Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý

Cơ sở: Tăng huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi, là một yếu tố nguy cơ gây nhiều biến chứng tim mạch

dẫn đến tàn phế và tử vong.

Mục tiêu: Khảo sát, đánh giá tình hình, hiệu quả điều trị các bệnh nhân tăng huyết áp trong tổng số 93 đối

tượng đang được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại phòng BVSKTW 2B năm 2011.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu, cắt ngang.

Kết quả: Trong 62 bênh nhân THA có 94% bệnh nhân tăng huyết áp độ II, nam nhiều hơn nữ, chủ yếu

trên 80 tuổi, yếu tố nguy cơ chính là rối loạn chuyển hoá lipid và 35% có kèm bệnh tiểu đường.

Kết luận: Điều trị hợp lý, tuân thủ điều trị cao, được theo dõi chặt, 92% bệnh nhân có huyết áp hiện tại đạt

yêu cầu, tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não (10,7%), nhồi máu cơ tim (5,3%) thấp, chất

lượng cuộc sống được cải thiện.

Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý trang 1

Trang 1

Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý trang 2

Trang 2

Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý trang 3

Trang 3

Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý trang 4

Trang 4

Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 14180
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý

Khảo sát tình hình tăng huyết áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng BVSKTW-2B quản lý
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 92 
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP NĂM 2011 
CỦA CÁN BỘ THUỘC PHÒNG BVSKTW-2B QUẢN LÝ 
Nguyễn Liên Hồng*, Trần Quốc Hùng*, Trần Thế Cường* 
TÓM TẮT 
Cơ sở: Tăng huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi, là một yếu tố nguy cơ gây nhiều biến chứng tim mạch 
dẫn đến tàn phế và tử vong. 
Mục tiêu: Khảo sát, đánh giá tình hình, hiệu quả điều trị các bệnh nhân tăng huyết áp trong tổng số 93 đối 
tượng đang được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại phòng BVSKTW 2B năm 2011. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu, cắt ngang. 
Kết quả: Trong 62 bênh nhân THA có 94% bệnh nhân tăng huyết áp độ II, nam nhiều hơn nữ, chủ yếu 
trên 80 tuổi, yếu tố nguy cơ chính là rối loạn chuyển hoá lipid và 35% có kèm bệnh tiểu đường. 
Kết luận: Điều trị hợp lý, tuân thủ điều trị cao, được theo dõi chặt, 92% bệnh nhân có huyết áp hiện tại đạt 
yêu cầu, tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não (10,7%), nhồi máu cơ tim (5,3%) thấp, chất 
lượng cuộc sống được cải thiện. 
Từ khóa: Tăng huyết áp, người lớn tuổi. 
ABSTRACT 
HYPERTENSION SURVEY OF VIP PATIENS BEING CARED BY CENTRAL HEALTH CARE UNIT- 2B 
IN 2011. 
Nguyen Lien Hong, Tran Quoc Hung, Tran The Cuong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 92 - 96 
Background: Hypertension is the common in the elderly, that is a risk factor of cardiovascular complications 
leading to disability and dead. 
Objectives: To survey and to assess the situation, the treatment effect of patients with hypertension in a total 
of 93 being cared for by Central Health Care Unit -2B in 2011. 
Methods: Described retrospective studies interrupted. 
Results: 62 patients with hypertension, 94% is grade II, men than in women, mostly over 80, there is a risk 
factor for lipid metabolism disorders, 35% had associated diabetes. 
Conclusions: With appropriate treatment, high treatment compliance, are under surveillance, 92% in blood 
pressure is satisfactory, the rate of serious complications such as cerebral vascular accident (10.7%), myocardial 
infarction (5.3%) are low, quality of life of patients improved. 
Keywords: Hypertension, elderly. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tăng huyết áp một vấn đề sức khỏe thu hút 
sự quan tâm của tất cả mọi người. Xã hội ngày 
càng phát triển, cuộc sống con người được cải 
thiện, tuổi thọ ngày càng cao và bệnh tật cũng 
tăng theo(4).Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế 
Giới tỷ lệ THA trong dân số hiện nay là 8- 18%, 
có nơi còn cao hơn. Ở Việt Nam năm 1960 THA 
chiếm 1% dân số, đến năm 1992 tăng lên 11,79% 
và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3%(5). 
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS. BS.Trần Quốc Hùng ĐT:0903074008 E-mail: quochung405@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 93 
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ bệnh 
Tim Mạch lớn nhất và đi kèm những yếu tố nguy 
cơ tim mạch khác như hút thuốc lá, đái tháo 
đường, rối loạn lipid máu, béo phì, đặc biệt là 
nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận(1)  
Đặc điểm tăng huyết áp ở người cao tuổi có 
những nét rất riêng biệt đó là: Phổ biến tăng 
huyết áp tâm thu do giảm co giãn thành mạch, 
điều chỉnh thần kinh giao cảm kém, đào thải 
thuốc kém vì vậy sử dụng thuốc phải rất thận 
trọng nhất là với những thuốc hạ huyết áp 
nhanh, và thuốc ảnh hưởng tới cơ quan hay bị 
tổn thương ở người già(3). 
Phòng Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương 2B- BV 
Thống Nhất được giao nhiệm vụ quản lý và chăm 
sóc sức khoẻ cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà 
nước là các đồng chí có những cống hiến lớn lao 
cho đất nước, hầu hết tuổi đã cao, nay đã nghỉ 
hưu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm 
chăm sóc sức khỏe. 
Để thực hiện tốt nhiệm vụ do Đảng và Nhà 
nước giao, nâng cao hơn nữa chất lượng chăm 
sóc sức khoẻ của các cán bộ cao cấp, chúng tôi 
làm nghiên cứu “Khảo sát tình hình tăng huyết 
áp năm 2011 của cán bộ thuộc phòng bảo vệ sức 
khỏe trung ương 2B quản lý” nhằm khảo sát, 
đánh giá tình hình, hiệu quả điều trị THA của 
các cán bộ thuộc phòng Bảo Vệ Sức Khỏe Trung 
Ương 2B quản lý và rút ra những nhận xét nhằm 
nâng cao công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe, 
điều trị dự phòng THA ngày càng có hiệu quả 
hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho 
bệnh nhân. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Các bệnh nhân THA được chọn từ 93 bệnh 
nhân đang được theo dõi, điều trị ngoại trú tại 
phòng 2B. Số bệnh nhân này được theo dõi khám 
bệnh theo quy chế phân loại sức khỏe của Ban 
BVSKCBTW và được kiểm tra xét nghiệm định 
kỳ 6 tháng một lần. 
Phương pháp nghiên cứu 
- Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Phân 
tích số liệu, đánh giá kết quả trên máy vi tính. 
- Các đối tượng khảo sát theo quy trình khám 
bệnh điều trị tại nhà mỗi tháng 2 lần, kiểm tra sức 
khoẻ định kỳ 6 tháng 1 lần. BS quản lý bệnh nhân 
tuân thủ chặt chẽ quy định, chỉ định hội đồng 
chuyên môn. Chế độ thăm khám, điều trị được 
BS phụ trách ghi chép đầy đủ trong hồ sơ theo 
dõi sức khoẻ do Ban BVSKTW ban hành. 
Mỗi đợt khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một 
lần, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, cận 
lâm sàng, khám chuyên khoa đầy đủ theo quy 
định kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuỳ theo tình 
trạng bệnh lý BN được chỉ định thăm khám 
chuyên khoa và tiến hành các kỹ thuật cận lâm 
sàng khác. 
- Tiêu chuẩn chẩn đoán Tăng huyết áp 
nguyên phát theo tiêu chuẩn của ESH/ ESC 2007 
- Mục tiêu điều trị: Theo khuyến cáo của Hội 
Tim mạch học Việt Nam (2006- 2010). Huyết áp 
cần đạt được 
Tối ưu 
+ HA không bị tiểu đường là: 140/85mmHg 
+ HA ở bệnh nhân bị tiểu đường là: 
130/80mmHg. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1: Đặc điểm chung 
 n Tỷ lệ(%) 
Số bệnh nhân phòng 2B quản lý 93 100 
Số BN THA 62 67 
Nam 39 63 
Nữ 23 37 
Số bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 
cao 67%, trong đó nam nhiều hơn nữ. 
Bảng 2: Tuổi và phân loại tuổi theo lão khoa 
Tuổi < 60 60- 74 75-79 80-89 ≥ 90 
Số BN 4 22 4 24 8 
Tỷ lệ (%) 6 35 6 39 12 
Người cao tuổi có THA chiếm tỷ lệ cao nhất 
45%, số bệnh nhân trường thọ nhiều (12%), tuổi 
trung niên (dưới 60) chiếm tỷ lệ ít nhất (6%). 
Bảng 3: Phân độ Tăng Huyết Áp theo ESH/ESC 
2007 
 Độ I Độ II Độ III 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 94 
n 4 58 0 
Tỷ lệ (%) 6 94 0 
Đa số bệnh nhân Tăng Huyết Áp độ II (tỷ lệ 
94%), độ I rất thấp (6%) 
Bảng 4: Tăng huyết áp và một số nguy cơ 
Yêú tố nguy cơ n Tỷ lệ (%) 
Thuốc lá 4 6 
Ăn mặn 5 8 
Béo phì 7 11 
Rối loạn chuyển hoá lipid 36 58 
Không tập thể dục 21 33 
Rối loạn chuyển hoá lipid đứng hàng đầu 
(58%), không tập thể dục đứng hàng thứ 2 (33%) 
Bảng 5: Tăng huyết áp và tiểu đường 
 Có tiểu đường Không tiểu đường 
n 22 40 
Tỷ lệ (%) 35 65 
Tỷ lệ tăng huyết áp có kèm bệnh tiểu đường 
là 35%. 
Bảng 6: Một số biến chứng 
BIẾN CHỨNG n Tỷ lệ (%) 
Dày thất trái 10 17,8 
Tai biến mạch não 6 10,7 
Thiếu máu cơ tim 50 80 
Nhồi máu cơ tim 3 5,3 
Suy tim 2 3,5 
Suy thận 3 3,5 
Biến chứng tai biến mạch não 10,7%; nhồi 
máu cơ tim là 5,3%; suy tim 3,5% 
Bảng 7: Điều trị tăng huyết áp bằng 
NHÓM THUỐC n Tỷ lệ (%) 
Ức chế Canxi 41 66,1 
Ức chế men chuyển Angiotensin 18 32,1 
Ức chế thụ thể Renin angiotensin 17 30,3 
Lợi tiểu 7 12,5 
Ức chế Beta 6 10,7 
Dùng một loại thuốc 37 60 
Kết hợp 2 loại thuốc 
Kết hợp 3 loại thuốc trở lên 
Phối hợp biện pháp không dùng thuốc 
Nhóm thuốc ức chế Canxi được lựa chọn 
nhiều nhất (66,1%), ức chế Beta ít được sử dụng 
nhất (10,7%). 
Bảng 8: Điều trị kết hợp 
 Dùng một loại thuốc Kết hợp 2 loại thuốc 
N 37 25 
Tỷ lệ (%) 60 40 
Số bệnh nhân dùng đơn thuần một loại thuốc 
hạ áp (60%) nhiều hơn số bệnh nhân dùng kết 
hợp hai loại thuốc (40%) 
Bảng 9: Điều trị phối hợp 
 n Tỷ lệ (%) 
Ăn nhạt 51 82,2 
Tập thể dục đều 40 64,5 
Đa số bệnh nhân có chế độ ăn uống phù hợp 
và luyện tập thường xuyên. 
Bảng 10: Huyết áp hiện tại 
 Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu 
N 57 5 
Tỷ lệ (%) 91,9 8,1 
Đa số các bệnh nhân đều đáp ứng tốt với 
điều trị, huyết áp đạt mức tối ưu theo yêu cầu. 
Chỉ còn một số nhỏ (8,1%) chưa đáp ứng với 
điều trị hiện tại. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung 
Bệnh nhân thuộc phòng 2B quản lý thuộc đối 
tượng đặc biệt, tỷ lệ người cao tuổi và trường 
thọ(>75tuổi) chiếm đa số (> 60%). Tuổi càng cao 
tỷ lệ THA càng tăng. Theo nghiên cứu 
Framingham những người ở độ tuổi 55 và 65 có 
huyết áp bình thường sau 20 năm theo dõi tăng 
huyết áp xuất hiện 90% ở những người này ở tuổi 
75 và 85(1), nam nhiều hơn nữ. Điều này cũng phù 
hợp với các đối tượng bệnh nhân do phòng 2B 
quản lý: Số bệnh nhân tăng huyết áp chiếm 67% 
tổng số bệnh nhân, nam (63%) nhiều hơn nữ 
(37%) (Bảng 1, bảng 2), tương tự nghiên cứu của 
khoa A2 BVTWQĐ 108 năm 2007(7). 
Mức độ THA 
Đa số bệnh nhân của chúng tôi có THA ở độ 
II (94%) (bảng 3), cũng giống như một số nghiên 
cứu tại khoa A2 BVTWQĐ 108 năm 2007 
(71,90%), khoa TM A BV 115 năm 2004 (60,8%)(7). 
Điều này cũng phù hợp ở những bệnh nhân càng 
lớn tuổi, chỉ số huyết áp càng cao. 
Yếu tố nguy cơ 
Bệnh nhân lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 95 
bệnh THA như thuốc lá, béo phì, tiền sử gia đình, 
ăn mặn, ít vận động, tuy nhiên ở các bệnh nhân 
của chúng tôi tỷ lệ này thấp, thấp hơn các nghiên 
cứu khác do các bệnh nhân do phòng 2B quản lý 
đều có hiểu biết nhiều về cuộc sống, luôn tự nâng 
cao kiến thức y học, tự rèn luyện mình. Rối loạn 
chuyển hoá lipid gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân 
của chúng tôi (tỷ lệ 58%). Theo các tác giả, các 
yếu tố nguy cơ động mạch vành thường không 
xảy ra một cách đơn độc, là sự kết hợp của tăng 
huyết áp và các rối loạn lipid máu, có hoặc 
không với nhiều yếu tố nguy cơ khác sẽ làm tăng 
lên rất nhiều nguy cơ bệnh mạch vành và các 
bệnh mạch máu khác. Rối loạn lipid là nguy cơ 
chủ yếu của xơ vữa động mạch của người cao tuổi 
và kiểm soát rối loạn lipid vẫn còn cần thiết ở 
người cao tuổi(1). Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác là tỷ lệ 
rối loạn lipid máu là khá cao. Vì vậy cần tầm soát 
rối loạn lipid máu ở các bệnh nhân lớn tuổi để 
đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ tim mạch, 
đảm bảo đạt hiệu quả cao. 
Tăng huyêt áp và tiểu đường 
Tỷ lệ có tiểu đường ở bệnh nhân THA trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 35% cao hơn một 
số nghiên cứu trong nước nhưng tương đương 
như một số nghiên cứu của nước ngoài. Tiểu 
đường và THA thường cùng tồn tại ở dân số có 
tuổi thọ cao. Cả hai bệnh này là những yếu tố 
quan trọng dẫn đến sự phát triển bệnh tim 
mạch, bệnh thận, tai biến mạch não. Vì vậy cần 
tầm soát cũng như điều trị tốt đường máu ở các 
bệnh nhân tăng huyết áp và đặc biệt là người 
cao tuổi tăng huyết áp. 
Biến chứng tăng huyết áp 
Tại phòng 2B, trong nhiều năm qua tuy các 
bệnh nhân tuổi cao nhiều, số lượng tăng huyết áp 
nhiều và kèm thêm các yếu tố nguy cơ như rối 
loạn lipid máu, tiểu đường tuy nhiên tai biến 
nặng nguy hiểm đến tính mạng như tai biến 
mạch não với tỷ lệ 10,7%, thấp hơn nhiều so với 
số liệu thống kê theo nghiên cứu của F. Forette 
(1968-1978) là 20,6%. Biến chứng Nhồi máu cơ 
tim cũng có tỷ lệ thấp 5,3%. (đây là biến chứng cũ 
từ những năm trước, riêng năm 2011 không có 
bệnh nhân nào mắc) Tỷ lệ các biến chứng này 
thấp ở các bệnh nhân tăng huyết áp tuổi cao do 
những bệnh nhân thuộc phòng quản lý được 
theo dõi rất chặt chẽ, các thuốc dùng đầy đủ, 
bệnh nhân hiểu biết về bệnh của mình do đó luôn 
phối hợp để điều trị giúp huyết áp đạt được mức 
tối ưu như mong muốn (91,9%) (bảng 10). 
Điều trị 
Các bệnh nhân tăng huyết áp ở phòng chúng 
tôi được dùng thuốc thuộc nhóm ức chế Canxi là 
nhiều nhất (66,07%), sau đó đến nhóm ức chế 
men chuyển (32,1%), dùng ít nhất là nhóm ức 
chế Beta mặc dù là nhóm thuốc thế hệ mới ức chế 
có chọn lọc (10,7%) (bảng 7). Các thuốc hạ áp này 
được dùng đơn độc nhiều hơn (60%) so với điều 
trị phối hợp trên 2 loại thuốc (40%) (bảng 8) do 
tính chất đặc thù bệnh nhân lớn tuổi, đa bệnh lý, 
được hội đồng chuyên môn duyệt, phù hợp với 
khuyến cáo của các hội Tim Mạch. Qua thời gian 
dài theo dõi chúng tôi ít thấy các tác dụng phụ 
của thuốc cũng như hậu quả tương tác của các 
nhóm thuốc khác nhau, có lẽ do có sự chọn lọc, 
cân nhắc kỹ càng trước khi dùng thuốc. 
Điều trị dự phòng THA chúng tôi có nhận 
xét sau: Ngoài những khuyến cáo chung cho 
điều trị dự phòng THA đối với mọi người, tại 
phòng 2B đa số những bệnh nhân lớn tuổi, trên 
50% từ 80t trở lên, là cán bộ cao cấp của Đảng và 
Nhà nước, có nhiều người đã trải qua hai cuộc 
kháng chiến đầy gian khổ. Các đối tượng này 
hiểu biết sâu rộng về bệnh tật, có nhiều nguồn 
thông tin y học, thuốc cũng như dịch vụ y tế. Các 
bệnh nhân đã tự rèn luyện thân thể như tập thể 
dục hàng ngày (tỷ lệ 64,5%), không ăn mặn (tỷ lệ 
82%), uống rượu bia, hút thuốc lá rất ít (tỷ lệ 
7,1%).Về mặt chuyên môn, phòng 2B phải tuân 
thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị, nội quy, quy 
chế, chế độ của Ban BVSKTW, Hội đồng chuyên 
môn và Bệnh viện. Ở gia đình, xã hội Bệnh nhân 
có chất lượng cuộc sống tốt, được chăm sóc nuôi 
dưỡng chu đáo (tỷ lệ 98%) tinh thần thoải mái, 
vui tươi, góp phần tăng hiệu quả điều trị THA. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 96 
KẾT LUẬN 
- Bệnh nhân tăng HA thuộc phòng 2B quản 
lý đa số là đối tượng “Người có tuổi”, tuổi càng 
cao thì tỷ lệ tăng huyết áp càng nhiều, có nhiều 
yếu tố nguy cơ, kết hợp với nhiều bệnh lý khác. 
- Vấn đề điều trị tăng huyết áp thuộc phòng 
2B quản lý là sự phối hợp gữa không dùng thuốc 
với thuốc, sự theo dõi thường xuyên, điều chỉnh 
kịp thời theo diễn biến bệnh, khám phát hiện sớm 
các bất thường, điều trị kịp thời, phòng ngừa tai 
biến do THA là những yếu tố quyết định góp 
phần đạt mục tiêu điều trị. 
- Quản lý theo dõi giám sát kỹ phợp cộng với 
sự hiểu biết của các bệnh nhân tuân thủ theo điều 
trị, nên trong thời gian qua việc ổn định và 
phòng ngừa biến chứng của Tăng Huyết Áp có 
tác dụng rõ rệt nhất là những biến chứng nặng 
như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.. Chất lượng sống 
của bệnh nhân được cải thiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Vạn Phước (2008): Tăng huyết áp trong thực hành lâm sàng 
Nhà xuất bản y học trang 99-100 
2. Khuyến cáo các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006- 
2010 Nhà xuất bản y học 2006. trang 8-15. 
3. Naomi DL, Gordon H.W. Hypertensive vascular disease. Harison 
principles of internal medicine 16 ed: 1463-1486. 
4. Nguyễn Mạnh Phan và cộng sự: Kết quả chương trình khảo sát tình 
hình điều trị THA tại TPHCM từ tháng 4/2004- tháng 5/2004. Tạp 
chí thời sự Tim mạch học số 78, tháng 8/2004. 
5. Nguyễn Thiện Thành (2002): Những bệnh thường gặp người có 
tuổi - Nhà xuất bản y học, trang 94-114 
6. Phạm Gia Khải (2010): Bệnh tăng huyết áp, Sổ tay hướng dẫn bảo 
vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, Nhà xuất bản y học, trang 22-43 
7. Phan Ngọc Khánh (2005) và cộng sự: Khảo sát đặc điểm và tình 
hình điều trị bệnh THA tại khoa Tim mạch A-BV Nhân dân 115 
năm 2004. Kỷ yếu báo cáo khoa học hội nghị khoa học Tim mạch 
Việt- Đức lần V-2005-TPHCM. 
Các chữ viết tắt: BVSKTW: Bảo vệ sức khỏe Trung 
Ương; THA: Tăng huyết áp 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_tang_huyet_ap_nam_2011_cua_can_bo_thuoc_p.pdf