Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia

Mục tiêu: Trong thụ tinh ống nghiệm, phương

pháp chuyển nhiều phôi một lần làm tăng tử lệ đa

thai. Đa thai có tỷ lệ kết cục xấu của mẹ và thai nhi.

Nhằm hạn chế rủi ro này, đề tài nghiên cứu nhằm

chọn lựa phương pháp chuyển số phôi phù hợp nhất,

cập nhật theo sự phát triển ở các nước tiên tiến với

mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,

kết quả thai nghén của những phụ nữ dưới 35 tuổi

được thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi 2 và 3

phôi nhằm lựa chọn chuyển phôi an toàn, hiệu quả”.

Đối tượng và phương pháp: 495 trường hợp (250

chuyển 02 phôi và 245 chuyển 03 phôi đủ các tiêu

chuẩn. Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm

sàng, kết quả kích thích buồng trứng, kết quả chuyển

phôi, kết cục thai nghén. Kết quả: Tỷ lệ có thai sinh

sống của nhóm chuyển 2 phôi là 35,2% và nhóm

chuyển 3 phôi là 41,2%. Tỷ lệ đa thai của nhóm

chuyển 2 phôi là 6% và nhóm chuyển 3 phôi là

17,1%. Chuyển 3 phôi làm tăng gấp 3,24 lần nguy cơ

đa thai, gấp 2 lần nguy cơ đẻ non so với chuyển 2

phôi. Kết luận: Lựa chọn chuyển 2 phôi có hiệu quả

và an toàn hơn chuyển 3 phôi.

Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia trang 1

Trang 1

Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia trang 2

Trang 2

Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia trang 3

Trang 3

Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia trang 4

Trang 4

Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 12620
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia

Kết quả chuyển hai và ba phôi tại trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
17 
KẾT QUẢ CHUYỂN HAI VÀ BA PHÔI TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ 
SINH SẢN QUỐC GIA 
 Bùi Bảo Lâm*, Nguyễn Viết Tiến* 
TÓM TẮT5 
Mục tiêu: Trong thụ tinh ống nghiệm, phương 
pháp chuyển nhiều phôi một lần làm tăng tử lệ đa 
thai. Đa thai có tỷ lệ kết cục xấu của mẹ và thai nhi. 
Nhằm hạn chế rủi ro này, đề tài nghiên cứu nhằm 
chọn lựa phương pháp chuyển số phôi phù hợp nhất, 
cập nhật theo sự phát triển ở các nước tiên tiến với 
mục tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, 
kết quả thai nghén của những phụ nữ dưới 35 tuổi 
được thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi 2 và 3 
phôi nhằm lựa chọn chuyển phôi an toàn, hiệu quả”. 
Đối tượng và phương pháp: 495 trường hợp (250 
chuyển 02 phôi và 245 chuyển 03 phôi đủ các tiêu 
chuẩn. Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng, kết quả kích thích buồng trứng, kết quả chuyển 
phôi, kết cục thai nghén. Kết quả: Tỷ lệ có thai sinh 
sống của nhóm chuyển 2 phôi là 35,2% và nhóm 
chuyển 3 phôi là 41,2%. Tỷ lệ đa thai của nhóm 
chuyển 2 phôi là 6% và nhóm chuyển 3 phôi là 
17,1%. Chuyển 3 phôi làm tăng gấp 3,24 lần nguy cơ 
đa thai, gấp 2 lần nguy cơ đẻ non so với chuyển 2 
phôi. Kết luận: Lựa chọn chuyển 2 phôi có hiệu quả 
và an toàn hơn chuyển 3 phôi. 
Từ khoá: Thụ tinh ống nghiệm (TTTON), chuyển 
phôi, đa thai, đẻ non. 
SUMMARY 
RESULTS OF TRANSFERRING 2 EMBRYOS 
AND 3 EMBRYOS AT NATIONAL IVF CENTER 
Background: In cycles of in vitro fertilization, 
transferring multiple embryo transfer may increase the 
risk of multiple gestations which can lead to several 
complications for both mother and child. In order to 
reduce the risk, we wanted to study whether 
increasing the number of embryos transferred would 
significantly boots the live birth rate of the patients. 
This article aims to describe the clinical characteristics, 
IVF’s result and pregnancy rates of the women under 
35 years old in fresh cycles, who underwent 2 and 3 
embryos transfer. Subjects and methods: 495 
cases (250 cases who transferred 2 embryos and 245 
cases who transferred 3 embryos). We study patient’s 
characteristic, blood test, IVF’s result and pregnancy 
outcome. Results: the live birth rate of group with 2 
and 3 embryos transfer was 35,2 % and 41.2%, 
relatively (p = 0.17). The multiple gestation rate of 3 
embryos transfer’s group is significantly higher than 
the group which transfer 2 embryos (17,1% and 6%, 
p = 0.0001). Transferring 3 embryos increase both 
*Bệnh viện Phụ sản Trung ương 
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Bảo Lâm 
Email: buibaolam1991@gmail.com 
Ngày nhận bài: 29/12/2021 
Ngày phản biện khoa học: 25/1/2021 
Ngày duyệt bài: 23/2/202 
the risk of multiple gestation and the risk of premature 
birth than transferring 2 embryos. Results: 
Transferring 2 embryos is safer than 3 embryos with 
the same pregnancy outcome. 
Keywords: In vitro fertilization (IVF), multiple 
gestations, premature. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tỷ lệ thành công của các trung tâm thụ tinh 
ống nghiệm hàng đầu trên thế giới hiện nay vào 
khoảng 40%[1]. Một trong những lý do đạt được 
tỷ lệ này là do chuyển nhiều phôi trong một lần 
chuyển. Phương pháp này làm tăng tỷ lệ đa thai 
và dẫn tới các kết cục xấu của mẹ và thai. 
Để hạn chế vấn đề này, trên thế giới hiện nay 
đang dần thay đổi từ chuyển nhiều phôi sang 
chuyển 1 hoặc 2 phôi trong 1 chu kỳ. Do tỷ lệ 
thành công của việc chuyển từ 1 tới 2 phôi mỗi 
chu kỳ không có sự khác biệt nhiều so với 
chuyển 3 phôi mỗi chu kỳ [2] nên chúng tôi thực 
hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm 
lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả thai nghén của 
những phụ nữ dưới 35 tuổi được thụ tinh trong 
ống nghiệm chuyển phôi 2 và 3 phôi nhằm lựa 
chọn chuyển phôi an toàn hiệu quả. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng: Có 495 trường hợp (250 
chuyển 02 phôi và 245 chuyển 3 phôi) đủ các 
tiêu chuẩn: 
Nữ được TTTON tuổi < 35. Các phôi chuyển 
là phôi ngày 3, tươi (có ít nhất 1 phôi chất lượng 
tốt). Loại các trường hợp: mang thai hộ, xin 
noãn, phôi đông lạnh, chuyển phôi không phải 
ngày 3. Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng, chuyển phôi và kết cục thai nghén. 
2.2. Các biến số nghiên cứu 
Bao gồm: Tuổi tại thời điểm kích thích buồng 
trứng, BMI, thời gian và loại vô sinh... Các xét 
nghiệm FSH, LH, Estradiol ngày 3 kỳ kinh, số 
lượng nang thứ cấp ngày 2 kỳ kinh... Tinh dịch 
đồ. Các chỉ số chu kỳ TTTON. Về kết quả thai 
nghén, đa thai, sinh non, tỷ lệ thai sinh sống... 
2.3. Xử lý số liệu. Xử lý số liệu theo chương 
trình SPSS 20.0, test “Khi” bình phương (2), T-
Student test. Phân tích hồi quy nhị phân Binary 
Logistic để tính mối tương quan giữa tỷ lệ có thai 
lâm sàng, tỷ lệ thai sinh sống, tỷ lệ đa thai và tỷ 
lệ sinh non với số phôi chuyển. Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
vietnam medical journal n01 - MARCH - 2021 
18 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Một số đặc điể ... m chuyển 2 phôi là 39,6%, của nhóm 3 phôi 
là 53,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (2 = 
9,6 và p = 0,001). Tỷ lệ có thai lâm sàng của 
nhóm chuyển 2 phôi là 38%, của nhóm 3 phôi là 
49%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (2 = 6,1 
và p = 0,014). Tỷ lệ đa thai của nhóm chuyển 3 
phôi cao hơn nhóm chuyển 2 phôi (17,1% và 
6%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (2 = 15 và 
p = 0,0001). Có 1/250 trường hợp sảy thai trong 
nhóm chuyển 2 phôi và 3/245 ở nhóm chuyển 3 
phôi. Tỷ lệ sảy thai là 0,8%. Không có trường 
hợp chửa ngoài tử cung nào trong nhóm chuyển 
02 phôi. Có 07 trường hợp chửa ngoài tử cung 
trong nhóm chuyển 03 phôi. Tỷ lệ thai ngoài tử 
cung là 1,4%. Tỷ lệ thai lưu ở nhóm chuyển 2 
phôi là 2,8% (7/250 trường hợp), thấp hơn 
nhóm chuyển 3 phôi (9,4%, 23/245 trường hợp). 
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2 = 9,4 
và p = 0,002). Tỷ lệ sinh non là 7,7%. Tỷ lệ sinh 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
19 
non ở nhóm chuyển 3 phôi (11,02%, 24/245 
trường hợp) cao hơn so với nhóm chuyển 2 phôi 
(5,6%, 14/250 trường hợp). Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với 2 = 4,7 và p = 0,03. Tỷ lệ 
thai sinh sống là 38,2%. Tỷ lệ thai sinh sống của 
nhóm chuyển 2 phôi là 35,2%. Tỷ lệ thai sinh 
sống của nhóm chuyển 3 phôi là 41,22%. Không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có 
thai sinh sống giữa 2 nhóm. 
3.2.2. Đánh giá mối tương quan giữa 
kết quả có thai và số phôi chuyển. Tăng số 
phôi chuyển từ 2 phôi lên 3 phôi làm tăng khả 
năng có beta hCG sau chuyển phôi lên 1,75 lần. 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. 
Khả năng dự đoán chính xác là 53,5%. Tăng số 
phôi chuyển từ 2 phôi lên 3 phôi làm tăng khả 
năng có thai lâm sàng lên 1,56 lần. Sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p = 0,014. Với khả năng 
dự đoán chính xác là 56,6%. Tăng số phôi 
chuyển từ 2 phôi lên 3 phôi làm tăng khả năng 
có thai lâm sàng lên 1,3 lần. Sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê với p = 0,168. Khả năng dự 
đoán chính xác là 61,8%. Tăng số phôi chuyển 
từ 2 phôi lên 3 phôi làm tăng nguy cơ đa thai lên 
3,2 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 
0,0001. Khả năng dự đoán chính xác là 88,5%. 
Tăng số phôi chuyển từ 2 phôi lên 3 phôi làm 
tăng nguy cơ sinh non lên 2 lần. Sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê với p = 0,03. Khả năng dự 
đoán chính xác là 91,7%. 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm và một số chỉ số liên quan 
ở vô sinh nữ dưới 35 tuổi. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, vô sinh nguyên phát chiếm 
48,7%, thứ phát chiếm 51,3%. Tuổi trung bình, 
thời gian vô sinh, Chỉ số BMI của đối tượng 
nghiên cứu, kết quả của nghiên cứu tương đồng 
hoặc không khác biệt nhiều với các tác giả trên 
thế giới như Masschaele và cộng sự (2012) 
[2,3], Martikainen [4], Ashrafi và cộng sự 
(2015)[3]. Về nguyên nhân vô sinh thường gặp 
là vòi tử cung với 204/495 (41,2%. Ít gặp nhất 
là bất thường tinh trùng với 37/495 (7,5%). Vô 
sinh không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ tương 
đối cao (30,7%). Đối chiếu với các nghiên cứu 
của Martikainen và cộng sự (2001) [4], Ashrafi 
(2015) [3]. thấy tỷ lệ này cao (30,7%) so với 
7,8% (Martikainen) và 15% (Ashrafi). Tại Việt 
Nam, tỷ lệ vô sinh do vòi tử cung ở nước ta còn 
chiếm tỷ lệ cao (41,2%). 
Về nồng độ FSH, LH và Estradiol xét nghiệm 
vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh ở nhóm chuyển 
2 phôi và 3 phôi không có sự khác biệt có ý 
nghĩa. Định lượng AMH, nồng độ AMH thường 
không bị dao động trong chu kỳ kinh nguyệt nên 
độ chính xác cao hơn và tin cậy hơn các chỉ số 
FSH, LH, Estradiol. Giá trị bình thường của AMH 
là từ 2 – 6,8ng/ml. Nghiên cứu này, nồng độ 
AMH trung bình của nhóm chuyển 2 phôi là 3,86 
+ 2,84 ng/ml và nhóm chuyển 3 phôi là 3,38 + 
2,1 ng/ml đều trong giới hạn bình thường. Tuy 
nhiên nồng độ AMH trung bình của của nhóm 
chuyển 2 phôi lớn hơn nhóm chuyển 3 phôi, sự 
khác biệt có ý nghĩa với p=0,03. Kết quả của 
chúng tôi cao hơn so với Vương Thị Ngọc Lan 
(2016) là 3,09+2,52ng/ml và thấp hơn của 
Malek Mansour Aghssa và cộng sự (2015) là 4,2 
+ 2,3 ng/ml[5,8]. 
Tổng số nang thứ cấp trung bình trong nhóm 
chuyển 2 phôi là 11,28 + 4,91 nang, của nhóm 
chuyển 3 phôi là 10,63 + 5,14 nang. Sự khác 
biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa thống kê 
(p = 0,15). Số nang thứ cấp trung bình trong 
nghiên cứu thấp hơn của Jayaprakasan (2012) 
và Agarwal (2014). 
Tồng liều FSH ở nhóm 2 phôi nhiều hơn ở 
nhóm 3 phôi (2208,6 + 890,5 UI so với 2171,7 + 
758,2 UI). Có sự khác biệt về AMH có ý nghĩa 
giữa 2 nhóm chuyển 2 và 3 phôi nhưng đa số chỉ 
số AMH của bệnh nhân trong giới hạn bình 
thường (60%) nên ít ảnh hưởng tới tổng liều 
FSH. Tổng liểu FSH sử dụng không có sự khác 
biệt giữa 2 nhóm chuyển 2 và 3 phôi. 
Tổng số noãn thu được là 4939 noãn. Trong 
đó nhóm chuyển 2 phôi là 2593 noãn (52,5%), 
nhóm chuyển 3 phôi là 2346 noãn (47,5%). 
Số noãn trung bình thu được là 9,98 + 4,36 
noãn. Bệnh nhân có số noãn ít nhất là 02 (AMH: 
0,2 ng/ml), nhiều nhất là 25 noãn (AMH: 15 
ng/ml). Số noãn trung bình của nhóm chuyển 2 
phôi nhiều hơn so với nhóm chuyển 3 phôi. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,04). 
Tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia, giai 
đoạn 2015-2019, đa số các trường hợp được 
chuyển 3 phôi. Chuyển 2 phôi thường là do nhu 
cầu và nguyện vọng hoặc đối tượng có nhiều 
phôi tốt. Sunkara (2011)[6] nghiên cứu phân 
tích gộp 400.135 chu kỳ thụ tinh trong ống 
nghiệm cho thấy số nang trung bình là 8 nang 
thì tỷ lệ thai sinh sống dao động từ 11%-34%. 
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thai sinh sống 
là 38,2% phù hợp với kết quả nghiên cứu trên. 
Số noãn MII trung bình của nhóm chuyển 02 
phôi là 8,18 + 4,8 noãn. Số noãn MII trung bình 
của nhóm chuyển 3 phôi là 8,33 + 3,0 noãn. 
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số 
noãn MII thu được giữa nhóm chuyển 2 phôi và 
vietnam medical journal n01 - MARCH - 2021 
20 
3 phôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương đồng với nghiên cứu của Ashrafi và đồng 
nghiệp (2015) [3]. 
Nghiên cứu này có tỷ lệ thụ tinh đạt 81,9%. 
Tỷ lệ thụ tinh trung bình của nhóm chuyển 2 
phôi là 80,2 + 18%, của nhóm chuyển 3 phôi là 
86,17 +15%. Tỷ lệ thụ tinh trung bình của nhóm 
chuyển 3 phôi cao hơn nhóm 2 phôi, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,01. Theo 
Ashrafi và cộng sự (2015), tỷ lệ thụ tinh của 
nhóm chuyển 2 phôi là 61,5+30,5 và nhóm 
chuyển 3 phôi là 61,2 + 35,0 [3]; thấp hơn của 
chúng tôi. 
4.2. Kết quả có thai. Tỷ lệ làm tổ của 
chúng tôi là 253 túi thai, nhóm chuyển 2 phôi là 
16,2 + 29,1%, nhóm chuyển 3 phôi là 21,8 + 
25,9%. Tỷ lệ làm tổ ở nhóm chuyển 3 phôi cao 
hơn nhóm chuyển 2 phôi. Sự khác biệt có ý 
nghĩa (p = 0,025). 
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ làm tổ theo số phôi chuyển giữa các nghiên cứu 
Nghiên cứu 
Chỉ số 
Ashrafi (2015) [3] (p = 0,07) Bùi Bảo Lâm (2020) (p = 0.025) 
Nhóm chuyển 
2 phôi 
Nhóm chuyển 3 
phôi 
Nhóm chuyển 2 
phôi 
Nhóm chuyển 3 
phôi 
Tỷ lệ làm tổ (%) 26,1 + 35,7 20,0 + 29,5 16,2 + 29,1 21,8 + 25,9 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ngược lại so 
với kết quả nghiên cứu của Ashrafi và cộng sự 
(2015) [3]. Sự khác biệt về kết quả giữa 2 nghiên 
cứu có thể nằm ở chiến lược chuyển số phôi. 
4.2.1. Tỷ lệ có thai lâm sang. Tỷ lệ có thai 
lâm sàng là 43,43% (của nhóm chuyển 2 phôi là 
38%, nhóm chuyển 3 phôi là 49%, có sự khác 
biệt có ý nghĩa (p = 0,025). Ngày nay trong quá 
trình làm thụ tinh ống nghiệm, người ta quan 
tâm nhiều tới tỷ lệ có thai sinh sống thay vì tỷ lệ 
có thai lâm sàng. 
4.2.2. Tỷ lệ đa thai, tỷ lệ sinh non và tỷ 
lệ có thai sinh sống. Tỷ lệ đa thai nói chung 
trong nghiên cứu của chúng tôi là 11,5%. Tỷ lệ 
đa thai của nhóm chuyển 2 phôi là 6% (15/250), 
nhóm chuyển 3 phôi là 17,1% (42/245 trường 
hợp), sự khác biệt có ý nghĩa p = 0.0001. Việc 
chuyển nhiều phôi sẽ làm tăng nguy cơ đa thai 
đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu 
và đề cập tới trong thời gian gần đây [2,3,4]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp 
với các tác giả này. 
Tỷ lệ sinh non nói chung trong nghiên cứu là 
8,3%. Tỷ lệ sinh non nhóm chuyển 2 phôi là 
5,6%, nhóm chuyển 3 phôi là 11,02%, sự khác 
biệt có ý nghĩa (p = 0,0001). Như vậy tăng số 
phôi chuyển từ 2 lên 3 phôi sẽ làm tăng nguy cơ 
sinh non. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp 
với các tác giả khác trên thế giới [2,3,4]. 
Tỷ lệ thai sinh sống là 38,2%. Với nhóm 
chuyển 2 phôi là 35,2% và nhóm chuyển 3 phôi 
là 41,2%. Sự khác biệt không có ý nghĩa (p = 
0,17). Như vậy việc tăng số phôi chuyển từ 2 
phôi lên 3 phôi không làm thay đổi tỷ lệ thai sinh 
sống. Một số tác giả khác trên thế giới cũng đã 
nghiên cứu về vấn đề này và có kết quả tương 
tự chúng tôi [3]. 
Không có chửa ngoài tử cung ở nhóm chuyển 
02 phôi, có 07 trường hợp ở nhóm chuyển 03 
phôi. Có 1 sảy thai (8 tuần) ở nhóm chuyển 2 
phôi và 03 trường hợp ở nhóm chuyển 02 phôi 
(12, 15 và 16 tuần). 
Tỷ lệ thai lưu nhóm chuyển 2 phôi: 2,8% 
(7/250 trường hợp), thấp hơn nhóm 3 phôi 
(9,4%, 23/245). Khác biệt có ý nghĩa với 2 = 
9,4 và p = 0,002. 
Việc tăng số phôi chuyển từ 2 lên 3 phôi dẫn 
đến có thai lâm sàng tăng lên 1,56 lần với dự 
đoán chính xác là 56,6%. Nguy cơ đa thai tăng 
lên 3,24 lần với dự doán chính xác 88,5 %. Nguy 
cơ sinh non cũng tăng gấp 2 lần với dự đoán 
chính xác 91,7%. Theo Ashrafi (2015)[3], việc 
chuyển 02 phôi làm tăng tỷ lệ thai sinh sống lên 
gấp 3,1 lần. Chúng tôi thấy rằng việc tăng số 
phôi chuyển từ 2 phôi lên 3 phôi làm tăng nguy 
cơ đa thai và sinh non. Do đó cần có sự thay đổi 
về quan điểm thực hành lâm sàng là giảm số 
lượng phôi chuyển. Các nghiên cứu trên thế giới 
đang tiến hành nhằm giảm số lượng phôi chuyển 
để làm giảm các nguy cơ do đa thai, đặc biệt là 
sinh non [2,3]. Mỹ, Pháp, Canada... chuyển đơn 
phôi có chọn lọc đã và đang áp dụng rộng rãi 
[4]. Theo hiệp hội Nội tiết sinh sản và Hiếm 
muộn Canada, Hiệp hội thực hành Sản - Phụ 
Khoa Canada [7,8], với những phụ nữ dưới 35 tuổi 
được khuyến cáo không nên chuyển quá 2 phôi. 
V. KẾT LUẬN 
Thời gian vô sinh hay gặp là dưới 5 năm 
(59,4%). Nguyên nhân vô sinh do vòi tử cung 
rất thường gặp (41,2 %). Số nang thứ cấp trung 
bình của nhóm chuyển 2 phôi cao hơn nhóm 
chuyển 3 phôi. Số noãn trung bình sau chọc hút 
của nhóm chuyển 2 phôi nhiều hơn nhóm 
chuyển 3 phôi. Nồng độ progesterone ngày tiêm 
hCG trung bình của nhóm chuyển 3 phôi cao hơn 
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 500 - THÁNG 3 - SỐ 1 - 2021 
21 
nhóm chuyển 2 phôi. Nhóm chuyển 3 phôi có 
beta hCG sau chuyển phôi, tỷ lệ có thai lâm 
sàng, tỷ lệ đa thai, tỷ lệ sinh non, tỷ lệ thai lưu 
cao hơn nhóm chuyển 2 phôi. Không có sự khác 
biệt về tỷ lệ thai sinh sống giữa 2 nhóm chuyển 
2 và 3 phôi. Chuyển 3 phôi làm tăng gấp 3,24 
lần nguy cơ đa thai, gấp 2 lần nguy cơ đẻ non so 
với chuyển 2 phôi. Chuyển 2 phôi là lựa chọn 
hợp lý, an toàn và hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. International Federation of Fertility Societies’ 
Surveillance (IFFS) 2019: Global Trends in 
Reproductive Policy and Practice, 8th Edition. 
Global Reproductive Health. 2019;4(1):e29-e29 . 
2. Masschaele T, Gerris J, Vandekerckhove F, De 
Sutter P. Does transferring three or more 
embryos make sense for a well-defined population 
of infertility patients undergoing IVF/ICSI? Facts 
Views Vis Obgyn. 2012;4(1):51-58. 
3. Ashrafi M, Madani T, Movahedi M, et al. 
Increasing The Number of Embryos Transferred 
from Two to Three, Does not Increase Pregnancy 
Rates in Good Prognosis Patients. International 
journal of fertility & sterility. 2015;9:292-299. 
4. Martikainen H, Group the FES, Tiitinen A, et 
al. One versus two embryo transfer after IVF and 
ICSI: a randomized study. Hum Reprod. 
2001;16(9):1900-1903. 
5. Vương Thị Ngọc Lan. Giá trị các xét nghiệm 
AMH, FSH và AFC dự đoán đáp ứng buồng trứng 
thụ tinh trong ống nghiệm. Đại học Y dược thành 
phố Hồ Chí Minh.2016. 
6. Sunkara SK, Rittenberg V, Raine-Fenning N, 
Bhattacharya S, Zamora J, Coomarasamy A. 
Association between the number of eggs and live 
birth in IVF treatment: an analysis of 400 135 
treatment cycles. Hum Reprod. 2011;26(7):1768-1774. 
7. Taşdemir M, Taşdemir I, Kodama H, Fukuda 
J, Tanaka T. Implantation: Two instead of 
three embryo transfer in in-vitro fertilization. Hum 
Reprod. 1995;10(8):2155-2158. 
8. Min JK, Hughes E, Young D, Joint Sogc-Cfas 
Clinical Practice Guidelines Committee, 
Reproductive Endocrinology And Infertility 
Committee. Elective single embryo transfer 
following in vitro fertilization. J Obstet Gynaecol 
Can. 2010;32(4):363-377. 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU BỆNH NHÂN UNG THƯ 
DI CĂN XƯƠNG BẰNG XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 198-BỘ CÔNG AN 
Nguyễn Thị Minh Phương*, Hoàng Thanh Tuyền*, 
Nguyễn Minh Dũng*, Vi Thành Long* 
TÓM TẮT6 
30 bệnh nhân ung thư di căn xương đau mức độ 
vừa hoặc nặng, được điều trị bằng thuốc giảm đau 
thông thường không hiệu quả. Chiếu xạ ngoài đạt 
hiệu quả giảm đau sau 1 tuần, giảm đau tốt sau 1 
tháng, 20% hết đau hoàn toàn, 70% đáp ứng một 
phần, 10% bệnh không đáp ứng giảm đau. Giảm đau 
sau xạ trị có ý nghĩa thống kê ở tất cả các nhóm 1 vị 
trí tổn thương, > 1 vị trí tổn thương và có tổn thương 
kết hợp. 
Từ khóa: Ung thư di căn xương, giảm đau, xạ trị 
SUMMARY 
EFFECTS OF PALLIATIVE TREATMENT BY 
RADIATION IN CANCER PATIENTS WITH 
BONE METASTASES AT 198 HOSPITAL 
30 patients with pain (moderate or severe) due to 
bone metastase were treated by conventional 
analgesics drug but not effective. These patients were 
treated by radiation bone pain relief response last 1 
week good response last 1 month, 20% very good 
*Bệnh viện 198, Bộ Công An 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Minh Phương 
Email: drminhphuong198@gmail.com 
Ngày nhận bài: 26/12/2021 
Ngày phản biện khoa học: 28/1/2021 
Ngày duyệt bài: 26/2/2021 
response, 70% with partial response, 10% not 
response. Bone pain relief response in all group 1 
tumor, > 1 tumors and many tumors. 
Keywords: Bone cancer, analgesics, radiation 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư có su hướng ngày càng gia tăng 
trong những thập niên gần đây, bệnh nhiều khi 
không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Bệnh 
thường phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, có di 
căn xa. Tỷ lệ ung thư di căn xương chiếm từ 30-
70% số bệnh nhân tùy theo loại ung thư và giai 
đoạn bệnh [5]. Ung thư di căn xương không 
những làm giảm thời gian sống của bệnh nhân 
mà còn giảm chất lượng sống và gây các triệu 
chứng thường gặp như đau xương (xảy ra ở 2/3 
bệnh nhân có di căn xương). Điều trị giảm đau 
có vai trò quan trọng và cần thiết, nhằm cải 
thiện chất lượng sống cho người bệnh. Có nhiều 
phương pháp điều trị giảm đau như: phẫu thuật, 
hóa trị, thuốc giảm đau, xạ trịMỗi phương 
pháp có tác dụng trong những trường hợp nhất 
định. Sử dụng thuốc giảm đau có tác dụng trong 
thời gian ngắn, nhiều tác dụng phụ không mong 
muốn, tình trạng nhờn thuốc khiến bệnh nhân 
phải tăng liều Điều trị giảm đau bằng xạ trị 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_chuyen_hai_va_ba_phoi_tai_trung_tam_ho_tro_sinh_san.pdf