Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi

Cơ sở nghiên cứu: Procalcitonin (PCT) là một dấu ấn sinh học đặc trưng cho tình trạng nhiễm khuẩn.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò quan trọng của PCT trong đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đợt cấp

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối liên quan của PCT với tình

trạng nhiễm khuẩn trong đợt cấp BPTNMT.

Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát mối liên quan của nồng độ PCT trong máu với tình trạng nhiễm khuẩn

trong đợt cấp BPTNMT ở bệnh nhân cao tuổi.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu.

Kết quả: PCT theo ngưỡng dùng kháng sinh có mối liên quan với 3 triệu chứng chỉ định dùng kháng sinh

theo khuyến cáo GOLD bao gồm đàm mủ + khó thở tăng + tăng thể tích đàm (p = 0,043). PCT theo ngưỡng dùng

kháng sinh có mối liên quan với bằng chứng vi sinh (p = 0,008).

Kết luận: PCT có thể dùng để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn trong đợt cấp BPTNMT, nếu các triệu

chứng chỉ định dùng kháng sinh theo khuyến cáo của GOLD không đủ khách quan và hạn chế về bằng chứng vi

sinh.

Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi trang 1

Trang 1

Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi trang 2

Trang 2

Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi trang 3

Trang 3

Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi trang 4

Trang 4

Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 16101
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi

Khảo sát mối liên quan giữa procalcitonin với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân cao tuổi
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 20
KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA PROCALCITONIN VỚI MỘT SỐ 
YẾU TỐ LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI 
TẮC NGHẼN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI 
Trương Tuấn Nhựt*, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**, Đỗ Thị Tường Oanh*** 
TÓM TẮT 
Cơ  sở nghiên  cứu: Procalcitonin (PCT)  là một dấu ấn sinh học đặc trưng cho tình trạng nhiễm khuẩn. 
Những nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò quan trọng của PCT trong đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn đợt cấp 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  (BPTNMT). Nghiên cứu này nhằm khảo sát mối  liên quan của PCT với  tình 
trạng nhiễm khuẩn trong đợt cấp BPTNMT. 
Mục  tiêu nghiên cứu: khảo sát mối liên quan của nồng độ PCT trong máu với tình trạng nhiễm khuẩn 
trong đợt cấp BPTNMT ở bệnh nhân cao tuổi. 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu. 
Kết quả: PCT theo ngưỡng dùng kháng sinh có mối liên quan với 3 triệu chứng chỉ định dùng kháng sinh 
theo khuyến cáo GOLD bao gồm đàm mủ + khó thở tăng + tăng thể tích đàm (p = 0,043). PCT theo ngưỡng dùng 
kháng sinh có mối liên quan với bằng chứng vi sinh (p = 0,008). 
Kết  luận: PCT có thể dùng để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn trong đợt cấp BPTNMT, nếu các triệu 
chứng chỉ định dùng kháng sinh theo khuyến cáo của GOLD không đủ khách quan và hạn chế về bằng chứng vi 
sinh. 
Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, procalcitonin. 
ABSTRACT  
THE SURVEY OF THE RELATIONSHIPBETWEEN PROCALCITONIN’S CONCENTRATION WITH 
SOME CLINICAL FACTORS AND LABORATORY IN ACUTE EXACERBATION CHRONIC 
OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE IN THE ELDERLY PATIENTS 
Truong Tuan Nhut, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, Do Thi Tuong Oanh  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 20 ‐ 24 
Background: Procalcitonin (PCT) is a specific biomarker about the situation of bacterial infection. Recent 
researches  showed  the  important  role  of PCT  assess  the  situation  of  infections during  the  acute  exacerbation 
chronic obstructive pulmonary disease (COPD). These researches purpose to take the survey about the related of 
PCT with the situation of infections in the exacerbation COPD. 
Objectives: Survey about the related of concentration of PCT in blood with situation of bacterial infection 
during the acute exacerbation COPD in the elderly patients. 
Methods: Prospective descriptive study. 
Results: PCT, according to threshold of antibiotic usage, has the related with 3 symptoms that assigned to 
use  antibiotics  following  the  recommendation  by GOLD  including purulent  sputum + worsening dyspnea + 
increasing  sputum  volume  (p  =  0.043).  PCT,  following  threshold  of  antibiotic  usage,  has  the  related  with 
microbiological evidence (p = 0.008). 
Conclusion: PCT can be used to assess the situation of infections in the acute exacerbation COPD. If the 
*Bv Phạm Ngọc Thạch  ** Bộ môn Lão khoa ĐHYD.TPHCM ***Khoa A2, Bv Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: BS. Trương Tuấn Nhựt  ĐT: 0983873331  Email: tuannhuttr@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Hô Hấp  21
symptoms assigned to use antibiotics according to recommendation of GOLD are not enough objectives and limit 
about microbiological evidences. 
Keywords: chronic obstructive pulmonary disease, procalcitonin. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là 
một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và 
tử  vong  hàng  đầu  trên  thế  giới.  Các  đợt  cấp 
BPTNMT nặng phải nhập viện là một thách thức 
khó khăn trong lâm sàng và tăng chi phí điều trị, 
tăng  tỉ  lệ  tử vong,  làm  sụt giảm  chức năng hô 
hấp  và  giảm  chất  lượng  cuộc  sống  của  người 
bệnh. Nguyên nhân của đợt cấp BPTNMT có thể 
bao gồm nhiều yếu  tố khác nhau nhưng phần 
lớn  trường hợp  là do virus và vi khuẩn, vì vậy 
kháng sinh  là một trong những biện pháp điều 
trị  cần  thiết. Các  tiêu  chuẩn  theo GOLD  cũng 
như  Anthonisen  và  các  dấu  hiệu  lâm  sàng 
hướng đến nguyên nhân nhiễm khuẩn trong đợt 
cấp BPTNMT là những tiêu chuẩn dễ thực hiện 
trong thực hành lâm sàng nhưng khá chủ quan 
và thay đổi. Nếu chỉ dựa vào vi sinh để đánh giá 
nhiễm khuẩn trong đợt cấp BPTNMT là khá khó 
khăn vì  cấy  đàm không phải  tiêu  chuẩn vàng. 
Đó  là  những  mặt  hạn  chế  về  việc  đánh  giá 
nhiễm  khuẩn  đối  với  bệnh  nhân  vào  đợt  cấp 
BPTNMT. Ngược  lại, GOLD  cũng  khuyến  cáo 
đo  lường  các  dấu  ấn  sinh  học  trong  đó 
procalcitonin  là một dấu  ấn đặc  trưng cho  tình 
trạng nhiễm khuẩn(Error! Reference source not 
found.). Trong thực tế, PCT chưa được áp dụng 
rộng rãi như  là công cụ để đánh giá  tình  trạng 
nhiễm  khuẩn  trong  đợt  cấp  BPTNMT,  nên 
chúng  tôi  tiến hành nghiên cứu nàynhằm khảo 
sát mối liên quan của PCT với tình trạng nhiễm 
khuẩn trong đợt cấp BPTNMT. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhân  ≥ 60  tuổi được chẩn 
đoán  đợt  cấp  BPTNMT  nhập  viện  khoa  A2 
Bệnh  viện  Phạm  Ngọc  Thạch  từ  01/10/2012 
đến 30/06/2013 được chọn vào nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Hô hấp ký:  Sau khi dùng  thuốc  giãn phế 
quản  FEV1/FVC  <  0,7  và  FEV1  <  80%  đo  lúc 
bệnh  nhân  ổn  định.  Nghĩ  đến  đợt  cấp 
BPTNMT:  có  ít nhất một  trong ba  tiêu  chuẩn 
sau: khó thở tăng, tăng thể tích đàm, đàm mủ. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Ung thư phế quản – phổi đã hoặc mới phát 
hiện, bệnh nhân có nhiễm trùng nơi khác ngoài 
đường hô hấp dưới, lao phổi mới. 
Phương pháp nghiên cứu 
Loại hình nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang, tiến cứu. 
Cách chọn mẫu 
Chọn  mẫu  thuận  tiện  những  bệnh  nhân 
thỏa  tiêu  chuẩn  chọn  bệnh  trong  thời  gian 
nghiên cứu. 
Các bước tiến hành nghiên cứu 
Tất  cả  các bệnh nhân  thoả  các  tiêu  chuẩn 
chọn mẫu  và  không  bao  gồm  các  tiêu  chuẩn 
loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân 
được  lấy máu  xét  nghiệm  PCT  vào  hai  thời 
điểm: nhập viện trong 24 giờ (PCT1) và sau 24 
‐ 48 giờ nhập viện (PCT2). PCTmax là trị số cao 
hơn  trong 2  trị số PCT1 và PCT2. Căn cứ vào 
PCTmaxchúng  tôi  sẽ  chia  bệnh  nhân  nghiên 
cứu  làm  3  nhóm:  Nhóm  1:  PCTmax  <  0,1 
ng/mL;  nhóm  2:  0,1  ng/mL  ≤  PCTmax  ≤  0,25 
ng/mL; nhóm 3: PCTmax > 0,25 ng/mL. 
Các biến số nghiên cứu 
Biến  số  lâm  sàng  gồm  đàm mủ,  khó  thở 
theo  thang điểm Borg,  tăng  thể  tích đàm, sốt, 
ran  nổ  và  X  quang  ngực; Dấu  ấn  viêm  gồm 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 22
CRP,  BCĐNTT,  vi  sinh;  sử  dụng  kháng  sinh 
trước nhập viện. 
Phân tích thống kê 
Các  dữ  liệu  được  xử  lý  bằng  phần  mềm 
SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Tuổi và giới 
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi được chọn có 
độ tuổi từ 60 trở lên (tuổi trung bình 72,6 ± 6,9) 
và đa số là bệnh nhân nam (92,6%). Nghiên cứu 
của chúng tôi tương tự các tác giả Lin S‐H(Error! 
Reference source not  found.), Sethi S(Error! Reference 
source not found.), Đỗ Quyết(Error! Reference source not found.). 
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm 
Tuổi 72,6 ± 6,9 
Giới Nam: 92,6%; nữ:7,4% 
Liên quan đến thuốc lá Nam: 100% 
Bảng 2: Mối liên quan của PCTmax theo ngưỡng dùng kháng sinh với triệu chứng lâm sàng và X quang ngực 
PCT max
Lâm sàng 
Nhóm 1 
(PCTmax < 0,1 
ng/mL) 
Nhóm 2 (0,1 ng/mL ≤ 
PCTmax ≤ 0,25 ng/mL)
Nhóm 3 
(> 0,25 ng/mL) Tổng cộng Giá trị p 
Sốt 5 4 7 16 0,621 
Thể tích đàm tăng 17 6 23 46 0,12 
Đàm mủ 35 14 30 79 0,073 
Khó thở tăng 35 16 30 81 0,412 
Đàm mủ + khó thở tăng và/ 
đàm mủ + tăng thể tích đàm 20 7 11 38 0,236 
Đàm mủ + khó thở tăng + 
tăng thể tích đàm 14 5 19 38 0,043 
Ran nổ 5 5 6 16 0,527 
X quang ngực thâm nhiễm 7 6 8 21 0,594 
Bảng 3: Mối liên quan của PCTmax theo ngưỡng 
dùng kháng sinh với một số dấu ấn viêm 
PCT max 
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng cộng
Giá 
trị p
CRPmax ≤ 5 mg/L 15 7 7 29 
0,275CRPmax > 5 mg/L 25 14 27 66 
Tổng cộng 40 21 34 95 
BC ≤ 5,94 k/µL 7 3 4 14 
0,784BC > 5,94 k/µL 33 18 30 81 
Tổng cộng 40 21 34 95 
Bảng 4: Mối liên quan của PCTmax theo ngưỡng 
dùng kháng sinh với bằng chứng vi sinh 
PCT max
Vi trùng 
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 
Tổng 
cộng 
Giá trị 
p 
Có 5 3 14 22 
0,008 Không 35 18 20 73 
Tổng cộng 40 21 34 95 
Bảng 5: Mối liên quan của PCTmax theo ngưỡng 
dùng kháng sinh với việc dùng kháng sinh trước 
nhập viện 
PCT max
 Dùng kháng sinh 
Nhóm 
1 
Nhóm 
2 
Nhóm 
3 
Tổng 
cộng 
Giá trị 
p 
Một tháng trước nhập 
viện 12 5 18 35 0,142 
24 giờ trước nhập 
viện 12 5 11 28 0,89 
BÀN  LUẬN 
Hút thuốc lá 
Tỷ  lệ bệnh nhân đã hoặc đang hút  thuốc  lá 
chiếm 84,2%  trong  đó nam hút  thuốc  lá  chiếm 
100%. Nghiên cứu của chúng  tôi  tương  tự Eric 
GH(Error! Reference source not found.), Robert 
MS(Error! Reference source not found.) và Đỗ Quyết(Error! Reference 
source not found.). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học
Hô Hấp  23
Mối  liên  quan  của  nồng  độ  PCTmax  theo 
ngưỡng  dùng  kháng  sinh  với  một  số  triệu 
chứng lâm sàng và X quang ngực 
Một số  triệu chứng  lâm sàng không có  liên 
quan  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  PCTmax  theo 
ngưỡng  dùng  kháng  sinh  như  sốt  (p  =  0,621); 
tăng thể tích đàm (p = 0,12); đàm mủ (p = 0,073); 
ran nổ  (p = 0,527);Đàm mủ + khó  thở  tăng và/ 
hoặc đàm mủ + tăng thể tích đàm (p = 0,236);X 
quang ngực  có  thâm nhiễm  (p = 0,594).Nghiên 
của  của  chúng  tôi  cũng  tương  tự  với  tác 
giảDaubin C  và  khuyến  cáo  dùng  kháng  sinh 
theo GOLD. Sự kết hợp của đàm mủ + khó thở 
tăng +  tăng  thể  tích đàm có mối  liên quan có ý 
nghĩa thống kê với PCTmax (p = 0,043). Nghiên 
cứu của chúng  tôi phù hợp với khuyến cáo chỉ 
định dùng kháng sinh  theo khuyến cáo GOLD 
và tác giả Anthonisen. 
Mối  liên  quan  của  nồng  độ  PCTmax  theo 
ngưỡng  dùng  kháng  sinh  với một  số  dấu  ấn 
viêm 
CRP 
Tỷ  lệ bệnh nhân có CRPmax  tăng  là 69,5%. 
So sánh ở cả 3 nhóm, số bệnh nhân có CRPmax 
tăng  ở  nhóm  3  là  79,4%;  nhóm  2  là  66,7%  và 
nhóm 1  là 62,5%. Sự khác biệt này không có ý 
nghĩa thống kê (p > 0,05). Nghiên cứu của chúng 
tôi phù hợp với báo cáo của tác giả Daubin C và 
cộng  sự(Error!  Reference  source  not  found.),  không  có  liên 
quan  của  nồng  độ  PCT  với  CRP.  Bệnh  nhân 
BPTNMT thường kèm theo sự gia tăng đáp ứng 
viêm toàn thể, biểu hiện bởi sự gia tăng của các 
hoá chất trung gian gây viêm, các cytokin và các 
dấu ấn sinh học, khi so sánh với nhóm chứng có 
độ tuổi tương ứng. Đáp ứng viêm toàn thể này 
thường  được  khuếch  đại  trong  đợt  cấp 
BPTNMT  và  làm  gia  tăng  nồng  độ  của  các 
cytokin và  các dấu  ấn  sinh học gây viêm khác 
như CRP,  copeptin,  neopterin, Có  thể  trong 
đợt cấp xảy ra quá trình viêm đường hô hấp và 
đáp ứng viêm toàn thể của cơ thể dẫn đến tăng 
nồng độ CRP mặc dù không có tình trạng nhiễm 
khuẩn. Theo tác giả Kelly MG và cộng sự(Error! 
Reference source not found.), CRP tăng cũng có 
thể là do đáp ứng viêm của cơ thể. 
BCĐNTT 
Tỷ  lệ BCĐNTT  tăng 85,27%. So sánh ở cả 3 
nhóm, số bệnh nhân có BCĐNTT tăng ở nhóm 3 
là 88,2%; nhóm 2  là 85,7% và nhóm 1  là 82,5%. 
Số  bệnh  nhân  có  BCĐNTT  tăng  không  khác 
nhau nhiều dựa vào nồng độ PCTmax và không 
thấy có mối  liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 
0,05). Điều đó, có thể giải thích do khả năng đề 
kháng với  tác nhân gây bệnh  ở người  cao  tuổi 
giảm  nên  số  lượng  bạch  cầu  có  thể  tăng  hoặc 
không tăng. 
Mối  liên quan của nồng  độ PCTmax  theo 
ngưỡng dùng kháng sinh với vi sinh 
Ở cả 3 nhóm dựa trên nồng độ PCTmax theo 
ngưỡng dùng kháng sinh  liên quan có ý nghĩa 
thống  kê  (p  <  0,05).  Trong  đó  có  nồng  độ 
PCTmax > 0,25 ng/mL (nhóm 3) có tỷ lệ cấy đàm 
dương  tính cao. Vì vậy, nồng độ PCT có  thể  là 
yếu tố hướng dẫn cho việc sử dụng kháng sinh. 
Tuy có những mặt hạn chế  trong việc cấy đàm 
tìm vi khuẩn. Nhưng thực tế khi đánh giá nhiễm 
khuẩn  ở  bệnh nhân  đợt  cấp BPTNMT,  nếu  có 
kết quả cấy đàm với sự hiện diện của vi khuẩn 
và kèm  theo kết quả kháng  sinh  đồ  đều  được 
xem  như  là  bằng  chứng  nhiễm  khuẩn  và  chỉ 
định dùng kháng sinh. 
Mối  liên quan của nồng  độ PCTmax  theo 
ngưỡng dùng kháng sinh với dùng kháng 
sinh trước nhập viện 
Mối  liên  quan  của  việc  dùng  kháng  sinh 
trước  nhập  viện  liên  quan  với  PCTmax  theo 
ngưỡng  dùng  kháng  sinh  không  có  ý  nghĩa 
thống kê với 1 tháng trước nhập viện (p =0,142) 
và 24 giờ trước nhập viện (p = 0,89). Theo nghiên 
của  của Daubin C và  cộng  sự(Error! Reference 
source not  found.), không  có  sự  liên quan  của 
nồng độ PCTmax với việc sử dụng kháng sinh 
trong 30 ngày cũng như trong 24 giờ trước nhập 
viện. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 24
Mối  liên  quan  của  PCTmax  theo  ngưỡng 
dùng kháng sinh với đàm mủ + khó thở tăng + 
tăng thể tích đàm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Mối  liên  quan  của  PCTmax  theo  ngưỡng 
dùng kháng sinh với bằng chứng vi sinh có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Daubin C,  Parenti  JJ, Vabret A,  et  al  (2008),  “Procalcitonin 
levels  in  acute  exacerbation  of  COPD  admitted  in  ICU:  a 
prospective cohort study”, BMC infect Dis, 8, 1471‐2334. 
2. Đỗ Quyết (2009), “Nguyên nhân vi khuẩn giai đoạn đầu và 
sau đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Tạp chí nội 
khoa, 35(3), 216‐220. 
3. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2011), 
Global  strategy  for  the  diagnosis  management,  and 
prevention of chronic obstructive pulmonary disease.  
4. Kelly  MG,  Elborn  JS  (2002),  “Admissions  with  chronic 
obstructive  pulmonary  disease  after  publication  of  national 
giudelines”, Ir J Med sci, 171(1),16‐19. 
5. Lin S‐H, Kuo P‐H, Hsueh P‐R (2007), “Sputum bacteriology in 
hospitalized with  acute  exacerbation  of  chronic  obstructive 
pulmonary disease in Taiwan with an emphasis on Klebsiella 
pneumonia and pseudomonas aeruginosa”, Respiratory, 12(1), 
81‐87. 
6. Senior RM  (2002),  “Chronic obstructive pulmonary disease, 
epidermiology  pathophysiology,  pathogenesis,  clinical 
course,  management,  and  rehabilitation”,  Fishman’s 
Pulmonary Disease and Disorders, 118‐141. 
7. Sethi S, Sethi R, Eschberger K, et al (2007), “Airway bacterial 
concentrations  and  exacerbation  of  chronic  obstructive 
pulmonary disease”, Am J Respir Crit Care Med, 176, 356‐361. 
Ngày nhận bài báo:       01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo:    29/11/2013 
Ngày bài báo được đăng:      05/01/2014 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_quan_giua_procalcitonin_voi_mot_so_yeu_to.pdf