Khảo sát một số biến chứng trong tuần đầu trên bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
Mục đích: Hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu về tần suất các biến chứng xảy ra sau đột quỵ não cấp ở người
cao tuổi. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát một số biến chứng trong tuần lễ đầu trên
bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, thực hiện trên 175 bệnh nhân lớn tuổi (≥ 60 tuổi)
khởi phát đột quỵ não cấp trong vòng 48 giờ nhập bệnh viện tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ tháng 10 năm
2009 đến tháng 07 năm 2010. Các biến chứng và thời gian xảy ra các biến chứng trong tuần đầu nằm viện
được ghi nhận.
Kết quả: Trong số 175 bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện thì có 140 trường hợp
(80%) có từ 01 biến chứng trở lên. Biến chứng táo bón xảy ra cao nhất chiếm 41,1%, viêm phổi 36%, tim mạch
35,4%; tăng đường huyết 23,6%, bí tiểu 20,6%, tăng áp lực nội sọ 20%, nhiễm trùng tiểu 15,4%, co giật-động
kinh 12,6%, cuối cùng là biến chứng loét da do tì đè 1,7%. Thời gian xảy ra biến chứng: - Trước 04 ngày
thường xảy ra các biến chứng sau: Bí tiểu, tăng đường huyết, tăng áp lực nội sọ (TALNS), viêm phổi, co giật –
động kinh, biến chứng tim mạch, cuối cùng là táo bón. - Từ ngày thứ 04 đến ngày thứ 7 nằm viện xảy ra các
chứng: Loét da do tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu.
Kết luận: Biến chứng sau đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện ở người cao tuổi là phổ biến, cần chú ý
theo dõi và phát hiện, xử trí sớm để cải thiện bệnh và giảm chi phí điều trị.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát một số biến chứng trong tuần đầu trên bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 564 KHẢO SÁT MỘT SỐ BIẾN CHỨNG TRONG TUẦN ĐẦU TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN Lưu Hữu Dzuẫn*, Nguyễn Minh Đức**, Nguyễn Văn Trí ** TÓM TẮT Mục đích: Hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu về tần suất các biến chứng xảy ra sau đột quỵ não cấp ở người cao tuổi. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát một số biến chứng trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, thực hiện trên 175 bệnh nhân lớn tuổi (≥ 60 tuổi) khởi phát đột quỵ não cấp trong vòng 48 giờ nhập bệnh viện tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 07 năm 2010. Các biến chứng và thời gian xảy ra các biến chứng trong tuần đầu nằm viện được ghi nhận. Kết quả: Trong số 175 bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện thì có 140 trường hợp (80%) có từ 01 biến chứng trở lên. Biến chứng táo bón xảy ra cao nhất chiếm 41,1%, viêm phổi 36%, tim mạch 35,4%; tăng đường huyết 23,6%, bí tiểu 20,6%, tăng áp lực nội sọ 20%, nhiễm trùng tiểu 15,4%, co giật-động kinh 12,6%, cuối cùng là biến chứng loét da do tì đè 1,7%. Thời gian xảy ra biến chứng: - Trước 04 ngày thường xảy ra các biến chứng sau: Bí tiểu, tăng đường huyết, tăng áp lực nội sọ (TALNS), viêm phổi, co giật – động kinh, biến chứng tim mạch, cuối cùng là táo bón. - Từ ngày thứ 04 đến ngày thứ 7 nằm viện xảy ra các chứng: Loét da do tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu. Kết luận: Biến chứng sau đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện ở người cao tuổi là phổ biến, cần chú ý theo dõi và phát hiện, xử trí sớm để cải thiện bệnh và giảm chi phí điều trị. Từ khóa: Đột quỵ, biến chứng sau đột quỵ, người cao tuổi. ABSTRACT COMPLICATIONS OF ACUTE STROKE IN THE ELDERLY WITHIN THE FIRST WEEK AT NINH THUAN HOSPITAL Luu Huu Dzuan, Nguyen Minh Duc, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 564 - 571 Background and objective: There is a paucity of studies looking into the frequency of complications after acute stroke in the elderly. We sought to determine the frequency and timing of complications in the elderly within the first week of hospitalization affter acute stroke. Methods: Prospective descriptive study conducted from October 2009 to July 2010 at Ninh Thuan hospital. A total of 175 elderly patients (≥ 60 years) with stroke onset during 48 hours were included. Complications and timing of pre-determined complications within the first week of hospitalization were noted. Results: Of the 175 elderly patients included in the study, 140 (80%) developed at least one complication within the first week of stroke: Constipation 41.1%, pneumonia 36%, heart complications 35.4%, hyperglycemia 23.6%, urinary retention 20.6%, increased intracranial pressure 20%, urinary tract infections 15.4%, epileptic seizure 12,6%, skin ulcers 1.7%. Timing of complications within the first week of hospitalization: Before 4 days: * Trường trung cấp Y tế tỉnh Ninh Thuận ** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Lưu Hữu Dzuẫn. ĐT: 0918560476 Email: dzuandr@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 565 Hyperglycemia, urinary retention, increased intracranial pressure, pneumonia, epileptic seizure, heart complications, constipation. From 4 to 7 days: Skin ulcers, pneumonia, urinary tract infections. Conclusions: Complications of acute stroke in the elderly are common. Apro- Active approach is ideal in all post stroke elderly patients, in order to indentify and treat any complications early, thereby, improving outcome and reducing costs. Key words. Stroke, complications after acute stroke, elderly. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là vấn đề thời sự không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bệnh lý này ngày càng được ngành Y tế cũng như cả xã hội quan tâm vì nó là bệnh phổ biến, và những hậu quả nặng nề gây tàn tật, tử vong cao(14). Những bệnh nhân bị đột quỵ có thể chịu một loạt các biến chứng trong những ngày đầu, có thể do tiến triển của tổn thương não ban đầu hoặc do các triệu chứng thần kinh gây ra, hoặc do có thể tái phát bệnh sớm và có thể là nguyên nhân gây tử vong hoặc cản trở sự thành công của phục hồi sức khỏe(2,1,4), và cũng là nguyên nhân gây tàn tật sau đột quỵ. Hậu quả là làm tăng tỷ lệ tàn tật, tử vong, kéo dài thời gian nằm viện dẫn đến chi phí chăm sóc, điều trị tăng. Ở cơ thể người cao tuổi do có sự biến đổi trong quá trình tích tuổi; chứa đựng nhiều yếu tố gây bệnh, có thể dẫn đến nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ tử vong, để lại tàn phế nặng nề. Hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về biến chứng của bệnh đột quỵ não cấp ở người cao tuổi trong tuần lễ ... = 1,18/1. + Nhóm tuổi từ 60 – 74: Tỷ lệ (%) nam giới (59,09%) cao hơn nữ giới (40,91%). + Nhóm tuổi từ 75 – 89: Tỷ lệ (%) nam giới (51,25%) cao hơn nữ giới (48,75%). + Nhưng từ nhóm 90 tuổi trở lên thì nữ giới (71,43%) cao hơn nam giới (28,57%). So sánh với các khảo sát, nghiên cứu, tài liệu khác: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 568 - Nguyễn Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Minh Trí, Lê Trung Hùng và cộng sự (1993-1995 và 1996-1999) có tỷ lệ rất cao nam/nữ = 7,251/1(9,14). Tác giả Trần Ngọc Trinh Chinh, Võ Quảng(12) có tỷ lệ nam/nữ: 0,98/1. Tần suất có biến chứng Kết quả của chúng tôi phát hiện số bệnh nhân không có bất kỳ biến chứng gì là 35 trường hợp chiếm tỷ lệ 20%, bệnh nhân có từ 01 biến chứng trở lên là 140 trường hợp chiếm 80%. Tỷ lệ này cao hơn tác giả Doshi VS và cs(3) ở bệnh viện đa khoa Changi ở Singapore khảo sát 140 trường hợp thì tỷ lệ có biến chứng chung là 54,3%, còn các tác giả nghiên cứu ở 10 nước châu Á(6); các tác giả khảo sát 1.153 bệnh nhân đột quỵ não cấp ở 10 bệnh viện thuộc 10 nước Châu Á, độ tuổi trung bình 62 ±13,5 thì tỷ lệ có biến chứng chung là 42,9%. Để giải thích sự khác biệt này có lẽ do mẫu chúng tôi thu thập là những người có tuổi có độ tuổi trung bình cao hơn chứa nhiều yếu tố nguy cơ, bệnh mạn tính. Biến chứng tăng áp lực nội sọ Tử vong trong tuần lễ đầu tiên sau đột quỵ phần lớn do phù não và tăng áp lực nội sọ, gây ra tụt kẹt não trên lều hoặc chèn ép hạch nhân tiểu não vào lổ chẩm. Các rối loạn thần kinh do phù não thường vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba, nhưng có thể sớm hơn do nhồi máu diện rộng hoặc nhồi máu xuất huyết(14), tổn thương thứ phát của các tổ chức thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến chức năng sống còn. Kết quả của chúng tôi, bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ sau đột quỵ 35 trường hợp chiếm 20%. Giới nam 57,1% cao hơn nữ 42,9%, sự khác nhau giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê p = 0,704. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 75 – 89 (51,4%), tiếp theo là nhóm 60 – 74 (45,7%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (2,9%), sự khác nhau giữa các nhóm tuổi với TALNS không có ý nghĩa thống kê với p = 0,686. Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa TALNS với loại đột quỵ, nhóm TALNS ở bệnh nhân NMN là 31,4% thấp hơn xuất huyết não 68,6%, có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,001, và TALNS sau đột quỵ có liên quan với điểm Glasgow của bệnh nhân; điểm Glasgow càng thấp biến chứng càng tăng, p < 0,001. Biến chứng co giật-động kinh Kết quả chúng tôi phát hiện có co giật- động kinh là 13%, của các tác giả ở 10 nước châu Á(2) là 1,3%, tác giả Doshi VS và cs(3) ở bệnh viện đa khoa Changi ở Singapore là 0,7%. Nhóm tuổi có biến chứng co giật – động kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 75 – 89 (59,1%), tiếp theo là nhóm 60 – 74 (36,4%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (4,5%), sự khác nhau về tỷ lệ có và không có biến chứng co giật- động kinh sau đột quỵ giữa các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p = 0,343. Biến chứng tăng đường huyết Một số công trình nghiên cứu và y văn liên quan đến tăng đường huyết sau đột quỵ làm cho kết quả điều trị xấu đi và là kết quả của phản ứng não do tăng glucose gây cho tổn thương não càng trầm trọng hơn trên các bệnh nhân không đái tháo đường(14), có một mối quan hệ quan trọng đã được tìm thấy giữa đường trong máu và sự sống, nồng độ đường trong máu giảm với thời gian. Tăng đường huyết sau một cơn đột quỵ có lẽ phản ánh cường độ phản ứng của các hormone do stress. Tăng đường huyết là một dự báo về kết quả ở người đột quỵ(16,10). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 39 bệnh nhân (22,6%) tăng đường đường huyết (đã loại trừ các trường hợp ĐTĐ). Nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm 60 – 74 tuổi (53,8%), tiếp theo là nhóm (75 – 89 (41%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (5,1%). Sự khác biệt về phản ứng tăng đường huyết ở các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p = 0,804). Biến chứng bí tiểu cấp Bí tiểu hay xảy ra ở giai đoạn đầu của đột quỵ và là nguyên nhân phải đặt sond tiểu cho bệnh nhân dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 569 chứng bí tiểu là 36 trường hợp (20,6%), tỷ lệ này cao hơn tác giả Lê Thị Hòa Bình(5); khảo sát một số đặc điểm thiếu máu não cục bộ ở người có tuổi tại bệnh viện Thống Nhất từ tháng 11/1993 đến tháng 05/1996 kết quả có rối loạn cơ vòng cần đặt sond tiểu là 15,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với tác giả Doshi VS và cs(3) 20,9%. Biến chứng viêm phổi Viêm phổi là một trong những nguyên nhân độc lập gây tử vong sau đột quỵ nguyên nhân có thể do sặc, tăng tiết đờm dãi, ít vận động. Ngăn ngừa bằng cách làm sạch đường hô hấp, vận động sớm, ngồi dậy nhiều lần trên giường, dẫn lưu tư thế, ngăn ngừa trào ngược, vỗ ngực. Nếu có sốt sau đột quỵ cần tìm ngay nguyên nhân viêm phổi và dùng kháng sinh thích hợp. Kết quả của chúng tôi, có 36% bệnh nhân có viêm phổi sau đột quỵ. Phân bố theo nhóm tuổi: 75 – 89 (49,2%), nhóm 60 – 74 (41,3%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (9,5%), sự khác nhau về tỷ lệ có và không có biến chứng viêm phổi sau đột quỵ giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,008 < 0,05. Kết quả này so với một số nghiên cứu khác có cao hơn như: các tác giả Christian Weimar, Michael P(15) và cs nghiên cứu ở 14 bệnh viện tại Đức, có viêm phổi trong 07 ngày nằm viện của đột quỵ thiếu máu não cấp, mẫu 3.866 bệnh nhân, tuổi trung bình (66,6 tuổi), có biến chứng viêm phổi là 7,4 %. Biến chứng nhiễm trùng tiểu Người có tuổi bị đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng tiểu như sau đặt sonde dẫn lưu nước do bí tiểu ở giai đoạn đầu của đột quỵ não cấp hay do có bệnh mạn tính ở đường tiểu như u xơ tuyến tiền liệt hoặc các trường hợp sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến sự điều hòa của hệ thần kinh gây tiểu không kiểm soát được dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu ngược dòng. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng tiểu là 15,4%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của tác giả Phan Hữu Ước (22,2%). Kết quả của chúng tôi cũng gần tương đương với tác giả Doshi VS và cs(3) là 14,3%. Tỷ lệ bệnh nhân nam có nhiễm trùng tiểu (51,8%) cao hơn nữ (48,2%), sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê p = 0,783. Phân bố theo nhóm tuổi: nhóm 75 – 89 (63%), 60 – 74 (29,6%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (7,4%), sự khác nhau về tỷ lệ có và không có nhiễm trùng tiểu sau đột quỵ giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,05. Còn tác giả Aslanyan. S và cs nghiên cứu viêm phổi và nhiễm trùng tiểu sau đột quỵ NMN năm 2003(1), mẫu 1.455, có 10% nhiễm trùng tiểu trong tuần đầu sau đột quỵ và nhiễm trùng tiểu không liên quan đến tuổi tác, giới tính, phân loại đột quỵ mà có liên quan tới dự hậu trong 03 tháng đầu sau đột quỵ. Biến chứng táo bón Kết quả có 41,1% bệnh nhân có biến chứng táo bón, tỷ lệ này cao hơn của các tác giả nghiên cứu ở 10 nước châu Á(2) 7,9%, tác giả Doshi VS và cs(3) là 22,9%. Đối chiếu các y văn, tài liệu có liên quan thì điều này được giải thích có thể do người có tuổi hay mắc bệnh về đại tràng từ trước và trong thời gian nằm viện ít vận động, một phần do vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng của người thân không chú ý đến chế độ ăn có đủ chất xơ và nước uống cho bệnh nhân, và có mối liên quan giữa táo bón với loại đột quỵ; cụ thể ở nhóm NMN là 84,7 %, XHN là 72,7%, Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức p = 0,033 < 0,05. Táo bón cũng có liên quan với nhóm tuổi; cao nhất ở nhóm 75 – 89 (59,7%), 60 – 74 (34,7%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (5,6%), với p = 0,005, và cũng có mối liên quan với điểm Glasgow ≤ 8, nhóm táo bón có điểm Glasgow ≤ 8 là 6,9 %, nhóm không táo bón có điểm Glasgow Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 570 ≤ 8 là 29,1 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức p <0,001. Biến chứng tim mạch TBMMN có thể gây ra biến đổi trực tiếp điện tim và chức năng cơ tim mà không liên quan đến thiếu máu cơ tim. Nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng gây tử vong trong đó có biến chứng tim mạch sau đột quỵ não cấp như tác giả Stephen Oppenheimer khảo sát 46 trường hợp TBMMN tử vong trong tuần đầu tiên thì nguyên nhân do biến chứng tim là 15%(11), còn tác giả Trương Văn Luyện; nghiên cứu đánh gía các nguyên nhân tử vong trên bệnh nhân đột quỹ não trong thời gian 02 năm tại khoa Nội Thần Kinh Bệnh Viện Chợ Rẫy(13) qua phân tích 392 trường hợp tử vong thì có biến chứng loạn nhịp tim 0,5%, rung nhĩ 1,7% và 17,3% có thiếu máu cơ tim. Do đó để phấn đấu hạ tỷ lệ tử vong trong giai đoạn cấp thì vấn đề chăm sóc tích cực đối với TBMMN thì theo dõi và can thiệp kịp thời tim là thiết yếu và quan trọng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phát hiện bệnh nhân có biến chứng tim mạch là 62 trường hợp (35,4%), trong đó: 48 trường hợp ST chênh xuống (27,4%), 05 trường hợp ST chênh lên (2,9%), 37 trường hợp có T đảo ngược (21,1%), 17 trường hợp loạn nhịp (9,7%). Như vậy kết quả nghiên cứu này có ST chênh xuống và sóng T âm chiếm ưu thế khiến ta nghĩ đến: có phải chăng tổn thương não cấp tính của TBMMN đã gây nên rối loạn trương lực giao cảm làm co thắt mạch vành làm cho kết quả điện tâm đồ thay đổi theo kiểu thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên để khẳng định điều này cần phải có nghiên cứu quy mô lớn chuyên biệt về biến đổi ECG ở người có tuổi bị đột quỵ não cấp với kỹ thuật chụp nhấp nháy phóng xạ để chứng tỏ hiện tượng co thắt mạch vành trong giai đoạn đột quỵ não cấp. tỷ lệ rối loạn nhịp của chúng tôi (9,7%) cao hơn của các tác giả nghiên cứu ở 10 nước châu Á(6) (0,3%). Kết quả phân bố biến chứng tim mạch theo nhóm tuổi: nhóm 75 – 89 (53,2%), 60 – 74 (40,3%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (6,5%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,147. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 175 bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện thì chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Có 80% có từ 01 biến chứng trở lên. Biến chứng táo bón xảy ra cao nhất chiếm 41,1%, viêm phổi 36%, tim mạch 35,4%; tăng đường huyết 23,6%, bí tiểu 20,6%, tăng áp lực nội sọ 20%, nhiễm trùng tiểu 15,4%, co giật-động kinh 12,6%, cuối cùng là biến chứng loét da do tì đè 1,7%. - Thời gian xảy ra biến chứng: + Trước 04 ngày thường xảy ra các biến chứng sau: Bí tiểu, tăng đường huyết, TALNS, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, co giật – động kinh, biến chứng tim mạch, cuối cùng là táo bón. + Từ ngày thứ 04 đến ngày thứ 7 nằm viện thường xảy ra các chứng: Loét da do tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu. + Nhóm tuổi có liên quan với biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, táo bón sau đột quỵ (p < 0,05); tuổi càng cao biến chứng càng tăng. + Loại đột quỵ có liên quan với các biến chứng TALNS, co giật - động kinh, bí tiểu cấp (XHN cao hơn nhóm NMN), biến chứng tim mạch, táo bón (NMN cao hơn XHN), p < 0,05. + Điểm Glasgow có liên quan với các biến chứng như: TALNS, co giật – động kinh, tăng đường huyết, bí tiểu, táo bón, tim mạch; điểm Glasgow càng thấp thì biến chứng càng tăng, p < 0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 571 KIẾN NGHỊ Để góp phần làm giảm tỷ lệ biến chứng, hạn chế tàn tật và giảm tỷ lệ tử vong sau đột quỵ não cấp ở người cao tuổi, chúng tôi thiết nghĩ rất cần thực hiện những nghiên cứu lớn hơn, thời gian nghiên cứu sau đột quỵ kéo dài hơn và thiết kế hai nhóm; nhóm đột quỵ não cấp và không đột quỵ não cấp ở người cao tuổi trong thời gian nằm viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aslanyan S. (2004). Pneumonia and urinary tract infection after acute ischaemic stroke a tertiary analysis of the GAIN International trial. European Journal of Neurology 11: 49 – 53. 2. Bamford J, Sandercock P, Dennis M, Burn J, Warlow C (1991) Classification and natural history of clinically identifiable subtypes of cerebral infarction. Lancet 22; 337 (8756),1521 – 1526. 3. Doshi VS, Say J H, Young SH- Y, Doraisamy P (2003). Complications in Stroke Patients: A Study Carried out at The Rehabilitation Medicine Service,Changi General Hospital. Singapore Med Vol 44;12: 643-652 4. Langhorne P, Stott D.J, Robertson L., MacDonald J., et al (2000). Medical Complications After Stroke. Stroke 31:1223. 5. Lê Thị Hòa Bình (1996). khảo sát một số đặc điểm thiếu máu não cục bộ ở người có tuổi tại bệnh viện Thống Nhất. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Y – Dược TP. Hồ chí Minh. 6. Navarro JC, Bitanga E, Suwanwela N, Chang HM, Ryu SJ, Huang YN, Wong L, Arjundas D, Singhal BS, Lee SB, Yoon BW, Ramani NV, Chiu HC, Poungvarin N, Tan KS, Alam SM, Le Duc Hinh, on behalf of the Asian Stroke Advisory Panel (2008). Complication of acute stroke: A study in ten Asian countries. Neurology Asia 13:33 – 39. 7. Nguyễn Thị Minh Trí, Vũ Anh Nhị (2007). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của Đột Quỵ Thiếu máu Não Cục Bộ cấp trên người cao tuổi. Luận án chuyên khoa II Nội Thần Kinh, Đại học Y – Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, 54 – 83. 8. Nguyễn Thị Thu Nga và cộng sự (1996). Nhận xét các trường hợp TBMMN tại khoa nội Thần Kinh Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ 1993-1995. 9. Nguyễn Thị Thu Nga, Lê Trung Hùng và cộng sự (1999). Nhận xét sơ bộ về TBMMN tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ 1996-1998, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh chuyên đề thần kinh học, tập 3:57 -60. 10. O'Neill P.A., I.Davies, K.J. Fullerton, and D.Bennett, BSc (1991) Stress Hormone and Blood Glucose Response Following Acute Stroke in the Elderly. Stroke 22: 842-847. 11. Stephen oppenheimer (1992).Complication of acute stroke. The lancet, vol 335: 721-724. 12. Trần Ngọc Trinh Chinh (2008).Yếu tố tích tuổi ở người có tuổi tai biến mạch máu não. Luận án chuyên khoa 2. Đại học Y – Dược TP. Hồ chí Minh. 13. Trương Văn Luyện, Lê Văn Thành (2002). Đánh giá nguyên nhân tử vong trên bệnh nhân đột quỹ não cấp. Luận văn chuyên khoa cấp II thần kinh học. Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh. 14. Vũ Anh Nhị (2006). Tai biến mạch máu não, Thần kinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 245 – 258. 15. Weimar C, Roth MP., Zillessen G, Glahn J, Wimmer MLJ., Busse O, Haberl RL., Diener HC, on behalf of the German Stroke Data Bank Collaborators (2002). Complications following Acute Ischemic Stroke. Neurolory 48 (3). 16. Woo J, Lam CWK, Kay R, Wong AHY, Teoch R, Nicholls G (1990) The influence of hyperglycemia and diabetes mellitus on immediate and 3-month morbidity and mortality after acute stroke. Arch Neurol 47:1174-1177.
File đính kèm:
- khao_sat_mot_so_bien_chung_trong_tuan_dau_tren_benh_nhan_cao.pdf