Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Thay khớp háng bán phần Bipolar là phương pháp đem

lại hiệu quả cao trong điều trị tổn thương thoái hoá khớp do

nhiều nguyên nhân cũng như đối với gãy cổ xương đùi. Đây

là loại phẫu thuật đặc biệt, có những đặc điểm riêng biệt, đòi

hỏi phải thực hiện tốt công tác theo dõi săn sóc điều dưỡng

và tập luyện phục hồi chức năng sau mổ. Ở Việt Nam, hàng

năm có rất nhiều bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật thay

khớp háng bán phần Bipolar. Theo nhiều nghiên cứu trong

nước, kết quả điều trị phẫu thuật này rất khả quan.

Tại Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện viện

Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108), loại phẫu thuật

thay khớp háng bán phần Bipolar đã được tiến hành từ

năm 1991 và ngày càng phát triển. Tại đây, có nhiều bệnh

nhân được phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar và

được chăm sóc, luyện tập vận động phục hồi chức năng

sau mổ đạt chất lượng cao, giảm tiểu tàn phế, kéo dài tuổi

thọ cho bệnh nhân cao tuổi.

Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày về kết quả

và những kinh nghiệm công tác điều dưỡng trong theo

dõi săn sóc, luyện tập phục hồi chức năng ở 45 bệnh nhân

(BN) sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar

trong thời gian từ tháng 1/2013 đến 2/2014.

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 1

Trang 1

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 2

Trang 2

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 3

Trang 3

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 4

Trang 4

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 5

Trang 5

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 6

Trang 6

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 16820
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108
TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013
320
Phản biện khoa học: TS. Đinh Ngọc Sơn
KẾt Quả cÔng tác chăm sóc ĐiỀu dưỠng và 
luyỆn tập phỤc hỒi chỨc năng sau mổ thay 
KhỚp háng bán phần Ở người cao tuổi tại bỆnh 
viỆn tưQĐ 108
Nguyen Thi Thanh Dieu 
et all 
the results of nursing health care and function 
recovery after surgery for partial hip replacement of 
the elderly at 108 military central hospital
AbstrAct
Background: This nursing health care and function recovery after surgery for Bipolar 
partial hip replacement is very important. This research was on nursing health care and 
function recovery after surgery for Bipolar partial hip replacement of 45 patients at 
Military Institute of Trauma and Orthopaedics, 108 Military Central Hospital. 
Material and methods: There were 45 patients (9 males and 36 females) were operated 
for Bipolar partial hip replacement at Military Institute of Trauma and Orthopaedics, 
108 Military Central Hospital. Their average age at time of surgery is 77.6 (from 61 to 
90 years old). All patients were under the nursing health care and post-surgery function 
recovery following proper procedure.
The results: The research kept track of 44 patients with 45 joints. The tracking period 
lasts 9 months on average, from 4 months to 13 months. The research shows the results 
of 92.8% of Good and Very Good. 
Conclusions: The nursing health care and function recovery after surgery for Bipolar 
partial hip replacement make a great contribution to the operation results.
Nguyễn Thị Thanh Điều 
và CS. 
Viện Chấn thương - 
Chỉnh hình, Bệnh viện 
TWQĐ 108
Email: 
hoangkolpinghauss1 
@yahoo.com 
Ngày nhận: 06 - 9 - 2014
Ngày phản biện: 20 - 9 -2014 
Ngày in: 08 - 10 - 2014
Ñaët vaán ñeà: Ñieàu döôõng, chaêm soùc, taäp phuïc hoài chöùc naêng sau phaãu thuaät thay khôùp 
haùng coù vai troø raát quan troïng. Nghieân cöùu naøy nhaèm ñaùnh giaù coâng taùc ñieàu döôõng ôû 
beänh nhaân sau phaãu thuaät thay khôùp haùng baùn phaàn.. 
Ñoái töôïng vaø phöông phaùp nghieân cöùu: 45 beänh nhaân ñöôïc phaãu thuaät thay khôùp 
haùng baùn phaàn Bipolar taïi Vieän Chaán thöông - Chænh hình, Beänh vieän Trung öông 
Quaân ñoäi 108, (9 nam vaø 36 nöõ). Tuoåi trung bình thôøi ñieåm phaãu thuaät laø 77,6 (töø 61 
tuoåi ñeán 90 tuoåi). Caùc beänh nhaân ñaõ ñöôïc chaêm soùc, luyeän taäp phuïc hoài chöùc naêng sau 
moå theo moät quy trình thoáng nhaát. 
Keát quaû: Theo doõi keát quaû xa ñöôïc 44 beänh nhaân, vôùi 45 khôùp. Thôøi gian theo doõi töø 
4 thaùng ñeán 13 thaùng, trung bình laø 9 thaùng. Chaêm soùc ñieàu döôõng ñaõ goùp phaàn quan 
troïng cho keát quaû cuûa phaãu thuaät. Keát quaû xa ñaït 92,8% toát vaø raát toát. 
Keát luaän: Chaêm soùc vaø höôùng daãn luyeän taäp phuïc hoài chöùc naêng vaän ñoäng cuûa ñieàu 
döôõng vôùi ngöôøi beänh sau phaãu thuaät thay khôùp haùng Bipolar coù vai troø raát quan troïng 
ñoái vôùi keát quaû phaãu thuaät.
TÓM TẮT
Phần 5: Điều dưỡng
321
i. ĐặT vấN Đề
Thay khớp háng bán phần Bipolar là phương pháp đem 
lại hiệu quả cao trong điều trị tổn thương thoái hoá khớp do 
nhiều nguyên nhân cũng như đối với gãy cổ xương đùi. Đây 
là loại phẫu thuật đặc biệt, có những đặc điểm riêng biệt, đòi 
hỏi phải thực hiện tốt công tác theo dõi săn sóc điều dưỡng 
và tập luyện phục hồi chức năng sau mổ. Ở Việt Nam, hàng 
năm có rất nhiều bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật thay 
khớp háng bán phần Bipolar. Theo nhiều nghiên cứu trong 
nước, kết quả điều trị phẫu thuật này rất khả quan. 
Tại Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện viện 
Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108), loại phẫu thuật 
thay khớp háng bán phần Bipolar đã được tiến hành từ 
năm 1991 và ngày càng phát triển. Tại đây, có nhiều bệnh 
nhân được phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar và 
được chăm sóc, luyện tập vận động phục hồi chức năng 
sau mổ đạt chất lượng cao, giảm tiểu tàn phế, kéo dài tuổi 
thọ cho bệnh nhân cao tuổi.
Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày về kết quả 
và những kinh nghiệm công tác điều dưỡng trong theo 
dõi săn sóc, luyện tập phục hồi chức năng ở 45 bệnh nhân 
(BN) sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar 
trong thời gian từ tháng 1/2013 đến 2/2014. 
ii. Đối TƯỢNG vÀ PHƯơNG PHáP 
NGHiêN cứU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
45 BN được thay khớp háng bán phần tại Viện Chấn 
thương Chỉnh hình (CTCH), Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 
tháng 1/2013 đến tháng 2/2014. Thời gian theo dõi kết quả 
từ 4 tháng đến 13 tháng, trung bình là 9 tháng
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- BN có chỉ định thay khớp háng, được phẫu thuật thay 
khớp háng Bipolar (qua ý kiến hội chẩn, thông qua mổ của 
Viện Chấn thương Chỉnh hình).
- Sức khoẻ cho phép phẫu thuật được.
- Tự nguyện xin được tham gia nghiên cứu và cam 
đoan hợp tác tốt sau phẫu thuật 
2.2. Phương pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu tiến cứu, không đối chứng. 
Các BN được chăm sóc, theo dõi luyện tập phục hồi 
chức năng dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng trưởng theo 
quy tr ... ûm 2 1 3 6,7
Hoaïi töû voâ khuaån choûm xöông 1 1 2,2
Toång 6 24 15 45 100
Tyû leä% 13,3 53,4 33,3 100
Phần 5: Điều dưỡng
323
Số liệu bảng trên cho thấy phần lớn BN sau phẫu thuật 
có lượng dịch dẫn lưu khoảng từ 80 đến 100 ml trong 24h 
đầu (53,4%)
* Kết quả xét nghiệm máu sau mổ (n=45)
Có 6 BN (13,3%) Huyết sắc tố <100 g/l cần phải 
truyền máu
Có 39 BN (96,7%) Huyết sắc tố > 100g/l chưa cần phải 
truyền máu
* Hướng dẫn tập vận động sau phẫu thuật (n= 45):
+ 45 BN được luyện tập thụ động ngay sau mổ. 
+ 43 BN (95,5%) được luyện tập chủ động giờ thứ 7 
sau mổ.
+ 1 BN (2,2%) được luyện tập chủ động từ ngày thứ 2 
sau mổ (sau mổ về BN có cao HA 190/100) ).
+ 1 BN (2,2%) được luyện tập chủ động từ ngày thứ 21 
sau mổ. Thời gian nằm viện, tất cả 45 BN được kỹ thuật 
Quan sát bảng 2 ta thấy nguyên nhân chủ yếu trong chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần là gãy cổ chỏm 
xương đùi và thoái hóa khớp 41/45 (91,1%). Ngoài ra, có các nguyễn nhân khác như: Khớp giả, tiêu cổ chỏm, hoại tử 
vô khuẩn khớp háng.
3.2. Thực hiện quy trình chăm sóc điều dưỡng
Bảng3. các bệnh lý nội khoa kết hợp (n=45).
Beänh lyù
Taêng
huyeát aùp
Taêng huyeát 
aùp coù BMMN
Tieåu
ñöôøng
Tim
maïch
Lao
phoåi
Coäng
Soá löôïng 8 2 5 3 1 18
Tyû leä% 17,7% 4,4% 12,2% 6,7% 2,2% 22,2
 Số liệu bảng trên cho thấy tổng số BN có bệnh nội khoa kết hợp là 18/45 BN (40%). Trong đó: số BN mắc bệnh cao 
huyết áp chiếm tỷ lệ 10/45 BN (22,2%). Toàn bộ số BN này đều được điều trị ổn định trước khi phẫu thuật và được theo 
dõi mạch, huyết áp rất chặt chẽ trong thời gian nằm viện cũng như hướng dẫn khi ra viện về gia đình.
Bảng 4: Thực hiện quy trình theo dõi, chăm sóc sau phẫu thuật (n= 45)
Quy trình theo doõi, chaêm soùc sau moå Soá beänh nhaân Tyû leä %
Ñöôïc ñaët goái meàm giöõa 2 khôùp goái 44 97,7%
Vaän chuyeån ñuùng kyõ thuaät 43 95,5%
Theo doõi toaøn thaân: maïch, nhieät ñoä, huyeát aùp, xeùt nghieäm maùu, caûm 
giaùc ñau sau moå
45 100%
Theo doõi taïi choã: baêng, daãn löu, maøu saéc, hoài löu mao maïch, caûm giaùc, 
vaän ñoäng chi beân moå 
43 94,4%
Theo doõi tai bieán, bieán chöùng: traät khôùp, taéc maïch, nhieãm khuaån, loeùt, 
taùo boùn
41 91,1%
Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi các biến chứng như trật khớp, tắc mạch, nhiễm khuẩn và táo bón sau phẫu thuật thấp 
hơn theo dõi các biến chứng khác.
Bảng 5: Kết quả dẫn lưu vết mổ trong 24 giờ đầu (n= 45)
Daãn löu (ml) Soá löôïng Tyû leä % Ghi chuù
80 - 100 24 53,4 5
100 - 150 15 33,3 12,2%
150 - 200 6 13,3
Coäng 45 100
TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014
324
viên trực tiếp hướng dẫn và luyện tập 3 lần/ngày, mỗi 
lần từ 30 phút - 1 giờ. Sau đó BN tiếp tục tự luyện tập 
với sự hỗ trợ của 2 nạng nách hoặc khung tập đi và 
ra viện từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 22 sau mổ.
* Hướng dẫn tập tỳ nén (n= 45):
+ 43 BN (95,5%) được hướng dẫn tập tỳ nén sau 
mổ 3 - 4 tuần, có sử dụng 1 nạng. Sau 6 đến 8 tuần có 
thể bỏ nạng.
+ 1 BN cho tập tỳ nén chậm hơn sau 3 - 4 tuần vì 
lý do: BN bị gãy nứt thành xương đùi, phải buộc ổ 
gãy bằng các vòng đai thép khi tiến hành thay khớp.
+ 1 BN cho tập tỳ nén sau 6 tuần vì lý do BN có 
kèm tổn thương khớp cổ chân và sức cơ yếu
 3.3. Kết quả gần 
Được đánh giá dựa vào lâm sàng, X quang và tập 
vận động: 
- 4 BN có mất máu nhiều sau mổ đều được điều 
dưỡng phát hiện sớm, báo bác sỹ xử trí kịp thời.
- 1 BN bị tắc dẫn lưu ổ mổ đều được phát hiện và 
xử trí sớm.
- 9 BN bí đái đều được phát hiện sớm và xử trí 
kịp thời.
- 45 BN được chụp X.quang ngay sau mổ , tất cả 
không có biến chứng trật khớp.
- 2 BN có viêm tắc tĩnh mạch sâu, được phát hiện 
sớm và báo cáo bác sỹ điều trị.
- 44 BN được cắt chỉ sau mổ 14 ngày, vết mổ liền 
sẹo kỳ đầu.
- 1 BN nhiểm khuẩn sâu, gây viêm rò kéo dài.
- Có 43/45 bệnh nhân có thể tự đi lại trên nạng 
trước khi xuất viện. 
Tất cả các BN đều đạt biên độ vận động khớp háng và 
gối trong giới hạn cho phép. Các BN chưa tự đi lại được 
là những BN gãy rạn thân xương đùi, và sức cơ yếu. 
- Các BN đều được ra viện từ ngày thứ 7 đến ngày 
thứ 22, trung bình là 10,4 ngày
3.4. Kết quả xa
 Đánh giá kết quả dựa vào khám lâm sàng đánh 
giá chức năng vận động của khớp háng nhân tạo theo 
mức độ hồi phục các hoạt động sinh hoạt.
Kiểm tra đánh giá kết quả xa được thực hiện ở 44 
BN với 45 ổ khớp. Kết quả cho thấy:
- 42/44 BN (95,4%) đạt biên độ gấp khớp háng 
đạt từ 900 trở lên. Các NB này đi lại, sinh hoạt gần 
như bình thường.
- 41/44 BN (93,2%) không đau hoặc đau ít nhưng 
không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- 41/44 BN (93,2%) đi lại vững hoặc hơi khập 
khiễng.
- 36/44 BN (82%) có thể lên xuống cầu thang bình 
thường, không cần vịn tay; 7 BN lên xuống cầu thang 
được nhưng phải vịn tay, các BN này tuổi cao, sức cơ 
yếu, thay hai khớp; 01 BN lên xuống cầu thang rất 
khó khăn, phải dùng khung hỗ trợ.
- 41/44 BN (93,2%) BN đi giầy, tất dễ dàng; 03 
BN đi giầy, tất khó khăn do đau 
- 10/44 BN (22,7%) BN đi lại thỏa mái, khoảng 
1 km; 33/44 BN (75%) có thể đi lại trong phạm vi 
100-500m.; 01/44 BN (2,3%) chỉ đi lại trong phòng, 
không có BN nào phải nằm tại chỗ.
* Đánh giá kết quả chung
Dựa vào chỉ số của Merle D’ Aubigné- Postel 
chúng tôi đánh giá kết quả chung như sau:
Kết quả kiểm tra 44 BN với thời gian theo dõi 
trung bình là 9 tháng:
Rất tốt và tốt là 41 BN chiếm 93,2 %; trung bình 
là 2 BN chiếm 4,5 %; xấu là 01 BN chiếm 2,3%.
Biến chứng:
- Có 01 BN sai khớp chỏm bật ra ngoài hõm ngày 
thứ 10 sau mổ, khi bệnh nhân xuất viện ngày thứ 2. 
BN phải vào viện mổ đặt lại khớp. Hiện tại BN này 
đạt kết quả tốt . 
- Có 01 BN nhiễm khuẩn vết mổ sau 2 tháng 
(2,7%), bị phá rò, nhiễm khuẩn rộng phải tháo bỏ 
khớp nhân tạo sau 6 tháng thì vết mổ liền sẹo
Bảng 1: Tuổi, giới. (n= 45)
Keát quaû Raát toát Toát Trung bình Xaáu Coäng
Soá löôïng 23 18 2 1 44
Tyû leä % 52,3 40,9 4,5 2,3 100
Phần 5: Điều dưỡng
325
iv. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm của đối tượng: tuổi, giới, nguyên 
nhân phải thay khớp.
Theo nhiều tác giả nước ngoài, nói đến thay khớp háng 
nói chung, thay khớp háng bán phần nói riêng, tuổi của 
BN được thay chỏm Bipolar xương đùi trung bình là 70-
80 tuổi và tỷ lệ nữ > nam. Nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương đồng như các tác giả. Nghiên cứu của chúng tôi: 
tuổi trung bình 77,6 tuổi, tuổi thấp nhất là 61 và tuổi cao 
nhất là 90 tuổi.
Bệnh nhân nam và nữ chênh nhau rõ rệt; với nữ là 80%, 
nam chỉ chiếm 20%, tỷ lệ nam/nữ là 1/3. Ở người cao tuổi, 
nhóm BN thay khớp do gãy cổ xương đùi và thoái hóa 
khớp khá cao. Theo các tác giả trên thế giới ở BN trên 60 
tuổi do tình trạng thưa xương, loãng xương nhất là ở phụ 
nữ tiến triển nhanh hơn vì vậy gãy cổ xương đùi ở nữ cao 
tuổi nhiều hơn nam cao tuổi 4-5 lần vậy nghiên cứu của 
chúng tôi là phù hợp. Đây cũng là nội dung cần quan tâm 
để có thể động viên phụ nữ ở tuổi này nên đi khám bệnh, 
đo độ loãng xương và có kế hoạch bổ xung can xi và dùng 
thuốc dự phòng loãng xương nhằm hạn chế tỷ lệ thay khớp 
bán phần do gãy cổ xương đùi hoăc thoái hóa khớp...
4.2. Công tác theo dõi, săn sóc sau mổ
Phẫu thuật thay khớp háng đòi hỏi phải tuyệt đối vô 
khuẩn trong mổ. Do vậy, việc chuẩn bị trước mổ để đảm 
bảo toàn thân và vùng mổ sạch sẽ là rất quan trọng, ảnh 
hưởng nhiều đến đảm bảo vô khuẩn trường mổ. Đây là 
một trong những yếu tố quyết định thành công của phẫu 
thuật, nhiều tác giả đã nhấn mạnh vấn đề này [4],[5].
 Về phần mình, chúng tôi luôn thực hiện chặt chẽ chế 
độ giữ vô khuẩn vùng mổ bằng tắm rửa, đánh chải kỹ 
da, băng vô khuẩn. Do đó, kết quả sau mổ cho thấy tỷ lệ 
nhiễm khuẩn vết mổ là thấp (01/45 BN). Điều này phần 
nào cho thấy vai trò rất quan trọng của công tác chuẩn bị 
BN trước mổ.
Những tai biến, biến chứng thường xảy ra trong 48 giờ 
đầu sau mổ. Các biến chứng thường gặp là: Trật khớp, 
mất máu, suy hô hấp ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh 
lý phối hợp, tắc mạch chi, nhiễm trùng vết mổ Trong 
những giờ đầu sau phẫu thuật, việc theo dõi chảy máu là 
rất cần thiết [2], [3]. Trong nghiên cứu này, có 4 BN được 
phát hiện chảy máu nhiều sau mổ dựa trên quan sát màu 
sắc xanh của da và niêm mạc mắt, tần số mạch nhanh, 
huyết áp thấp dần, máu chảy nhiều qua ống dẫn lưu ổ 
mổ. Khi xét nghiệm huyết học, hồng cầu, huyết sắc tố và 
hematocrit đều thấp. Về xử trí, chúng tôi đã băng ép vùng 
mổ, kịp thời báo cáo bác sỹ cho truyền máu và dung dịch 
thay thế máu... nên đã nhanh chóng giải quyết tình trạng 
thiếu máu có kết quả.
Kỹ thuật vận chuyển BN để phòng trật khớp cũng rất 
quan trọng. Chúng tôi luôn cần có 3 người để làm nhiệm 
vụ này, phân công như sau: 1 người đỡ phần đầu và vai, 1 
người đỡ phần khớp háng và chậu hông, 1 người đỡ 2 chân 
BN. Như vậy, khi di chuyển bệnh nhân (từ bàn mổ sang 
cáng, từ cáng sang giường bệnh), tư thế BN luôn luôn 
được giữ thẳng, 2 chân luôn dạng và có gối mềm đi kèm.
Đề phòng tắc mạch chi, tất cả các BN của chúng tôi đều 
được tập cử động khớp cổ chân, các ngón chân, xoa bóp 
lý liệu từ các đầu chi dọc lên khớp háng. Nếu BN có hiện 
tượng chi nề, lạnh, đau buốt báo bác sỹ cho dùng thuốc 
dự phòng tắc mạch. Chúng tôi gặp 2 BN có viêm tắc tĩnh 
mạch sâu, do được phát hiện và điều trị sớm nên đã nhanh 
chóng điều trị với kết quả tốt. 
Việc theo dõi và điều trị những bệnh lý kèm theo cũng 
hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công của phẫu 
thuật. BN của chúng tôi đều lớn tuổi, nhiều BN mắc các 
bệnh mạn tính như lao phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, 
tim mạch... Do đó, mặc dù các bệnh kèm theo đã được điều 
trị ổn định từ trước mổ nhưng vẫn luôn được phối hợp với 
các chuyên khoa để theo dõi và điều trị duy trì sau mổ kết 
hợp nếu cần nhằm đề phòng bệnh tái phát hoặc bùng phát. 
4.3. Hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng
Chúng tôi thực hiện cho bệnh nhân dùng thuốc giảm 
đau theo giờ. Trong ngày đầu và ngày thứ 2 dùng thuốc 
đường tiêm, từ ngày thứ 3 trở đi dùng đường uống. Quy 
trình dùng thuốc như vậy giúp bệnh nhân thấy đỡ đau rất 
nhiều, vì vậy thuận lợi cho việc luyện tập và phục hồi sức 
khỏe sau mổ. 
Có 43/45 BN với diễn biến sau mổ được đánh giá là 
tốt, vết mổ liền sẹo kỳ đầu, cắt chỉ sau mổ từ 14 ngày và 
thời gian nằm viện trung bình là 10,4 ngày. Tất cả các BN 
đều được chúng tôi hướng dẫn luyện tập sau mổ. Ngay sau 
mổ, chúng tôi giữ khớp háng BN ở tư thế dạng 400 bằng 
đặt gối ôm giữa 2 chân, đặt một gối mềm ở dưới gót chân 
bên phẫu thuật để căng trương lực cơ và chi luôn được 
kê cao. Sau mổ 6 giờ, BN được hướng dẫn tập chủ động 
với các động tác lên gân cơ tứ đầu đùi, các cơ cẳng chân, 
gấp duỗi cổ chân và nhất là phải tập nhấc gót lên khỏi mặt 
giường và thẳng gối. 
Từ ngày thứ 2 trở đi, BN được tập đứng lên và đi với 
sự trợ giúp của nạng nách, khung tập đi hay sự hỗ trợ của 
người khác. Chân bên phẫu thuật được tỳ nén tăng dần, 
việc cho BN tập đi và tỳ nén sớm phụ thuộc vào nhiều yếu 
tố như: tai biến trong mổ, tình trạng toàn thân của BN, 
TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014
326
ngưỡng chịu đau của BN... Nếu như có biến chứng 
gãy xương đùi hoặc sức cơ yếu thì việc tập đi và tỳ 
nén cũng cần chậm lại. Ở những BN có tình trạng 
toàn thân yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính thì việc 
tập luyện phải nhẹ nhàng và có người luôn trợ giúp. 
Chúng tôi thấy tập vận động ngay sau mổ sẽ đem lại 
kết quả tốt nhất vì hầu hết các BN trước khi mổ thay 
khớp háng đều bị hạn chế hay mất vận động. Do vậy, 
nếu để nằm bất động lâu có thể xảy ra nhiều biến 
chứng như: viêm phổi ứ đọng, viêm đường tiết niệu, 
loét các điểm tỳ v.v 
Tập vận động sớm sẽ làm cho BN thoát khỏi tình 
trạng bất động lâu ngày, làm cho tinh thần thoải mái 
hơn, ăn, ngủ ngon hơn và chóng hồi phục hơn. Tuy 
nhiên, với BN gặp tai biến trong phẫu thuật như nứt 
vỡ xương đùi thì chúng tôi chỉ cho tập vận động sau 
phẫu thuật 4 - 6 tuần. Với một số BN khác, chúng 
tôi cũng cho tập vận động chậm lại khi có tình trạng 
chảy máu sau mổ nhiều hơn bình thường...
4.4. Biến chứng 
Sai khớp sau phẫu thuật 
Sau phẫu thuật, khớp háng phải được bất động ở 
tư thế duỗi háng, dạng và xoay ngoài để phòng tránh 
sai khớp. Đội ngũ điều dưỡng viên phải có kiến thức 
chuyên khoa sâu và thực hiện đúng phương pháp khi 
vận chuyển bệnh nhân thay khớp cũng như tư vấn 
dặn dò bệnh nhân về những điều không được làm sau 
thay khớp. 
Trong lô nghiên cứu có một bệnh nhân sai khớp 
sau mổ ngày thứ 10, bệnh nhân bị bật khớp ra khỏi 
ổ khớp khi ra viện được 2 ngày sau khi bệnh nhân 
đi ngoài ngồi hố xí bệt thấp. Bệnh nhân được nhập 
viện và được mổ đặt lại khớp háng, sau 10 ngày bệnh 
nhân ổn định, kết quả tốt. Qua tìm hiểu thấy nguyên 
nhân sai khớp là do bệnh nhân không tuân thủ hướng 
dẫn của thầy thuốc, mặt khác việc hướng dẫn dặn dò 
bệnh nhân khi ra viện còn qua loa đại khái, thiếu tỷ 
mỉ. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm về việc tư vấn 
hướng dẫn kỹ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trước 
khi người bệnh xuất viện. 
v- KẾT LUẬN
Nghiên cứu đánh giá kết quả công tác điều dưỡng: 
Theo dõi, chăm sóc, luyện tập phục hồi chức năng 
ở 45 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng 
Bipolar tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh 
viện Trung ương Quân đội 108: 92,8% bệnh nhân 
được đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu 
thuật đạt kết loại tốt và rất tốt.
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy công tác theo 
dõi chăm sóc và hướng dẫn luyện tập phụ hồi chức 
năng vận động của điều dưỡng với người bệnh sau 
phẫu thuật thay khớp háng Bipolar có vai trò rất quan 
trọng đối với kết quả phẫu thuật. Do vậy, yêu cầu 
khi bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng cần 
theo dõi, chăm sóc sau mổ chặt chẽ để kịp thời phát 
hiện và xử trí những biến chứng. Đồng thời, hướng 
dẫn BN tập luyện tích cực, đúng quy trình, quy cách 
nhằm nhanh chóng hồi phục sức khoẻ chung và chức 
năng của chi thể. Mối quan hệ giữa điều dưỡng với 
bác sỹ, giữa điều dưỡng với BN là mối quan hệ hiệp 
đồng trong công tác theo dõi, chăm sóc và tập vận 
động phục hồi chức năng sau mổ.
Tài liệu tham khảo
1.	 Điều	 dưỡng	 Ngoại	 khoa, Chăm sóc bệnh nhân mổ 
xương khớp. Bộ y tế - Vụ khoa học và đào tạo. 1996; 170 
-175.
2. Adelin Chu Yee Mei, Vai trò của y tá trong thay khớp 
háng, khớp gối toàn phần. Lớp tập huấn chăm sóc y tế 
phục hồi sau mổ thay khớp háng, khớp gối. Bệnh viện 
Việt Đức, Hà Nội.
3. Adeline Chu Yee Mei, Đào tạo và chuẩn bị bệnh nhân 
trước mổ thay khớp háng. Lớp tập huấn chăm sóc y tế 
phục hồi sau mổ thay khớp háng, khớp gối. Bệnh viện 
Việt Đức, Hà Nội.
4.	 Nguyễn	Tiến	Bình,	Nguyễn	Văn	Nhân,	Nguyễn	Ngọc	
Liêm,	Nguyễn	Văn	Tín,	Lưu	Hồng	Hải,	Nguyễn	Quốc	
Dũng, Kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật thay khớp háng 
tại Bệnh viện TWQĐ 108, Y học Việt Nam.2003, số đặc 
biệt;75-80.
5.	 Vũ	Đức	Lưu, Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán 
phần BiPola có xi măng ở người cao tuổi tại Bệnh viện 
Trương Quân đội 108. Luận văn chuyên khoa II, Học viện 
Quân y. 2008.

File đính kèm:

  • pdfket_qua_cong_tac_cham_soc_dieu_duong_va_luyen_tap_phuc_hoi_c.pdf