Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai

Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng nhằm đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và khả năng tái phát sau

phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai. Kết quả cho thấy trong số 40 bệnh nhân viêm

xương chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ với xương chũm đặc ngà

được lấy vào nghiên cứu có 29 nữ và 11 nam (tuổi từ 16 đến 71, trung bình 40,6); 35/40 bệnh nhân (87,5%)

bị viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma; 27/40 bệnh nhân được tạo hình hòm nhĩ nhỏ; Thời gian

khô tai trung bình là 14 ± 4,4 ngày sau phẫu thuật, trong đó 26/40 bệnh nhân (65%) chỉ chảy tai trong

khoảng 14 ngày; Sau phẫu thuật 8 tuần, 100% bệnh nhân có hốc mổ hoàn toàn ổn định với kích thước chỉ

rộng hơn 2 lần ống tai bình thường và cửa tai gọn nhưng vẫn đảm bảo dẫn lưu và thông thoáng. Kết luận:

đây là phương pháp phẫu thuật gây tổn thương giải phẫu tối thiểu nhưng đạt hiệu quả tối đa với thời gian

khô tai nhanh, tạo điều kiện phục hồi chức năng nghe mà vẫn đảm bảo tính an toàn (biến chứng ít, nhẹ, hồi

phục tốt).

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 1

Trang 1

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 2

Trang 2

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 3

Trang 3

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 4

Trang 4

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 5

Trang 5

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 6

Trang 6

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 7

Trang 7

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 16180
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai

Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai
 64 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM 
TỐI THIỂU ĐƯỜNG XUYÊN ỐNG TAI 
Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Tấn Phong 
Trường Đại học Y Hà Nội 
Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng nhằm đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và khả năng tái phát sau 
phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai. Kết quả cho thấy trong số 40 bệnh nhân viêm 
xương chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ với xương chũm đặc ngà 
được lấy vào nghiên cứu có 29 nữ và 11 nam (tuổi từ 16 đến 71, trung bình 40,6); 35/40 bệnh nhân (87,5%) 
bị viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma; 27/40 bệnh nhân được tạo hình hòm nhĩ nhỏ; Thời gian 
khô tai trung bình là 14 ± 4,4 ngày sau phẫu thuật, trong đó 26/40 bệnh nhân (65%) chỉ chảy tai trong 
khoảng 14 ngày; Sau phẫu thuật 8 tuần, 100% bệnh nhân có hốc mổ hoàn toàn ổn định với kích thước chỉ 
rộng hơn 2 lần ống tai bình thường và cửa tai gọn nhưng vẫn đảm bảo dẫn lưu và thông thoáng. Kết luận: 
đây là phương pháp phẫu thuật gây tổn thương giải phẫu tối thiểu nhưng đạt hiệu quả tối đa với thời gian 
khô tai nhanh, tạo điều kiện phục hồi chức năng nghe mà vẫn đảm bảo tính an toàn (biến chứng ít, nhẹ, hồi 
phục tốt). 
Từ khoá: cholesteatoma, xẹp nhĩ, viêm thượng nhĩ, mở sào bào đường xuyên ống tai, tiệt căn xương 
chũm tối thiểu 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm - còn gọi 
là phẫu thuật xương chũm kỹ thuật hở (Open 
technic) - được Kuster mô tả từ năm 1889: hạ 
thấp thành sau ống tai xương để đi vào vùng 
bệnh lý). Hơn 100 năm qua, phẫu thuật này 
ngày càng được hoàn thiện với nhiều cải biên 
nhằm đạt tới một đích chung là đảm bảo lấy 
sạch bệnh tích, hạn chế tái phát và cố gắng 
hồi phục chức năng nghe [1]. Phẫu thuật tiệt 
căn xương chũm kinh điển dù đi đường trước 
tai hay sau tai đều khoan bỏ một phần rộng 
của vỏ xương chũm cho đến khi bộc lộ được 
toàn bộ bệnh tích ở sào bào, sào đạo, thượng 
nhĩ và các thông bào chũm. Nhiều trường hợp 
phần vỏ xương chũm bị lấy đi hoàn toàn bình 
thường và nhược điểm của phương pháp này 
là tạo ra một hốc mổ lớn với nhiều khó chịu 
cho người bệnh: thời gian chảy tai sau phẫu 
thuật dài (3 đến 4 tháng); lỗ tai bị mở rộng gấp 
2 đến 3 lần có thể gây chóng mặt khi đi ra gió 
lạnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó 
khăn trong việc sử dụng máy trợ thính[1, 2]. 
Năm 2008, Holt đã công bố phẫu thuật mở 
sào bào đường xuyên ống tai điều trị viêm 
xương chũm mạn tính, đây là đường phẫu 
thuật gần hơn để đi vào vùng bệnh tích ở sào 
bào [3]. Tại Việt Nam, năm 2009 Nguyễn Tấn 
Phong đã trình bày phẫu thuật tiệt căn xương 
chũm tối thiểu đường xuyên ống tai (thuộc 
nhóm phẫu thuật xương chũm kỹ thuật hở). 
Sở dĩ đường phẫu thuật này được nghĩ đến vì 
trong thực tế lâm sàng, nhiều trường hợp 
viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma 
hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ 
được chẩn đoán khi bệnh tích còn gọn, xương 
chũm đặc ngà với kích thước sào bào nhỏ, 
nếu áp dụng phẫu thuật tiệt căn xương chũm 
thông thường sẽ tạo ra một hốc mổ quá lớn 
so với bệnh tích. Nếu thực hiện kỹ thuật kín 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Tố Uyên, Bộ môn Tai Mũi 
Họng, trường Đại học Y Hà Nội 
Email: touyenent@yahoo.com 
Ngày nhận: 24/12/2013 
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 65 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
thì rất khó và dễ gặp tai biến (do các cấu trúc 
quan trọng như tĩnh mạch bên, màng não, dây 
VII, ống bán khuyên ngoài thường nằm lấn về 
phía sào bào). Kỹ thuật khoan mở thượng nhĩ 
– sào đạo – sào bào từ tường thượng nhĩ ra 
sau cho tới đáy sào bào, chỉ lấy bỏ đi thành 
sau trên ống tai ngoài, gần như giữ nguyên vỏ 
xương chũm đã tạo ra một hốc mổ nhỏ, gọn, 
nhưng vẫn đảm bảo lấy triệt để bệnh tích và 
dẫn lưu tốt. Hơn nữa, khi niêm mạc trung nhĩ 
và hạ nhĩ sạch ta vẫn có thể tạo hình hòm nhĩ 
nhỏ để tái tạo hệ truyền âm [4, 5]. 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục 
tiêu: đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và 
khả năng tái phát sau phẫu thuật tiệt căn 
xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
- 40 bệnh nhân với chẩn đoán viêm xương 
chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp 
nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ được phẫu 
thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường 
xuyên ống tai từ tháng 9 năm 2010 đến hết 
tháng 12 năm 2011 tại bệnh viện Tai – Mũi – 
Họng Trung ương. 
- Tiêu chuẩn lựa chọn: 
+ Bệnh nhân được chẩn đoán viêm xương 
chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp 
nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ. 
+ Có đo thính lực đơn âm trước phẫu thuật 
(để đối chiếu với kết quả đo sau phẫu thuật). 
+ Có chụp cắt lớp vi tính xương thái 
dương: xương chũm cấu trúc đặc, tổn thương 
khu trú ở hòm nhĩ, thượng nhĩ, sào đạo, sào 
bào, bao gồm cả những tổn thương nguy 
hiểm: ăn mòn trần xương gây hở màng não, 
hở ống bán khuyên ngoài, khuyết vỏ xương 
dây VII. 
- Tiêu chuẩn loại trừ: viêm xương chũm 
mạn tính hồi viêm. 
2. Phương pháp 
Nghiê ... 35,0 0 14 35,0 
Không tạo hình xương con 3 7,5 13 32,5 16 40,0 
Tổng số 27 67,5 13 32,5 40 100 
Có 27/40 bệnh nhân (67,5%) được tạo hình hòm nhĩ trong phẫu thuật (khi trung nhĩ và hạ nhĩ 
sạch, không có bệnh tích cholesteatoma). Chất liệu dùng để tạo hình là màng nhĩ và vạt da ống 
tai ngoài, hoặc cân cơ thái dương, hoặc màng sụn, hoặc sụn kèm màng sụn nắp tai. Có 24/40 
bệnh nhân (60%) được tạo hình hòm nhĩ đồng thời tạo hình chuỗi xương con nhằm cải thiện sức 
nghe. Vật liệu tái tạo chuỗi xương con là gốm sinh học hoặc sụn nắp tai của chính bệnh nhân. 
2.4. Các tai biến của phẫu thuật 
Bảng 4. Số bệnh nhân có tai biến của phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường 
xuyên ống tai trong nghiên cứu 
Tai biến Liệt mặt Chóng mặt Viêm sụn vành tai Tổng số 
Số bệnh nhân (n = 40) 1 4 1 6 
% 2,5 10,0 2.5 15 
Tỷ lệ tai biến chung của phẫu thuật là 15 %, trong đó 5% là tai biến nặng với 1 bệnh nhân liệt 
VII ngoại biên không hoàn toàn (chủ yếu nhánh cổ mặt, hồi phục tốt sau 1 tháng), 1 bệnh nhân bị 
viêm sụn vành tai xuất hiện muộn (ngày thứ 25 sau phẫu thuật); 10% là tai biến nhẹ với 4 bệnh 
nhân bị chóng mặt khi thay đổi tư thế trong 2 - 4 ngày sau phẫu thuật. 
2.5. Khả năng hồi phục của hốc mổ sau 
phẫu thuật 
Từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật hầu hết 
bệnh nhân tự phục vụ được những sinh hoạt 
cá nhân. Cảm giác đau vùng mổ và lượng 
dịch rỉ viêm chảy ra cửa tai ít hơn phẫu thuật 
tiệt căn xương chũm kinh điển. Thời gian chảy 
tai trung bình sau phẫu thuật là 14 ± 4,4 ngày. 
Có 26/40 bệnh nhân (chiếm 65%) chỉ chảy tai 
trong khoảng 14 ngày. 
 68 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Bệnh nhân được thay Merocel tai vào ngày 
thứ 8 đến thứ 10 sau phẫu thuật, lần thay 
Merocel tiếp theo được hẹn sau khoảng 10 
đến 14 ngày. Thời gian da phủ kín hốc mổ 
trung bình là: 6 ± 1,3 tuần. Sau 8 tuần, 100% 
bệnh nhân có hốc mổ ổn định. Nhìn chung 
việc chăm sóc sau ra viện tương đối đơn giản, 
thời gian theo dõi ngắn. 
Đối chiếu thính lực đồ đơn âm trước và 
sau phẫu thuật 3 tháng, chúng tôi nhận thấy 
ngưỡng nghe đường xương ở tất cả các 
trường hợp không có sự thay đổi. 
Đánh giá viêm xương chũm mạn tính tái 
phát: 32 bệnh nhân (chiếm 80%) được theo 
dõi sau phẫu thuật 1 năm trở lên, 40 bệnh 
nhân (100%) có thời gian theo dõi trên 9 
tháng. Trong số này, có 1 bệnh nhân tái phát 
cholesteatoma với kích thước nhỏ (đường 
kính 1mm) được phát hiện trên phim chụp 
MRI diffusion và bệnh nhân này đã được mổ 
lại xương chũm kiểm tra. Ngoài ra, 3 bệnh 
nhân có biểu hiện xẹp nhĩ tiến triển sau khi 
ống thông khí hòm nhĩ đào thải. 
IV. BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Sự khác biệt về tỷ lệ nam/nữ, tỷ lệ tai phẫu 
thuật bên phải/bên trái trong nghiên cứu này 
được giải thích bởi cỡ mẫu chưa đủ lớn. 
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 41, 
phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi lao động nên 
thời gian hồi phục sau phẫu thuật ngắn và kết 
quả phẫu thuật tốt sẽ đóng góp nhiều vào tái 
sản xuất sức lao động cho xã hội. 
Giống như phẫu thuật tiệt căn xương chũm 
kinh điển, phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối 
thiểu đường xuyên ống tai có thể áp dụng cho 
bệnh nhân có bệnh phối hợp như cao huyết 
áp, mạch vành, tiểu đường type 2 Trong 
nghiên cứu không xảy ra tai biến nào ở nhóm 
bệnh nhân có bệnh phối hợp này. Như vậy, 
phẫu thuật này cũng không có chống chỉ định 
tuyệt đối. 
Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương 
chũm tối thiểu đường xuyên ống tai 
Phương pháp vô cảm và phương tiện quan 
sát trong phẫu thuật: 
Do cấu trúc xương chũm đặc, rắn với kích 
thước sào bào nhỏ, trường mổ hẹp, khi phẫu 
thuật phải khoan và bóc tách ở những vùng 
nguy hiểm như tường dây VII, ống bán 
khuyên ngoài, cửa sổ bầu dục, cửa sổ tròn 
nên gây mê nội khí quản là phương pháp vô 
cảm tốt và an toàn. Nhận định này cũng trùng 
hợp với N.T.Phong [5, 6]. 
Nội soi là phương tiện phẫu thuật tốt. So 
với kính hiển vi phẫu thuật trường nhìn của 
nội soi rộng hơn, nhờ đó phẫu thuật viên có 
thể dễ dàng quan sát đánh giá bệnh tích. Khi 
sử dụng nội soi ta phải làm quen với việc một 
tay cầm optic và chỉ còn một tay để sử dụng 
các dụng cụ vi phẫu tai. Tuy vậy việc sử dụng 
một tay để thực hiện các thao tác phẫu thuật 
cũng không phải là quá khó và nó cũng không 
cản trở các thao tác tinh tế như bộc lộ và bóc 
tách cholesteatoma ở ngách mặt, xoang nhĩ, 
tạo hình xương con, tái tạo hòm nhĩ nhỏ [4, 
5, 7]. Hiện nay bộ nội soi tai - mũi - họng đã 
được trang bị phổ biến cho các bệnh viện 
tuyến tỉnh và huyện nên phẫu thuật này có thể 
phổ cập tới các tuyến điều trị. 
Đặc điểm bệnh tích và các tai biến của 
phẫu thuật 
Viêm xương chũm mạn tính có cholestea-
toma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng 
nhĩ là một trong những bệnh có chỉ định phẫu 
thuật bắt buộc, hơn thế nên phẫu thuật càng 
sớm càng tốt. Trong nghiên cứu chủ yếu là 
viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma 
(87,5%), do đây là bệnh hay gặp ở Việt Nam. 
Trong phẫu thuật chúng tôi quan sát được 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 69 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
các tổn thương nguy hiểm như hở màng não, 
hở ống bán khuyên ngoài, hở đoạn 2 dây VII. 
Hầu hết các tổn thương này đã được khắc 
phục trong phẫu thuật. 
Phẫu thuật điều trị viêm xương chũm mạn 
tính có cholesteatoma hoặc viêm thượng nhĩ 
hoặc xẹp nhĩ độ IV thường có tỷ lệ biến chứng 
cao hơn các dạng viêm tai khác do đặc điểm 
bệnh lý và do cấu trúc bất thường của xương 
chũm. Chúng tôi có 1 bệnh nhân bị liệt VII 
ngoại biên không hoàn toàn ngay sau phẫu 
thuật và hồi phục sau 1 tháng. Những biến 
chứng liệt VII ngoại biên không hoàn toàn, 
chóng mặt nhẹ, viêm sụn vành tai muộn ở 
nghiên cứu này gặp với tỷ lệ tương tự trong 
các phương pháp phẫu thuật tiệt căn xương 
chũm khác [1, 2, 7]. 
Trên thính lực đồ đơn âm, ngưỡng nghe 
đường xương thay đổi không đáng kể trước 
và sau phẫu thuật 3 tháng. Thông thường, 
phẫu thuật tiệt căn xương chũm có thể gặp 
biến chứng mê nhĩ gây điếc tiếp âm, thường 
do tổn thương cholesteatoma ăn vào vùng các 
cửa sổ hoặc gây hở ống bán khuyên ngoài và 
do động tác phẫu thuật thô bạo. Như vậy nếu 
được tiến hành thận trọng thì phẫu thuật này 
cũng an toàn với tai trong. 
Tạo hình hòm nhĩ: 
Việc tạo hình hòm nhĩ ở thì phẫu thuật đầu 
tiên đã tạo ra cơ hội tái tạo hệ truyền âm [3, 5, 
6]. Màng sụn và sụn nắp tai được sử dụng để 
tăng cường màng nhĩ là một chất liệu tốt, 
không có sự thải ghép, hơn nữa đây là những 
chất liệu có độ chắc cao đối với những bệnh lý 
tai ít nhiều liên quan đến tình trạng lỗ vòi. Vào 
thời điểm phẫu thuật, nếu tình trạng mũi 
xoang và họng chưa ổn định thì ống thông khí 
sẽ được đặt phối hợp, để giảm nguy cơ xẹp 
nhĩ sau phẫu thuật. Tùy từng trường hợp mà 
chúng tôi sử dụng trụ gốm sinh học hoặc sụn 
để tái tạo chuỗi xương con. 
Khả năng hồi phục của hốc mổ sau 
phẫu thuật: 
Kỹ thuật mở thượng nhĩ - sào đạo - sào 
bào từ trước ra sau đã được áp dụng nhiều 
trong các phẫu thuật tiệt căn xương chũm ở 
những bệnh nhân có sào bào nhỏ, xương 
chũm đặc. Trong các phẫu thuật kinh điển 
này, phẫu thuật viên đồng thời khoan bỏ phần 
vỏ xương chũm, tạo ra một hốc mổ tiệt căn 
lớn, kèm theo là việc chỉnh hình cửa tai rộng 
để đảm bảo dẫn lưu. 
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu này 
đều có cấu trúc xương chũm đặc, sào bào 
nhỏ, bệnh tích khu trú, không lan ra các nhóm 
thông bào khác nên chúng tôi vẫn sử dụng kỹ 
thuật mở thượng nhĩ – sào đạo – sào bào từ 
trước ra sau nhưng hạn chế tối đa việc lấy bỏ 
phần vỏ xương chũm lành mà vẫn tạo ra một 
hốc mổ tiệt căn xương chũm kích thước nhỏ, 
tương xứng với tổn thương, đảm bảo dẫn lưu 
tốt vào ống tai ngoài. 
Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu 
không cần chỉnh hình cửa tai do lỗ ống tai 
ngoài rộng và hốc mổ tiệt căn nhỏ, quan điểm 
này cũng giống của Marchioni [7]. Khám lại khi 
tai phẫu thuật đã hoàn toàn ổn định ta thấy 
cửa tai rộng hơn khoảng 1,5 lần và hốc mổ chỉ 
rộng hơn ống tai ngoài cũ khoảng 2 lần, tỷ lệ 
Va/S luôn đảm bảo. Khi cửa tai không quá 
rộng, việc lựa chọn và sử dụng máy trợ thính 
cũng dễ dàng hơn với người bệnh. Để giải 
thích việc hốc mổ khô và liền da nhanh hơn 
phương pháp phẫu thuật tiệt căn xương chũm 
kinh điển chúng tôi thấy có 2 lý do chính. Thứ 
nhất, khi kết thúc phẫu thuật hốc mổ tiệt căn 
tối thiểu thường chỉ rộng gấp 2 lần ống tai 
ngoài. Thứ hai, việc sử dụng vạt da hình quả 
đào (hay hình chữ V) ở thành sau trên ống tai 
ngoài (đỉnh ở sát cửa tai, cuống chính là màng 
nhĩ) lót hốc mổ tiệt căn đã giúp che phủ 1/2 
diện tích hốc mổ. Bên cạnh đó, việc tái tạo 
 70 TCNCYH 82 (2) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
hòm nhĩ cũng giúp thu hẹp hốc mổ. 
Tái phát cholesteatoma là một trong những 
biến chứng muộn của phẫu thuật tai - xương 
chũm. Hầu hết các tác giả theo dõi sau phẫu 
thuật từ 9 tháng trở lên. Đây là phẫu thuật tiệt 
căn xương chũm nên việc theo dõi tái phát 
cholesteatoma chỉ đặt ra ở những bệnh nhân 
có tạo hình hòm nhĩ nhỏ. Nếu việc tạo hình 
này sử dụng vật liệu là màng nhĩ cũ hoặc cân 
cơ thái dương hoặc màng sụn thì việc đánh 
giá tái phát qua khám nội soi tai tương đối 
đơn giản. Nếu tái tạo hòm nhĩ bằng sụn thì 
việc đánh giá tái phát cholesteatoma khó hơn. 
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam đã sử 
dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ diffu-
sion sọ não để phát hiện cholesteatoma tái 
phát với độ nhạy cao. Phối hợp giữa theo dõi 
lâm sàng và cận lâm sàng chúng tôi đã xác 
định có 1/40 bệnh nhân (2,5%) tái phát cho-
lesteatoma. Kết quả này phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của một số tác giả khác [3, 5, 7]. 
Xẹp nhĩ tái phát ở những bệnh nhân có tạo 
hình hòm nhĩ nhỏ là một vấn đề nan giải. 
Những bệnh nhân này đều đã được đặt ống 
thông khí trong phẫu thuật nhưng sau một thời 
gian ống bị đào thải tự nhiên thì xẹp nhĩ xuất 
hiện trở lại. Rất nhiều tác giả đã cho rằng 
trong bệnh xẹp nhĩ thì nguyên nhân không chỉ 
là viêm, tắc vòi nhĩ mà còn có hiện tượng 
thoái hóa, teo đét của niêm mạc hòm nhĩ và 
vòi nhĩ. 
V. KẾT LUẬN 
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu 
đường xuyên ống tai bước đầu khẳng định 
những ưu điểm trong điều trị viêm xương 
chũm mạn tính có cholesteatoma, xẹp nhĩ độ 
IV, viêm thượng nhĩ khi bệnh tích còn khu trú. 
Thứ nhất, đây là phương pháp phẫu thuật có 
tỷ lệ tai biến thấp. Thứ hai, phương pháp này 
đã giải quyết triệt để bệnh tích với tổn thương 
giải phẫu tối thiểu - hiệu quả tối đa, tạo ra hốc 
mổ tiệt căn ổn định nhanh hơn các phẫu thuật 
tiệt căn xương chũm kinh điển. Thứ ba, phẫu 
thuật đã góp phần bảo vệ chức năng nghe 
của tai giữa bằng việc tạo hình hòm nhĩ nhỏ, 
tạo điều kiện thuận lợi cho tạo hình xương 
con; thêm vào đó, cửa tai nhỏ cũng giúp bệnh 
nhân sử dụng máy trợ thính dễ dàng hơn. 
Phẫu thuật này có thể phổ cập tới tuyến dưới. 
Lời cảm ơn 
Chúng tôi chân thành cảm ơn các bác sỹ, 
tập thể khoa Tai - Thần kinh và khoa Tai B5, 
bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương đã tạo 
điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên 
cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Glasscock and Shambaugh (1990). 
The open cavity mastoid operations, Surgery 
of the ear, 229 - 247. 
2. Nguyễn Tấn Phong (2000). Phẫu thuật 
tai, Nhà xuất bản Y học. 
3. Holt J.J. (2008). Transcanal antrotomy, 
The Laryngoscope, 118, 2036 - 2039. 
4. Nguyễn Tấn Phong (2009). Phẫu thuật 
nội soi chức năng tai, Nhà xuất bản Y học. 
5. Nguyễn Tấn Phong (2010). Khoét chũm 
tiệt căn tối thiểu kết hợp tạo hình tai giữa, Tạp 
chí Y học thực hành, 730 (8), 80 - 82. 
6. Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Tấn 
Phong (2012). Kết quả ban đầu của phẫu 
thuật tiệt căn xương chũm đường xuyên ống 
tai, Tạp chí Nghiên cứu y học, 78 (1), 48 - 53. 
7. Marchioni D, Villary D, Alicandri 
Ciufelli M, et al (2011). Endoscopic open 
technique in patients with middle ear cho-
lesteatoma, Eur Arch Otorhinolaryngol, Nov, 
268 (11), 1557 - 1563. 
 TCNCYH 82 (2) - 2013 71 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Summary 
THE MINIRADICAL TRANSCANAL MASTOIDECTOMY 
The recovery time and risk of recurrence of miniradical transcanal mastoidectomy in Viet Nam 
are currently unknown. In this study, we used a series of clinical cases to determine the recovery 
time and the recurrence of miniradical transcanal mastoidectomy. Forty (40) patients with cho-
lesteatomas otitis, adhesive otitis grade IV, or attic inflammation containing small and localized 
lesion have been selected for this study. They are 29 female and 11 male, ages ranging from 16 
to 71 years olds (mean age of 40.6). Thirty-five of forty patients (or 87.5%) had cholesteatoma. 
Twenty-seven of the forty (27/40) patients underwent reconstructive tympanal cavity. Within 14 + 
4.4 days post-surgery, there were no visible signs of otorrhea. After 14 days post-surgery, 26/40 
patients (65%) exhibited visible signs of otorrhea. After 8 weeks following the reconstructive sur-
gery, all patients (100%) with miniradical mastoidectomies were stable. In these patients, minradi-
cal mastoectomies were able to double the width of the external auditory canal and widen the ear-
hole large enough for drainage. This is an effective mini-surgery that yields perfect cavities of 
mastoidectomy, and achieves a faster recover time and a better hearing ability. 
Keywords: cholesteatoma, adhesive otitis grade IV, retraction pocket, attic inflammation, transcanal 
antrotomy, miniradical mastoidectomy 
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ XẸP NHĨ 
TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG - BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Lê Công Định, Đào Trung Dũng 
Trường Đại học Y Hà Nội 
Xẹp nhĩ là một loại viêm tai giữa nguy hiểm vì có thể tiến triển thành cholesteatoma. Nghiên cứu được 
thực hiện nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị xẹp nhĩ. Kết quả cho thấy tổn thương các xương con 
gặp ở 42,4% trường hợp, hay gặp nhất là xương đe. Theo dõi trung bình 5,8 tháng sau phẫu thuật thấy tỷ lệ 
không tái phát xẹp nhĩ chiếm 92,4%, các trường hợp thất bại đều gặp ở xẹp nhĩ toàn bộ giai đoạn III và IV 
chiếm 7,6%. Kết quả phục hồi sức nghe sau mổ với PTA ≤ 30 dB chiếm 45,4%, ABG ≤ 20 dB chiếm 51,5%. 
Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa là biện pháp can thiệp có hiệu quả cả về mặt giải phẫu và chức năng nghe 
trong điều trị xẹp nhĩ. 
Từ khoá: xẹp nhĩ, túi co kéo, chỉnh hình tai giữa  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xẹp nhĩ là tình trạng màng nhĩ bị co lõm về 
phía trong, làm giảm thể tích hòm tai do hậu 
quả của rối loạn chức năng vòi nhĩ và tiêu lớp 
sợi màng nhĩ. Biểu hiện co lõm có thể ở toàn 
bộ màng nhĩ gọi là xẹp nhĩ toàn bộ hoặc một 
phần của màng nhĩ gọi là xẹp nhĩ khu trú. 
Xẹp nhĩ tiến triển qua nhiều giai đoạn; theo 
Magnan và Bremond có khoảng 30% xẹp nhĩ 
tiến triển thành cholesteatoma, vì vậy hiện nay 
trong phân loại viêm tai đã xếp xẹp nhĩ vào 
nhóm viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm [1]. 
Việc chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều 
Địa chỉ liên hệ: Lê Công Định, bộ môn Tai Mũi Họng, 
trường Đại học Y Hà Nội, điện thoại: 0913 557 808, 
Email: lecongdinh67@yahoo.com 
Ngày nhận: 06/01/2013 
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_phau_thuat_tiet_can_xuong_chum_toi_thieu_duong_xuyen.pdf