Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy

Tình hình và mục đích nghiên cứu: Vitamin D có liên quan đến bất lợi với sức khỏe. Tình trạng Vitamin

D ở bệnh nhân gãy xương lớn tuổi‐ đối tượng nguy cơ cao thiếu Vitamin D chưa được chứng minh. Nghiên cứu

này khảo sát tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi nằm viện và mối liên quan với các

đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình thiếu Vitamin D và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận

lâm sàng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 390 bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi điều trị

nội trú tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh Viện Chợ Rẫy. Thiếu Vitamin D được định lượng với nồng độ

25(OH) Vitamin D3 dưới 50 nmol/L.

Kết quả và bàn luận: Độ tuổi trung bình của mẫu là 67,91 ± 12,31 (trung bình ± SD). Giá trị trung bình

25(OH) Vitamin D3 là 49,17 ± 19,87 nmol/L. 55,38% bệnh nhân thiếu Vitamin D ở các mức độ, trong số này có

đến 26,85% thiếu trung bình và nặng. Các biến số có mối liên quan đến tình trạng thiếu Vitamin D phổ biến và

mức độ thiếu Vitamin D trầm trọng là: nhóm tuổi cao, nữ giới, gãy đầu trên xương đùi, thiếu Calcium máu toàn

phần, cơ chế chấn thương năng lượng thấp, và không tập thể dục. Các biến số chỉ có mối liên quan tình trạng

thiếu Vitamin D phổ biến: có yếu tố nguy cơ loãng xương. Chưa có mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với hút

thuốc lá, uống rượu, bệnh nội khoa đi kèm, nguyên nhân chấn thương, các vị trí gãy xương nơi khác (ngoại trừ

gãy đầu trên xương đùi).

Kết luận: Tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi là phổ biến và khá trầm trọng. Vì

nồng độ 25(OH) Vitamin D3 trung bình của đối tượng này xấp xỉ ngưỡng thấp nhất của mức bình thường.

Nếu không can thiệp, nồng độ này sẽ tiếp tục sụt giảm. Nhóm tuổi cao, nữ giới, gãy đầu trên xương đùi, thiếu

Calcium máu toàn phần, cơ chế chấn thương năng lượng thấp, và không tập thể dục có mối liên quan đến tình

trạng thiếu Vitamin D phổ biến và khuynh hướng trầm trọng.

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 1

Trang 1

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 2

Trang 2

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 3

Trang 3

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 4

Trang 4

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 5

Trang 5

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 6

Trang 6

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 7

Trang 7

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 15460
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy

Khảo sát tình hình thiếu vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện chợ Rẫy
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 464
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THIẾU VITAMIN D  
Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG TRÊN 50 TUỔI  
TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Võ Khắc Khôi Nguyên*, Đỗ Phước Hùng*, Kim Xuân Loan* 
TÓM TẮT 
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Vitamin D có liên quan đến bất lợi với sức khỏe. Tình trạng Vitamin 
D ở bệnh nhân gãy xương lớn tuổi‐ đối tượng nguy cơ cao thiếu Vitamin D chưa được chứng minh. Nghiên cứu 
này khảo sát tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi nằm viện và mối liên quan với các 
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. 
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình thiếu Vitamin D và mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 390 bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi điều trị 
nội trú tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Bệnh Viện Chợ Rẫy. Thiếu Vitamin D được định lượng với nồng độ 
25(OH) Vitamin D3 dưới 50 nmol/L.  
Kết quả và bàn luận: Độ tuổi trung bình của mẫu là 67,91 ± 12,31 (trung bình ± SD). Giá trị trung bình 
25(OH) Vitamin D3 là 49,17 ± 19,87 nmol/L. 55,38% bệnh nhân thiếu Vitamin D ở các mức độ, trong số này có 
đến 26,85% thiếu trung bình và nặng. Các biến số có mối liên quan đến tình trạng thiếu Vitamin D phổ biến và 
mức độ thiếu Vitamin D trầm trọng là: nhóm tuổi cao, nữ giới, gãy đầu trên xương đùi, thiếu Calcium máu toàn 
phần, cơ chế chấn thương năng lượng thấp, và không tập thể dục. Các biến số chỉ có mối liên quan tình trạng 
thiếu Vitamin D phổ biến: có yếu tố nguy cơ loãng xương. Chưa có mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với hút 
thuốc lá, uống rượu, bệnh nội khoa đi kèm, nguyên nhân chấn thương, các vị trí gãy xương nơi khác (ngoại trừ 
gãy đầu trên xương đùi). 
Kết luận: Tình hình thiếu Vitamin D ở bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi là phổ biến và khá trầm trọng. Vì 
nồng độ 25(OH) Vitamin D3 trung bình của đối tượng này xấp xỉ ngưỡng thấp nhất của mức bình thường. 
Nếu không can thiệp, nồng độ này sẽ tiếp tục sụt giảm. Nhóm tuổi cao, nữ giới, gãy đầu trên xương đùi, thiếu 
Calcium máu toàn phần, cơ chế chấn thương năng lượng thấp, và không tập thể dục có mối liên quan đến tình 
trạng thiếu Vitamin D phổ biến và khuynh hướng trầm trọng. 
Từ khóa: thiếu vitamin D, 50 tuổi, gãy xương 
ABSTRACT  
ASSESSMENT OF VITAMIN D DEFICIENCY IN PATIENTS OVER 50 YEARS OLD FRACTURES 
AT ORTHOPEDIC DEPARTMENT CHO RAY HOSPITAL 
Vo Khac Khoi Nguyen, Do Phuoc Hung, Kim Xuan Loan  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 464 ‐ 471 
Background and Aims: Vitamin D insufficiency is adversely associated with health outcomes. Vitamin D 
status in fracture of elderly populations is not well documented. This study sought to assess vitamin D status 
and relationship with clinical characteristics, laboratory. 
Method  and  materials:  This  cross‐sectional  study  involved  390 men  and women  over  age  50  years 
* Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 
Tác giả liên lạc: BS. Võ Khắc Khôi Nguyên ĐT: 0903170117 Email: vokhackhoinguyen@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình  465
treatment at the Department of Orthopaedic Cho Ray Hospital. Vitamin D deficiency is the concentration of the 
25(OH) Vitamin D3 below 50 nmol/L. 
Results and discussion: The average age of the sample was 67.91 ± 12.31 (mean ± SD). The average value 
25(OH) Vitamin D3 was 49.17 ± 19.87 nmol/L. 55.38 % of patients with Vitamin D deficiency, of which there 
are 26.85 % average and serious. These variables can be associated with Vitamin D deficiency and related popular 
trend Vitamin D deficiency is severe: high age, female gender, early fracture on the femur, whole blood calcium 
deficiency,  injury mechanism  low energy, and do not exercise. The only variables  that may be associated with 
Vitamin D  deficiency  common:  have  risk  factors  for  osteoporosis,  have  accompanied  injuries. No  association 
between vitamin D deficiency with smoking, alcohol, concomitant medical illness, causes of injury, the location of 
fractures elsewhere (except in the femoral head fracture).  
Conclusion: Vitamin D deficiency  in patients over 50 years old  fractures are common and quite serious. 
Because concentrations of 25(OH) Vitamin D3 is approximately the average of the lowest thresholds to normal 
levels. Without intervention, these concentrations will continue to decrease. Older age groups, women, breaking 
the  femur  head,  complete  blood  calcium  deficiency,  injury mechanisms  and  low  energy,  and  not  exercising 
relation to Vitamin D deficiency common and serious trends. 
Keywords: Vitamin D deficiency, 50 years old, fractures 
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Vitamin D  thường  được  biết  đến  như một 
“nguyên liệu” quan trọng trong việc thúc đẩy và 
duy trì sức khỏe bộ xương. Thiếu Vitamin D làm 
tăng nguy cơ nhuyễn xương,  loãng xương, gãy 
 ... iới tính 
Giới tính 
25(OH)VitaminD3 
trong máu 
Tổng 
cộng PR p Không thiếu 
Thiếu 
n (%) n (%) 
Nam 105 (67,74) 50 (32,26) 
155 
(100,0) 
2,19 
(1,72 – 
2,79) 
<0,001
Nữ 69 (29,36) 166 (70,64) 
235 
(100,0) 
Tổng 
cộng 174 (44,62) 
216 
(55,38) 
390 
(100,0) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương 
Tỉ  lệ  thiếu Vitamin D  ở nữ gấp 2,19  lần  so 
với nam (χ2, p< 0,001). 
Bảng 3: Mối liên quan giữa phân độ nồng độ 
25(OH)Vitamin D3 với giới tính 
Phân độ nồng độ Giới tính Tổng 
25(OH)VitaminD3 Nam Nữ cộng 
 n (%) n (%) 
Thừa 1 (0,65) 0 (0) 1 (0,26) 
Bình thường 104 (67,10) 69 (29,36) 173(44,36)
Thiếu nhẹ 40 (25,80) 118 (50,21) 158 (40,51)
Thiếu trung bình 10 (6,45) 44 (18,72) 54 (13,85)
Thiếu nặng 0 (0) 4 (1,71) 4 (1,03) 
Tổng cộng 155 (100,0) 235 (100,0) 390 (100,0)
p< 0,001 
Kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh 
hướng, p<0,001 là giá trị chung cho cả bảng 
Nữ có khuynh hướng thiếu Vitamin D trầm 
trọng hơn nam (χ2 khuynh hướng, p< 0,001). 
Mối  liên  quan  giữa  thiếu Vitamin D  với 
nhóm tuổi 
Bảng 4: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với 
nhóm tuổi 
Nhóm tuổi
25(OH)VitaminD3 
trong máu 
PR p Không 
thiếu Thiếu 
n (%) n (%) 
50- <60 74 (56,06) 58 (43,94) 1 
0,027
60- <70 34 (40,96) 49 (59,04) 1,34 (1,03 – 1,75) 
70- <80 33 (37,50) 55 (62,50) 1,42 (1,11 – 1,83) 
80- <90 28 (38,89) 44 (61,11) 1,39 (1,07 – 1,82) 
≥ 90 5 (33,33) 10 (66,67) 1,51 (1,01 – 2,28) 
Tổng cộng 174 
(44,62) 216 (55,38) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương, p= 
0,027 là giá trị chung cho cả bảng 
Nhóm tuổi càng cao, mức độ thiếu Vitamin 
D càng trầm trọng (χ2 khuynh hướng, p= 0,004). 
Mối  liên  quan  giữa  thiếu Vitamin D  với 
thói quen sinh hoạt 
Không  có mối  liên  quan  giữa  hút  thuốc  lá, 
uống  rượu  với  thiếu  Vitamin  D.  Bệnh  nhân 
không tập thể dục thiếu Vitamin D cao gấp 3 lần 
(1/0,33)  so  với  bệnh  nhân  có  tập  thể  dục  (χ2, 
p<0,001). 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 468
Bảng 7: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với thói quen sinh hoạt 
Thói quen sinh hoạt 
25(OH)VitaminD3 trong máu 
Tổng cộng PR p Không thiếu Thiếu 
n (%) n (%) 
Uống rượu 
Không 159 (43,68) 205 (56,32) 364 (100,0) 
 0,165Có 15 (57,69) 11 (42,31) 26 (100,0) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100,0) 
Hút thuốc lá 
Không 132 (42,58) 178 (57,42) 310 (100,0) 
 0,112Có 42 (52,50) 38 (47,50) 80 (100,0) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100,0) 
Tập thể dục 
Không 53 (23,25) 175 (76,75) 228 (100,0) 
0,33 
(0,25 – 0,43) <0,001Có 121 (74,69) 41 (25,31) 162 (100,0) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100,0) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương 
Mối  liên  quan  giữa  thiếu Vitamin D  với 
bệnh nội khoa đi kèm 
Không có mối liên quan giữa bệnh nội khoa 
đi kèm và thiếu Vitamin D (χ2, p= 0,856). 
Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với yếu 
tố nguy cơ loãng xương. 
Tỉ lệ thiếu Vitamin D ở nhóm bệnh nhân có 
yếu tố nguy cơ loãng xương là cao gấp 1,79 lần ở 
nhóm bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ loãng 
xương (χ2, p= 0,032).  
Bảng 8: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với bệnh nội khoa đi kèm 
Bệnh nội khoa đi 
kèm 
25(OH)VitaminD3 trong máu 
Tổng cộng PR p Không thiếu Thiếu 
n (%) n (%) 
Không 22 (45,83) 26 (54,17) 48 (100,0) 
1,03 
(0,78 – 1,35) 
0,856 
Có 152 (44,44) 190 (55,56) 342 (100,0) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100,0) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương 
Bảng 9: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với yếu tố nguy cơ loãng xương 
Yếu tố nguy cơ 
loãng xương 
25(OH)VitaminD3 trong máu 
Tổng cộng PR p Không thiếu Thiếu 
n (%) n (%) 
Không 13 (68,42) 6 (31,58) 19 (100,0) 
1,79 
(0,92 – 3,50) 
0,032 
Có 161 (43,40) 210 (56,60) 371 (100,0) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100,0) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương 
Mối  liên  quan  giữa  thiếu Vitamin D  với 
nguyên nhân, cơ chế chấn thương 
Tỉ  lệ  thiếu  Vitamin  D  ở  các  nguyên  nhân 
chấn  thương khác biệt không có ý nghĩa  thống 
kê (χ2, p= 0,674). 
Tỉ  lệ  thiếu Vitamin D  ở nhóm  cơ  chế  chấn 
thương  năng  lượng  thấp  cao  hơn  nhóm  chấn 
thương năng lượng cao (χ2, p< 0,001). 
Bảng 10: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với nguyên nhân, cơ chế chấn thương 
25(OH)VitaminD3 trong máu 
Tổng cộng PR p Không thiếu Thiếu 
n (%) n (%) 
Nguyên nhân TNGT 68 (47,22) 76 (52,78) 144 (100,0) 1 0,674 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình  469
chấn thương TNSH 102 (42,86) 136 (57,14) 238 (100,0) 1,08 (0,90 – 1,31) 
TNLĐ 4 (50,00) 4 (50,00) 8 (100,0) 0,95 (0,47 – 1,93) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100,0) 
Cơ chế chấn 
thương 
Năng lượng cao 108 (57,75) 79 (42,25) 187 (100,0) 
1,60 (1,32 – 1,94) <0,001
Năng lượng thấp 66 (32,51) 137 (67,49) 203 (100,0) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,58) 390 (100,0) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương, p=0,674 là giá trị chung cho cả 3 nhóm nguyên nhân chấn thương 
Bảng 11: Mối liên quan giữa phân độ nồng độ 25(OH)Vitamin D3 với cơ chế chấn thương 
Phân độ nồng độ 25(OH)VitaminD3 
Cơ chế chấn thương 
Tổng cộng Năng lượng cao Năng lượng thấp 
n (%) n (%) 
Thừa 0 (0) 1 (0,49) 1 (0,26) 
Bình thường 108 (57,75) 65 (32,02) 173 (44,36) 
Thiếu nhẹ 67 (35,83) 91 (44,83) 158 (40,51) 
Thiếu trung bình 11 (5,88) 43 (21,18) 54 (13,85) 
Thiếu nặng 1 (0,53) 3 (1,48) 4 (1,03) 
Tổng cộng 187 (100,0) 203 (100,0) 390 (100,0) 
p < 0,001 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p<0,001 là giá trị chung cho cả bảng. 
Ở  nhóm  cơ  chế  chấn  thương  năng  lượng 
thấp,  tỉ  lệ  Vitamin  D  bình  thường  giảm  dần, 
mức độ thiếu Vitamin D mức nhẹ, trung bình và 
nặng tăng dần (χ2 khuynh hướng, p<0,001). 
Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với vị 
trí gãy xương 
Tỉ  lệ  thiếu  vitamin  D  cao  nhất  ở  nhóm 
bệnh nhân gãy xương cổ bàn ngón tay (100%), 
thấp  nhất  ở  nhóm  gãy  đầu  dưới  xương  đùi 
(21,43%). Tuy  nhiên,  sự  khác  biệt  giữa  tất  cả 
các vị trí gãy không có ý nghiã thống kê (χ2, p= 
0,674).  Đáng  lưu ý vị  trí gãy  đầu  trên  xương 
đùi có p= 0,061, là trị số p thấp nhất trong các 
vị trí gãy xương. 
Bảng 12: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với gãy đầu trên xương đùi 
Vị trí gãy xương 25(OH)VitaminD3 trong máu Tổng cộng PR p 
Không thiếu n (%) Thiếu n (%) 
Gãy nơi khác 125 (49,21) 129 (50,79) 254 (100) 
1,26 (1,06 – 1,50) 0,013 Đầu trên xương đùi 49 (36,03) 87 (63,97) 136 (100) 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương 
Tỉ lệ thiếu Vitamin D ở nhóm bệnh nhân gãy 
đầu trên xương đùi cao gấp 1,26 lần ở nhóm bệnh 
nhân gãy xương nơi khác (χ2, p= 0,013). 
Bệnh  nhân  gãy  đầu  trên  xương  đùi  có 
khuynh hướng  thiếu Vitamin D  trầm  trọng hơn 
người  bị  gãy  nơi  khác  (χ2  khuynh  hướng, 
p<0,001). 
Bảng 13: Mối liên quan giữa phân độ nồng độ 
25(OH)Vitamin D3 với gãy đầu trên xương đùi 
Phân độ nồng độ Vị trí gãy xương Tổng 
25(OH)VitaminD3 Gãy nơi 
khác 
Gãy đầu trên 
xương đùi 
cộng 
 n (%) n (%) 
Thừa 1 (0,39) 0 (0) 1 (0,26) 
Bình thường 124 (48,82) 49 (36,03) 173 (44,36)
Thiếu nhẹ 104 (40,94) 54 (39,71) 158 (40,51)
Thiếu trung bình 25 (9,84) 29 (21,32) 54 (13,85)
Thiếu nặng 0 (0) 4 (2,94) 4 (1,03) 
Tổng cộng 254 (100,0) 136 (100,0) 390 (100,0)
p = 0,001 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương 
khuynh hướng, p=0,001 là giá trị chung cho cả bảng. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 470
Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với phân độ Calcium toàn phần trong máu 
Bảng 14: Mối liên quan giữa thiếu Vitamin D với phân độ nồng độ Calcium toàn phần trong máu 
Phân độ nồng độ 
Calcium 
25(OH)VitaminD3 trong máu 
Tổng cộng PR p Không thiếu Thiếu 
n (%) n (%) 
Thiếu 94 (39,00) 147 (61,00) 241 (100) 1 0,002 
Bình thường 79 (55,63) 63 (44,37) 142 (100) 0,73 (0,54 – 0,98) 0,035 
Thừa 1 (14,29) 6 (85,71) 7 (100) 1,4 (0,62 – 3,17) 0,414 
Tổng cộng 174 (44,62) 216 (55,38) 390 (100) 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương, p=0,002 là giá trị chung cho cả bảng. 
Tỉ  lệ  thiếu  Vitamin  D  phân  bố  theo  các 
nhóm  phân  độ  nồng  độ  Calcium  toàn  phần 
trong máu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(χ2, p= 0,002). 
Bảng 15: Mối liên quan giữa phân độ nồng độ 25(OH) Vitamin D3 với phân độ nồng độ Calcium toàn phần 
trong máu 
Phân độ 25(OH)Vitamin D3 
Phân độ nồng độ Calcium 
Tổng cộng Thừa Bình thường Thiếu 
n (%) n (%) n (%) 
Thừa 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,42) 1 (0,26) 
Bình thường 2 (22,22) 78 (55,72) 93 (38,60) 173 (44,36) 
Thiếu nhẹ 5 (55,56) 44 (31,43) 109 (45,22) 158 (40,51) 
Thiếu trung bình 2 (22,22) 17 (12,14) 35 (14,52) 54 (13,85) 
Thiếu nặng 0 (0,0) 1 (0,71) 3 (1,24) 4 (1,03) 
Tổng cộng 9 (100) 140 (100) 241 (100) 390 (100) 
p = 0,001 
Ghi chú: kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương khuynh hướng, p=0,001 là giá trị chung cho cả bảng. 
Người có Calcium máu toàn phần càng thấp 
thì có khuynh hướng thiếu Vitamin D càng trầm 
trọng (χ2 khuynh hướng, p= 0,001). 
BÀN LUẬN 
Ở  bệnh  nhân  gãy  xương  trên  50  tuổi,  tình 
hình  thiếu  Vitamin  D  ở  người  lớn  tuổi  gãy 
xương nằm viện  là phổ biến. Trung bình cứ 50 
bệnh nhân  lớn  tuổi gãy xương nằm viện  thì có 
31 bệnh nhân bị thiếu Vitamin D ở các mức độ 
khác nhau. Sự phổ biến này  cũng  tương  đồng 
với ghi nhận của y văn  thế giới. Mức  độ  thiếu 
Vitamin D ở đối tượng này cũng khá trầm trọng. 
Trong  nhóm  bệnh  nhân  bị  thiếu  Vitamin  D, 
đáng chú ý hơn cả khi có một tỉ lệ khá cao bệnh 
nhân  thiếu  Vitamin  D mức  độ  trung  bình  và 
nặng, có 58/216 ca chiếm tỉ lệ 26,85%. 
Tỉ  lệ hiện mắc của  thiếu Vitamin D  ở bệnh 
nhân nữ lớn tuổi gãy xương nằm viện nhiều gấp 
2,19 lần ở bệnh nhân nam. Đồng thời, nữ giới có 
khuynh hướng thiếu Vitamin D trầm trọng hơn 
nam  giới.  Tuổi  càng  cao,  tình  trạng  thiếu 
Vitamin D càng phổ biến và mức độ  thiếu hụt 
Vitamin  D  càng  trầm  trọng.  Điều  này  cũng 
giống với ghi nhận của y văn trong nước và thế 
giới.  
Tỉ lệ thiếu Vitamin D trong nhóm người đến 
từ  tỉnh khác phổ biến hơn và có mức  độ  thiếu 
hụt Vitamin D trầm trọng hơn nhóm bệnh nhân 
ở Thành Phố Hồ Chí Minh.  
Không  có mối  liên quan giữa hút  thuốc  lá, 
uống  rượu và  thiếu Vitamin D. Nhưng  tập  thể 
dục có mối liên quan về tính phổ biến và mức độ 
trầm trọng với thiếu Vitamin D. 
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ loãng xương 
cũng  sẽ  làm  tăng  1,79  lần  nguy  cơ  thiếu 
Vitamin D so với người không có yếu tố nguy 
cơ loãng xương. 
Không có mối  liên quan giữa thiếu Vitamin 
D và nguyên nhân  chấn  thương nhưng  cơ  chế 
chấn thương có mối  liên quan về tính phổ biến 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình  471
và mức độ thiếu Vitamin D trầm trọng. 
Bệnh  nhân  bị  gãy  đầu  trên  xương  đùi  có 
nguy  cơ  thiếu  Vitamin  D  nhiều  hơn  và  trầm 
trọng hơn so với gãy xương nơi khác. 
Người  có  Calcium  máu  toàn  phần  càng 
thấp  thì  có  tình  trạng  thiếu  Vitamin D  càng 
phổ  biến  và  mức  độ  thiếu  Vitamin  D  càng 
trầm  trọng  hơn. Người  có  nồng  độ  Calcium 
máu toàn phần bình thường sẽ giảm 73% nguy 
cơ  thiếu  Vitamin  D  so  với  bệnh  nhân  thiếu 
Calcium máu. Điều này cũng  tương đồng với 
ghi nhận của y văn thế giới. 
KẾT LUẬN 
Với  các  đặc  điểm  nêu  trên,  chúng  tôi  kết 
luận: 
Tình hình  thiếu Vitamin D  ở bệnh nhân 
gãy xương trên 50 tuổi là phổ biến và khá 
trầm trọng 
55,38% bệnh nhân gãy xương trên 50 tuổi bị 
thiếu Vitamin D, nhiều gấp 1,24  lần bệnh nhân 
không  thiếu  Vitamin  D.  Nồng  độ 
25(OH)Vitamin  D3  trung  bình  trong máu  của 
mẫu nghiên cứu  là 49,17 ± 19,87 nmol/L. Nồng 
độ này ở mức thiếu hụt. Trong số các bệnh nhân 
thiếu Vitamin D, có đến 26,85% thiếu mức trung 
bình và nặng. 
Mối  liên  quan  giữa  thiếu Vitamin D  với 
các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
Liên quan đến  tình  trạng  thiếu Vitamin D 
phổ biến và liên quan khuynh hướng với mức 
độ  thiếu Vitamin D  trầm  trọng  là các biến số: 
nhóm  tuổi  cao,  nữ  giới,  thiếu  Calcium máu 
toàn phần. 
Chúng  tôi  chưa  có  cơ  sở  để  xác  nhận mối 
liên  quan  giữa  thiếu  Vitamin  D  với  bệnh  nội 
khoa đi kèm, nguyên nhân chấn thương, các vị 
trí gãy xương ngoài cột sống (ngoại trừ gãy đầu 
trên xương đùi). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Allali F, El Aichaoui S, Khazani H, Benyahia B, Saoud B, El 
Kabbaj  S,  Bahiri  R,  Abouqal  R,  Hajjaj‐Hassouni  N  (2009), 
High  prevalence  of  hypovitaminosis  D  in  Morocco: 
relationship to lifestyle, physical performance, bone markers, 
and  bone mineral  density,  Semin Arthritis  Rheum,  (2009) 
Jun;38(6):444‐51 
2. Bischoff‐Ferrari  HA  (2011),  The  role  of  falls 
in fracture prediction. Curr Osteoporos Rep, 2011 Sep;9(3): 116‐
21. 
3. Girgis  CM,  Clifton‐Bligh  RJ,  Hamrick  MW,  Holick  MF, 
Gunton JE (2013), The Roles of Vitamin D in Skeletal Muscle: 
Form, Function, and Metabolism, Endocr Rev 2013 34(1): 33‐
83. 
4. Houston DK, Tooze JA, Neiberg RH, Hausman DB, Johnson 
MA,  Cauley  JA,  Bauer  DC,  Shea  MK  (2012)  Low  25‐
Hydroxyvitamin  D  status  and  change  in  physical 
performance and strength in older adults: the Health, Aging, 
and Body Composition Study. Am J Epidemiol. 176(11):1025‐
34. 
5. Houston DK, Neiberg RH, Tooze JA, Hausman DB, Johnson 
MA,  Cauley  JA,  Bauer  DC,  Shea  MK,  Schwartz  GG, 
Williamson  JD, Harris  TB, Kritchevsky  SB  (2013).  Low  25‐
Hydroxyvitamin D predicts the Onset of Mobility Limitation 
and  Disability  in  Community‐Dwelling  Older  Adults:  The 
Health ABC Study.Gerontol A Biol Sci Med Sci. 68(2): 181‐187. 
6. Forrest KY, Stuhldreher WL (2011), Prevalence and correlates 
of  vitamin  D  deficiency  in  US  adults,  Nutr  Res, 2011  Jan; 
31(1):48‐54. 
7. Ho‐Pham LT, Nguyen ND, Lai TQ, Eisman  JA, Nguyen TV 
(2010), Vitamin D status and parathyroid hormone in a urban 
population  in  Vietnam,  Osteoporos  Int, 2011  Jan;22(1):241‐8. 
doi: 10.1007/s00198‐010‐1207‐4. Epub 2010 Apr 23. 
8. Glowacki  J,  Harris  MB,  Simon  J,  Wright  J,  Kolatkar  NS, 
Thornhill  TS,  Leboff  MS  (2010),  Brigham  Fracture 
Intervention Team  Initiatives  for Hospital Patients with Hip 
Fractures,  A  Paradigm  Shift  International  Journal  of 
Endocrinology Volume 2010 (2010), Article ID 590751, 7 pages. 
9. Larrosa  M,  Gomez  A,  Casado  E,  Moreno  M,  Vázquez  I, 
Orellana  C,  Berlanga  E,  Ramon  J,  Gratacos  J  (2012), 
Hypovitaminosis D  as  a  risk  factor  of hip fracture severity, 
Osteoporos Int, 2012 Feb;23(2):607‐14. 
Ngày nhận bài báo: 24/10/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_thieu_vitamin_d_o_benh_nhan_gay_xuong_tre.pdf