Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một thách

thức cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do đây là

một trong những bệnh lý có tỷ lệ gia tăng nhanh

nhất trong vòng ba thập kỷ qua. Điều này có

nhiều lý do như tuổi thọ đang tăng dần, và một

nguyên nhân quan trọng đó là tỷ lệ bệnh gia

tăng song hành với tỷ lệ hút thuốc lá đặc biệt ở

các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các quốc

gia đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh trong dân số

chiếm khoảng 6%. Tại nước Anh BPTNMT là

một trong các bệnh mạn tính thường gặp nhất.

Tại Hồng Kông có khoảng 9% dân số trên 70 tuổi

mắc căn bệnh này. Tại Việt Nam, theo một

nghiên cứu thực hiện trên 12 quốc gia và vùng

lãnh thổ ở Châu Á Thái Bình Dương, có đến

6,7% dân số Việt Nam bị BPTNMT từ mức độ

trung bình trở lên(5).

Đợt cấp của BPTNMT là nguyên nhân chủ

yếu gây tử vong cho bệnh nhân BPTNMT và gây

suy giảm nhanh chức năng hô hấp mà trong đó

chủ yếu là FEV1, làm cho suy giảm nhanh chất

lượng cuộc sống, làm xấu đi tình trạng của bệnh.

Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố tiên lượng nặng

trong đợt cấp của BPTNMT nhằm tìm ra những

biện pháp có thể giúp ích cho việc theo dõi và

điều trị đợt cấp cho bệnh nhân BPTNMT mà đặc

biệt là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý đi kèm.

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi trang 1

Trang 1

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi trang 2

Trang 2

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi trang 3

Trang 3

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi trang 4

Trang 4

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi trang 5

Trang 5

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11080
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi

Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 203
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI 
TẮC NGHẼN MÃN TÍNH TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI. 
Lê Thị Kim Nhung*, Nguyễn Quang Minh* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổitắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi. 
Đối tượng: Bệnh nhânđiều trị tại bệnh viện Thống Nhất, từ 7/2010 đến 9/2011. 
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. 
Kết quả: Tỷ lệ tử vong trong đợt cấp BPTNMT là 4,9%, nhưng nếu có viêm phổi thì tỷ lệ là 16,5%. Các 
yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT là tuổi cao, giai đoạn tắc nghẽn nặng, dùng corticoides 
uống kéo dài; lâm sàng có suy hô hấp: mạch nhanh, nhịp thở tăng, thay đổi tri giác, co kéo cơ hô hấp phụ, xanh 
tím, thay đổi lời nói; hemoglobin thấp; cấy đàm có vi khuẩn mọc; viêm phổi trên X quang. 
Kết luận: Tuổi cao, có viêm phổi và suy hô hấp làm tăng nguy cơ tử vong trong đợt cấp. 
Từ khóa: đợt cấp COPD 
ABSTRACT 
THE PROGNOSTIC FACTORS OF ACUTE EXACERBATION OF COPD IN ELDERLY 
AT THONG NHAT HOSPITAL 
Le Thi Kim Nhung, Nguyen Quang Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 203-208 
Objectives: Investigation of prognostic factors in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary 
disease in the elderly 
Patients: all patients of acute exacerbationof COPDin elderly during period 7/2010 - 9/2011 
Methods: Retrospective study, descriptive statistics 
Results: The mortality rate in acute exacerbations of COPD was 4,9%, if there is the pneumonia the rate 
was 16,5% The prognostic factors in patients with severe exacerbations were advanced age, severe congestion 
period, using oral prolonged corticoids; respiratory failure: tachycardia, increased breathing rate, perceptual 
changes, contractures secondary respiratory muscles, cyanosis, change words, low hemoglobin, sputum cultured 
bacteria grow pneumonia on X-ray, 
Conclusions: Advanced age, pneumonia and respiratory failure as increased mortality risk in acute exac 
erbations 
Keywords: Acute exacerbation, COPD 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một thách 
thức cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do đây là 
một trong những bệnh lý có tỷ lệ gia tăng nhanh 
nhất trong vòng ba thập kỷ qua. Điều này có 
nhiều lý do như tuổi thọ đang tăng dần, và một 
nguyên nhân quan trọng đó là tỷ lệ bệnh gia 
tăng song hành với tỷ lệ hút thuốc lá đặc biệt ở 
các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các quốc 
gia đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh trong dân số 
chiếm khoảng 6%. Tại nước Anh BPTNMT là 
một trong các bệnh mạn tính thường gặp nhất. 
Tại Hồng Kông có khoảng 9% dân số trên 70 tuổi 
mắc căn bệnh này. Tại Việt Nam, theo một 
nghiên cứu thực hiện trên 12 quốc gia và vùng 
lãnh thổ ở Châu Á Thái Bình Dương, có đến 
* Bệnh viện Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thi Kim Nhung; ĐT: 0918834211; Email: bskimnhung@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 204
6,7% dân số Việt Nam bị BPTNMT từ mức độ 
trung bình trở lên(5). 
Đợt cấp của BPTNMT là nguyên nhân chủ 
yếu gây tử vong cho bệnh nhân BPTNMT và gây 
suy giảm nhanh chức năng hô hấp mà trong đó 
chủ yếu là FEV1, làm cho suy giảm nhanh chất 
lượng cuộc sống, làm xấu đi tình trạng của bệnh. 
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố tiên lượng nặng 
trong đợt cấp của BPTNMT nhằm tìm ra những 
biện pháp có thể giúp ích cho việc theo dõi và 
điều trị đợt cấp cho bệnh nhân BPTNMT mà đặc 
biệt là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý đi kèm. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả các bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, được 
chẩn đoán cơn kịch phát của BPTNMT theo tiêu 
chuẩn của GOLD 2009 nhập viện Bệnh viện 
Thống nhất từ tháng 07/2010 đến tháng 09/2011. 
Phương pháp nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang, tiến cứu. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung 
Phân bố tuổi 
Tổng số 429 bệnh nhân; Nam: 386 bệnh nhân 
(90%); Nữ: 43 bệnh nhân (10%); Tuổi trung bình: 
77,51 ± 6,2 tuổi (65 đến 101 tuổi). 
Phân bố tuổi 
Bảng 1: Các bệnh kết hợp 
Bệnh cơ bản Bệnh nhân Tỉ lệ % 
Tăng HA 326 76 
Thiếu máu cơ tim 166 38,7 
Phì đại tiền liệt tuyến 94 24,4 
Đái tháo đường 66 15,4 
Lao phổi cũ 37 8,6 
Suy tim 21 4,9 
Suy thận mãn 16 3,7 
Nhận xét: Trong các bệnh phối hợp ở bệnh 
nhân BPTNMT thì bệnh lý tăng HA và thiếu 
máu cơ tim là 2 bệnh lý chiếm tỷ lệ cao lần lượt 
là 76,7% và 38,7%. 
Giai đoạn tắc nghẽn 
Biểu đồ: Phân bố các giai đoạn tắc nghẽn 
Nhận xét: Không có bệnh nhân tắc nghẽn ở 
giai đoạn 1, giai đoạn 2 tỷ lệ thấp 12,8% (55 bệnh 
nhân); chủ yếu tắc nghẽn giai đoạn 3 có 47,8% 
(205 bệnh nhân) và giai đoạn 4 có 39,4% (169 
bệnh nhân) 
Độ nặng của đợt cấp 
Chủ yếu bệnh nhân nặng (type 1) 313 bệnh 
nhân (73%), nhẹ chỉ có 5,6%. 
Bảng 2: Các giá trị huyết học và sinh hóa khi nhập 
viện 
Xét nghiệm Trung bình Thấp 
nhất 
Cao 
nhất 
Hồng cầu: 
Số lượng(10¹²/L) 
Hemoglobin(g/L) 
Hematocrit(%) 
4,42 ± 0,63 
12,78 ± 1,73 
39,87 ± 5,70 
2,20 
6,2 
21,3 
6,63 
17,3 
57,8 
Bạch cầu(109/L) 10,10 ± 4,28 1,30 29,70 
Đường máu (mmol/L) 6,43 ± 2,23 2,80 17,90 
Ure (mmol/L) 6,54 ± 2,69 2,00 17,30 
Creatinin (µmol/L) 90,70 ± 26,17 35 225 
Protide máu (g/L) 62,58 ± 6,56 44,5 74,5 
Albumin máu (g/L) 34,21 ± 4,56 22,30 44,50 
Na+ (mEq/L) 138,11 ± 4,66 110 167 
K+ (mEq/L) 3,98 ± 0,47 2,50 6,10 
Nhận xét: Công thức bạch cầu: Số lượng 
bạch cầu trung bìnhlà 10,100 ± 9,070 ở mức độ 
bình thường cao. Đường máu: đường máu trung 
bình 6,43 ± 2,23mmol/L ở giới hạn bình thường 
cao. Protide máu và albumin máu có trị số trung 
bình thấp. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 205
X quang phổi 
Có 143 bệnh nhân (33,3%) không có tổn 
thương ; viêm phổi 55 bệnh nhân (12,8%) ; khí 
phế thũng 87 bệnh nhân (20,2%) ; xơ hóa phổi 84 
bệnh nhân (19,6%); tổn thương khác có 50 bệnh 
nhân (14,1%). 
Các yếu tố tiên lượng 
Trong 429 bệnh nhân, có 21 trường hợp tử 
vong (4,9%). 
Bảng 3: Liên quan giữa tử vong và tuổi 
Nhóm Bệnh nhân Tuổi trung bình 
P = 0,009 
Sống 408 77,34 ± 6,03 tuổi 
Tử vong 21 80,85 ± 8,29 tuổi 
Tổng cộng 429 
Nhận xét: Tuổi trung bình trong nhóm tử 
vong là 80,85 ± 6,03 tuổi cao hơn nhóm sống là 
77,34 ± 8,29 tuổi với P < 0,05. 
Bảng 4: Liên quan giữa tử vong và nhóm tuổi 
Nhóm tuổi 
Nhóm 
P=0,006 
< 0,05 
Sống Tử vong 
65-74 tuổi (n=133) 128/96,2% 5/3,8% 
75-85 tuổi (n=257) 247/96,1%) 10/3,9% 
>85 tuổi (n=39) 33/84,6% 6/15,4% 
Tổng cộng 408 21 
Nhận xét: Tỷ lệ tử vong tăng lên rõ rệt ở 
nhóm > 85 tuổi với tỷ lệ là 15,4% và sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. 
Bảng 5: Liên quan giữa tử vong và số ngày điều trị 
Nhóm 
Bệnh 
nhân 
Ngày điều trị trung 
bình 
P= 0,023 
Sống 408 21,28 ± 16,17 ngày 
Tử vong 21 29,66 ± 20,85 ngày 
Tổng cộng 429 
Nhận xét: Số ngày điều trị trung bình ở 
nhóm tử vong là 29,66 ± 20,85 ngày dài hơn 
nhóm sống là 21,28 ± 16,17 ngày (P<0,05) 
Bảng 6: Liên quan giữa tử vong và tiền căn dùng 
corticoides uống 
Nhóm Dùng corticoides Tổng cộng P = 0,007 
< 0,05 
Exact 
 P = 0,017 < 
0,05 
Không Có 
Sống 368/96,1% 15/3,9% 383 /100% 
Tử vong 40/87% 6/13% 46/100%) 
Tổng cộng 408 21 429 
Nhận xét: Tỷ lệ tử vong ở nhóm tiền căn 
dùng corticoides là 13% cao hơn nhóm không 
dùng là 3,9% và khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với P < 0,05. Khảo sát hồi quy logistic ta có OR 
3,88, 95%CI 1,41- 10,65 
Bảng 6: Liên quan giữa tử vong và giai đoạn tắc 
nghẽn 
Giai đoạn tắc nghẽn Nhóm 
P < 0,0001 
Sống Tử vong 
Giai đoạn 2 (n=55) 55(100%) 0(0%) 
Giai đoạn 3 (n=205) 201(98%) 4(2%) 
Giai đoạn 4 (n=169) 152(89,9%) 17(10,1%) 
Tổng cộng 408 21 
Nhận xét: nhóm tắc nghẽn càng nặng tỉ lệ tử 
vang càng cao (P < 0,0001). Khảo sát hồi quy 
logistic ta có OR 5,84 ; 95% CI 2,02-16,85 ; P = 
0,007. 
Bảng 7: Liên quan giữa kết quả cấy đàm và tử vong 
Nhóm Cấy đàm Tổng cộng 
P=0,021 
KhôngMọc Có VK Candida BK 
Sống 298/73,0% 104/25,5% 5/1,2% 1/0,2% 408/100,0% 
Chết 9/42,9% 11/52,4% ¼,8% 0/0% 21/100,0% 
Tổng cộng 307/71,6% 115/26,8% 6/1,4% 1/0,2% 429/100,0% 
Nhận xét: Nhóm tử vong có tỷ lệ đàm cấy có 
vi trùng mọc là 52,4% so với nhóm sống có tỷ lệ 
đàm cấy có vi trùng mọc là 25,5%. Sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 (OR3,5, Cl95% 
1,4-8,69, P = 0,004). 
Tỷ lệ bệnh nhân viêm phổi tử vong là 16,4% 
khác biệt so với tỷ lệ bệnh nhân không viêm 
phổi tử vong là 3,2%, khác biệt có ý nghĩa thống 
kê P < 0,0001 (OR 5,9, 5%CI 2,35- 14,76). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 206
Bảng 8: Liên quan giữa viêm phổi và tử vong 
Viêm phổi Tử vong Tổng cộng P OR 95%CI 
Sống Tử vong Thấp Cao 
Không 362/96,8% 12/3,2% 374/100% P<0,0001 5,90 2,35 14,76 
Có 46/83,6% 9/16,4% 55/100% 
Tổng cộng 408/95,1% 21/4,9% 429/100% 
Bảng 9: Các yếu tố nguy cơ tử vong 
Triệu chứng OR 
95%CI 
P Giới hạn 
thấp 
Giới hạn 
cao 
Dùng corticoides 3,88 1,41 10,65 0,009 
Giai đoạn tắc nghẽn 5,84 2,02 16,85 0,007 
Tri giác 4,7 2,8 7,9 <0,0001 
Lời nói 3,09 2,07 4,62 <0,0001 
Co kéo cơ hô hấp 
phụ 
8,1 2,64 24,8 <0,0001 
Xanh tím 41,25 9,36 181,74 <0,0001 
Mạch 3,67 2,07 6,51 <0,0001 
Nhịp thở 4,06 2,15 7,66 <0,0001 
SpO2 4,4 2,7 7,1 <0,0001 
Hemoglobin 0,7 0,56 0,91 0,007 
Đàm 3,5 1,41 8,69 0,004 
Viêm phổi 5,9 2,35 14,76 <0,0001 
Nhận xét: Bệnh nhân BPTNMT có tiền căn 
dùng corticoides uống, có giai đoạn tắc nghẽn 
càng nặng khi nhập viện có sự thay đổi tri giác, 
thay đổi lời nói, thở co kéo cơ hô hấp phụ, thay 
đổi màu sắc da niêm, sinh hiệu có sự rối loạn về 
mạch, nhịp thở và SpO2, xét nghiệm giảm 
hemoglobin máu, cấy đàm có vi khuẩn mọc, có 
viêm phổi thì nguy cơ tử vong cao hơn. 
BÀN LUẬN 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 21 
trường hợp tử vong chiếm 4,9%. Các bệnh nhân 
tử vong của chúng tôi là các bệnh nhân tử vong 
trong đợt cấp BPTNMT gây suy hô hấp dẫn đến 
tử vong. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), 
thì tử vong do BPTNMT đứng hàng thứ 4 trong 
các nguyên nhân gây tử vong với 2,75 triệu 
người chết và chiếm 4,8% tổng số tử vong cho tất 
cả các nguyên nhân 
Theo báo cáo của Kenneth D. Kochanek(3) tại 
Mỹ, tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp 
đứng hàng thứ 3 trong năm 2009, sau bệnh lý 
tim mạch và ung thư. Theo C. Raherison và P-
O.Girodet thì tỷ lệ tử vong do đợt cấp BPTNMT 
trong bệnh viện từ 2,5% - 10%(5). 
Nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân tử 
vong có tuổi trung bình là 80,85 ± 8,29 tuổi, cao 
hơn nhóm sống có tuổi trung bình là 77,34 ± 6,03 
tuổi. Theo nghiên cứu của Karin H. 
Groenewegen và Annemie M.W.J. Schols, tử 
vong trong bệnh viện chiếm 8% và tỷ lệ tử vong 
tăng theo tuổi với RR, 1,07; 95% CI, 1,01- 1,12(2). 
D.D. Sin và N.R. Anthonisen cho rằng việc xác 
định chính xác nguyên nhân tử vong trong đợt 
cấp BPTNMT là một điều rất khó khăn, tuy 
nhiên các tác giả cũng nhận thấy, tỷ lệ tử vong ở 
bệnh nhân BPTNMT khi nhập viện có tuổi cao 
thì suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây ra 
tử vong(2). Phân tích 1016 bệnh nhân, các tác giả 
trên cho thấy tỷ lệ sống của bệnh nhân có mối 
liên quan độc lập và rõ ràng với một số các yếu 
tố như tuổi, chỉ số khối của cơ thể, mức độ nặng 
của bệnh, tình trạng thể lực của bệnh nhân, suy 
tim sung huyết(5). P. Ranieri, R. Rozzini, trong 
một nghiên cứu cắt ngang khảo sát nguy cơ tử 
vong ở bệnh nhân có tuổi mắc BPTNMT cho biết 
nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần ở bệnh nhân già 
có tắc nghẽn nặng so với bệnh nhân có tắc nghẽn 
nhẹ(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm 
bệnh nhân tử vong > 85 tuổi chiếm 15,9% cao 
hơn so với nhóm 65- 74 tuổi (3,8%) và nhóm 75- 
85 tuổi (3,9%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê. 
Như vậy, tuổi già cũng là một yếu tố nguy 
cơ tử vong trong BPTNMT. 
Như vậy, cũng giống như các tác giả khác, 
chúng tôi cũng nhận thấy số ngày nằm viện và 
giai đoạn tắc nghẽn là các yếu tố nguy cơ tử 
vong cho đợt cấp BPTNMT. 
Theo GOLD 2009, việc dùng corticoides toàn 
thân kéo dài không được khuyến cáo. Guideline 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 207
này cũng nhận định, việc dùng corticoides 
đường uống kéo dài có quá nhiều tác dụng phụ, 
đặc biệt là bệnh cơ do corticoides gây yếu cơ và 
gây suy hô hấp ở bệnh nhân có giai đoạn tắc 
nghẽn rất nặng(10). 
Karin H. Groenewegen, nghiên cứu tử vong 
và các yếu tố liên quan tử vong, có kết quả là 
dùng corticoides uống kéo dài có nguy cơ tử 
vong trong đợt cấp BPTNMT với RR, 1,07; 95% 
CI; 1,01 – 1,12(2). Tương tự, Christin Macie, cũng 
cho thấy dùng corticoides uống làm tăng nguy 
cơ tử vong với OR 1,04; 95%CI 1,03 – 1,05(6). 
Trái lại, việc dùng corticoides đường hít lại 
làm giảm nguy cơ tử vong. Khuyến cáo của 
GOLD 2011 cũng nêu rõ: corticoides đường hít 
làm giảm nguy cơ tử vong trong một phân tíc 
gộp (Evidence B). Mặc dù, corticoides có tác 
dụng phụ là tăng nguy cơ viêm phổi, nhưng tác 
dụng phụ này chưa rõ ràng. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tử 
vong trong nhóm dùng corticoides uống kéo dài 
cao hơn nhóm không dùng và sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê. Khảo sát nguy cơ bằng mô hình 
hồi quy logistic chúng tôi có OR 3,88; 95%CI 1,41 
– 10,65. 
Do đó việc dùng corticoides đường uống và 
kéo dài là yếu tố tiên lượng nặng trong đợt cấp 
BPTNMT. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các dấu 
hiệu lâm sàng và sinh hiệu có nguy cơ tử vong 
trong đợt cấp BPTNMT có ý nghĩa thống kê, 
đều là biểu hiện của tình trạng suy hô hấp của 
bệnh nhân ở nhiều mức độ. Cho nên ở đây, 
chúng tôi phân tích mối liên quan giữa tử vong 
và suy hô hấp. 
Suy hô hấp là một dấu hiệu nặng trong đợt 
cấp BPTNMT. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
về dấu hiệu lâm sàng chúng tôi nhận thấy: Tri 
giác khi nhập viện càng xấu tỷ lệ tử vong càng 
cao. Khảo sát bằng hồi quy logistic ta có OR 4,7, 
95%CI 2,8-7,9, P<0,0001. Bệnh nhân có sự thay 
đổi giọng nói do khó thở càng nặng tỷ lệ tử vong 
càng cao. Khảo sát bằng hồi quy logistic ta có OR 
3,09, 95%CI 2,07-4,62. Bệnh nhân có co kéo cơ hô 
hấp phụ tỷ lê tử vong là 10,4% cao hơn nhóm 
bình thường là 0,8%. Khảo sát với hồi quy 
logistic ta có OR 8,1 95% CI 2,64-24,8. Nhóm có 
xanh tím tỷ lệ tử vong là 20,7% cao hơn nhóm 
không có xanh tím là 0,6%. Sự sai biệt có ý nghĩa 
thống kê với P < 0,0001. Khảo sát hồi quy ta có 
OR 41,25, 95% CI 9,36-181,74; P < 0,0001. Theo 
dõi các dấu hiệu sinh tồn, chúng tôi nhận thấy: 
các dấu hiệu liên quan đến suy hô hấp như: 
mạch, nhịp thở, SpO2 đều thay đổi có ý nghĩa 
thống kê ở nhóm bệnh nhân tử vong. 
Trong 21 bệnh nhân tử vong của chúng tôi 
đều tử vong do suy hô hấp. Các bệnh nhân có 
các nguyên nhân tử vong khác do nằm ở các 
chuyên khoa khác, chẩn đoán tử vong không 
phải là đợt cấp BPTNMT nên chúng tôi không 
thu thập được. Do đó, các triệu chứng ghi nhận 
ở nhóm bệnh nhân tử vong, thì triệu chứng của 
suy hô hấp là chủ yếu. 
Theo Karin H. Groenewegen, suy hô hấp là 
nguyên nhân tử vong hàng đầu trong đợt cấp 
BPTNMT và nhất là khi bệnh nhân cần có thông 
khí hỗ trợ thì tỷ lệ tử vong lên đến 24%(2). Theo 
D.D. Sin thì suy hô hấp mặc dù là nguyên nhân 
hàng đầu gây tử vong trong đợt cấp BPTNMT 
tại bệnh viện, nhưng nó chỉ chiếm 1/3 trong tổng 
số các nguyên nhân gây tử vong trong đợt cấp 
BPTNMT. Như vậy, suy hô hấp là một yếu tố 
nguy cơ tử vong trong đợt cấp BPTNMT. 
Carlos Martinez-Rivera, Karina Portillo, 
Aida Muñoz-Ferrer, nghiên cứu nguy cơ tử vong 
trong đợt cấp BPTNMT, thấy rằng bệnh nhân 
BPTNMT có thiếu máu thì có nguy cơ tử vong 
trong đợt cấp BPTNMT với RR 5,995%CI: 1,9–19. 
Tác giả kết luận thiếu máu là yếu tố tiên lượng 
tử vong độc lập ở bệnh nhân nhập viện vì đợt 
cấp BPTNMT(4). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân 
BPTNMT thiếu máu chủ yếu là sự giảm thiểu 
hemoglobin với hemoglobin trung bình ở nhóm 
sống là 12,82±1,69g/L, nhóm chết là 11,95±2,18 
g/L và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P = 
0,025 < 0,05. Khảo sát hồi quy logistic ta có OR 
0,795%CI 0,56- 0,91. Như vậy, nghiên cứu của 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 208
chúng tôi cũng nhận thấy sự giảm hemoglobin 
trong máu có liên quan đến nguy cơ tử vong. 
Tuy nhiên, do chúng tôi chỉ có 21 bệnh nhân tử 
vong nên số lượng mẫu còn ít, cần phải nghiên 
cứu thêm. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm tử 
vong có tỷ lệ đàm cấy có vi trùng mọc là 52,4% 
so với nhóm sống có tỷ lệ đàm cấy có vi trùng 
mọc là 25,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống 
kê với P = 0,021 < 0,05. Ta cũng có OR 3,5, Cl95% 
1,4-8,69, P = 0,004. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ tử vong trong đợt cấp BPTNMT là 
4,9%, nhưng nếu có viêm phổi thì tỷ lệ là 16,5%. 
Các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân đợt 
cấp BPTNMT: 
Tuổi cao, giai đoạn tắc nghẽn nặng, dùng 
corticoides uống kéo dài. 
Lâm sàng có suy hô hấp: mạch nhanh, nhịp 
thở tăng, thay đổi tri giác, co kéo cơ hô hấp phụ, 
xanh tím, thay đổi lời nói. 
Hemoglobin thấp. 
Cấy đàm có vi khuẩn mọc. 
Viêm phổi trên X quang. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Global Initiative for Obstructive Lung Disease (2011), Global 
Initiative for Obstructive Lung Disease, 
2. Groenewegen KH, Schols AM, Wousters EF (2003) "Mortality 
and Mortality-Related Factors After Hospitalization for Acute 
Exacerbation of COPD". Chest, 124, pp.459-467. 
3. Kochanek KD, Xu J, Murphy SL, Miniño AM (2011) "Deaths: 
Preliminary Data for 2009". National Vital Statistics Reports, 
Volume 59, (Number 4), pp.1-54. 
4. Martinez-Rivera C, Portillo K, Muñoz-Ferrer A (2012) 
"Anemia is a Mortality Predictor in Hospitalized Patients for 
COPD Exacerbation". COPD: Journal of chronic obstructive 
pulmonary disease, 9, (3), pp.243-250 
5. Macie C, Wooldrage K, Manfreda J, Anthonisen NR (2006) 
"Inhaled Corticosteroids and Mortality in COPD". Chest, 130, 
pp.640-646 
6. Nguyễn Thị Ngọc Hảo (2009) "Đặc điểm vi khuẩn học trên 
bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch phát cấp tính của bệnh phổi 
tắc nghẽn mãn tính". Luận văn thạc sỹ y học. 
7. Ranieri P, Rozzini R, Franzoni S (2001) "One-year mortality in 
elderly stable patients with COPD". Monaldi Arch Chest Dis 
56, (6), pp.481–485 
8. Raherison C, Girodet PO (2009) "Epidemiology of COPD". 
Eur Respir Rev 18, (114), pp.213–221 
9. Sin DD, Anthonisen NR, Soriano JB, Agusti AG (2006) 
"Mortality in COPD: role of comorbidities". Eur Respir J, 28, 
pp. 1245–1257. 
10. Tan WC, Ng TP (2008) "COPD in Asia". Chest, 133, p.517-527. 
Ngày nhận bài báo: 11-04-2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014 
Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_cac_yeu_to_tien_luong_trong_dot_cap_benh_phoi_tac_n.pdf