Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi

Cơ sở: NMCT là bệnh xảy ra đột ngột, nhanh chóng, tình huống cấp cứu thường gặp ở người cao tuổi

và là nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong. Các tiến bộ điều trị tái tưới máu dù đã cải thiện được diễn tiến và

tiên lượng bệnh, nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân có cơ tim tổn thương rộng hoặc đến muộn, các biện pháp

can thiệp đều kém hiệu quả. Suy tim sau NMCT khá hay gặp chiếm 10%. Suy tim vẫn còn là một trong

những vấn đề lớn khó giải quyết. Tỷ lệ suy tim sau NMCT cao hơn và tiên lượng xấu hơn ở người cao

tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ NMCT cấp ngày cũng tăng cao và quần thể người cao tuổi cũng đang tăng rất

nhanh, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát biến chứng suy tim cấp sau NMCT cấp có ST chênh lên ở người cao tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu - cắt ngang - mô tả, thực hiện trên 124 bệnh nhân

(99 bệnh nhân nam và 25 bệnh nhân nữ) tuổi từ 60 đến 94 được chẩn đoán NMCT cấp ST chênh lên nhập

viện và điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp và Trung tâm cấp cứu Tim mạch tại BV Thống Nhất từ tháng

01/2009 đến 09/2010.

Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân: 70,82  8,98. Tỷ lệ nam/nữ: 3,95. Bệnh nhân NMCTC và biến

chứng thường đồng thời có nhiều bệnh kèm theo như: tăng huyết áp 83,9%, ĐTĐ 23,4%, RLLM 31,5%.

Vị trí bị tổn thương: NMCT thành trước chiếm 54,8%, thành dưới 33,9%. Nhồi máu thành dưới đi kèm

nhồi máu thất phải chiếm 11,3%. ĐM LTT chiếm 51,2%, ĐMV phải chiếm 36,3%, ĐM mũ chiếm 8,7%

thân chung ĐMV trái chiếm 3,8%. BN suy tim có Killip II chiếm 44,3%, Killip III chiếm 16,9%. Killip IV

chiếm 6,5% LVEF giảm dần từ Killip I: 51,76  11,57%, Killip II: 47,84  15,55 %, Killip III: 45,85 

14,92 %, Killip IV: 43,67  15,23 %, thì phân độ Killip càng tăng, nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>

0,05. Có mối liên quan giữa suy tim với các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, ĐTĐ, RLLM, tăng huyết

áp. Phối hợp  2 yếu tố nguy cơ thì độ nặng suy tim sau NMCT càng tăng. Mối liên quan này có ý nghĩa

thống kê với p<0,05. Liên quan giữa suy tim với bệnh đi kèm: BN suy tim nặng có tiền sử suy tim mạn,

suy thận mạn chiếm tỷ lệ lần lượt là (54,5% và 72,7%) cao hơn nhóm không tiền sử suy tim, suy thận mạn

có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Tỷ lệ tử vong chung là 6,5%.

Kết luận: LVEF giảm dần từ Killip I đến Killip IV. Phân độ Killip lúc nhập viện càng cao thì tỷ lệ tử

vong sớm sau NMCT càng lớn.

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 1

Trang 1

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 2

Trang 2

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 3

Trang 3

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 4

Trang 4

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 5

Trang 5

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 6

Trang 6

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 7

Trang 7

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8100
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi

Khảo sát biến chứng suy tim cấp sau nhồi máu cơ tim cấp có st chênh lên ở người cao tuổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 106
KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG SUY TIM CẤP SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 
CÓ ST CHÊNH LÊN Ở NGƯỜI CAO TUỔI 
Nguyễn Thị Hoa*, Hồ Thượng Dũng** 
TÓM TẮT 
Cơ sở: NMCT là bệnh xảy ra đột ngột, nhanh chóng, tình huống cấp cứu thường gặp ở người cao tuổi 
và là nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong. Các tiến bộ điều trị tái tưới máu dù đã cải thiện được diễn tiến và 
tiên lượng bệnh, nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân có cơ tim tổn thương rộng hoặc đến muộn, các biện pháp 
can thiệp đều kém hiệu quả. Suy tim sau NMCT khá hay gặp chiếm 10%. Suy tim vẫn còn là một trong 
những vấn đề lớn khó giải quyết. Tỷ lệ suy tim sau NMCT cao hơn và tiên lượng xấu hơn ở người cao 
tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ NMCT cấp ngày cũng tăng cao và quần thể người cao tuổi cũng đang tăng rất 
nhanh, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. 
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát biến chứng suy tim cấp sau NMCT cấp có ST chênh lên ở người cao tuổi. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu - cắt ngang - mô tả, thực hiện trên 124 bệnh nhân 
(99 bệnh nhân nam và 25 bệnh nhân nữ) tuổi từ 60 đến 94 được chẩn đoán NMCT cấp ST chênh lên nhập 
viện và điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp và Trung tâm cấp cứu Tim mạch tại BV Thống Nhất từ tháng 
01/2009 đến 09/2010. 
Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân: 70,82 8,98. Tỷ lệ nam/nữ: 3,95. Bệnh nhân NMCTC và biến 
chứng thường đồng thời có nhiều bệnh kèm theo như: tăng huyết áp 83,9%, ĐTĐ 23,4%, RLLM 31,5%. 
Vị trí bị tổn thương: NMCT thành trước chiếm 54,8%, thành dưới 33,9%. Nhồi máu thành dưới đi kèm 
nhồi máu thất phải chiếm 11,3%. ĐM LTT chiếm 51,2%, ĐMV phải chiếm 36,3%, ĐM mũ chiếm 8,7% 
thân chung ĐMV trái chiếm 3,8%. BN suy tim có Killip II chiếm 44,3%, Killip III chiếm 16,9%. Killip IV 
chiếm 6,5% LVEF giảm dần từ Killip I: 51,76 11,57%, Killip II: 47,84 15,55 %, Killip III: 45,85 
14,92 %, Killip IV: 43,67 15,23 %, thì phân độ Killip càng tăng, nhưng không có ý nghĩa thống kê với p> 
0,05. Có mối liên quan giữa suy tim với các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, ĐTĐ, RLLM, tăng huyết 
áp. Phối hợp 2 yếu tố nguy cơ thì độ nặng suy tim sau NMCT càng tăng. Mối liên quan này có ý nghĩa 
thống kê với p<0,05. Liên quan giữa suy tim với bệnh đi kèm: BN suy tim nặng có tiền sử suy tim mạn, 
suy thận mạn chiếm tỷ lệ lần lượt là (54,5% và 72,7%) cao hơn nhóm không tiền sử suy tim, suy thận mạn 
có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Tỷ lệ tử vong chung là 6,5%. 
Kết luận: LVEF giảm dần từ Killip I đến Killip IV. Phân độ Killip lúc nhập viện càng cao thì tỷ lệ tử 
vong sớm sau NMCT càng lớn. 
ABSTRACT 
THE SURVEY OF COMPLICATION OF HEART FAILURE AFTER ACUTE MYOCARDIAL 
INFARCTION ST-ELEVATION IN OLD PERSONS 
Nguyen Thi Hoa, Ho Thuong Dung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 106 - 113 
Background: Myocardial infarction is the disease which happens suddenly, rapidly, is a common 
emergency situation in old persons and the reason of death. Although the progresses of blood treatment were 
improved, monitored and anticipated the disease, there are also many patients who had wide injured 
* Bệnh viện Đa khoa TT An Giang ** Bệnh viện Thống Nhất TPHCM 
Tác giả liên lạc: BS Hồ Thượng Dũng ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com - 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 107
myocardium or were hospitalized late. Interfering methods are effective badly. Heart failure after acute 
myocardial infarction is common and appropriates 10%. Heart failure is still one of unsolvable big 
problems. The rate of heart failure after myocardial infarction is higher and anticipated as worse in old 
persons. In Vietnam, the rate of myocardial infarction also increases highly and the community of old 
persons is also increasing rapidly but there aren’t many researches about this problem yet. 
Objectives: Survey the complication of heart failure after acute myocardial infarction ST – segment 
elevation in old persons. 
Methods: Cross-sectional, descriptive study, implement over 124 patients (99 male patients and 25 
female patients) from 60 to 94 years old who were diagnosed as myocardial infarction with ST- elevation 
were hosptialized and treated in department of interference heart and heart first aid center in Thong Nhat 
Hospital from 01/2009 to 09/2010. 
Results: The patient’s average age: 70.82 ± 8.98. The rate male/female: 3.95. The patients having 
myocardial infarction and complication often have many attached diseases simultaneously: hypertension 
83.9%, diabetes 23.4%, dyslipidemia 31.5%. The position is injured: myocardial infarction in front wall 
appropriates 54.8%, below wall 33.9%. Infarction in below wall attached infarction of right ventricle 
appropriates 11.3%, anterior interventricular artery 51.2%, right coronary artery appropriates 36.3%, hat 
artery appropriates 8.7%, common body of left coronary a ... 100 4 (30,8) 9 (69,2) 13 
Tổng 95 (76,6) 29 (23,4) 124 
2 = 17,92; p < 0,001 
Bảng 11: Liên quan giữa suy tim với mạch trung 
bình 
Mạch (l/ph) 
Killip 
Tổng 
I + II III + IV 
Trung bình 77,54 92,17 80,96 
Độ lệch chuẩn 14,49 26,57 18,97 
F = 14,69; p < 0,001 
Bảng 12: Liên quan giữa suy tim vớii HA tâm thu 
lúc mới nhập viện 
HA tâm thu 
(mmHg) 
Killip 
Tổng 
I + II III + IV 
Trung bình 125,37 127,24 125,81 
Độ lệch chuẩn 21,87 28,89 23,58 
F = 0,139; p = 0,710 
Bảng 13: Liên quan giữa suy tim với vị trí nhồi máu 
Vùng nhồi 
máu 
Killip 
Tổng 
I + II III + IV 
Thành trước 48 (70,6) 20 (29,4) 68 
Thành dưới 37 (88,1) 5 (11,9) 42 
Thành dưới + 
thất phải 
10 (71,4) 4 (28,6) 14 
Tổng 95 (76,6) 29 (23,4) 124 
2 = 17,358; p = 0,008 
Bảng 14: Liên quan giữa suy tim với các yếu tố nguy cơ 
Yếu tố nguy cơ 
Killip 
P 
I (n = 40) II (n = 55) III (n = 21) IV (n = 8) 
Hút thuốc lá - Có 
- Không 
14 (26,4) 
26 (36,7) 
15 (28,3) 
40 (56,3) 
18 (33,9) 
3 (4,2) 
6 (11,4) 
2 (2,8) 
0,002 
THA: - Có 
- Không 
31 (29,8) 
9 (45) 
48 (46,2) 
7 (35) 
19 (18,3) 
2 (10) 
6 (5,8) 
2 (10) 
0,421 
RL lipid máu: - Có 9 (23,1) 20 (51,4) 7 (17,9) 3 (7,6) 0,074 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 110
Yếu tố nguy cơ 
Killip 
P 
I (n = 40) II (n = 55) III (n = 21) IV (n = 8) 
 - Không 31 (36,5) 35 (41,2) 14 (16,4) 5 (5,9) 
ĐTĐ: - Có 
- Không 
4 (13,8) 
36 (37,9) 
11 (37,9) 
44 (46,3) 
10 (34,5) 
11 (11,6) 
4 (13,8) 
4 (4,2) 
0,002 
* Liên quan giữa suy tim với nhiều yếu tố 
nguy cơ 
Bảng 15: Liên quan giữa suy tim với nhiều yếu tố 
nguy cơ 
Nhóm 
YTNC 
Killip 
p 
I II III IV 
<2YTNC 
 2YTNC 
24 (48,9) 
16 (21,3) 
16 (32,7) 
39 (52,0) 
7 (14,3) 
14 (18,7) 
2 (4,1) 
6 (8,0) 
0,013 
Tổng 40 55 21 8 124 
Bảng 16: Liên quan giữa suy tim với tiền sử bệnh 
đi kèm 
Tiền sử 
bệnh 
đi kèm 
Killip 
P I 
(n = 40) 
II 
(n = 55) 
III 
(n = 21) 
IV 
(n = 8) 
NMCT 
 - Có 
- Không 
3 (12,5) 
37 (37) 
13 (54,2) 
42 (42) 
6 (25) 
15 (15) 
2 (8,3) 
6 (6) 
0,135 
TBMMN 
 - Có 
- Không 
4 (22,2) 
36 (33,9) 
9 (50) 
46 (43,4) 
5 (27,8) 
16(15,2
) 
0 
8 (7,5) 
0,304 
Suy tim 
mãn 
 - Có 
- Không 
1 (4,5) 
39(38,2) 
9 (41) 
46 (45,1) 
11 (50) 
10 (9,8) 
1 (4,5) 
7 (6,9) 
<0,00
1 
Suy thận 
mãn 
 - Có 
- Không 
0 
40(35,4) 
3 (27,3) 
52 (46) 
6 (54,5) 
15(13,3
) 
2 (18,2) 
6 (5,3) 
0,001 
Viêm phổi 
 - Có 
- Không 
1 (5,9) 
39(36,4) 
10 (58,9) 
45 (42,5) 
4 (23,5) 
17(15,9
) 
2 (11,7) 
6 (5,6) 
0,088 
COPD 
 - Có 
- Không 
0 
40(33,6) 
1 (20) 
54 (45,4) 
2 (40) 
19 (16) 
2(40) 
6 (5,0) 
0,316 
Bảng 17: Liên quan giữa suy tim với tử vong sớm 
Tử vong 
Killip 
Tổng 
I II III IV 
Có 0 1 (12,5) 3 (37,5) 4 (50,0) 8 
Không 40 (34,5) 54 (46,6) 18 (15,5) 4 (3,4) 116 
Tổng 40 (32,3) 55 (44,4) 21 (16,9) 8 (6,5) 124 
2 = 31,988; p < 0,001 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 
* Tuổi 
BN trên 60 tuổi (theo tiêu chuẩn WHO 
1980). Tuổi cao nhất 94. Tuổi trung bình 70,82 
± 8,98. Nhóm từ 60-69 tuổi có tỷ lệ cao chiếm 
44,3%; đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu 
này tương tự với đặc điểm về tuổi của một số 
tác giả khác như: Lê Thị Thu Ba tại BV Thống 
Nhất tuổi trung bình 72,14 ± 7,54; Ong Thị Tố 
Linh tại BV Thống Nhất tuổi trung bình 70,25 
± 11,92 và Nguyễn Duy Khương tại BV Thống 
Nhất tuổi trung bình 70,61 ± 6,96. Nhưng so 
với một số tác giả lấy mẫu ở nơi khác thì tuổi 
trung bình cao hơn như của tác giả Nguyễn 
Thị Hoàng Thanh tại BV Đa khoa Đồng Nai là 
64,64 ± 14,58 và tác giả Đỗ Kim Bảng tại Viện 
Tim mạch Việt Nam là: 62,64 ± 10,62. 
* Giới 
Nam chiếm 79,8%, tỷ lệ nam/nữ khoảng 
3,95. Kết quả nghiên cứu này không khác so 
với một số nghiên cứu khác trong nước như 
của tác giả Cao Thanh Tâm tỷ lệ nam/nữ là 
3,78. Tuy nhiên, có cao hơn tác giả Bùi Thị Hà 
là 3,6 và tác giả Đỗ Kim Bảng là 3,53. Tỷ lệ 
nam/nữ của nghiên cứu này cao hơn các 
nghiên cứu khác có lẽ là do đối tượng nghiên 
cứu chủ yếu là cán bộ thuộc BV Thống Nhất 
nên nam nhiều hơn nữ. Nhưng, khi xét tỷ lệ 
nam/nữ vẫn có sự giảm dần tỷ lệ nam theo 
nhóm tuổi lớn hơn. 
* Yếu tố nguy cơ 
THA chiếm 83,9%, hút thuốc lá 42,7%, 
RLLP máu 31,5% và ĐTĐ chiếm 23,4%. 
Tỷ lệ hút thuốc lá chiếm 42,7% tương tự 
với tác giả Điêu Thanh Hùng là 44,4%. So với 
người không hút thuốc lá, người hút 20 điếu 
mỗi ngày sẽ có tần suất NMCT tăng 6 lần ở 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 111
nữ, 3 lần ở nam(6). Trong thời gian điều trị 
bệnh tim mạch mà người bệnh vẫn tiếp tục 
hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ tái nhồi máu 
và làm tăng nguy cơ tử vong(2). 
Tỷ lệ ĐTĐ chiếm 23,4% thấp hơn các tác 
giả Ong Thị Tố Linh 47,1%, Điêu Thanh Hùng 
28,2%. 
* Đặc điểm lâm sàng 
- Triệu chứng đau ngực lúc nhập viện: đa 
số BN nhập viện với triệu chứng đau ngực 
điển hình chiếm 74,2%. Kết quả này cũng 
tương tự với một số tác giả thực hiện cùng địa 
điểm nghiên cứu. Còn bệnh nhân NMCT cấp 
không đau ngực hoặc đau ngực không điển 
hình chiếm 25,8% phù hợp với y văn. 
- Thời gian từ khởi phát đến lúc nhập 
viện: 46% BN nhập viện < 6 giờ cao hơn tác 
giả Võ Đông Quang 19,2%, Nguyễn Duy 
Khương 36,9%, Nguyễn HoàngThanh 24,3%. 
Điều này có thể giải thích là do sự hiểu biết về 
bệnh, triệu chứng khởi phát của bệnh và cần 
phải đến BV sớm ngày càng được phổ biến 
trong dân chúng. Đây cũng là khoảng thời 
gian tốt nhất cho tái tưới máu với can thiệp 
mạch vành qua da. Lý do nữa BV Thống Nhất 
quản lý các đối tượng cán bộ, đối tượng này 
luôn quan tâm đến bệnh tật và ở địa bàn cư 
trú gần BV Thống Nhất. 
- Vùng cơ tim bị nhồi máu: NMCT thành 
trước chiếm 54,8%, thành dưới 33,9%. Nhồi 
máu thành dưới đi kèm nhồi máu thất phải 
chiếm 11,3%. Kết quả này cũng tương tự với 
tác giả Cao Thanh Ngọc(1) NMCT thành trước 
54,58%, Võ Đông Quang NMCT thành trước 
55,8%. 
- Động mạch vành thủ phạm: ĐM LTT là 
ĐMV thủ phạm chiếm 51,2%, ĐMV Phải 
chiếm 36,3%, ĐM mũ chiếm 8,7% và thân 
chung ĐMV trái chiếm 3,8%. Kết quả này 
cũng tương tự tác giả Điêu Thanh Hùng ĐM 
LTT 52,4%, ĐMV Phải 35,5%, ĐM mũ tỷ lệ 
8,9% và thân chung ĐMV trái 3,2%. 
Tình trạng suy tim cấp sau nhồi máu cơ 
tim cấp 
* Mức độ suy tim cấp sau NMCT dựa trên 
phân độ Killip 
BN suy tim có Killip II chiếm 44,3%, Killip 
III chiếm 16,9%. Kết quả này cũng tương 
đương với một số tác giả. Riêng Killip IV 
chiếm 6,5% thấp hơn các tác giả khác điều này 
có thể do việc điều trị NMCT tốt hơn, đúng 
phác đồ hơn và không loại trừ có vai trò tác 
động tích cực của điều trị tái tưới máu ngày 
càng phổ biến. 
* Phân suất tống máu (EF%) thất trái tại 
thời điểm nhồi máu 
Phân suất tống máu thất trái giảm các 
nhóm Killip I: 51,76 11,57 %, Killip II: 47,84 
 15,55 %, Killip III: 45,85 14,92 %, Killip IV: 
43,67 15,23 %, thì phân độ Killip càng tăng, 
tuy nhiên chưa có ý nghĩa p > 0,05. Có thể giải 
thích một phần do mẫu nghiên cứu chưa đủ 
lớn để tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa. Một 
phần khác là do siêu âm tim trong NMCT cấp 
gặp nhiều khó khăn do BN đang trong tình 
trạng khó thở, choáng tim, khó thay đổi tư 
thế. Đa số BN Killip III, IV phải dùng thuốc 
vận mạch inotrop (+) (Dobutamin).Vì vậy, 
phân suất tống máu thất trái trên những BN 
này tương đối hơi cao so với phân suất tống 
máu thất trái thật sự của BN. 
* Mối liên quan giữa EF% với vị trí nhồi 
máu 
Bảng 18: Mối liên quan giữa EF% với vị trí nhồi 
máu 
Tác giả 
EF % 
Thành trước 
EF % 
Thành dưới 
+ thất phải 
EF % 
Thành dưới 
Nghiên cứu 
này 
44,87 
15,03 
49,6 ± 12,52 53,92 11,95 
Liên quan giữa suy tim với một số yếu tố: 
* Xét nghiệm máu 
- Dung tích hồng cầu (Hct%) và 
Hemoglobin (Hb g/dl): tỷ lệ dung tích hồng 
cầu và nồng độ hemoglobin giảm theo độ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 112
nặng suy tim. Sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05). 
- Nồng độ Creatinin máu tăng theo độ 
nặng suy tim nhưng không có ý nghĩa với p > 
0,05. 
- Nồng độ trung bình urê máu gia tăng 
theo độ nặng của suy tim có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,05). 
* Liên quan giữa suy tim với mạch- huyết áp 
lúc mới nhập viện 
Mạch 
 Tần số mạch trung bình của nhóm suy 
tim nhẹ: 77,54 14,49 lần/phút thấp hơn nhóm 
suy tim nặng: 92,17 26,57 lần/phút. Sự khác 
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết 
quả nghiên cứu này tương tự với kết quả 
nhiều nghiên cứu khác. Nếu xét theo tần số 
mạch thì 2 nhóm (mạch < 60 lần/phút) và 
(mạch > 100 lần/phút) tỷ lệ suy tim nặng cao 
hơn nhóm (mạch 60-100 lần/phút). 
Huyết áp tâm thu 
Không ghi nhận sự khác biệt HATT trung 
bình lúc nhập viện giữa nhóm suy tim nhẹ và 
nhóm suy tim nặng (p > 0,05). 
* Liên quan giữa suy tim với vị trí nhồi máu 
Tỷ lệ suy tim nặng ở BN NMCT thành 
trước cao hơn thành dưới, nhưng khi so riêng 
với thành dưới + thất phải thì tương đương. 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 
0,05. Kết quả này tương tự với tác giả Ong thị 
Tố Linh: NMCT thành trước nguy cơ suy tim 
cao hơn và EF thấp hơn so với NMCT thành 
dưới và thành dưới + thất phải. 
* Liên quan giữa suy tim với các yếu tố nguy 
cơ 
Hút thuốc lá 
Tỷ lệ BN suy tim nặng sau NMCT cấp ở 
nhóm có tiền căn hút thuốc lá cao hơn nhóm 
không hút thuốc lá. Sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05. 
Tăng huyết áp 
Tỷ lệ BN suy tim nặng có tăng huyết áp là 
24% cao hơn nhóm không tăng huyết áp là 
20% nhưng không có ý nghĩa thống kê với p > 
0,05. Kết quả này cũng tương tự với một số 
tác giả: Lê Thị Thu Ba, Ong Thị Tố Linh đều 
không tìm được mối liên quan giữa BN 
NMCT cấp có tiền căn tăng HA với biến 
chứng suy tim và tử vong. 
Đái tháo đường 
Tỷ lệ BN suy tim nặng ở nhóm BN ĐTĐ 
cao hơn nhóm BN không ĐTĐ có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05. Kết quả này cũng tương 
tự với sự nhận định của một số tác giả: 
Jacques Puel: BN NMCT cấp có ĐTĐ tỷ lệ tử 
vong trong bệnh viện là 28% cao hơn có ý 
nghĩa so với nhóm không có ĐTĐ, bản thân 
bệnh nhân ĐTĐ bị NMCT đáp ứng kém với 
các chiến lược điều trị can thiệp mạch vành 
hiện nay 
Rối loạn lipid máu 
Tiền căn RLLP máu chiếm tỷ lệ cao ở 
nhóm suy tim nặng nhưng không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05 
Phối hợp 2 yếu tố nguy cơ 
BN có 2 YTNC thì độ nặng suy tim sau 
NMCT càng tăng. Mối liên quan này có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả này 
tương tự với tác giả: Regina G(8): Nguy cơ suy 
tim sau NMCT tăng gấp 3 lần ở nhóm có 2 
YTNC và tăng 4 lần ở nhóm có 4 YTNC. Các 
tác giả trong nước như Dương Vân Ngọc, 
Hoàng Nghĩa Đài BN NMCT có 3 YTNC thì 
tỷ lệ tử vong và biến chứng cao hơn nhóm có 
từ 0 – 2 YTNC. 
* Liên quan giữa suy tim với bệnh đi kèm 
● Suy tim: Chúng tôi ghi nhận BN suy tim 
nặng có tiền sử suy tim chiếm tỷ lệ 54,5% cao 
hơn nhóm không tiền sử suy tim có ý nghĩa 
thống kê p < 0,001. 
- Nghiên cứu GUSTO - I: Tiền sử suy tim 
làm tăng tỷ lệ tử vong trong bệnh viện lên 
0,4% so với trường hợp NMCT cấp không có 
tiền sử suy tim 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 113
● Suy thận mạn: trong nghiên cứu này, 
BN NMCT cấp có tiền sử suy thận kèm theo 
sẽ làm tăng độ nặng suy tim sau NMCT cấp. 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 
0,001. 
● COPD: tỷ lệ BN suy tim nặng có tiền sử 
COPD chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm không có 
tiền sử COPD nhưng không có ý nghĩa thống 
kê p > 0,05. 
● NMCT cũ: tỷ lệ BN suy tim nặng có tiền 
sử NMCT cũ chiếm tỷ lệ 33,3% cao hơn nhóm 
không có tiền sử NMCT cũ nhưng không có ý 
nghĩa thống kê với p > 0,05. 
● TBMMN: tỷ lệ BN suy tim nặng có tiền 
sử TBMMN chiếm tỷ lệ 77,8% cao hơn nhóm 
không có tiền sử TBMMN. Tuy nhiên, sự khác 
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 
0,05. 
* Liên quan giữa suy tim và tử vong sớm 
Tỷ lệ t ử vong chung trong nghiên cứu 
này là 6,5%. Kết quả này thấp hơn một số tác 
giả trong nước. Điều này có thể là do BN 
nhập viện sớm (< 6giờ) và đây là thời gian can 
thiệp mạch vành tốt nhất làm hạn chế biến 
chứng và giảm tỷ lệ tử vong. 
Tử vong ở Killip (III + IV) chiếm tỷ lệ cao 
87,5% có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả 
này phù hợp với y văn. Theo John G. Canto 
và cs: ghi nhận sự hiện diện của suy tim lúc 
nhập viện với Killip phân độ càng cao thì 
càng tăng nguy cơ tử vong. BN nhập viện với 
Killip II thì có khả năng tử vong gấp 1,61 lần 
(KTC 95%: 1,57-1,65) với BN chỉ có Killip I. 
BN Killip III, IV có khả năng tử vong gấp 2,63 
lần (KTC 95%: 2,56-2,7) so với BN có Killip II. 
Theo John G. Canto và cs: ghi nhận sự hiện 
diện của suy tim lúc nhập viện với Killip 
phân độ càng cao thì càng tăng nguy cơ tử 
vong. BN nhập viện với Killip II thì có khả 
năng tử vong gấp 1,61 lần (KTC 95%: 1,57-
1,65) với BN chỉ có Killip I. BN Killip III, IV có 
khả năng tử vong gấp 2,63 lần (KTC 95%: 
2,56-2,7) so với BN có Killip II. Theo Steven M 
Hollenberg ghi nhận choáng tim là nguyên 
nhân hàng đầu tử vong tại BV sau NMCT và 
tỷ lệ tử vong này dao động từ 50 - 80%(9). Kết 
quả nghiên cứu này, tử vong 50% phù hợp 
với nhận định trên. 
KẾT LUẬN 
- EF giảm dần từ Killip I đến Killip IV. 
- Phân độ Killip lúc nhập viện càng cao thì 
tỷ lệ tử vong sớm sau NMCT càng lớn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cao Thanh Ngọc (2007). “Khảo sát điều trị nhồi máu cơ tim 
cấp có đoạn ST chênh lên tại BV Chợ Rẫy năm 2005-2006 “ 
Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y dược 
TP.HCM.tr.79-85. 
2. Đặng Vạn Phước, Lê Thanh Liêm, Lê Thị Thanh Thái 
(2000), “Suy tim trong nhồi máu cơ tim”, Suy tim trong thực 
hành lâm sàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 
trang 143-175. 
3. Elliott M. Antman, Eugene Braunwald ST segment 
Elevation Myocardial Infarction. Harrison’s Principlesof 
Internal Medecine. Edition 16th 2005. Chapter 228. 1448 -
1459. 
4. Grundy SM, Benjamin IJ, Burke GL, et al (1999), “Diabetes 
and Cardiovascular Disease”, A Statement for Healthcare 
professionnals From the American Heart Association, pp. 
1134. 
5. Guido parodi, Nazario Carrabba et al (2006), “Heart failure 
and left ventricular remodeling after reperfused acute 
myocardial infarction in patients with hypertension”, 
Hypertension, 47, pp. 706-710. 
6. Hồ Huỳnh Quang Trí, Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Choáng 
tim trong hội chứng ĐMV cấp”, Bệnh học tim mạch tập 2, 
NXB y Học TP HCM, tr 99-102. 
7. Kannel WB, Belanger AJ (1991), “Epidemiology of Heart 
Failure”, Am Heart J, 121, pp. 951-957. 
8. Regina G, Virginija D (2006), “Risk factors for heart failure 
in survivors after firs myocardial infarction ”, Medicina 
(kaunas), 42(10), pp. 810-815. 
9. Steven M Hollenberg(2004), “Recognition and trement of 
cardiogenic shock”, Semin Respir Crit Care Med, (25), pp 
661 – 67. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_bien_chung_suy_tim_cap_sau_nhoi_mau_co_tim_cap_co_s.pdf