Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương

Mục tiêu: Gãy xương đốt sống (GXĐS) ở người cao tuổi có giảm mật độ xương thường không có triệu

chứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống ở người cao tuổi và tìm hiểu các yếu

tố liên quan đến tình trạng gãy xương đốt sống.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại khoa nội cơ xương

khớp bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 5/2013, khảo sát gãy xương đốt sống ngực và thắt

lưng. Chẩn đoán gãy xương đốt sống bằng phương pháp Genant’s, mật độ xương được đo bằng DXA và tìm

hiều các yếu tố liên quan đến gãy xương đốt sống.

Kết quả: Có 96 bệnh nhân (BN) được đưa vào trong thời gian nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 73,4 ± 8,

nữ chiếm 77,1%. 87,6% BN loãng xương, 12,4% BN thiếu xương. Tỉ lệ gãy xương đốt sống là 46,8%. Tuy

nhiên gãy xương đốt sống tăng theo tuổi và cao nhất ở nhóm đối tượng trên 80 tuổi với 68%. Ngược lại chỉ số T

Score giảm ở BN có gãy xương. Gãy bờ (68%) và gãy lún (62%) là hai kiểu gãy thường gặp nhất. Tần suất gãy

xương tập trung vào vùng nối giữa ngực và thắt lưng (T12 và L1) với 28%. Có mối liên quan giữa tình trạng

gãy xương đốt sống với giới (OR=2,74, 1,03‐7,34, p=0,039),tiền sử dùng corticosteroid (OR=8,05, 3,05‐21,2,

p=0,000), tiền sử té ngã (OR=1,41), tiền sử gãy xương sau 50 tuổi (OR=2,63), số lần sinh con. Tuy nhiên chưa

thấy được mối liên quan giữa nhẹ cân, hút thuốc lá, uống rượu, mãn kinh sớm với tình trạng gãy xương đốt

sống

Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng tỉ lệ GXĐS ở người cao tuổi có giảm mật độ xương là

khá cao và có mối liên quan giữa giới, tuổi, chỉ số T Score, tiền sử dùng corticosteroid, tiền sử gãy xương, tiền sử

té ngã, số lần sinh con với tình trạng gãy xương đốt sống.

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 1

Trang 1

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 2

Trang 2

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 3

Trang 3

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 4

Trang 4

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 5

Trang 5

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 6

Trang 6

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 16400
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương

Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi giảm mật độ xương
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 472
KHẢO SÁT TỈ LỆ GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ  
LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG 
Nguyễn Thái Hòa***, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Đình Khoa*  
TÓM TẮT 
Mục  tiêu: Gãy xương đốt sống (GXĐS) ở người cao tuổi có giảm mật độ xương thường không có triệu 
chứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống ở người cao tuổi và tìm hiểu các yếu 
tố liên quan đến tình trạng gãy xương đốt sống.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại khoa nội cơ xương 
khớp bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 1 – 5/2013, khảo sát gãy xương đốt sống ngực và thắt 
lưng. Chẩn đoán gãy xương đốt sống bằng phương pháp Genant’s, mật độ xương được đo bằng DXA và tìm 
hiều các yếu tố liên quan đến gãy xương đốt sống.  
Kết quả: Có 96 bệnh nhân (BN) được đưa vào trong thời gian nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 73,4 ± 8, 
nữ chiếm 77,1%. 87,6% BN  loãng xương, 12,4% BN thiếu xương. Tỉ  lệ gãy xương đốt sống  là 46,8%. Tuy 
nhiên gãy xương đốt sống tăng theo tuổi và cao nhất ở nhóm đối tượng trên 80 tuổi với 68%. Ngược lại chỉ số T 
Score giảm ở BN có gãy xương. Gãy bờ (68%) và gãy lún (62%) là hai kiểu gãy thường gặp nhất. Tần suất gãy 
xương tập trung vào vùng nối giữa ngực và thắt lưng (T12 và L1) với 28%. Có mối liên quan giữa tình trạng 
gãy xương đốt sống với giới  (OR=2,74, 1,03‐7,34, p=0,039),tiền sử dùng corticosteroid  (OR=8,05, 3,05‐21,2, 
p=0,000), tiền sử té ngã (OR=1,41), tiền sử gãy xương sau 50 tuổi (OR=2,63), số lần sinh con. Tuy nhiên chưa 
thấy được mối liên quan giữa nhẹ cân, hút thuốc lá, uống rượu, mãn kinh sớm với tình trạng gãy xương đốt 
sống  
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng tỉ lệ GXĐS ở người cao tuổi có giảm mật độ xương là 
khá cao và có mối liên quan giữa giới, tuổi, chỉ số T Score, tiền sử dùng corticosteroid, tiền sử gãy xương, tiền sử 
té ngã, số lần sinh con với tình trạng gãy xương đốt sống. 
Từ khóa: Gãy xương đốt sống, cao tuổi, giảm mật độ xương 
ABSTRACT 
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF RADIOGRAPHIC VERTEBRAL FRACTURE  
IN THE ELDERLY WITH LOW BONE MINERAL DENSITY 
Nguyen Thai Hoa, Cao Thanh Ngoc, Nguyen Dinh Khoa  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 472 ‐ 478 
Objectives: Vertebral  fracture (VE)  in the elderly with  low bone mineral density usually had no specific 
symptoms. The  aim  of  study was  estimated  the  prevalence  of  radiographic  vertebral  fracture  and  investigate 
factors associated with this condition in the elderly.  
Methods: This cross sectional study was conducted in the rheumatology department, Cho Ray hospital from 
1 – 5/2013. Thoracic and lumbar spine radiographs were obtained, and vertebral fractures were evaluated using 
Genant’s semiquantitative method. Bone mineral sensity (BMD) were measured by dual X ray absorptiometry 
(DXA) and identified risk factors for vertebral fractures.  
Results:  A  total  96  respondents  were  recruited.  The mean  age  was  73.4  ±  8  years  old  with  females 
constituted 77.1%. 87.6% had osteoporosis and 12,4% had osteopenia. The prevalence of vertebral fracture was 
* Bệnh viện Chợ Rẫy ** Đại Học Y Dược TPHCM *** Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ  
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thái Hòa   ĐT: 0908414060  Email: nguyenthaihoa30121985@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình  473
46.8%. However, the risk of fracture increased with advancing age, such that from the age 80+0.68% had at least 
one VE.  In constrast, T Score reduced  in  the  fracture patient. The most common  type of  fracture were wedge 
(68%) and compression (62%). Although fracture occurred in all vertebrae, most (28%) occurred at the T12‐L1. 
The model for vertebral fractures showed an association with sex (OR=2.74, 1.03‐7.34, p=0.039), corticosteroid 
intake (OR=8.05, 3.05‐21.2, p=0.000), fall history (OR=1.41), history of fracture after 50 years old (OR=2.63). 
There  was  no  significance  association  between  vertebral  farcture  and  smoking,  alcohol,  early  menopause, 
underweight.  
Conclusions: This study indicates that the prevalence of vertebral fractures is high in the elderly. Sex, age, 
T Score, corticosteroid  intake,  fall history, history of  fracture after 50 years old were associated with vertebral 
fracture. 
Key words: Vertebral fracture, elderly, low bone mineral density 
.
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay  xu hướng  già hóa  về dân  số nói 
chung đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội 
nói chung và ngành y  tế nói riêng. Theo  thống 
kê Ủy Ban Người Cao Tuổi Việt Nam đến năm 
2029 tỉ lệ người cao tuổi sẽ đạt 16,8% dân số.  
Một trong những hệ quả của lão là bộ xương 
cơ thể bị hao mòn theo thời gian dẫn đến tổn hại 
cấu trúc làm cho xương dễ gãy. Loãng xương là 
một  trong những bệnh  thường h ...  hiện  tại Quận Gò Vấp 
cho  thấy  tỉ  lệ gãy xương  đốt  sống  là 33%  thấp 
hơn chúng tôi vì thực hiện ở người trên 50 tuổi, 
tuổi trung bình 63,2.  
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  tỉ  lệ  gãy  xương 
gần  tương đương với Nhật Bản  (37,6%) nhưng 
cao  hơn  so  với  ba  nước  Hong  Kong  (18%), 
Indonesia (20%), Thailand (24,5%) khi so sánh tỉ 
lệ gãy xương đốt sống của bốn nước năm 2012 
của  tác giả A.W.L KWOK và cs(6). Cho đến nay 
chưa có một “tiêu chuẩn vàng” nào để xác định 
là gãy xương đốt sống cả vì vậy mà số  liệu về 
tần suất lưu hành và tỉ lệ mới mắc của người cao 
tuổi dao động khá  lớn. Mức dao động  lớn này 
không những phụ  thuộc vào sự khác biệt giữa 
các vùng địa lý, các vùng kinh tế sinh thái khác 
nhau mà  còn phụ  thuộc  định nghĩa  thế nào  là 
gãy  xương  đốt  sống. Hiện nay  chẩn  đoán  gãy 
xương đốt sống có thể bằng phương pháp định 
lượng  và  phương  pháp  bán  định  lượng  tuy 
nhiên phương pháp bán định lượng tỷ lệ dương 
tính giả cao hơn(12) điều này  lý giải nghiên cứu 
chúng tôi tỉ lệ gãy xương cao hơn do nghiên cứu 
của A.W.L  KWOK(6)  dùng  phương  pháp  định 
lượng  thường  được  dùng  nhiều  trong  các 
nghiên cứu vể dịch tể học.    
Kết quả của chúng tôi cho thấy gãy bờ (68%) 
và  gãy  lún  (62%)  là  hai  dạng  gãy  xương  đốt 
sống thường gặp nhất ở người cao tuổi có giảm 
mật độ xương và thấp nhất là gãy lõm (30%), tác 
giả Hồ Phạm Thục Lan  (3) với nghiên cứu khảo 
sát  quy mô  gãy  xương  đốt  sống  ở  người Việt 
Nam  2011  tại  Thành  Phố Hồ  Chí Minh  bằng 
phương  pháp  định  lượng  cũng  cho  kết  quả 
tương tự.  
Tần suất gãy đốt sống tập trung cao nhất ở 
vùng nối ngực – thắt lưng. Đốt sống T12 và L1 bị 
gãy nhiều nhất khi có đến 14 và 12 lượt gãy. Đây 
là nơi chuyển tiếp từ cột sống ngực có độ còng 
(Cyphosis)  và  cột  sống  lưng  có  độ  ưỡn 
(Lordosis),  cột  sống  ngực  cứng  nhắc  do  có 
khung sườn và cột sống thắt lưng có độ cử động 
tự do. Hơn nữa khi có một lực tác động vào thì 
lực  này  thường  rơi  vào  vùng  T12  và  L1(11). 
Nghiên cứu của Hongwei Wang(19) cũng cho kết 
quả  tương  tự. Tác giả Hồ Phạm Thục Lan khi 
khảo sát xương đốt sống ở người Việt Nam thấy 
rằng  chiều  cao  đốt  sống  từ  T10  đến  L5  có 
khuynh hướng giảm dần  theo  thời gian nên  ở 
người cao tuổi tỉ lệ gãy đốt sống lưng cao hơn so 
với gãy đốt sống ngực. 
Mối liên quan giữa các yếu tố chỉ số nhân 
trắc, bệnh học,  lối sống với  tình  trạng gãy 
xương đốt sống 
Tuổi 
Là  yếu  tố  nguy  cơ  cao  của  gãy  xương  đốt 
sống(6,7). Kết quả  chúng  tôi  cho  thấy  tuổi  trung 
bình của nhóm gãy xương 76  (SD=7,5) cao hơn 
nhóm không gãy xương 71 (SD=7,7) (p=0,001). Tỉ 
lệ  gãy  xương  tăng  theo  tuổi  bất  kể  giới  tính, 
vùng địa dư, chủng tộc và thật vậy trong nghiên 
cứu này tỉ lệ gãy xương đốt sống ở nhóm trên 80 
tuổi chiếm cao nhất là 68% và sự khác biệt có ý 
nghĩa giữa các nhóm tuổi. Các tác giả Hồ Phạm 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 476
Thục  Lan(8,3),  Hongwei  Wang(19)  đều  có  cùng 
nhận xét. 
Giới 
Nữ  có  39  trường  hợp  gãy  xương  đốt  sống 
chiếm tỉ lệ 53,1% trong khi nam giới là 6 trường 
hợp chiếm 29,2%. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi cho  thấy  tỉ  lệ gãy xương đốt sống ở nữ cao 
hơn so với nam giới, cụ thể nữ có nguy cơ gãy 
xương  đốt  sống  cao  gấp  2,74  lần  so  với  nam 
(p=0,044). Nhiều nghiên  cứu  cho  thấy  giới  nữ, 
đặc biệt là sau mãn kinh tỉ lệ gãy xương cao hơn 
nam(15,8), có thể do tình trạng thiếu hụt Estrogen 
sau tuổi mãn kinh(8) dẫn đến mất cân bằng giữa 
hai  quá  trình  tạo  xương  và  hủy  xương,  thiếu 
Estrogen  xương  trở  nên  xốp,  dòn  và  dễ  gãy. 
Ngoài ra khung xương của nữ nhỏ hơn [14], phải 
sinh con, cho con bú, ít vận động nên nguy cơ dễ 
gãy xương hơn (12). 
Nhẹ cân 
Tỉ  lệ  gãy  xương  đốt  sống  ở  những  bệnh 
nhân nhẹ cân (60,9%) cao hơn bệnh nhân không 
nhẹ cân (43,9%), tuy nhiên sự khác biệt này chưa 
có ý nghĩa (p=0,15). Mặc dù các tài liệu đều cho 
rằng mô gầy và mô mỡ  là một yếu  tố nguy cơ 
quan  trọng  đối  với  mật  độ  xương.  Mô  mỡ 
chuyển hóa tạo ra Estradiol kích thích quá trình 
tạo  xương và  ức  chế quá  trình hủy  xương mà 
phụ nữ  loãng xương và người cao  tuổi  lại có  ít 
mô mỡ nên tăng nguy cơ gãy xương. Nam giới 
mật  độ  xương  liên  quan  tới  mô  gầy  do 
Testostrone  kích  thích  mô  cơ  và  mô  xương. 
Người có khối  lượng mỡ nhiều và BMI cao, có 
mật  độ  phân  bố mỡ  ở  các  vùng  cơ  thể  nhiều 
nhất là vùng hông, chúng có vai trò là chiếc gối 
đệm bảo vệ xương  đặc biệt  là  đầu  trên xương 
đùi  làm  giảm  hoặc  triệt  tiêu  lực  va  chạm  nên 
giảm nguy cơ gãy xương khi té ngã và ngược lại 
người có BMI  thấp  tăng nguy cơ gãy xương(12). 
Thật vậy,  trong một nghiên cứu của Viện Dinh 
Dưỡng nguy cơ gãy xương tăng 4,8  lần đối với 
người nhẹ cân(10). 
Chỉ số T Score 
Các nghiên cứu đều cho thấy mật độ khoáng 
xương  thấp  đều  liên  quan  đến  nguy  cơ  gãy 
xương,(1,15),  những  người  phụ  nữ  có  mật  độ 
xương  thấp  đo  bất  kỳ  ở  xương  nào  là  yếu  tố 
nguy  cơ  độc  lập  đối  với một  ca  gãy  đốt  sống 
mới. Kết quả của chúng tôi cho thấy có mối liên 
quan  có  ý  nghĩa  giữa  chỉ  số  T  Score  với  tình 
trạng gãy xương đốt sống, cụ thể T Score trung 
bình đo tại vùng cột sống thắt lưng và cổ xương 
đùi  ở  nhóm  gãy  xương  đều  thấp  hơn  nhóm 
không gãy xương (p=0,000). 
Tiền sử dùng corticosteroid 
Tỉ  lệ BN  có  tiền  sử dùng  corticosteroid  cao 
nhất  với  32,4%  và  có mối  liên  quan  với  tình 
trạng gãy xương đốt sống (p=0,000). Những BN 
dùng corticosteroid nguy cơ gãy xương đốt sống 
tăng  gấp  8,05  lần  (OR  =  8,05;  3,05  –  21,2; 
P=0,000).  Kết  quả  này  phù  hơp  với  y  văn, 
corticosteroid  ảnh hưởng  lên  xương bè,  tốc  độ 
mất  xương  rất  nhanh:  đến  20%  khối  lượng 
xương  trong năm đầu(1), do  tác động bè xương 
nhiều  hơn  vỏ  xương  do  đó  gãy  xương  nhiều 
nhất  là  xương  đốt  sống,  xương  sườn  và  đầu 
xương dài. 
Tiền sử té ngã 
Kết quả của chúng tôi có 22,9 % BN có tiền 
sử té ngã, và đây cũng là một yếu tố liên quan 
với tình trạng gãy xương đốt sống. Tỉ lệ GXĐS 
ở  BN  có  tiền  sử  té  ngã  (69,2%)  cao  hơn  BN 
không có  tiền sử  té ngã  (40,5%)  (p = 0,011). Ở 
người cao tuổi còn có nhiều nguy cơ té ngã do 
sức cơ giảm nên đi không vững, kiểm soát  tư 
thế kém, thường kèm theo các bệnh lý kết hợp: 
tụt  huyết  áp,  loạn  nhịp  tim,  Parkinson,  giảm 
thị lực(4) Sự thiếu hụt về thần kinh được tìm 
thấy  trong  khoảng  24,7%‐52,2%  các  trường 
hợp GXĐS(9), Hongwei Wang  (19)  ghi  nhận  là 
18,7% ở người cao tuổi. 
Tiền sử gãy xương 
Đứng  thứ  ba  (19%)  sau  tiền  sử  dùng 
corticosteroid  và  tiền  sử  té  ngã.  Có mối  liên 
quan  giữa  tiền  sử  gãy  xương  với  tình  trạng 
gãy xương đốt sống, Cụ thể tỉ lệ GXĐS ở bệnh 
nhân có  tiền sử gãy xương  (75%) cao hơn BN 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình  477
không có tiền sử gãy xương (41,2%) (p=0,006). 
Tác  giả  A. W.  L.  Kwok(7)  cũng  cho  kết  luận 
tương tự nghiên cứu chúng tôi. 
Hút thuốc lá 
Thuốc  lá  là yếu  tố nguy cơ cho các bệnh  lý 
hô hấp và tim mạch, ngoài ra nó ảnh hưởng đến 
nhiều bệnh lý trong đó có cả loãng xương và gãy 
xương(5).  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy 
không có mối liên quan giữa hút thuốc lá và tình 
trạng  gãy  xương  đốt  sống  (p=0,128). 
A.W.L.Kowk  (6) cũng ghi nhận như thế. Kết quả 
chúng tôi tương tự tác giả Minh Châu(15) đều cho 
thấy chưa có mối liên quan có ý nghĩa giữa hút 
thuốc lá và gãy xương. Điều này có thể lý giải do 
các đối tượng hút thuốc lá là nam giới, chiếm tỉ 
lệ  rất  thấp và  ít gãy xương hơn nữ. Đồng  thời 
những  BN  cao  tuổi,  thường  kèm  các  bệnh  lý 
phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối 
loạn lipid máu... nên thường được các bác sĩ tư 
vấn bỏ thuốc lá. 
Uống rượu 
Cũng như hút  thuốc  lá  chúng  tôi  chưa  tìm 
thấy mối  liên quan có ý nghĩa giữa uống  rượu 
và  nguy  cơ  gãy  xương  (p=0,274),  tác  giả 
A.W.L.Kowk(6) cũng cho kết luận tương tự. Điều 
này có thể lý giải tuy một số người có thói quen 
uống  rượu  nhưng  số  lượng  rất  ít,  chủ  yếu  là 
nam mà  nghiên  cứu  chúng  tôi  đa  phần  là  nữ 
giới  (771,%)  và  người  cao  tuổi  thường  ý  thức 
được vấn  đề  sức  khỏe  bản  thân  vì uống  rượu 
không tốt cho sức khỏe. 
Mãn kinh sớm 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỉ  lệ 
gãy xương đốt sống ở phụ nữ mãn kinh sớm cao 
hơn so với phụ nữ mãn kinh bình thường nhưng 
chưa  ghi  nhận  được mối  liên  quan  giữa mãn 
kinh sớm và tình trạng gãy xương đốt sống (p = 
0,703). Mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng mãn 
kinh  sớm  là  yếu  tố  nguy  cơ  của  gãy  xương, 
những người mãn kinh sau 45 tuổi ít có nguy cơ 
gãy xương đốt sống  (13). Sau mãn kinh nồng độ 
Estrogen giảm, kích thích hoạt động hủy cốt bào, 
tăng  quá  trình  hủy  xương  gây  mất  xương 
khoảng 20%  ‐30%  ở xương xốp và 5%  ‐ 10%  ở 
xương đặc trong giai đoạn đầu của thời kỳ sau 
mãn kinh, ngoài ra do tăng hủy xương nên tăng 
nồng  độ  canxi  trong  máu,  giảm  tiết  PTH  và 
giảm calcitriol  làm giảm hấp  thu canxi  tại  ruột 
nên  xương  thiếu  nguyên  liệu,  dễ  gãy  xương 
hơn(12). 
Số lần sinh con 
Do đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi, 
sống  đa  số  ở  nông  thôn  nên  sinh  con  nhiều 
(trung bình là 6, cao nhất lên đến 14 người). Số 
con  trung bình  của nhóm  có gãy  xương  (6,7  ± 
3,4) cao hơn nhóm không gãy xương (5,3 ± 2,7) 
và sự khác biệt có ý nghĩa (p=0,021). Người phụ 
nữ  trong  lúc mang  thai  có  tập  quán  ăn  kiêng, 
sau  sinh  ít  vận  động,  nằm  trong  buồng  tối 
không có ánh sáng mặt trời, ăn thiếu chất, thiếu 
canxi cũng  là một yếu  tố nguy cơ  loãng xương 
và  gãy  xương. Nghiên  cứu  của Vũ Thị Thanh 
Thủy(18)  cũng  cho  rằng  sinh  trên  4  lần  cũng  là 
một yếu  tố nguy cơ  liên quan đến xẹp  lún đốt 
sống. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 96 BN cao tuổi đến khám tại 
phòng  khám  Nội  Cơ‐xương‐khớp  bệnh  viện 
Chợ Rẫy chúng tôi rút ra được kết luận sau 
Tỉ lệ loãng xương 
Tỉ  lệ  loãng xương  ở bệnh nhân  cao  tuổi  có 
giảm mật độ xương là 87,6% và tỉ lệ gãy xương 
đốt sống: 46,8% 
Đặc điểm gãy xương đốt sống 
Gãy hai vị trí ngực và thắt lưng: 48%. 
Kiểu GXĐS  thường gặp nhất: gãy bờ  (68%) 
và gãy lún (62%). 
Đốt  sống  thường  bị  gãy:  T12  và  L1  chiếm 
31% các trường hợp gãy xương. 
Các yếu tố liên quan đến GXĐS 
Tuổi 
Tuổi  càng  cao  tỉ  lệ GXĐS  càng  tăng, 
các nhóm tuổi 60‐69, 70‐79 và trên 80 tuổi có 
tỉ lệ GXĐS lần lượt là 33%; 48%; 68%. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 478
Giới 
Tỉ  lệ GXĐS  ở nữ giới  (53,1%) cao hơn nam 
giới (29,2%).  
Chỉ số T Score 
Bệnh nhân gãy xương đốt sống có chỉ số T 
Score trung bình đo tại vùng cột sống thắt lưng 
và đo  tại cổ xương  thấp hơn bệnh nhân không 
gãy xương 
Tiền sử dùng corticosteroid 
Tỉ  lệ  GXĐS  ở  BN  có  tiền  sử  dùng 
corticosteroid (79,4%) cao hơn BN không có tiền 
sử dùng corticosteroid (32,4%). 
Tiền sử té ngã 
Tỉ  lệ GXĐS  ở BN  có  tiền  sử  té ngã  (69,2%) 
cao hơn BN không có tiền sử té ngã (40,5%). 
Tiền sử gãy xương 
Tỉ lệ GXĐS ở BN có tiền sử gãy xương (75%) 
cao hơn BN không có tiền sử gãy xương (41,2%). 
Số lần sinh con 
BN GXĐS có số con trung bình (6,7) cao hơn 
BN không GXĐS (5,3). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bartl R. (2009), Osteoporosis: Dianogsis, Prevention, Therapy, 
Springer‐Berlin. 
2. Bùi Văn Đức, Nguyễn Văn Tín  (2009),  ʺKhảo sát  tỉ  lệ  loãng 
xương và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân bằng hoặc trên 
50 tuổi tại bệnh viện đa khoa khu vực Cái Nước ‐ Cà Mauʺ. Y 
học thực hành, 687(11), tr. 57‐60. 
3. Hồ Phạm Thục Lan (2011),  ʺQuy mô gãy xương đốt sống ở 
người Việtʺ. Thời sự y học, 63, tr.11‐16. 
4. Jerry  L.  (2004),  ʺVertebral  Compression  Fractures  in  the 
Elderlyʺ. American Family Physician, 69(1), 111‐116. 
5. Kanis  JA,  Johnell  O  (2005),  ʺSmoking  and  fracture  riskʺ. 
Osteoporisis Int, 16, 155‐162 
6. Kwok. AWL, Leung  JCS, Chan AYH  (2012),  ʺPrevalence of 
vertebral  fracture  in  Asian men  and  women:  Comparison 
between Hong Kong, Thailand, Indonesia and Japanʺ. Public 
Health. 
7. Kwok AWL, Gong  JS  (2013),  ʺPrevalence and risk  factors of 
radiographic vertebral  fractures  in elderly Chinese men and 
women: results of Mr. OS  (Hong Kong) and Ms. OS  (Hong 
Kong) studiesʺ. Osteoporisis Int, 24, 877‐885 
8. Lan TH, Nguyen DN  (2009),  ʺPrevalence and risk  factors of 
radiographic  vertebral  fracture  in  postmenopausal 
Vietnamese womenʺ. Bone, 45, 213‐217. 
9. Leucht P, Fischer K (2009), ʺEpidemiology of traumatic spine 
fracturesʺ. Injury, 40(2), 166‐238 
10. Nguyễn Thi Kim Hưng (2003), ʺCanxi và dinh dưỡng phòng 
ngừa  loãng xươngʺ. Kỷ yếu  các báo  cáo khoa học hội nghị 
chuyên đề loãng xương và bệnh cột sống, TPHCM, tr. 21‐24. 
11. Nguyễn Trọng Tín  (2008),  ʺTình hình chấn  thương cột sống 
ngực ‐ thắt lưng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hìnhʺ. Hội 
nghị khoa học  thường niên  lần  thứ XV  ‐ Hôi  chấn  thương 
chỉnh hình Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.269 – 275 
12. Nguyễn  Văn  Tuấn,  Nguyễn  Đình  Nguyên  (2007),  Loãng 
xương ‐ Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa. Nhà 
xuất bản y học 
13. Paganini A, Atchison A (2005), ʺMenstrual and reproductive 
factors and fracture risk: the Leisure World Cohort Studyʺ. J 
Womens Health, 14(9), 808‐819 
14. Riggs LB, Melton LJ  (2006),  ʺPopulation  ‐ Based Analysis of 
the  Relationship  of Whole  Bone  Strength  Indices  and  Fall 
Related Loads to Age ‐ and Sex ‐ Specific Patterns of Hip and 
Wrist Fracturesʺ. J Bone Miner Res, 21, 315‐323. 
15. Trần Hoàng Minh Châu (2009), ʺTỷ lệ gãy xương và các yếu 
tố nguy cơ gãy xương liên quan với loãng xương ở người trên 
50 tuổi quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh sau 5 năm theo 
dõiʺ. luận văn chuyên khoa 2 – Đại học y dược thành phố Hồ 
Chí Minh. 
16. Trần Thị Uyên Linh (2011), ʺTỉ lệ loãng xương và các yếu tố 
nguy cơ ở phụ nữ mãn kinh và nam giới bằng hoặc trên 50 
tuổi  điều  trị  tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia  Địnhʺ. 
luận văn  thạc sĩ y học – Đại học y dược  thành phố Hồ Chí 
Minh. 
17. Van TP, Laan RF  (2003),  ʺBone density  threshold and other 
predicttors  of  vertebral  fracture  in  patients  receiving  oral 
glucocorticoids therapyʺ. Arthritis Rheum, 48, 3224‐3233. 
18. Vũ Thị Thanh Thủy, Trần Ngọc Ân (2003), ʺĐánh giá nguy cơ 
loãng xương sau mãn kinh ở Việt Namʺ. Tạp chí y học, tr. 75‐
82. 
19. Wang  H,  Li  C,  Xiang  Q  (2012),  ʺEpidemiology  of  spinal 
fractures  among  the  elderly  in  Chongqing,  Chinaʺ.  J  Care 
Injury 
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_ti_le_gay_xuong_dot_song_va_cac_yeu_to_lien_quan_tr.pdf