Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương

Bệnh Pompe là di truyền do đột biến gen GAA. Điều trị enzym thay thế đã đem lại hiệu quả tốt cho bệnh

Pompe xuất hiện ở trẻ nhỏ (IOPD). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân

IOPD. Nghiên cứu chùm ca bệnh hồi cứu và tiến cứu 31 bệnh nhân IOPD từ 2015 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Kết quả nghiên cứu nhận thấy tuổi chẩn đoán và điều trị enzym trung bình 4,2 và 4,9 tháng. Tỉ lệ mắc bệnh

nam/nữ: 15/16. Thời gian điều trị enzym trung bình 20 tháng. 100% bệnh nhân sống sau 1 năm điều trị; 77,4%

bệnh nhân sống với tuổi trung bình 34 tháng. 24/25 bệnh nhân cải thiện chức năng tim sau 1 năm điều trị: chỉ

số khối cơ tim/cơthể (LVMI) giảm từ 183 g/m2 xuống 70 g/m2. 66,7% bệnh nhân có khả năng tự đi với tuổi trung

bình hiện tại 3 tuổi. 4/31 bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp (mở khí quản/thở máy) và cần nuôi dưỡng qua sonde.

Như vậy, điều trị enzym cho bệnh nhân Pompe đã có hiệu quả đáng kể đặc biệt với trẻ được chẩn đoán sớm.

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương trang 1

Trang 1

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương trang 2

Trang 2

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương trang 3

Trang 3

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương trang 4

Trang 4

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương trang 5

Trang 5

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 4480
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương

Kết quả điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi trung ương
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
20 TCNCYH 140 (4) - 2021
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH POMPE THỂ XUẤT HIỆN Ở TRẺ NHỎ 
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Ngọc Khánh và Vũ Chí Dũng 
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Từ khoá: Bệnh pompe thể xuất hiện trẻ nhỏ, Dự trữ glycogen type 2
Bệnh Pompe là di truyền do đột biến gen GAA. Điều trị enzym thay thế đã đem lại hiệu quả tốt cho bệnh 
Pompe xuất hiện ở trẻ nhỏ (IOPD). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân 
IOPD. Nghiên cứu chùm ca bệnh hồi cứu và tiến cứu 31 bệnh nhân IOPD từ 2015 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 
Kết quả nghiên cứu nhận thấy tuổi chẩn đoán và điều trị enzym trung bình 4,2 và 4,9 tháng. Tỉ lệ mắc bệnh 
nam/nữ: 15/16. Thời gian điều trị enzym trung bình 20 tháng. 100% bệnh nhân sống sau 1 năm điều trị; 77,4% 
bệnh nhân sống với tuổi trung bình 34 tháng. 24/25 bệnh nhân cải thiện chức năng tim sau 1 năm điều trị: chỉ 
số khối cơ tim/cơthể (LVMI) giảm từ 183 g/m2 xuống 70 g/m2. 66,7% bệnh nhân có khả năng tự đi với tuổi trung 
bình hiện tại 3 tuổi. 4/31 bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp (mở khí quản/thở máy) và cần nuôi dưỡng qua sonde. 
Như vậy, điều trị enzym cho bệnh nhân Pompe đã có hiệu quả đáng kể đặc biệt với trẻ được chẩn đoán sớm. 
Tác giả liên hệ: Vũ Chí Dũng
Bệnh viện Nhi Trung Ương
Email: dungvu@nch.org.vn
Ngày nhận: 25/01/2021
Ngày được chấp nhận: 19/02/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Pompe là bệnh hiếm gây ra do thiếu hụt 
enzym acid alpha glucosidase (GAA), một enzym 
cần thiết để giáng hóa glycogen trong lysosome. 
Tỉ lệ mắc bệnh là 1:14.000 – 1: 300.000.1 Bệnh 
được chia thành 2 thể chính: Thể xuất hiện ở 
trẻ nhỏ: biểu hiện lâm sàng trước 2 tuổi, yếu cơ, 
giảm trương lực cơ, nuốt kém, phì đại lưỡi, gan 
to và bệnh cơ tim phì đại dẫn đến suy hô hấp – 
tuần hoàn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp; Thể 
khởi phát muộn (thiếu niên hoặc người trưởng 
thành): có thể xuất hiện sau 2 tuổi ở bất cứ lứa 
tuổi nào: yếu cơ gốc chi, yếu cơ hô hấp, đấu 
hiệu Gower, có thể có phì đại bắp chân, rất ít 
hoặc thậm chí không có ảnh hưởng đến cơ tim 
và đặc biệt có thời gian sống lâu hơn.2
Cho đến năm 2016, vẫn chưa có một biện 
pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh Pompe, 
ngoài các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như điều 
trị triệu chứng của bệnh cơ tim và hô hấp hỗ trợ.3 
Năm 2016, liệu pháp enzym thay thế bằng enzym 
alpha glucosidase người tái tổ hợp (Myozyme) 
đã được chấp thuận bởi hiệp hội châu âu và 
FDA trong điều trị bệnh Pompe thể xuất hiện ở 
trẻ nhỏ.4 Liệu pháp enzym thay thế đã làm thay 
đổi tiên lượng của bệnh: bệnh nhân thể trẻ nhỏ 
cải thiện rõ và chức năng tim, vận động.5 Tại Việt 
Nam, trước năm 2014 không có bệnh nhân nào 
được chẩn đoán xác định bệnh Pompe bằng 
xét nghiệm đo hoạt độ enzym và phân tích gen. 
Bệnh viện Nhi Trung ương đã xác định chẩn 
đoán được 52 bệnh nhân Pompe từ năm 2014 
đến nay. Có 31 bệnh nhân được điều trị enzym 
thay thế từ tháng 8/2015 đến nay. Nghiên cứu 
này được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá 
hiệu quả điều trị enzym thay thế trên bệnh nhân 
Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi 
Trung ương.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
31 bệnh nhân được chẩn đoán xác định 
bệnh Pompe thể trẻ nhỏ từ năm 2015 đến 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
21TCNCYH 140 (4) - 2021
12/2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của 
IOPD: tuổi xuất hiện trước 2 tuổi, yếu cơ, phì 
đại cơ tim, tăng men gan, tăng CK, giảm hoạt 
độ enzyme GAA/đột biến gen GAA.
Được điều trị enzyme Myozyme từ 2 lần trở lên.
Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Các bệnh không được điều trị enzym 
Myozyme hoặc chỉ truyền enzyme dưới hoặc bằng 
2 lần và gia đình từ chối tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp 
Thời gian nghiên cứu: tháng 1/2015 đến 
tháng 12/2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Phương pháp đo hoạt độ enzyme GAA từ 
máu giấy thấm.
Phân tích gen GAA bằng giải trình tự gen 
thế hệ mới.
Phương pháp điều trị: truyền tĩnh mạch 
Myozyme 20mg/kg/ mỗi 1 – 2 tuần. 
Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu, đánh 
giá trước và sau điều trị can thiệp.
Các biến số nghiên cứu: tuổi, giới, tiền sử gia 
đình, tỉ lệ tử vong, khả năng vận động, chức năng 
hô hấp, chức năng tim, tình trạng dinh dưỡng.
3. Xử lý số liệu
Theo thuật toán thống kê Y học trung vị, 
trung bình, độ lệch chuẩn, theo phần mềm 
SPPSS 16.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
Các xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn 
đoán hình ảnh là cần thiết để chẩn đoán bệnh 
và điều trị, an toàn cho bệnh nhân. 
Tuân theo phác đồ điều trị của Bệnh viện 
Nhi Trung ương. 
Bố mẹ bệnh nhân được giải thích về bệnh và 
đồng ý tham gia nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ 
31 bệnh nhân từ 30 gia đình khác nhau trong 5 năm nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
STT Đặc điểm chung N = 31
1 Tuổi chẩn đoán
2 ngày – 24 tháng (trung vị: 4,2 tháng)
7 bệnh nhân chẩn đoán < 1 tháng tuổi
2 Dân tộc Kinh 30/30
3 Tiền sử gia đình 5/30
4 Bố mẹ kết hôn cận huyết thống 0/30
5 Nam/nữ 15:16
6 Tuổi điều trị enzyme thay thế 23 ngày – 18 tháng (trung vị: 4,9 tháng)
7 Thời gian điều trị enzyme thay thế 1 tháng – 5,4 năm (trung vị: 20 tháng)
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
22 TCNCYH 140 (4) - 2021
Bảng 2. Kết quả điều trị chung
Kết quả N (%), tuổi Ghi chú
Còn sống
24 (77,4%)
5 – 65 tháng
(34 ± 22 tháng)
100% sống trên 1 năm điều trị
Tử vong
7 (22,6%)
12 – 38 tháng
(22,8 ± 8,5 tháng)
1 ca có CRIM (-): viêm phổi/suy tim
1 ca có kháng thể kháng alpha glucosidase: viêm phổi
3/7 ca tử vong do viêm phổi
1 ca tử vong do viêm não
1 ca tử vong do sặc 
Bảng 3. Kết quả điều trị trên tim mạch
Kết quả Trước điều trị Sau điều trị 1 năm
Chỉ số tim/ngực trên Xquang
65%
<50%
25/25 (100%)
24/25 (96%)
EF (%)
52,6 ± 12
(31 – 77)
67,5 ± 7,2
(50 – 77)
Chỉ số khối cơ tim thất trái (g/m2)
183 ± 74
(82 – 297)
70 ± 29
(33,8 – 163)
Bảng 4. Kết quả điều trị trên vận động
Độ tuổi Đi được Đứng được Ngồi được Giữ được cổ
< 12 tháng 0 1 3 1
12 – 18 tháng 1 0 2 1
> 18 tháng
15
(3 ± 1,2 tuổi)
1 3 3
Tổng số
N = 31 
16 2 8 5
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
23TCNCYH 140 (4) - 2021
Bảng 5. Kết quả điều trị trên tình trạng hô hấp và nuôi dưỡng
Tình trạng nuôi dưỡng và hô hấp
N
Tổng số: 31 bệnh nhân
Tình trạng nuôi dưỡng:
Ăn sonde
Tự ăn
4
27
Tình trạng hô hấp:
Tự thở
Hỗ trợ hô hấp (ngay cả khi không viêm phổi)
27 (3/27 bệnh nhân tử vong)
4 (4/4 bệnh nhân đã tử vong)
IV. BÀN LUẬN
Trong 5 năm nghiên cứu từ 2014, chúng tôi 
đã có 31 bệnh nhân được điều trị enzyme thay 
thế (ERT) trong tổng số 52 bệnh nhân được 
chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây 
là các bệnh nhân đầu tiên được điều trị ERT 
tại Việt Nam và cũng là trung tâm có số bệnh 
nhân nhiều nhất được chẩn đoán và điều trị 
bệnh IOPD trong khu vực Đông Nam Á. Trong 
10 năm tại trung tâm Y khoa Samsung lớn của 
Hàn Quốc chỉ 3 bệnh nhân, tại trung tâm quốc 
qua sức khoẻ và phát triển trẻ em của Nhật Bản 
chỉ có 6 bệnh nhân trong 8 năm và tại Thái Lan 
chỉ có 12 bệnh nhân trong 18 năm.6,7 Tất cả 
bệnh nhân của chúng tôi đều là dân tộc Kinh 
và không có gia đình nào cận huyết thống, 80% 
bệnh nhân sinh sống ở khu vực Bắc và Bắc 
Trung Bộ. Dựa trên thống kê về số lượng trẻ 
sinh ra trong khu vực này của Tổng cục Thống 
kê và 52 bệnh nhân được chẩn đoán trong 5 
năm, tỉ lệ mắc bệnh Pompe của chúng ta phải 
trên 1: 50.000. Là bệnh di truyền lặn trên nhiễm 
sắc thể nên tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như 
nhau là 15:16.
Bệnh IOPD có tiên lượng nặng nếu không 
điều trị enzyme thay thế. (Myozyme) định kỳ 1 – 
2 tuần/ lần. Nhiều y văn và nghiên cứu trên thế 
giới thấy 80% bệnh nhân Pompe thể xuất hiện 
trẻ nhỏ sẽ tử vong trước 1 tuổi nếu không được 
điều trị enzyme thay thế. Khi phân tích 21 bệnh 
nhân IOPD không được điều trị ERT tại trung 
tâm của chúng tôi nhận thấy tất cả bệnh nhân 
tử vong trước 8 tháng tuổi.
Tuổi chẩn đoán bệnh và điều trị ERT trong 
nghiên cứu của chúng tôi là tương đối sớm 
trung bình là 4,2 và 4,9 tháng, trong đó có tới 
7 bệnh nhân được chẩn đoán trong giai đoạn 
sơ sinh. Kết quả này tương tự nghiên cứu 
của Ả Rập Xê Út, tuổi bắt đầu điều trị ERT là 
4,5 tháng.9
Kết quả điều trị trong 5 năm nghiên cứu của 
chúng tôi khả quan, 100% bệnh nhân chúng 
tôi sống sau 1 năm điều trị, 77,4% bệnh nhân 
còn sống với tuổi trung bình 34 tháng. Kết 
quả này tốt hơn nhiều so với nghiên cứu của 
tác giả Zuhair N. Al-Hassnan tại Ả Rập Xê Út 
mặc dù tuổi bắt đầu điều trị ERT là 4,5 tháng 
nhưng có tới 83,3% (15) bệnh nhân tử vong 
với tuổi trung bình 12 tháng. Kết quả điều trị 
kém này đã được giải thích 8 bệnh nhân có xét 
nghiệm CRIM âm tính dẫn tới sinh kháng thể 
kháng alpha glycosidase và 7 bệnh nhân chẩn 
đoán muộn từ 4 – 10 tháng tuổi. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi chỉ có 1 bệnh nhân có xét 
nghiệm CRIM âm tính mặc dù điều trị ERT 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
24 TCNCYH 140 (4) - 2021
từ lúc 2,5 tháng nhưng tình trạng bệnh nhân 
càng về sau càng kém và tử vong lúc 14 tháng 
tuổi. Còn lại 6 bệnh nhân có xét nghiệm CRIM 
dương tính nhưng 1 bệnh nhân xuất hiện hiệu 
giá kháng thể kháng alpha glycosidase lúc 26 
tháng nên bệnh nhân tử vong lúc 38 tháng. 
Như vậy xét nghiệm gen trong nhóm bệnh này 
rất quan trọng ngoài khẳng định và tư vấn di 
truyền, còn có ý nghĩa tiên lượng kết quả xét 
nghiệm CRIM để có kế hoạch điều trị dung nạp 
miễn dịch khi xét nghiệm CRIM âm tính. Một 
bệnh nhân tử vong do biến chứng Viêm não 
lúc 14 tháng mặc dù trẻ đáp ứng điều trị tốt 
trước lúc Viêm não (12 tháng đã ngồi vững và 
bò, chức năng tim gần về bình thường). Bốn 
bệnh nhân còn lại tử vong do suy hô hấp trong 
các đợt viêm phổi cấp. 
Kết quả trên tim mạch nhìn thấy cải thiện rõ 
rệt với các bệnh nhân được điều trị ERT sau 1 
năm. 100% bệnh nhân có chỉ số tim ngực trở 
về bình thường cho dù lúc được chẩn đoán 
tất cả bệnh nhân này có chỉ số tim ngực trên 
65%. Chỉ số co bóp cơ tim cải thiện rõ: EF tăng 
từ trung bình 52% lên 66,4%. Đặc biệt, chỉ số 
khối cơ tim/khối cơ thể (LVMI) giảm rõ ràng từ 
trung bình 184 g/m2 xuống trung bình 70 g/m2. 
Kết quả này của chúng tôi giống với nghiên cứu 
của tác giả Carine I. van Capelle, Bỉ về hiệu 
quả trên tim mạch của ERT trong IOPD, chỉ số 
LVMI giảm từ trung bình 226 g/m2 xuống 70,8 
g/m2 10 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị 
trong giai đoạn sơ sinh có chỉ số tim về bình 
thường chỉ số bình thường trong nghiên cứu 
của chúng tôi
Kết quả về vận động trong nghiên cứu của 
chúng tôi 16 bệnh nhân đang tự đi không cần 
hỗ trợ trong 24 bệnh nhân còn sống chiếm 
66,7% ở độ tuổi trung bình 3 tuổi. Ở độ tuổi < 
12 tháng, 1 bệnh nhân có thể tự đứng, 3 bệnh 
nhân có thể tự ngồi. Kết quả vận động của 
các bệnh nhân được điều trị ERT của chúng 
tôi là tốt hơn so với nghiên cứu của tác giả 
Rossella Parini năm 2018 với 28 bệnh nhân 
của 13 trung tâm ở Ý chỉ có 7/28 (25%) có khả 
năng tự đi với tuổi trung bình biết đi 12 – 19 
tháng và 17/28 bệnh nhân chỉ có thể duy trì 
việc tự ngồi.11 07 bệnh nhân được chẩn đoán 
và điều trị giai đoạn sơ sinh cũng có tuổi biết 
đi sớm hơn từ 13 – 15 tháng. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 4/31 
bệnh nhân cần hỗ trợ đặt sonde ăn, trong đó 
¾ bệnh nhân này cũng đang cần hô hấp hỗ 
trợ hàng ngày qua mở khí quản. Kết quả này 
của chúng tôi cũng tốt hơn nghiên cứu của tác 
gải Rossella Parini: 15% bệnh nhân thở máy 
không xâm nhập và 52% cần thở oxy qua mở 
khí quản, 10/28 bệnh nhân cần đặt sonde ăn 
hoặc mở dạ dày mặc dù cũng tới 71% bệnh 
nhân của họ là CRIM dương tính.11
V. KẾT LUẬN
Qua 5 năm điều trị ERT cho 31 bệnh nhân 
IOPD tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã cho kết 
quả khả quan đặc biệt là đối với các bệnh nhân 
được chẩn đoán sớm trong giai đoạn sơ sinh. 
Vì vậy việc sàng lọc sơ sinh cho nhóm bệnh 
này là cần thiết để có hiệu quả điều trị tốt. Ngoài 
ra, kết quả xét nghiệm gen không chỉ có ý nghĩa 
chẩn đoán và còn có vai trò quan trọng trong 
lên kế hoạch điều trị dung nạp miễn dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Taverna S, Cammarata G, Colomba 
P, et al. Pompe disease: pathogenesis, 
molecular genetics and diagnosis. Aging. 
2020;12(15):15856-15874. doi:10.18632/
aging.103794.
2. Mccall AL, Salemi J, Bhanap P, Strickland 
LM, Elmallah MK. The impact of Pompe 
disease on smooth muscle: a review. J Smooth 
Muscle Res. 2018;54:100-118. doi:10.1540/
jsmr.54.100.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
25TCNCYH 140 (4) - 2021
3. Peruzzo P, Pavan E, Dardis A. Molecular 
genetics of Pompe disease: a comprehensive 
overview. Ann Transl Med. 2019;7(13). 
doi:10.21037/atm.2019.04.13.
4.Sun A. Lysosomal storage disease 
overview. Ann Transl Med. 2018;6(24). 
doi:10.21037/atm.2018.11.39.
5.Chen M, Zhang L, Quan S. Enzyme 
replacement therapy for infantile-onset Pompe 
disease. Cochrane Database Syst Rev. 
2017;11:CD011539. doi:10.1002/14651858.
CD011539.pub2.
6. Kim M-S, Song A, Im M, et al. Clinical 
and molecular characterization of Korean 
children with infantile and late-onset Pompe 
disease: 10 years of experience with enzyme 
replacement therapy at a single center. Korean 
J Pediatr. 2019;62(6):224-234. doi:10.3345/
kjp.2018.06968.
7. Fukuhara Y, Fuji N, Yamazaki N, et al. A 
molecular analysis of the GAA gene and clinical 
spectrum in 38 patients with Pompe disease 
in Japan. Mol Genet Metab Rep. 2017;14:3-9. 
doi:10.1016/j.ymgmr.2017.10.009.
8. Ngiwsara L, Wattanasirichaigoon D, Tim-
Aroon T, et al. Clinical course, mutations and 
its functional characteristics of infantile-onset 
Pompe disease in Thailand. BMC Med Genet. 
2019;20. doi:10.1186/s12881-019-0878-8.
9. Al-Hassnan ZN, Khalifa OA, Bubshait DK, 
et al. The phenotype, genotype, and outcome 
of infantile-onset Pompe disease in 18 Saudi 
patients. Mol Genet Metab Rep. 2018;15:50-
54. doi:10.1016/j.ymgmr.2018.02.001.
10. Capelle CI van, Poelman E, Frohn-
Mulder IM, et al. Cardiac outcome in classic 
infantile Pompe disease after 13 years of 
treatment with recombinant human acid alpha-
glucosidase. Int J Cardiol. 2018;269:104-110. 
doi:10.1016/j.ijcard.2018.07.091.
11. Parini R, De Lorenzo P, Dardis A, et al. 
Long term clinical history of an Italian cohort 
of infantile onset Pompe disease treated with 
enzyme replacement therapy. Orphanet J 
Rare Dis. 2018;13. doi:10.1186/s13023-018-
0771-0.
Summary
OUTCOMES OF INFANTILE ONSET POMPE DISEASE PATIENTS 
AT THE NATIONAL CHILDRENT’S HOSPITAL
Pompe disease is a rare inherited disease result from GAA gene mutations. Enzyme replacement 
therapy (ERT) has been effective in Infant Onset Pompe Disease (IOPD). To evaluate outcomes 
of ERT in IOPD patients, we performed a case series study on 31 IOPD patients from 2015 at the 
National Hospital of Pediatrics. The average age of children diagnosed and received ERT were 
4.2 and 4.9 months, respectively. Male/ female rate was 15/16. The average duration of ERT was 
20 months. 100% of patients survived after 1 year of management; 77.4% of patients reached an 
average age of 34 months. 24/25 patients improved heart function after 1 year of management: left 
ventricular mass index (LVMI) decreased from 183 g /m2 to 70 g/m2. 66.7% of patients ambulated 
independently with the current mean age of 3 years. 4/31 patients required respiratory support 
(tracheostomy / mechanical ventilation) and require oral tube feeding. In conclusion, ERT for IOPD 
pediatric patients has been significantly effective, especially in early diagnosis.
Keywords: infantile onset pompe disease.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_dieu_tri_benh_pompe_the_xuat_hien_o_tre_nho_tai_benh.pdf