản xuất, kinh doanh xuất bản phẩm và ra đời xuất bản phẩm mới như ebook (sách điện tử), sách nói + Sở hữu trí tuệ được đảm bảo sẽ kích thích tài năng sáng tạo và giao dịch bản quyền quốc tế được thực hiện, làm cho ngành công nghiệp xuất bản Việt Nam hòa nhập với thế giới, hướng tới văn minh, hiện đại. + Thị trường xuất bản phẩm phát triển và mở rộng không chỉ trong quốc gia mà còn toàn cầu. Điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh, hợp tác trên cơ sở pháp luật giữa các chủ thể kinh tế. + Do nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh thị trường, các nhà sản xuất, nhà kinh doanh xuất bản phẩm đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp mới và đa dạng hóa phương thức kinh doanh. Đặc biệt trong đó là tìm kiếm nhân sự, các nhà quản trị có tầm nhìn, năng lực tổ chức và kinh doanh thích ứng thị trường toàn cầu hóa. 2.2. Yêu cầu đối với nhân sự kinh doanh xuất bản phẩm Từ đặc điểm trên của hoạt động xuất bản đã đặt ra những yêu cầu cấp bách cho công tác đào tạo nhân sự xuất bản và kinh doanh xuất bản phẩm trong bối cảnh hiện nay, đó là: + Cần tạo ra đội ngũ nhân sự có bản lĩnh kinh doanh và chịu được áp lực từ: Nhu cầu của khách hàng với mong muốn đa dạng, phong phú về chủng loại xuất bản phẩm và đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu bằng các cách khác nhau; nhân sự dám đương đầu với đối thủ toàn cầu và biết cách biến đối thủ thành đối tác của mình. + Nhân sự phải năng động, sáng tạo, cập nhật nhanh với thị trường, biết hoạt động độc lập và luôn luôn thay đổi, tìm kiếm sản phẩm mới, phương pháp kinh doanh mới để thích nghi thị trường toàn cầu. + Có năng lực cạnh tranh dựa trên thượng tôn pháp luật của đất nước và quốc tế; đủ điều kiện để đàm phán, giao dịch kinh doanh và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp xuất bản phẩm thế giới. + Hiểu và biết xây dựng thương hiệu cho chính mình, tổ chức của mình trên thị trường trong nước cũng như thế giới nhằm hướng tới phát triển, hiện đại và bền vững. 2.3. Yêu cầu đào tạo Để đáp ứng được những yêu cầu trên đây, Khoa Xuất bản, Phát hành cần hoàn thiện chương trình, mục tiêu đào tạo theo hướng: Đa dạng hóa, chuẩn hóa và cập nhật thị trường trong nước cũng như thế giới. Thứ nhất, cần mở rộng ngành đào tạo. Với tên Khoa Xuất bản, Phát hành đã đặt ra yêu cầu đào tạo nhân sự cho hai lĩnh vực là xuất bản (sản xuất) và phát hành (kinh doanh). Vậy Khoa mặc nhiên có hai nhiệm vụ cần thực hiện: Đào tạo nhân sự làm xuất bản và đào tạo nhân sự làm kinh doanh xuất bản phẩm. Thứ hai, cần mở các chuyên ngành đào tạo. Việc đào tạo nhân sự kinh doanh xuất bản phẩm đã trải qua 27 năm (có nhiều lần bổ sung, chỉnh sửa), vì thế Khoa đã có trải nghiệm sâu sắc về vấn đề này. Hiện nay, do đòi hỏi của kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu hóa và CMCN 4.0, những kiến thức trong đó cần mở rộng, khơi sâu và phát sinh mới. Do đó, chương trình kinh doanh xuất bản phẩm đã tỏ ra nặng nề và khó đáp ứng đầy đủ vấn đề phát sinh từ thực tế kinh doanh trên thị trường. Từ đó cần những chuyên ngành của ngành Kinh doanh xuất bản phẩm ra đời, nhằm cung cấp nhân sự hoạt động chuyên sâu về các lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm. Thứ ba, cần nhanh chóng mở chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh xuất bản phẩm. Vấn đề quản trị hiện nay đã đặt ra bức thiết cho kinh doanh, thế giới đã nghiên cứu và khẳng định kinh doanh có hiệu quả cao hay không là do quản trị quyết định 70%, hành vi kinh doanh chỉ chiếm 30%. Do đó nhiều trường trên thế giới đã phát triển chương trình này. Vấn đề quản trị kinh doanh ngày nay đã đạt đến mức độ phức tạp như: Quản trị hệ thống kinh doanh; quản trị chiến lược; quản trị nhân sự; quản trị tài chính; quản trị phân phối; quản trị rủi ro; quản trị chi phí; quản trị 87Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN xúc tiến; quản trị thương hiệu... Vì vậy, nếu chỉ có một học phần quản trị doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm như hiện nay thì không thể có nhân sự quản trị những vấn đề mới phát sinh của kinh doanh xuất bản phẩm và hoạt động không chuyên nghiệp. Cùng với đó, cần mở chuyên ngành đào tạo Kinh doanh xuất bản phẩm quốc tế. Như trên đã phân tích, hiện nay ngành Kinh doanh xuất bản phẩm đã thực sự tham gia sâu vào thị trường toàn cầu, nên việc đào tạo chuyên ngành này là rất cần thiết, nhằm giúp nhà kinh doanh có thể thực hiện tốt (hoạt động chuyên nghiệp) các công việc: Nghiên cứu thị trường thế giới; đàm phán giao dịch quốc tế; mở LC; hợp đồng mua bán xuất bản phẩm quốc tế; quy trình tổ chức phân phối và bán xuất bản phẩm trên thị trường quốc tế; các hoạt động xúc tiến; thanh toán quốc tế; quản trị nói chung, nhất là nhân sự với văn hóa khác biệt... Hiện tại, trong chương trình đào tạo của Khoa chỉ có một học phần về vấn đề này (Kinh doanh xuất, nhập khẩu xuất bản phẩm) sẽ không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh xuất bản phẩm quốc tế mà các doanh nghiệp đang kỳ vọng. Như vậy, chúng ta sẽ đẩy đối tác sử dụng nhân sự của mình sang sử dụng nhân sự được đào tạo từ các trường khác. Thứ tư, cần làm mới tri thức các học phần theo tinh thần hiện nay, để tránh dạy kiến thức cũ, các thuật ngữ không phù hợp. Đào tạo theo lối ứng dụng để đảm bảo chuẩn đầu ra, người học có nhận thức lý luận vững vàng và có kỹ năng chuyên nghiệp trong mọi hành vi kinh doanh. Tăng cường học ngoại ngữ; tăng cường công tác nghiên cứu thực tế; nên mở rộng và đa dạng hình thức thi hết học phần: Vấn đáp, tự luận, thuyết trình, làm chuyên đề,... để đánh giá sinh viên. Thứ năm, hoàn thiện hóa đội ngũ giảng viên không chỉ trên bằng cấp mà còn là năng lực của họ. Cần chuyên môn hóa đội ngũ giảng viên, nghĩa là giảng viên dạy học phần với kiến thức nào, cần được đào tạo chuyên sâu về vấn đề đó; nâng cao khả năng thuyết trình, tạo sự hấp dẫn và thích học cho sinh viên; am hiểu nghề và kỹ năng nghề nghiệp để tránh làm xa rời giữa lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là phải biết truyền cảm hứng nghề cho sinh viên, để giúp sinh viên yêu nghề, đam mê và thành đạt. Giảng viên phải biết tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế và tiến tới thông thạo, có thể giảng bài bằng tiếng Anh. Kết luận 60 năm là một chặng đường dài và cũng là quá trình lịch sử chứng kiến sự ra đời, phát triển trên mọi mặt của Khoa Xuất bản, Phát hành. Sự đoàn kết nhất trí, nỗ lực vượt bậc, ham tìm tòi, học hỏi và yêu nghề là những giá trị cốt lõi khiến Khoa đã vượt lên trên khả năng của chính mình để hoàn thành tốt sứ mệnh được giao. Tuy nhiên, phía trước còn đầy thách thức với bối cảnh của ngành luôn thay đổi, đòi hỏi Khoa phải có tầm nhìn chiến lược với tư duy và phương pháp mang tính đột phá để trở thành một cơ sở đào tạo nhân sự có uy tín cao, đáp ứng sự kỳ vọng của ngành và của doanh nghiệp hiện nay. P.T.T (PGS.TS, Nguyên Trưởng khoa Phát hành xuất bản phẩm, Trường ĐHVHHN) Tài liệu tham khảo 1. Cục Xuất bản (2015), Chiến lược phát triển ngành Xuất bản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, Hà Nội. 2. Khoa Kinh doanh xuất bản phẩm (1999), Khoa Kinh doanh xuất bản phẩm - Quá trình xây dựng và trưởng thành, Báo cáo tại Hội nghị khoa học kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 25/3/1999. 3. Khoa Phát hành xuất bản phẩm (2004), Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ ngành Kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Báo cáo nhân kỷ niệm 45 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, ngày 26/3/2004. 4. Phạm Thị Thanh Tâm (1994), Lịch sử ngành phát hành sách Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 5. Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam (2002), Báo cáo tổng kết hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, Hà Nội, ngày 10/10/2002. Ngày nhận bài: 26 - 12 - 2018 Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 2- 2019 Ngày chấp nhận đăng: 20 - 3 - 2019
File đính kèm:
- khoa_xuat_ban_phat_hanh_qua_trinh_phat_trien_va_nhung_yeu_ca.pdf