Kế hoạch Hoạt động giáo dục Lớp Lá
Cơ sở vật chất
Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và các tài liệu tham khảo để lớp thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
Địa điểm: Lớp có địa điểm tốt ,rộng rãi thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. . Phòng học luôn đảm bảo sạch sẽ nhiều không gian mở, đảm bảo an toàn cho trẻ, có khu vực thuận tiện cho phụ huynh đón trẻ, tiếp xúc gặp gỡ trò chuyện, trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên của lớp.
Các cô giáo đã tạo môi trường học tập cho trẻ phù hợp với nội dung giáo dục và yêu cầu về độ tuổi của trẻ. Bố trí các góc chơi hợp lí thuận tiện cho trẻ đảm bảo các góc chơi có những góc mở giúp cho trẻ có cơ hội được khám phá trong những chủ đề mà cô sẽ giới thiệu và giúp trẻ được khám phá các đồ chơi đảm bảo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy. dễ cất, có các đồ chơi sẵn có và đồ chơi tự tạo do cô và trẻ cùng làm.
Lớp được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị,máy tính, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bàn ghế đúng quy cách, mỗi trẻ có một bộ đồ dùng cá nhân được đánh dấu riêng
Trang thiết bị, học liệu, đồ dùng, đồ chơi đa dạng về âm thanh, màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu. Có đủ học phẩm cho trẻ theo quy định (Giấy màu, kéo, hồ dán, bút sáp, sổ bé chăm ngoan, ) Ngoài ra lớp còn có nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo được làm từ các nguyên vật liệu dễ kiếm như các vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái sử dụng để làm học liệu cho trẻ, phù hợp với việc triển khai các chủ đề.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch Hoạt động giáo dục Lớp Lá
Giáo viên : kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục Phần I: Đặc điểm của lớp 1) Cơ sở vật chất Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và các tài liệu tham khảo để lớp thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. Địa điểm: Lớp có địa điểm tốt ,rộng rãi thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. . Phòng học luôn đảm bảo sạch sẽ nhiều không gian mở, đảm bảo an toàn cho trẻ, có khu vực thuận tiện cho phụ huynh đón trẻ, tiếp xúc gặp gỡ trò chuyện, trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên của lớp. Các cô giáo đã tạo môi trường học tập cho trẻ phù hợp với nội dung giáo dục và yêu cầu về độ tuổi của trẻ. Bố trí các góc chơi hợp lí thuận tiện cho trẻ đảm bảo các góc chơi có những góc mở giúp cho trẻ có cơ hội được khám phá trong những chủ đề mà cô sẽ giới thiệu và giúp trẻ được khám phá các đồ chơi đảm bảo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy. dễ cất, có các đồ chơi sẵn có và đồ chơi tự tạo do cô và trẻ cùng làm. Lớp được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị,máy tính, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bàn ghế đúng quy cách, mỗi trẻ có một bộ đồ dùng cá nhân được đánh dấu riêng Trang thiết bị, học liệu, đồ dùng, đồ chơi đa dạng về âm thanh, màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu. Có đủ học phẩm cho trẻ theo quy định (Giấy màu, kéo, hồ dán, bút sáp, sổ bé chăm ngoan, ) Ngoài ra lớp còn có nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo được làm từ các nguyên vật liệu dễ kiếm như các vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái sử dụng để làm học liệu cho trẻ, phù hợp với việc triển khai các chủ đề. 2) Về giáo viên Các cô giáo đã qua nhiều năm dạy lớp đổi mới, các cô giáo luôn tận tâm với nghề có ý thức học hỏi các kiến thức để từ đó trau dồi thêm cho mình các kiến thức cũng như các nghiệp vụ sư phạm. Có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, ngoài ra các cô giáo tự trang bị cho mình thêm các kiến thức như tham gia khoá học tiếng Anh, các lớp công nghệ thông tin ....điều đó đã giúp rất nhiều cho chuyên môn * Thuận lợi: Các cô giáo đều yêu nghề, mến trẻ, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp, nắm vững chương trình giáo dục mầm non, có kĩ năng nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Được học các lớp bồi dưỡng về chương trình giáo dục mầm non mới do Vụ mầm non và Sở giáo dục đào tạo Hà Nội, PGD quận tổ chức. Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến ngành nghề ở trên mạng Internet và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các cô giáo có khả năng xây dựng môi trường giáo dục trong lớp phù hợp với chủ đề; Có khả năng thực hiện kế hoạch theo hướng tích hợp chủ đề và tổ chức thực hiện; Xây dựng góc tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ Các cô giáo luôn cố gắng làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục với toàn thể các bậc phụ huynh của lớp để từ đó phụ huynh sẽ kết hợp cùng cô giáo để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách khoa học nhất. * Khó khăn: Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi phải xây dựng môi trường giáo dục trong lớp theo từng chủ đề lớn và chủ đề nhánh nên bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt giáo viên còn gặp khó khăn trong việc bố trí thời gian cho trẻ cùng cô xây dựng môi trường học trong lớp. 3) Về trẻ * Thuận lợi: Phần lớn trẻ ở trong lớp có thể lực tốt.Trẻ hồn nhiên, nhanh nhẹn thích được đi học,biết lao động tự phục vụ bản thân, có thói quen và nề nếp tốt trong sinh hoạt và học tập. * Khó khăn: Một số trẻ đi học chưa đều, nhiều trẻ còn nói ngọng, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia hoạt động cùng các bạn trong lớp. Bên cạnh đó một số trẻ lại quá hiếu động, hay chọc phá các bạn. 4) Về phụ huynh Phụ huynh có trình độ học vấn không đồng đều, phần lớn còn chưa quan tâm đến hoạt động của con trẻ. Phụ huynh chưa thật nhiệt tình sưu tầm và ủng hộ các học liệu cho trẻ trong các chủ đề. Phần II: Mục tiêu độ tuổi Mục tiêu giáo dục Phát triển thể chất: Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A + Trẻ trai: cân nặng: từ 16 - 26.6 kg chiều cao: từ 106.4 - 125.8 cm + Trẻ gái: cân nặng: từ 15 - 26.2 kg chiều cao: từ 104.8 - 124.5 cm Đi nối gót dật lùi 5 bước Chạy khoảng 18m trong khoảng 10s Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh Bò theo đường dích dắc không bị chạm vật mốc Ném xa 4m bằng 2 tay Bật xa 50 - 60 cm Cắt được đường tròn Có thói quen rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Biết tự đánh răng lau mặt Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm, nơi không an toàn. Phát triển nhận thức: Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. hay đặt câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Làm như thế nào? Khi nào?... Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi Phân loại được đối tượng theo 2, 3 đối tượng cho trước. tự tìm ra dấu hiệu phân loại. Nhận biết được phía phải, phía trái của người khác Phát hiện hôm qua, hôm nay, ngày mai Có biểu tượng về số trong phạm vi 10, thêm bớt trong phạm vi 10 Phân biệt hình ( khối ) tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật. So sánh và sử dung được các từ to nhất, nhỏ hơn , nhỏ nhất Phân biệt một số công cụ, sản phẩm, công việc ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của cô và trẻ trong trường mầm non Nhận biết một vài nét đặc trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê hương đất nước Phát triển ngôn ngữ: Nhận dạng các chữ cái và phát âm được các âm đó Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu hỏi Hiểu được một số từ trái nghĩa. Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện Đọc và sao chép được một số kí hiệu Mạnh dạn tự tin chủ động trong giao tiếp. Phát triển thẩm mĩ: Thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xác phù hợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, tác phẩm nghệ thuật Thích nghe nhạc, nghe hát. Chăm chú lắng nghe và nhận ra các giai điệu của bài hát bản nhạc Hát đúng, biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích Trẻ vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc( vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy, múa) biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đa dạng, phối hợp các mầu sắc hình dạng, đường nét để taọ sản phẩm có nội dung, bố cục cân đối màu sắc, hài hoà. Biết sử dụng các màu đỏ, xanh.. để tạo ra các sản phẩm Biết phối hợp giữa màu sắc, hình khối đường nét trong trang trí Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. V> Phát triển tình cảm- xã hội Hợp tác chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động Có hành vi ứng sử đúng với bản thân và những người xung quanh. Biết bộc lộ cảm xúc và thể hiện mong muốn của bản than với mọi người. Có hành vi thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi Vui vẻ nhận công việc và thực hiện công việc được giao đến cùng thực hiện một số qui định trong gia đình, trong trường lớp mầm non, nơi công cộng Giữ gìn, bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định, chăm sóc con vật cây cảnh, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, có ý thức tiết kiệm. dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chương trình GD mn mới - mẫu giáo lớn- MN Quỳnh Lôi Số TT Chủ đề Chủ điểm nhánh Thời gian 1 Trường Mầm non - Trường Mầm non Quỳnh Lôi của bé - Một ngày ở trường của bé và các bạn 2 tuần Từ 15/ 9 – 26/9 2 bản thân - Tôi là ai – Cơ thể tôi - Bé lớn lên từng ngày 2 tuần Từ 29/9 – 10/10 3 Gia đình - Gia đình của bé - Ngôi nhà của bé -Đồ dùng trong gia đình -Nhu cầu của gia đình bé. 4 tuần Từ 13/10 - 7/11 4 Giao thông - Phân nhóm phương tiện giao thông - Luật giao thông - Bé thực hành luật giao thông 3tuần Từ 10/11- 28/11 5 Nghề nghiệp - Hàng ngày mọi người làm gì? - Nghề truyền thống - Nghề bảo vệ Tổ Quốc (Bộ đội – công an) - Lớn lên bé làm nghề gì ? 4 tuần 1/12- 26/12/2008 6 Tết và lễ hội ngày xuân - Mùa xuân - Gia đình vui đón tết nguyên đán - ẩm thực và lễ hội ngày tết - Ôn tết và mùa xuân 4tuần Từ 19/12/08 – 23/1/2009 7 Thực vật - Các hạt giống đã trở thành cây như thế nào? - Thực vật có ở khắp nơi. - Con người sử dụng gỗ như thế nào? - Cây xanh và môi trường sống 4 tuần Từ 2/2/09 – 27/2/09 8 Động vật - Động vật sống ở khắp nơi - Các con vật lớn lên như thế nào? - Động vật to lớn - Động vật bé nhỏ - Động vật hữu ích cho con người 4 tuần 2/3 – 27/3 9 các hiện tượng tự nhiên - Nước - Các hiện tượng thời tiết - Các mùa trong năm 3 tuần Từ 30/3 – 17/4/09 10 quê hương – hà nội Bác hồ - Việt Nam quê hương tôi - Thủ đô Hà nội - Bác Hồ kính yêu 3 tuần Từ 20/4 – 9/5/09 11 trường tiểu - Trường tiểu học - Đồ dùng học tập lớp 1 -Ôn tập ( 26/5 – 30/5 ) 2 TuÇn 12/5- 23/5/2009
File đính kèm:
- ke_hoach_hoat_dong_giao_duc_lop_la.doc