Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bài báo đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm

khuẩn sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 74

trường hợp có tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh nặng, kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn trẻ

đẻ đủ tháng, cân nặng thấp dưới 2500 gam cao hơn hẳn nhóm trẻ ≥ 2500 gam. Phân loại nhiễm

khuẩn sơ sinh theo bệnh cho thấy có tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm nhiễm khuẩn sớm cao hơn

hẳn nhóm nhiễm khuẩn muộn (p <0,05). Có yếu tố ảnh hưởng tình trạng cân nặng trẻ sơ sinh và

mức độ suy hô hấp khi nhập viện với kết quả điều trị khỏi bệnh (p < 0,05). Tuy nhiên không có sự

khác biệt về kết quả điều trị khỏi ở cả hai nhóm nhiễm khuẩn sớm và nhiễm khuẩn muộn, tỷ lệ

nặng lên (p >0,05). Không có yếu tố liên quan giữa tỷ lệ sơ sinh đủ tháng hay non tháng và khỏi

bệnh (p>0,05). Nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm thời gian điều trị kéo dài và khó khăn hơn so với

nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh muộn. Tình trạng cân nặng của trẻ và mức độ suy hô hấp lúc nhập viện

có ảnh hưởng đến kết quả điều trị khỏi bệnh.

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 4680
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
 TNU Journal of Science and Technology 225(08): 382 - 387 
382  Email: jst@tnu.edu.vn 
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN SƠ SINH 
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 
Phan Nguyễn Hồng Minh1, Nguyễn Bích Hoàng2, 
Trần Tiến Thịnh2, Đoàn Thị Huệ1* 
1Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên, 2Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Bài báo đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm 
khuẩn sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang trên 74 
trường hợp có tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh nặng, kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn trẻ 
đẻ đủ tháng, cân nặng thấp dưới 2500 gam cao hơn hẳn nhóm trẻ ≥ 2500 gam. Phân loại nhiễm 
khuẩn sơ sinh theo bệnh cho thấy có tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm nhiễm khuẩn sớm cao hơn 
hẳn nhóm nhiễm khuẩn muộn (p <0,05). Có yếu tố ảnh hưởng tình trạng cân nặng trẻ sơ sinh và 
mức độ suy hô hấp khi nhập viện với kết quả điều trị khỏi bệnh (p < 0,05). Tuy nhiên không có sự 
khác biệt về kết quả điều trị khỏi ở cả hai nhóm nhiễm khuẩn sớm và nhiễm khuẩn muộn, tỷ lệ 
nặng lên (p >0,05). Không có yếu tố liên quan giữa tỷ lệ sơ sinh đủ tháng hay non tháng và khỏi 
bệnh (p>0,05). Nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm thời gian điều trị kéo dài và khó khăn hơn so với 
nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh muộn. Tình trạng cân nặng của trẻ và mức độ suy hô hấp lúc nhập viện 
có ảnh hưởng đến kết quả điều trị khỏi bệnh. 
Từ khóa: Nhiễm khuẩn sơ sinh; điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh; kết quả điều trị, nhiễm khuẩn sơ 
sinh sớm; nhiễm khuẩn sơ sinh muộn. 
Ngày nhận bài: 27/5/2020; Ngày hoàn thiện: 10/7/2020; Ngày đăng: 31/7/2020 
TREATMENT OF NEONATAL INFECTION AND RISK FACTORS 
RELATED TO TREATMENT AT THE NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT, 
THAI NGUYEN NATIONAL HOSPITAL 
Phan Nguyen Hong Minh1, Nguyen Bich Hoang2, 
Tran Tien Thinh2, Doan Thi Hue1* 
1TNU - University of Medicine and Pharmacy, 2Thai Nguyen National Hospital 
ABSTRACT 
To evaluation of neonatal infection treatment and risk factors related to treatment at The The 
Neonatal Intensive Care Unit (NICU), Thai Nguyen National Hospital. By using the cross-
sectional description method on 74 cases of severe neonatal infection, the results showed that the 
rate of premature babies was higher than that of full term babies, and the weight of less than 2500 
grams was much higher than that of children ≥ 2500 grams. The rate of respiratory infections in 
the early infections group was higher than those of late infections (p <0.05). The related factors 
that influence the weight of newborns and the degree of respiratory failure when hospitalized with 
cured results (p<0.05). However, there was non significant difference in the treatment of early 
infection compared with the late infection group and the rate of newborn/preterm newborn and 
cure (p> 0.05). The duration of treatment for early neonatal infections is longer and more difficult 
than that of the late neonatal infections. The birth weight of newborns and the degree of respiratory 
distress at admission have an influence on the outcome of treatment. 
Keywords: Neonatal infections; treatment of neonatal infections; treatment of result; early 
neonatal infections; late neonatal infections 
Received: 27/5/2020; Revised: 10/7/2020; Published: 31/7/2020 
* Corresponding author. Email: hueddtn@gmail.com 
Phan Nguyễn Hồng Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(08): 382 - 387 
 Email: jst@tnu.edu.vn 383 
1. Đặt vấn đề 
Nhiễm khuẩn sơ sinh là tình trạng tổn thương 
viêm của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể 
do nhiễm trùng gây ra ở thời kì sơ sinh [1]. 
Nhiễm khuẩn sơ sinh có tỉ lệ tử vong cao 
đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở 
trẻ sơ sinh [1], [2], đặc biệt với nhóm trẻ sinh 
non [3]. Các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp 
trong thời kỳ sơ sinh là viêm phổi, nhiễm 
khuẩn huyết, viêm da, viêm rốn, viêm màng 
não mủ [2], trong đó viêm phổi, nhiễm 
khuẩn huyết, viêm màng não... là những 
nhiễm khuẩn nặng gây tử vong sơ sinh nhiều 
hơn cả [4], [5]. 
Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện 
đại với những kháng sinh mới ra đời nhưng tỷ 
lệ tử vong do nhiễm khuẩn vẫn cao [5]. Hàng 
năm, trên toàn thế giới, ước tính có hơn 1,4 
triệu ca tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh [3], 
chiếm khoảng 13% tổng số ca tử vong ở trẻ 
sơ sinh và 42% trong số đó tử vong trong tuần 
đầu tiên sau sinh [6], hơn 96% tổng số tử 
vong sơ sinh xảy ra ở các nước đang phát 
triển [7]. Tại Châu Á, tỷ lệ tử vong do nhiễm 
khuẩn sơ sinh là 10,4%, với 0,69 ca tử vong 
trên 1000 ca sinh sống [8]. Tại Việt Nam, tỷ 
lệ tử vong do nhiễm khuẩn sơ sinh chiếm 
12,6%, trong đó trẻ đẻ non là 11,8% [4], [5]. 
Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng rất đa 
dạng, không điển hình, không đặc hiệu. Các 
triệu chứng đi kèm thường làm nặng và khó 
khăn thêm cho việc điều trị [9], chúng tôi đã 
tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu ...  Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 3 năm 
2019 đến tháng 3 năm 2020. 
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng ICU, Khoa Hồi 
sức - sơ sinh, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện 
Trung ương Thái Nguyên. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 
- Cỡ mẫu: tất cả các đối tượng được chẩn đoán 
là nhiễm khuẩn sơ sinh nặng vào điều trị tại đơn 
nguyên ICU trong thời gian nghiên cứu. 
- Chọn mẫu: những đối tượng được bác sĩ 
chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh nặng dựa trên 
các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng theo 
hướng dẫn của Bộ Y tế [1], [8]. 
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu: Bộ câu hỏi 
được thiết kế sẵn thu thập thông tin từ bệnh 
án nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp từ bà 
mẹ/người thân của trẻ. 
2.3.4. Chỉ số nghiên cứu 
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: giới 
tính, tuổi vào viện, tuổi thai, cân nặng lúc đẻ. 
- Kết quả điều trị: phân loại nhiễm khuẩn theo 
cơ quan bị bệnh, nhóm kháng sinh sử dụng, 
số liệu trình kháng sinh, số ngày điều trị trung 
bình, kết quả điều trị ở cả 2 nhóm sơ sinh. 
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều 
trị: Sơ sinh đủ tháng/non tháng, cân nặng lúc 
đẻ, mức độ suy hô hấp lúc nhập viện. 
2.3.5. Vật liệu nghiên cứu 
- Hồ sơ bệnh án lưu tại viện. 
- Mẫu hồ sơ bệnh án riêng của từng người bệnh. 
- Các thiết bị khám lâm sàng: ống nghe, đè 
lưỡi, đèn soi... sử dụng trong y tế. 
- Các thuốc, dụng cụ y tế, trang thiết bị y tế khác. 
- Các loại máy dùng trong xét nghiệm. 
2.3.6. Phương pháp khống chế sai số 
- Tuân thủ đúng phương pháp chọn mẫu. 
- Các kỹ thuật khám lâm sàng, cận lâm sàng được 
các bác sĩ chuyên khoa Nhi dựa trên các tiêu 
chuẩn chẩn đoán thống nhất (theo quy định). 
- Các trang thiết bị, máy móc y tế trong quá 
trình chẩn đoán, điều trị được kiểm tra, hiệu 
chỉnh trước khi sử dụng, các dụng cụ y tế 
được khử trùng trước khi sử dụng. 
Phan Nguyễn Hồng Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(08): 382 - 387 
 Email: jst@tnu.edu.vn 384 
2.3.7. Xử lý và phân tích số liệu 
Số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã 
hóa và được nhập/phân tích số liệu bằng phần 
mềm SPSS 23. 
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 
- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho 
phép của Ban Giám đốc Bệnh viện Trung 
ương Thái Nguyên. 
- Các đối tượng nghiên cứu đều được thông 
báo và giải thích đầy đủ về mục đích, yêu cầu 
và nội dung nghiên cứu để họ hiểu và tự 
nguyện tham gia. 
3. Kết quả 
3.1. Một số đặc điểm chung của trẻ 
Bảng 1. Một số đặc điểm chung của trẻ 
Kết quả 
Đặc điểm 
Số lượng (SL) Tỷ lệ (%) 
Giới 
Nam 45 60,8 
Nữ 29 39,2 
Tuổi thai 
(tuần) 
28 - 36 tuần 6 ngày 43 58,1 
37 - 42 tuần 31 41,9 
Số ngày tuổi 
≤ 72 giờ tuổi 63 85,1 
> 72 giờ tuổi 11 14,9 
Cân nặng 
< 2500 gam 44 59,5 
≥ 2500 gam 30 40,5 
Nhận xét: Bảng 1 cho kết quả tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn trẻ đẻ đủ tháng, cân nặng thấp dưới 2500 
gam cao hơn hẳn nhóm trẻ ≥ 2500 gam. Đặc biệt là nhóm trẻ nặng nhập viện ở lứa tuổi ≤ 72 giờ 
tuổi (chiếm 79,7%) cao hơn hẳn nhóm trẻ > 72 giờ tuổi. 
3.2. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng 
Bảng 2. Phân loại nhiễm khuẩn ở trẻ theo bệnh 
Nhóm 
Phân loại 
Nhiễm khuẩn sớm Nhiễm khuẩn muộn 
p 
SL % SL % 
Hô hấp 48 64,9 7 9,5 
< 0,05 
Tiêu hoá 2 2,7 0 0 
Máu 10 13,5 2 2,7 
Não, màng não 3 4,1 2 2,7 
Tổng số 63 85,1 11 14,9 
Nhận xét: Từ bảng 2 cho thấy, phân loại nhiễm khuẩn sơ sinh theo bệnh cho thấy có tỷ lệ nhiễm 
khuẩn hô hấp ở nhóm nhiễm khuẩn sớm cao hơn hẳn nhóm nhiễm khuẩn muộn, khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p < 0,05. Các cơ quan khác chưa thấy có sự khác biệt. 
Bảng 3. Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị 
Nhóm 
Đặc điểm 
Nhiễm khuẩn sớm 
(SL = 63) 
Nhiễm khuẩn 
muộn (SL = 11) p 
SL % SL % 
Số liệu trình 
kháng sinh 
1 liệu trình 45 60,8 8 10,8 
>0,05 2 liệu trình 17 23,0 3 4,1 
3 liệu trình 1 1,4 0 0 
Số loại kháng sinh 
1 loại 33 44,6 7 9,5 
>0,05 2 loại 18 24,3 3 4,1 
≥ 3 loại 12 16,2 1 1,4 
Nhận xét: Từ số liệu bảng 3 cho thấy, sử dụng 1 liệu trình kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 
(60,8% và 10,8%), sử dụng một loại kháng sinh trong liệu trình điều trị (44,6% và 9,5%). 
Phan Nguyễn Hồng Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(08): 382 - 387 
 Email: jst@tnu.edu.vn 385 
Bảng 4. Số ngày trung bình điều trị 
Số ngày điều trị 
Nhóm 
Số ngày trung bình (X) Độ lệch chuẩn (SD) 
Nhiễm khuẩn sớm 14,24 7,87 
Nhiễm khuẩn muộn 8,91 4,89 
p <0,05 
Nhận xét: Bảng 4 cho thấy, nhóm nhiễm khuẩn sớm có thời gian điều trị kéo dài (X = 14,24; SD = 
7,87) hơn nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh muộn (X = 8,91; SD = 4,89), sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,05. 
Bảng 5. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh 
Nhóm 
Kết quả 
Nhiễm khuẩn sớm Nhiễm khuẩn muộn 
p 
SL % SL % 
Không khỏi 
Tử vong (1) 4 5,4 1 1,4 
p(1), (3): >0,05 
p(2), (3):> 0,05 
Nặng lên (2) 6 8,1 2 2,7 
Khỏi (3) 53 71,6 8 10,8 
Tổng số 63 85,1 11 14,9 
Nhận xét: Từ bảng 5 chỉ ra rằng, kết quả điều trị khỏi ở cả hai nhóm nhiễm khuẩn sớm và nhiễm 
khuẩn muộn, tỷ lệ nặng lên, tỷ lệ tử vong đều không có sự khác biệt (p > 0,05). 
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh 
Bảng 6. Mối liên quan giữa tuổi thai và kết quả điều trị 
Kết quả điều trị 
Tuổi thai 
Không khỏi Khỏi bệnh 
p 
SL % SL % 
Sinh non tháng (SL = 43 ) 10 13,5 33 44,6 
>0,05 Sinh đủ tháng (SL = 31) 3 4,1 28 37,8 
Tổng số 13 17,6 61 82,4 
Nhận xét: Kết quả phân tích từ bảng 6 cho thấy, không có mối liên quan giữa tỷ lệ sơ sinh đủ 
tháng hay non tháng và khỏi bệnh (p > 0,05). 
Bảng 7. Mối liên quan giữa cân nặng của trẻ và kết quả điều trị 
Kết quả điều trị 
Cân nặng 
Không khỏi Khỏi bệnh 
p 
SL % SL % 
< 2500 gam (SL = 44) 11 14,9 33 44,6 
< 0,05 ≥ 2500 gam (SL = 30) 2 2,7 28 37,8 
Tổng số 13 17,6 61 82,4 
Nhận xét: Từ số liệu bảng 7 đã chỉ ra có mối liên quan đến tình trạng cân nặng trẻ sơ sinh và kết 
quả điều trị khỏi bệnh (p < 0,05). 
Bảng 8. Mối liên quan giữa mức độ suy hô hấp và kết quả điều trị 
Kết quả điều trị 
Suy hô hấp 
Không khỏi Khỏi bệnh 
p 
SL % SL % 
Suy hô hấp độ II 14 18,9 45 60,8 
< 0,05 Suy hô hấp độ III 5 6,8 10 13,5 
Tổng số 19 25,7 55 74,3 
Nhận xét: Số liệu bảng 8 cho thấy có mối liên quan giữa mức độ suy hô hấp và kết quả điều trị 
nhiễm khuẩn sơ sinh với p<0,05. 
4. Bàn luận 
4.1. Kết quả điều trị ở hai nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm và nhiễm khuẩn sơ sinh muộn 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn trẻ đẻ đủ tháng (58,1% với 
41,9%), cân nặng thấp dưới 2500 gam cao hơn hẳn nhóm trẻ ≥ 2500 gam (59,5% với 40,5%). Đặc 
Phan Nguyễn Hồng Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(08): 382 - 387 
 Email: jst@tnu.edu.vn 386 
biệt là nhóm trẻ nặng nhập viện ở lứa tuổi ≤ 
72 giờ tuổi (chiếm 79,7%) cao hơn hẳn nhóm 
trẻ > 72 giờ tuổi. Nhiều nghiên cứu trước đã 
ghi nhận, đẻ non là một trong bốn nhóm 
nguyên nhân chủ yếu của tử vong giai đoạn 
sơ sinh sớm. Tỷ lệ nhiễm khuẩn nặng mắc 
phải sẽ cao nhất ở nhóm trẻ sơ sinh rất nhẹ 
cân và trẻ sinh non. Vì mức độ nặng nề của 
bệnh cũng như khả năng để lại di chứng về 
sau [4], [6]. Nguyễn Tuấn Ngọc nghiên cứu 
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 
2009 nhận thấy, trẻ sơ sinh non tháng nhiễm 
khuẩn cao trên 50% so với trẻ sơ sinh đủ 
tháng [5]. 
Phân loại nhiễm khuẩn sơ sinh theo bệnh cho 
thấy, có tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm 
nhiễm khuẩn sớm (64,9%) cao hơn hẳn nhóm 
nhiễm khuẩn muộn (9,5%), khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p < 0,05. Các cơ quan khác 
chưa thấy có sự khác biệt. Nghiên cứu của 
chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu 
của các tác giả trong nước và ngoài nước [6], 
[7]. Nghiên cứu của Seliem và cộng sự cho 
thấy, nhiễm khuẩn phổi vẫn còn gặp rất nhiều ở 
trẻ sơ sinh chiếm gần 40%, trong đó tử vong do 
viêm phổi gần 20% [3]. Lê Kiến Ngãi nghiên 
cứu thấy trẻ sơ sinh tử vong do viêm phế quản 
phổi gần 15,5% [4]. Nguyễn Tuấn Ngọc nghiên 
cứu cho thấy nhiễm khuẩn phổi gặp ở trẻ sơ 
sinh non tháng 37,7%, tỉ lệ tử vong do nhiễm 
khuẩn phổi chiếm 10,2% [5]. 
Sử dụng 1 liệu trình kháng sinh chiếm tỷ lệ 
cao nhất (60,8% và 10,8%), sử dụng một loại 
kháng sinh trong liệu trình điều trị (44,6% và 
9,5%). Nhóm nhiễm khuẩn sớm có thời gian 
điều trị kéo dài (X = 14,24; SD = 7,87) hơn 
nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh muộn (X = 8,91; 
SD = 4,89), sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,05. 
Nhiễm khuẩn có thể gặp trước, trong hoặc sau 
đẻ, có thể do điều kiện môi trường, do dụng 
cụ y tế khi hồi sức hay do người chăm sóc. 
Thuốc kháng sinh có hiệu quả đối với nhiễm 
trùng sơ sinh, đặc biệt là khi mầm bệnh nhanh 
chóng được xác định. Thông thường khi chưa 
có kết quả cấy dịch tỵ hầu và cấy máu để làm 
kháng sinh đồ, kinh nghiệm và dựa vào các 
nghiên cứu trước thường dùng 1 hoặc dùng 2 
loại kháng sinh kết hợp: β lactamine và 
Aminoside. Khi chưa có kết quả kháng sinh 
đồ có thể cho β lactamine nhóm Peniciline 
hoặc β lactamine nhóm Cephalosporin phối 
hợp với Getamycine hoặc Amikacine [5], [6], 
[8], [9]. 
Kết quả điều trị khỏi ở cả hai nhóm nhiễm 
khuẩn sớm và nhiễm khuẩn muộn, tỷ lệ nặng 
lên, tỷ lệ tử vong đều không có sự khác biệt 
(p > 0,05). Có thể cỡ mẫu trong nghiên cứu 
quá nhỏ, đối tượng nghiên cứu, địa dư và các 
yếu tố khác khá tương đồng nên kết quả điều 
trị của nhóm không có sự khác biệt. 
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả 
điều trị 
Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ sơ sinh đủ 
tháng hay non tháng và khỏi bệnh (p > 0,05). 
Do kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ 
trẻ non tháng 58,1%, trẻ sơ sinh đủ tháng 
41,9%. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa cân 
nặng của trẻ và kết quả điều trị với (p < 0,05). 
Yếu tố sơ sinh cân nặng thấp là một yếu tố 
liên quan rất nhiều đến kết quả điều trị khỏi 
bệnh, nhóm trẻ này có nguy cơ mắc bệnh 
nhiều hơn trẻ sơ sinh đủ cân như: bệnh nhiễm 
khuẩn, bệnh phổi,thời gian nằm viện lâu 
hơn [1], [2], các công trình nghiên cứu trong 
và ngoài nước đều cho kết quả nghiên cứu 
tương tự [3]-[7]. 
Có mối liên quan giữa mức độ suy hô hấp và 
kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh (p < 
0,05). Suy hô hấp là một bệnh lý thường gặp 
ở trẻ sơ sinh và là một trong những nguyên 
nhân gây tử vong hàng đầu, đặc biệt là trẻ đẻ 
non [6]-[8]. Nguyên nhân chính suy hô hấp 
của trẻ này là do phổi non bị xẹp, không có 
khả năng tạo được dung tích cặn chức năng 
cuối thì thở ra và nguyên nhân do nhiễm 
khuẩn sơ sinh. Nghiên cứu về đặc điểm bệnh 
nhân nhập viện thở máy tại khoa Sơ sinh, 
Bệnh viện Nhi Trung ương, đa phần trẻ phải 
nhập viện do suy hô hấp trong vòng 24 giờ 
sau sinh (61,4%) và từ các tỉnh chuyển đến. 
Trẻ sơ sinh nhẹ cân chiếm tới 72,3%, trong đó 
70% là trẻ đẻ non. Trước khi đến viện, đa 
phần trẻ chỉ được sơ cứu thông thường như 
thở ôxy, bóp bóng. Số trẻ phải thở máy ngay 
trong ngày đầu nhập viện chiếm 51,9 %, phần 
lớn bệnh nhân đến viện trong tình trạng nặng 
Phan Nguyễn Hồng Minh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(08): 382 - 387 
 Email: jst@tnu.edu.vn 387 
(56,9%). Hầu hết bệnh nhân thở máy do bệnh 
màng trong chiếm tỉ lệ 67%. Kết quả điều trị 
của nhóm trẻ có chỉ định thở máy sau khi 
nhập viện 3 ngày cao hơn có ý nghĩa so với 
nhóm trẻ phải thở máy ngay khi nhập viện 
(85,3% và 65,2%) [11]. 
5. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một 
số kết luận sau: 
- Tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn trẻ đẻ đủ tháng, cân 
nặng thấp dưới 2500 gam cao hơn hẳn nhóm 
trẻ ≥ 2500 gam. 
- Nhóm trẻ nặng nhập viện ở lứa tuổi ≤ 72 giờ 
tuổi (chiếm 79,7%) cao hơn nhóm trẻ > 72 
giờ tuổi. 
- Phân loại nhiễm khuẩn sơ sinh theo bệnh 
cho thấy, có tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm 
nhiễm khuẩn sớm cao hơn hẳn nhóm nhiễm 
khuẩn muộn, khác biệt có ý nghĩa thống kê p 
< 0,05. Các cơ quan khác chưa thấy có sự 
khác biệt. 
- Sử dụng 1 liệu trình kháng sinh chiếm tỷ lệ cao 
nhất (60,8% và 10,8%), sử dụng một loại kháng 
sinh trong liệu trình điều trị (44,6% và 9,5%). 
- Có sự khác biệt ở nhóm nhiễm khuẩn sớm 
có thời gian điều trị kéo dài (X = 14,24; SD = 
7,87) hơn nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh muộn 
(X = 8,91; SD = 4,89), (p< 0,05). 
- Kết quả điều trị khỏi ở cả hai nhóm nhiễm 
khuẩn sớm và nhiễm khuẩn muộn, tỷ lệ nặng 
lên, tỷ lệ tử vong đều không có sự khác biệt 
(p > 0,05). 
- Không có yếu tố ảnh hưởng của tuổi thai và 
kết quả điều trị khỏi bệnh (p>0,05). Tuy 
nhiên có yếu tố tình trạng cân nặng của trẻ và 
mức độ suy hô hấp ảnh hưởng đến kết quả 
điều trị bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Ministry of Health, Guidance on diagnosis 
and treatment of Obstetrics and Gynecology 
(Issued together with Decision No.315/QD-
BYT dated January 29, 2015). Medical 
Publishing House, Ha Noi, 2016, pp. 234-239. 
[2]. C. K. Nguyen, N. T. Le, and T. N. Nguyen, 
Textbook of Pediatrics. Medicine Publishing, 
Ha Noi, 2016. 
[3]. W. A. Seliem, and A. M. Sultan, “Etiology of 
early onset neonatal sepsis in neonatal 
intensive care unit - Mansoura, Egypt,” 
Journal of Neonatal Perinatal Med, vol. 11, 
no. 3, pp. 323-330, 2018. 
[4]. K. N. Le, “Clinical epidemiological 
characteristics, risk factors, and some 
bacterial agents of neonatal mechanical 
ventilation pneumonia at National Hospital of 
Pediatrics,” Doctor of Philosophy Medicine's 
thesis, Central Institute of Hygiene and 
Epidemiology, Ha Noi, 2016. 
[5]. T. N. Nguyen, “To study on characteristics of 
neonatal infection in the Pediatric Department 
of Thai Nguyen National Hospital,” M.S. 
thesis in Medicine, Thai Nguyen University 
of Medicine and Pharmacy, Thai Nguyen 
University, 2009. 
[6]. A. Al-Matary, H. Heena, and A. S. AlSarheed, 
“Characteristics of neonatal Sepsis at a 
tertiary care hospital in Saudi Arabia,” 
Journal of Infect Public Health, vol. 12, no. 5, 
pp. 666-672, 2019. 
[7]. A. Zea-Vera, and J. O. Theresa, “Challenges 
in the diagnosis and management of neonatal 
sepsis,” Journal of tropical pediatrics, vol. 
61, no. 1, pp. 1-13, 2015. 
[8]. Ministry of Health, Guideline the diagnosis 
and treatment of some common diseases in 
children, Issued together with the Minister of 
Health's Decision No. 3312/QD-BYT August 
7th, 2015. 
[9]. Ministry of Health, Guideline to using 
antibiotics, Issued together with Decision No. 
708 / QD-BYT. March 2, 2015. 
[10]. X. N. Le, “Epidemiological characteristics of 
pneumonia associated with mechanical 
ventilation in infants beyond the age of birth 
in the Department of Completion - 
Emergency, National Hospital of Pediatrics,” 
Doctor of Philosophy Medicine's thesis, 
Central Institute of Hygiene and 
Epidemiology, Ha Noi, 2017. 
[11]. K. D. K. Tran et al, “To characteristics of 
patients admitted to mechanical ventilation in 
Neonatology Department, National Hospital 
of Pediatrics,” Journal of Medical Research, 
vol. 33, pp. 52-62, 2010. 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_ket_qua_dieu.pdf