Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa

Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó khẳng định khi đã được phục tráng, năng suất của giống lúa Nếp Cẩm địa phương tăng rõ rệt so với khi chưa được phục tráng (6,203-6,215 tấn/ha trong vụ Xuân; 5,481-5,661 tấn/ha trong vụ Mùa so với năng suất khi chưa được phục tráng là 50,0-52,05 tạ/ ha trong vụ Xuân và 4,601-4,767 tấn/ha trong vụ Mùa). Năng suất giống sau khi được phục tráng đạt tương đương với giống lúa Nếp Cẩm ĐH6 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Thời vụ gieo mạ thích hợp nhất trong vụ Xuân từ 1-7/1, cấy vào 20-27/2; trong vụ Mùa gieo mạ từ 1-10/6, cấy vào 15-20/6. Mật độ cấy thích hợp nhất là 35 khóm ha. Lượng phân bón phù hợp nhất cho cả vụ Xuân và vụ Mùa là 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 8 kg N + 80 kg P2O5 + 80kg K2O.

 

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 9

Trang 9

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang Trúc Khang 10/01/2024 1520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
73
KT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 
THÂM CANH GIỐNG LÚA NP CẨM THANH HÓA 
 Nguyễn Thị Lan1, Trần Thị Ân2, Nghiêm Thị Hƣơng3, Lê Thị Thanh Huyền4 
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó khẳng 
định khi đã được phục tráng, năng suất của giống lúa Nếp Cẩm địa phương tăng r rệt so 
với khi chưa được phục tráng (6,203-6,215 tấn/ha trong vụ Xuân; 5,481-5,661 tấn/ha trong 
vụ Mùa so với năng suất khi chưa được phục tráng là 50,0-52,05 tạ/ ha trong vụ Xuân và 
4,601-4,767 tấn/ha trong vụ Mùa). Năng suất giống sau khi được phục tráng đạt tương 
đương với giống lúa Nếp Cẩm ĐH6 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời vụ gieo mạ thích hợp nhất trong vụ Xuân từ 1-7/1, cấy vào 20-27/2; trong vụ
Mùa gieo mạ từ 1-10/6, cấy vào 15-20/6. Mật độ cấy thích hợp nhất là 35 khóm ha. Lượng 
phân bón phù hợp nhất cho cả vụ Xuân và vụ Mùa là 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 8kg N + 
80 kg P2O5 + 80kg K2O.
Từ khóa: Kỹ thuật thâm canh, giống lúa Nếp Cẩm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Thanh Hóa, giống lúa Nếp Cẩm được trồng từ lâu đời tại các huyện miền núi 
tỉnh Thanh Hóa. Gạo Nếp Cẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa trị được một 
số bệnh như thiếu máu, tiểu đường, chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung 
thư. Là giống lúa bản địa, nhưng giống lúa Nếp Cẩm không phản ứng với độ dài ngày, có 
thể gieo cấy được 2 vụ (nếu cấy ở ruộng nước), hoặc có thể chỉ cấy 1 vụ mùa (nếu cấy trên 
nương, đồi). Giống lúa Nếp Cẩm chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi, đẻ nhánh 
khỏe, chịu hạn, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, do người dân tự để giống một thời gian dài, canh 
tác theo truyền thống nên giống Nếp Cẩm bị phân ly, thoái hóa, hiệu quả kinh tế thấp, vì 
vậy diện tích cấy Nếp Cẩm hiện nay bị thu hẹp lại đáng kể. Nguồn gen giống lúa Nếp Cẩm 
Thanh Hóa đang bị “xói mòn” nghiêm trọng.
Các nhà khoa học hiện nay đang chú trọng chọn tạo các giống lúa năng suất cao, 
chất lượng tốt, khả năng chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng ngắn đưa vào sản xuất. 
Ngoài ra, các giống lúa bản địa có ưu thế là chống chịu tốt, đặc tính thơm ngon, hấp dẫn 
người tiêu dùng và thường có giá bán cao hơn cũng đang được quan tâm. Tuy nhiên, các 
giống lúa đặc sản thường là những giống cây cao dễ đổ, thời gian sinh trưởng dài, khả
năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất thấp. Mặt khác các giống này chưa được chú 
trọng về công tác giống và kỹ thuật thâm canh nên hầu hết bị thoái hoá, vì vậy ảnh hưởng 
lớn đến năng suất, phẩm chất và giá trị thương phẩm. 
1,2,3,4 Giảng viên khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
74
Từ thực tế trên cho thấy, rất cần phải phục tráng giống Nếp Cẩm, một giống nếp đặc 
sản bản địa quý. Để giống phát huy hết những đặc tính quý, cần phải được áp dụng các 
biện pháp kỹ thuật canh tác đồng bộ, từ đó chúng tôi đã tiến hành phục tráng giống Nếp 
Cẩm Thanh Hóa và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh, nhằm nâng cao năng 
suất và hiệu quả sản xuất giống Nếp Cẩm cho người dân.
2. NỘI DUNG
2.1. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa đã được phục tráng.
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thực hiện trong vụ Xuân và vụ Mùa năm 2017 tại các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, 
Thạch Thành.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
2.1.3.1. Thí nghiệm 1: Đánh giá giống Nếp Cẩm đã qua phục tráng 
Công thức thí nghiệm
Công thức I: Giống Nếp Cẩm của địa phương chưa phục tráng (Đ.C);
Công thức II: Giống Nếp Cẩm mới được phục tráng;
Công thức III: Giống Nếp Cẩm ĐH6 của Học Viện Nông nghiệp.
2.1.3.2. Thí nghiệm 2: Xác định thời vụ gieo cấy hợp lý cho giống lúa nếp Cẩm
Công thức thí nghiệm
Công thức I: Thời vụ gieo cấy tại địa phương (Đ.C);
Công thức II: Gieo cấy trước thời vụ của địa phương 5 ngày;
Công thức III: Gieo cấy sau thời vụ của địa phương 5 ngày.
2.1.3.3. Thí nghiệm 3: Xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa nếp Cẩm
Công thức thí nghiệm
Công thức I: 25 khóm/m2
Công thức II: 35 khóm/m2
Công thức III: 45 khóm/m2
Công thức thí nghiệm
Công thức I: P1(Nền thí nghiệm: 10 tấn phân chuồng hoặc 1 tấn phân Hữu cơ sinh học)
Công thức II: P2 (Nền + 60kgN + 70P2O5+70kg K2O/ha)
Công thức III: P3 (Nền + 80kgN + 80P2O5+80kg K2O/ha)
Công thức IV: P4 (Nền + 100kgN + 90P2O5+90kg K2O/ha)
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
75
2.1.4. Phương pháp ố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần nhắc. Diện tích ô 50m2 (10 x 5m).
Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh, năng suất theo QCVN 
01-55:2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu
Thu thập số liệu và xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0 và Excel.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Đánh giá giống Nếp Cẩm Thanh Hóa đã qua phục tráng 
2.2.1.1. Môt số đặc điểm nông sinh học chủ yếu của các giống nếp Cẩm
Thời gian từ gieo đến chín d ...  Tím Tím
Ngọc 
Lặc
TV1 104 79 134 110 97,5 109,7 23,5 24,2 Tím Tím
TV2 105 80 135 109 99,0 106,5 24,0 23,7 Tím Tím
TV3 100 75 130 105 97,2 102,6 22,8 22,9 Tím Tím
Thạch 
Thành
TV1 104 79 134 112 95,8 106,4 22,5 23,7 Tím Tím
TV2 107 82 137 109 98,5 103,7 23,6 23,4 Tím Tím
TV3 102 77 132 107 97,0 101,3 22,5 22,6 Tím Tím
2.2.2.2. Mức độ nhim sâu bệnh của giống Nếp Cẩm ở các thời vụ cấy khác nhau 
Thời vụ cấy ảnh hưởng khá rõ đến sự phát sinh gây hại của một số đối tượng sâu bệnh:
Cấy càng muộn, sâu bệnh càng có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trong vụ Xuân 2017 mức độ
phát sinh sâu bệnh trên giống Nếp Cẩm không cao, còn trong vụ Mùa tại điểm Thạch Thành 
bệnh bạc lá xuất hiện cao hơn, từ 3-5 trong khi các điểm còn lại chỉ ở mức độ thấp, từ 1-3.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
78
2.2.2.3. Năng suất giống lúa Nếp Cẩm vụ Xuân 2017 tại Thanh Hóa
Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo cấ đến các yếu tố cấu thành năng suất và 
năng suất của giống lúa Nếp Cẩm năm 2017 tại Thanh Hóa
Vụ Địa điểm Thời vụ
Số 
bông/
khóm
Số 
bông/
m2
Số 
hạt/
bông
Tỷ 
lệ 
lép 
(%)
Số 
hạt 
chắc/
bông
P1000 
hạt 
(g)
Năng suất
% so 
ĐC
Lý 
thuyết 
(tấn/ha)
Thực 
thu 
(tấn/ha)
Xuân
2017
Cẩm 
Thủy
TV1 5,3 212 170 13,2 147,6 22,5 7,039 4,927 88,3
TV2 5,5 220 182 11,5 161,1 22,5 7,973 5,581 100,0
TV3 5,8 232 186 11,3 165,0 22,0 8,421 5,894 105,6
Ngọc 
Lặc
TV1 5,2 208 171 14,0 147,1 22,5 6,882 4,818 91,1
TV2 5,4 216 177 12,2 155,4 22,5 7,553 5,287 100,0
TV3 5,7 228 181 12,0 159,3 22,0 7,989 5,593 105,8
Thạch
Thành
TV1 5,3 212 172 13,4 149,0 22,5 7,105 4,974 91,4
TV2 5,5 220 178 11,8 157,0 22,5 7,771 5,440 100,0
TV3 5,8 232 182 12,1 160,0 22,0 8,165 5,716 105,1
CV% 5,7
LSD0.05 1,6
Mùa
2017
Cẩm 
Thủy
TV1 5,9 236 195 20,7 154,6 22,5 8,211 5,748 110,5
TV2 5,7 228 189 22,3 146,9 22,2 7,433 5,203 100,0
TV3 5,3 212 184 25,1 137,8 21,5 6,282 4,397 84,5
Ngọc 
Lặc
TV1 5,8 232 194 20,9 153,5 22,5 8,010 5,607 110,0
TV2 5,7 228 188 22,8 145,1 22 7,280 5,096 100,0
TV3 5,3 212 183 25,5 136,3 21,5 6,214 4,350 85,4
Thạch
Thành
TV1 5,9 236 190 21,4 149,3 22,5 7,930 5,551 110,7
TV2 5,6 224 189 23,1 145,3 22 7,162 5,014 100,0
TV3 5,3 212 181 26,2 133,6 21,5 6,088 4,262 85,0
CV% 6,3
LSD0.05 2,1
Trong vụ Xuân:  thời vụ cấy sớm nhất, sớm hơn thời vụ cấy của địa phương là 5 
ngày, do nhiệt độ còn thấp, thời gian bén rễ hồi xanh dài, lúa đẻ nhánh kém hơn. Mặt khác 
cấy sớm, thời gian đầu phân hóa đòng (bước 1-3) nhiệt độ còn thấp nên dẫn đến số hoa 
thoái hóa nhiều, số hạt chắc/bông giảm, năng suất giảm.  thời vụ sớm nhất, năng suất chỉ
đạt từ 88,3-91,4% so với đối chứng, trong khi đó ở thời vụ cấy muộn nhất (Thời vụ 3 gieo 
05-8/01, cấy 25-28/1), năng suất đạt cao nhất, từ 5,551-5,748 tấn/ha, tăng 5,1-5,8% so với 
thời vụ cấy tại địa phương gieo từ 01-03/01, cấy 20-23/1(ĐC).
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
79
Nguyên nhân các huyện miền núi người dân thường có thói quen cấy sớm trước tết 
Nguyên Đán, vì vậy nhiệt độ còn thấp, ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và phân 
hóa đòng.  thời vụ cấy muộn hơn so với thời vụ ở địa phương 5 ngày (cấy từ 25-27/1) 
vẫn nằm trong khung thời vụ hợp lý của giống lúa ngắn ngày, lúc này nhiệt độ đã tăng cao 
ảnh hưởng tốt đến quá trình đẻ nhánh và làm đòng của cây lúa, dẫn đến năng suất thời vụ
này là cao nhất, vượt so với đối chứng 5,1-5,8%.
Trong vụ Mùa 2017, ở thời vụ 1, gieo từ 01-10/6, cấy từ 15-20/6 cho năng suất cao 
nhất tại Cẩm Thủy, đạt từ 5,551-5,748 tấn/ha, tăng so với đối chứng từ 10,0-10,7%. Càng 
cấy muộn, năng suất càng giảm, ở TV3 năng suất chỉ còn 85,5-85,4% so với đối chứng.
Như vậy: Thời vụ cấy thích hợp cho giống lúa Nếp Cẩm tại các huyện miền núi tỉnh 
Thanh Hóa là từ 20-27/1, tuổi mạ 20 ngày trong vụ Xuân; gieo từ 01-10/6, cấy từ 15-20/6 
trong vụ Mùa cho năng suất cao nhất. 
2.2.3. Xác định mật độ cấy thích hợp cho giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa
2.2.3.1. Một số đặc điểm nông học chủ yếu của giống Nếp Cẩm ở mật độ cấy khác nhau
Mật độ gieo cấy có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của giống nếp Cẩm. Cấy 
thưa 25 khóm/m2, diện tích dinh dưỡng, nước và ánh sáng của từng cá thể trong quần thể
dồi dào hơn, chiều cao cây, chiều dài bông và cả thời gian sinh trưởng cũng dài hơn.
Khi tăng mật độ lên 45 khóm/m2 chiều cao cây tuy có tăng hơn công thức cấy mật độ
trung bình, chiều dài bông lại giảm đi rất rõ rệt, thời gian sinh trưởng cũng rút ngắn lại. 
Nguyên nhân khi mật độ cấy tăng cao đã xuất hiện sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng 
của các cá thể trong quần thể, dẫn đến sinh trưởng của từng cá thể trong quần thể giảm.
2.2.3.2. Mức độ nhim sâu bệnh của các giống Nếp Cẩm ở các mật độ cấy khác nhau
Mật độ gieo cấy của giống Nếp Cẩm có ảnh hưởng rất lớn đến tiểu khí hậu trong 
ruộng lúa, vì vậy cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát sinh và mức độ gây 
hại của các đối tượng sâu bệnh hại trong ruộng lúa. Qua theo dõi diễn biến sâu bệnh 
hại trên giống Nếp Cẩm ở các mật độ cấy khác nhau cho thấy: Mật độ cấy khác nhau 
có ảnh hưởng khá rõ đến tình hình phát sinh gây hại của một số đối tượng sâu bệnh chủ
yếu: Cấy càng dày, sâu bệnh càng có xu hướng tăng lên ở tất cả các điểm nghiên cứu. 
Tuy nhiên trong năm 2017, mức độ phát sinh sâu bệnh trên giống Nếp Cẩm là không 
nhiều và chưa phát sinh thành dịch, phổ biến ở mức độ từ điểm 1-3, trừ bệnh bạc lá ở
Thạch Thành ở điểm 3-5.
2.2.3.3. Năng suất các giống lúa Nếp Cẩm vụ Xuân 2017 tại Thanh Hóa
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và 
năng suất của giống Nếp Cẩm có kết quả trình bày tại bảng 4 cho thấy: 
Trong cả vụ Xuân và Mùa năm 2017:  mật độ thấp (25 khóm/m2), tuy số bông/ 
khóm cao, số hạt trên bông cao, tỷ lệ lép thấp, nhưng do mật độ cấy thấp, vì vậy, tuy năng 
suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể thấp, dẫn đến năng suất thực thu thấp. Khi tăng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
80
mật độ cấy lên đến 35 khóm/m2, ở mật độ này tuy khối lượng bông có giảm nhưng do số
bông cao dẫn đến có sự hài hòa giữa năng suất cá thể và năng suất quần thể, vì vậy đây là 
công thức cho năng suất cao nhất. 
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ gieo cấ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 
của giống lúa Nếp Cẩm năm 2017 tại Thanh Hóa
Vụ
Địa 
điểm
Mật độ 
cấy
Số 
bông/khóm
Số 
bông/m2
Số 
hạt/
bông
Tỷ lệ 
lép 
(%)
Số hạt 
chắc/
bông
P1000 
hạt
(g)
Năng suất
Lý 
thuyết
(tấn/ha)
Thực 
thu 
(tấn/ha)
Xuân
2017
Cẩm 
Thủy
25 kh/m2 6,5 162,5 210 10,8 187,3 23,5 7,153 5,007
35kh/m2 6,1 213,5 199 12,1 174,9 23,0 8,589 6,013
45 kh/m2 5,5 247,5 178 16,1 149,3 22,5 8,316 5,822
Ngọc 
Lặc
25kh/m2 6,4 160,0 209 10,9 186,2 23,5 7,002 4,901
35 kh/m2 6,1 213,5 197 12,5 172,4 23,0 8,464 5,925
45 kh/m2 5,5 247,5 176 16,2 147,5 22,5 8,213 5,749
Thạch
Thành
25kh/m2 6,3 157,5 209 11,0 186,0 23,5 6,885 4,819
35 kh/m2 6,0 210,0 196 12,4 171,7 23,0 8,293 5,805
45 kh/m2 5,4 243,0 175 16,3 146,5 22,5 8,009 5,606
CV% 5,1
LSD0.05 1,6
Mùa
2017
Cẩm 
Thủy
25kh/m2 6,7 167,5 220 16,5 183,7 23,0 7,077 4,954
35 kh/m2 6,4 224,0 210 21,9 164,0 22,5 8,266 5,786
45 kh/m2 5,7 256,5 183 22,7 141,5 22,0 7,983 5,588
Ngọc 
Lặc
25kh/m2 6,6 165,0 218 16,7 181,6 23,0 6,891 4,824
35 kh/m2 6,4 224,0 208 22,1 162,0 22,5 8,166 5,716
45 kh/m2 5,6 252,0 184 22,8 142,0 22,0 7,875 5,513
Thạch
Thành
25kh/m2 6,5 162,5 218 16,9 181,2 23,0 6,771 4,740
35 kh/m2 6,3 220,5 209 22,2 162,6 22,5 8,067 5,647
45 kh/m2 5,6 252,0 182 23,1 140,0 22,0 7,759 5,431
CV% 6,3
LSD0.05 1,9
Khi mật độ cấy tăng tới 45 khóm/m2, năng suất quần thể tăng do số lượng bông/m2
cao nhưng năng suất cá thể (khối lượng bông) thấp, vì vậy năng suất thu được giảm.
Kết luận: Mật độ cấy thích hợp cho giống lúa Nếp Cẩm tại các huyện miền núi tỉnh 
Thanh Hóa là 35 khóm/m2 trong cả 2 vụ Xuân và Mùa. Cấy quá thưa hoặc quá dày đều sẽ
ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành năng suất lúa.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
81
2.2.4. Xác định liều lượng phân bón NPK phù hợp cho giống lúa Nếp Cẩm 
2.2.4.1. Một số đặc điểm nông sinh học chủ yếu của giống Nếp Cẩm ở liều lượng 
phân bón NPK khác nhau
Trong vụ Xuân 2017, ở công thức nền P1, tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa 
tại 3 địa điểm là 130 ngày, nhưng khi tăng lượng phân bón lên mức P2 (Nền + 80kgN + 
80P2O5 + 80kg K2O/ha), thời gian sinh trưởng tăng lên, đạt 132 ngày; ở mức phân bón P3 
(Nền + 100kgN + 90P2O5 + 90kg K2O/ha) thì thời gian sinh trưởng kéo dài hơn, đạt 135 
ngày. Vụ Mùa thời gian sinh trưởng của giống Nếp Cẩm cũng tuân theo quy luật tương tự, 
ngắn nhất tại công thức nền, chỉ đạt 103 ngày, ở mức phân bón 2 và 3 thời gian sinh trưởng 
dài hơn, lần lượt là 105 và 108 ngày.
Lượng phân bón tăng cao cũng làm thay đổi rõ rệt đến chiều cao cây và chiều dài 
bông. Trong vụ Xuân, ở công thức 1 chiều dài bông chỉ đạt 22,0cm, nhưng ở mức phân 
bón 2 và 3 thì chiều dài bông tăng lên, đều đạt 23,0cm; trong vụ Mùa, chiều dài bông và 
chiều cao cây đều tăng hơn so với vụ Xuân ở tất cả các mức phân bón và tại tất cả các 
điểm nghiên cứu.
2.2.4.2. Mức độ nhim sâu bệnh của giống Nếp Cẩm ở các liều lượng phân bón 
Vụ Xuân năm 2017 diễn biến sâu bệnh hại rất phức tạp: Ngoài đạo ôn, rầy nâu là 
những đối tượng dịch hại thường xuất hiện trong vụ Xuân, còn có một số đối tượng thường 
xuất hiện trong vụ Mùa cũng thấy xuất hiện trong vụ Xuân như bệnh bạc lá Qua theo dõi 
cho thấy: Mức phân bón càng cao, sâu bệnh càng có xu hướng tăng lên ở tất cả các điểm 
nghiên cứu. Vụ Mùa, bệnh bạc lá xuất hiện ở tất cả các công thức, nặng hơn ở mức phân 
bón 4 và tại điểm Thạch Thành mức độ nhiễm bệnh bạc lá cao nhất, điểm 3-5, trong khi ở
các điểm khác chỉ bị hại ở điểm 1-3.
2.2.4.3. Năng suất của giống lúa Nếp Cẩm vụ Xuân 2017 tại Thanh Hóa ở các mức 
phân bón khác nhau
Bảng 5. Ảnh hưởng của liều ượng phn bn đến các yếu tố cấu thành năng suất 
và năng suất của giống lúa Nếp Cẩm vụ Xuân 2017 tại Thanh Hóa
Vụ
Địa 
điểm
Lượng 
phân 
bón
Số 
bông/khóm
Số 
bông/m2
Số hạt/
bông
Tỷ lệ 
lép 
(%)
Số hạt 
chắc/
bông
P1000
hạt (g)
Năng 
suất LT 
(tấn/ha)
Năng 
suất TT 
(tấn/ha)
Xuân
2017
Cẩm 
Thủy
P1 4,8 216,0 128 9,2 116,2 22,0 5,523 4,142
P2 5,2 234,0 137 12,1 120,4 22,5 6,340 4,755
P3 5,4 243,0 164 13,7 141,5 22,5 7,738 5,804
P4 5,6 252,0 167 15,9 140,4 23,0 8,140 6,105
Ngọc 
Lặc
P1 4,9 220,5 130 9,5 117,7 22,0 5,707 4,280
P2 5,3 238,5 139 12,9 121,1 22,5 6,497 4,873
P3 5,5 247,5 165 13,9 142,1 22,5 7,911 5,933
P4 5,6 252,0 169 15,8 142,3 23,0 8,248 6,186
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
82
Thạch
Thành
P1 4,7 211,5 130 9,1 118,2 22,0 5,498 4,124
P2 5,1 229,5 138 12,5 120,8 22,5 6,235 4,676
P3 5,3 238,5 164 13,5 141,9 22,5 7,613 5,709
P4 5,6 252,0 167 15,5 141,1 22,5 8,001 6,001
CV% 5,4
LSD0.05 2,1
Mùa 
2017
Cẩm 
Thủy
P1 5,1 178,5 142 10,5 127,1 22,0 4,991 3,743
P2 5,4 189,0 163 13,4 141,2 22,5 6,003 4,502
P3 5,9 206,5 176 14,1 151,2 22,5 7,024 5,268
P4 6,0 210,0 188 17,2 155,7 23,0 7,519 5,639
Ngọc 
Lặc
P1 5,2 182,0 145 10,9 129,2 22,0 5,173 3,880
P2 5,5 192,5 165 13,8 142,2 22,5 6,160 4,620
P3 5,8 203,0 183 14,5 156,5 22,5 7,147 5,360
P4 6,0 210,0 191 17,4 157,8 23,0 7,620 5,715
Thạch
Thành
P1 5,0 175,0 140 10,3 125,6 22,0 4,835 3,626
P2 5,3 185,5 161 13,5 139,3 22,5 5,813 4,359
P3 5,7 199,5 180 14,2 154,4 22,5 6,932 5,199
P4 5,9 206,5 187 16,8 155,6 22,5 7,229 5,422
CV% 6,1
LSD0.05 1,9
Kết quả tại bảng 5 cho thấy: Liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Nếp Cẩm tại 
các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa là mức phân bón 3 và 4 (1 tấn phân HCVS + 80-100kgN + 
80-90 P2O5 + 80-90kg K2O)/ha trong vụ Xuân và vụ Mùa. Chỉ số MBCR ở tất các công thức 
bón mức phân 3 và 4 đều >2, người dân có thể áp dụng. Tuy nhiên khi bón đến mức phân 4
(1 tấn phân HCVS + 100kgN + 90P2O5 + 90kg K2O)/ha thì chi phí về bảo vệ thực vật và phân 
bón tăng cũng là một vấn đề khó khăn cho người dân các huyện miền núi. Vì vậy người sản 
xuất nên cân nhắc khi bón mức phân 4.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Năng suất của giống lúa Nếp Cẩm đã qua phục tráng tại 3 điểm nghiên cứu tương 
đương với giống Nếp Cẩm ĐH6, đạt từ 6,203-6,215tấn/ha trong vụ Xuân, đạt 5,481-
5,661tấn/ha, cao hơn hẳn so với giống Nếp Cẩm Thanh Hóa chưa phục tráng (chỉ đạt từ
5,001-5,205 tấn/ha). Thời vụ cấy thích hợp cho giống lúa Nếp Cẩm tại các huyện miền 
núi tỉnh Thanh Hóa là từ 20-27/1, tuổi mạ 20 ngày trong vụ Xuân, gieo từ 01-10/6, cấy 
từ 15-20/6 trong vụ Mùa cho năng suất cao nhất. Mật độ cấy thích hợp cho giống lúa 
Nếp Cẩm tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa là 35 khóm/m2 trong cả 2 vụ Xuân và 
vụ Mùa. Liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Nếp Cẩm tại các huyện miền núi 
tỉnh Thanh Hóa là (1 tấn phân HCVS + 80-100kgN + 80-90P2O5 + 80-90kg K2O/ha trong 
vụ Xuân và vụ Mùa. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 40.2018
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa (2008), áo cáo kết quả 
nghiên cứu khảo nghiệm hiệu lực phân ón N:P:K: Si - 6:8:4:8 chứa Silic dạng 
lỏng đối với cây lúa trên một số loại đất tại tỉnh Thanh Hóa vụ mùa năm 28.
[2] Nguyễn Văn Hoan (2007), Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống chuyên 
Mùa năng suất cao, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Văn Luật (2007), Lúa thơm đặc sản Việt Nam trong tập đoàn lúa ản 
địa, Tạp chí khoa học nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 3, trang 3-6.
[4] Nguyễn Thị Quỳnh (2004), Đánh giá đa dạng di truyền tài nguyên giống lúa địa 
phương miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam.
[5] Lê Vĩnh Thảo (chủ biên), Bùi Chí Bửu, Nguyễn Văn Vương (2004), Các giống lúa 
đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội
[6] 
[7]  vnua.edu.vn/giongluanepcam
RESEARCHED RESULTS OF SEVERAL INTENSIVE TECHNICAL 
FARMING MEASURES FOR NEP CAM STICKY RICE 
VARIETY IN THANH HOA PROVINCE
Nguyen Thi Lan, Tran Thi An, Nghiem Thi Huong, Le Thi Thanh Huyen
ABSTRACT
The research was conducted in mountainous districts of Thanh Hoa province. As a 
result, the crop yield of local sticky rice variety named "Nep Cam" increased markedly 
compared to that of unrestored (62,03-62,15 quintons/ha in Spring crop, 54,81-56,61 
quintons/ha in the Summer crop compared with 50.0-52.05 quintons/ha in Spring and 
46,01-47,67 quintons/ha in Summer crop. The above yield was equivalent to that of DH6 
variety from Vietnam National University of Agriculture.
The best seedling season in Spring crop is from 1-7 January, transplanted from 20-27 
January; in Summer, seedling can be prepared from 1-10 June and transplanted from 15-20 
June. The best transplanting density is 35 hill/sqm. The best fertilizer for both Spring and 
Summer crop is 1 ton organic - manure fertilizer + 80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O.
Keywords: Technical farming, Nep Cam sticky rice variety.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_tham_canh_giong.pdf