Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021

Điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Thực hiện Nghị quyết số 01/2020/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, trong bối cảnh

diễn biến kinh tế thế giới và trong nước hết sức bất thường, đặc biệt là tác động sâu rộng của

đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường xuyên chủ động điều hành linh hoạt

chính sách tiền tệ (CSTT), kiềm chế lạm phát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giải quyết

các vấn đề an sinh xã hội.

NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT đảm bảo thanh khoản thông suốt

cho hệ thống TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung, ổn định vững chắc thị trường tiền tệ,

ngoại hối, tạo nền tảng cơ bản để TCTD giảm mặt bằng lãi suất thị trường; điều hành linh hoạt tỷ

giá, đảm bảo thị trường ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp

ứng đầy đủ, kịp thời; tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước (NHNN, 2020).

Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp chỉ đạo, điều hành, hoạt động ngân hàng trong năm

2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến ngày 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2

tăng 12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Thanh khoản của hệ

thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt. Tính chung từ năm 2020 đến nay, NHNN Việt Nam

đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5% - 2,0%/năm lãi

suất điều hành. NHNN Việt Nam là một trong số ít Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) có mức

cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. NHNN Việt Nam đã cắt giảm

0,6% - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực

ưu tiên. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là

các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân

khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một

số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm (NHNN, 2020).

NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường,

cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều

kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới.

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 1

Trang 1

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 2

Trang 2

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 3

Trang 3

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 4

Trang 4

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 5

Trang 5

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 6

Trang 6

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 11480
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021

Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch Covid-19 năm 2020 và dự báo năm 2021
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
397
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ 
TRONG ĐIỀU KIỆN DIỄN BIẾN CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 
NĂM 2020 VÀ DỰ BÁO NĂM 2021
TS. Lương Văn Hải*
Tóm tắt 
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hoạt động tín dụng ngân hàng ở Việt Nam gặp nhiều 
khó khăn. Dư nợ tăng trưởng chậm nhất trong nhiều năm, các ngân hàng thương mại (NHTM) 
phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng, miễn giảm lãi suất, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Tỷ lệ nợ xấu của các 
NHTM gia tăng. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển, thương 
mại điện tử gia tăng về quy mô và doanh số dựa trên nền tảng công nghệ số. Bài viết tập trung 
phân tích nhằm làm rõ các nội dung đó và đưa ra khuyến nghị hàm ý chính sách.
Từ	khóa: Hoạt động tín dụng, ngân hàng số, đại dịch COVID-19
1. GIỚI THIỆU 
Đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có ngành Ngân 
hàng. Đối với lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, tác động rõ nhất là khó khăn của khách hàng vay 
vốn, tín dụng tăng trưởng thấp, song cũng là cơ hội cho sự phát triển công nghệ ngân hàng số, 
trực tiếp là sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) dựa trên nền 
tảng internet và thiết bị di động. 
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng số liệu và tư liệu 
thứ cấp của các cơ quan chức năng đã công bố, tiến hành tổng hợp so sánh, phân tích, đánh giá... 
để tập trung làm rõ các nội dung trên và từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp.
2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG SỐ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 
2.1. Điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Thực hiện Nghị quyết số 01/2020/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, trong bối cảnh 
diễn biến kinh tế thế giới và trong nước hết sức bất thường, đặc biệt là tác động sâu rộng của 
35.
* Trường Đại học Mở Hà Nội
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
398
đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường xuyên chủ động điều hành linh hoạt 
chính sách tiền tệ (CSTT), kiềm chế lạm phát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giải quyết 
các vấn đề an sinh xã hội. 
NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT đảm bảo thanh khoản thông suốt 
cho hệ thống TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung, ổn định vững chắc thị trường tiền tệ, 
ngoại hối, tạo nền tảng cơ bản để TCTD giảm mặt bằng lãi suất thị trường; điều hành linh hoạt tỷ 
giá, đảm bảo thị trường ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp 
ứng đầy đủ, kịp thời; tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước (NHNN, 2020).
Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp chỉ đạo, điều hành, hoạt động ngân hàng trong năm 
2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến ngày 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 
tăng 12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Thanh khoản của hệ 
thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt. Tính chung từ năm 2020 đến nay, NHNN Việt Nam 
đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5% - 2,0%/năm lãi 
suất điều hành. NHNN Việt Nam là một trong số ít Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) có mức 
cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. NHNN Việt Nam đã cắt giảm 
0,6% - 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực 
ưu tiên. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là 
các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân 
khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một 
số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm (NHNN, 2020).
NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày phù hợp diễn biến thị trường, 
cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá USD/VND diễn biến phù hợp với điều 
kiện thị trường và biến động của USD trên thị trường thế giới.
2.2. Điều hành tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Đáng chú ý là NHNN đã điều hành hợp lý tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ 
mức hấp thụ vốn của doanh nghiệp, của nền kinh tế, hướng dòng vốn cho vay của các TCTD tập 
trung vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nông nghiệp - nông thôn, sản xuất hàng tiêu dùng, 
các lĩnh vực ưu tiên khác theo chủ trương của Chính phủ. Vốn cho vay của các TCTD góp phần 
quan trọng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế sau dịch. Vốn 
tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro như: bất động sản, chứng khoán, dự án BOT và năng lượng điện 
mặt trời, được kiểm soát chặt chẽ. Các TCTD đã triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi 
suất ưu đãi đối với lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất nông sản sạch và nông nghiệp công nghệ cao, 
công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế suy yếu 
bởi tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nên dư nợ tín dụng trong năm 2020 tăng thấp hơn 
các năm trước. Tính đến ngày 21/12/2020, tổng dư nợ vốn tín dụng của hệ thống TCTD đối với 
nền kinh tế tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019, tuy nhiên thấp hơn 
mục tiêu 13% - 14% đề ra từ đầu năm và thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Đến hết năm 2020, 
tăng trưởng dư nợ tín dụng cũng chỉ đạt khoảng 10,5 - 10,6% so với cuối năm 2019 với quy vốn 
khoảng 9 triệu tỷ đồng (NHNN, 2020).
Tham khảo diễn biến dư nợ tín dụng của hệ thống TCTD đối với nền kinh tế trong những 
năm gần đây ở Hình 1.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
399
Hình 1. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: CEIC, NHNN, VCBS tổng hợp
Trong 6 tháng đầu năm 2020, vốn tín dụng tăng chậm, song từ quý II/2020, cầu tín dụng bắt 
đầu tăng. Cụ thể, đến cuối quý I/2020, tăng trưởng dư nợ vốn tín dụng chỉ có 1,31% thì cuối quý 
II/2020 đã tăng dần lên 3,65%. Đến cuối quý III/2020, tăng 6,08% và đến 21/12/2020, tín dụng 
đã tăng 10,14%. Mặc dù không đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm 2020 là 13% - 14%, song đây cũng 
là kết quả tích cực trước bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang phải đối mặt nhiều khó 
khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 (NHNN, 2020).
2.3. Điều hành cơ cấu vốn tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế 
Năm 2020, cơ cấu vốn tín dụng của hệ thống TCTD Việt Nam tiếp tục chuyển dịch phù hợp 
với cơ cấu các ngành trong GDP. Vốn tín dụng được các NHTM tập trung vào các lĩnh vực sản 
xuất - kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên đóng góp quan trọng vào GDP như: nông nghiệp, xuất 
khẩu và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cụ thể, so với cuối năm 2019, tín dụng đối với 
lĩnh vực xuất khẩu năm 2020 tăng 10,4%; tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 
9,8%. Đáng chú ý, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đối tượng chịu ảnh 
hưởng mạnh từ dịch COVID-19, tăng 11%, cao hơn mức chung của toàn ngành. Trong khi đó, tín 
dụng đối với lĩnh vực rủi ro như: chứng khoán, bất động sản, kể cả các dự án BOT, khách sạn 
được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của NHNN (NHNN, 2020).
Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam ở vị trí 25/190 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 7 bậc 
so với Doing Business 2019 và đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, thứ 2 trong khu vực châu Á 
(chỉ sau Brunei), hoàn thành mục tiêu tăng ít nhất một bậc mà Chính phủ yêu cầu (VNBA (2020).
2.4. Hoạt động tín dụng hỗ trợ nền kinh tế gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19
Để hỗ trợ khách hàng vay vốn trong cả nước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch 
COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành 2 
văn bản quan trọng là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và Chỉ thị số 02/CT-NHNN 
ngày 07/01/2021. Theo đó, NHNN quy định và chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 
miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên 
cạnh đó, các TCTD cần tiết giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa. 
Đồng thời, các TCTD cũng đẩy mạnh các hoạt động TTKDTM, đa dạng các chương trình, sản 
phẩm tín dụng phù hợp và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ để hạn chế 
giao dịch trực tiếp mà vẫn tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận tín dụng và dịch vụ 
ngân hàng (NHNN, 2020).
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
400
Đến cuối tháng 12/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách 
hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng. Các TCTD 
cũng đã miễn, giảm lãi suất cho gần 590 nghìn khách hàng, với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng Đồng 
thời, các TCTD đã cho vay mới lãi suất ưu đãi, thấp hơn phổ biến từ 0,5% - 2,5% so với trước 
dịch COVID-19, với doanh số lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến hết tháng 12/2020 đạt gần 2,3 triệu 
tỷ đồng, với hơn 390 nghìn khách hàng được vay. Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của 
Thông tư số 01/2020/TT-NHNN nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ 
cho gần 168 nghìn khách hàng với dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với 
số tiền 72.531 tỷ đồng. Tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các NHTM miễn, giảm cho khách 
hàng bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 
tỷ đồng, góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người dân (NHNN, 2020).
2.5. Cơ hội phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong kỷ nguyên số 
Diễn biến của đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng tín dụng nhưng lại là 
cơ hội để hoạt động TTKDTM của các TCTD phát triển tích cực. Do thực hiện giãn cách xã hội, 
các hoạt động mua bán online phát triển, giao hàng tại nhà tăng nhanh, theo đó, thanh toán điện 
tử không ngừng được mở rộng. Năm 2020 được xem khoảng thời gian mà hoạt động TTKDTM 
tăng trưởng ấn tượng với việc tất cả các TCTD ưu tiên cho đầu tư ứng dụng công nghệ 4.0, phát 
triển công nghệ ngân hàng số, phát triển nhanh những nền tảng công nghệ thông tin ứng dụng 
vào hoạt động thanh toán, qua đó tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, tạo cơ hội đẩy mạnh 
hơn nữa hoạt động TTKDTM trong thời gian tới để đạt được mục tiêu về TTKDTM theo Đề án 
của NHNN.
Tính đến cuối tháng 12/2020, trong cả nước có 75 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua 
internet; 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Tại tất cả các NHTM 
trong toàn quốc có tới 95,6 triệu tài khoản cá nhân sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau 
như: ATM, thanh toán điện tử; tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016 (VNBA, 2020).
Sự gia tăng số lượng giao dịch cá nhân qua hệ thống máy ATM, máy POS và các hình thức 
thanh toán điện tử qua thiết bị di động, PC, Laptop giai đoạn 2016 - 2020 được thể hiện ở Hình 
2 dưới đây.
Hình 2. Giao dịch qua ATM, POS, EFTPOS/EDC
Nguồn: NHNN (2020)
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
401
Hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng với nhiều chỉ 
tiêu đạt và vượt yêu cầu. Đến cuối tháng 10/2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di 
động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng 
và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua internet đạt 
gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về 
giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019). So cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng đầu năm 2020, 
giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 83,67% về số lượng và 135,04% 
về giá trị; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh internet tăng 276,4% và 343%; số lượng và giá 
trị thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 1.037% và 972,5%. Hoạt động thanh toán qua 
ngân hàng đối với các dịch vụ công được đẩy mạnh, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách 
của người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời. Đến nay, 99% doanh nghiệp đăng ký nộp 
thuế điện tử; 98,6% trên tổng số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan được thực hiện 
thông qua phương thức điện tử; doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán 
qua ngân hàng lên tới gần 90%... Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được rà 
soát, bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển TTKDTM (NHNN, 2020).
Tham khảo diễn biến tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán M2 (đã điều chỉnh 
theo yếu tố mùa vụ) từ đầu năm 2015 đến tháng 7/2020 ở Hình 3 dưới đây cho thấy, những tiến 
bộ trong phát triển TTKDTM ở Việt Nam đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt được 
mục tiêu đề ra.
Hình 3. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán M2 
giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: % 
Ghi chú: Số liệu trên đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ
Tính đến tháng 8/2020, tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn ở 
mức 11,35%. Trong khi đó, tại Quyết định 2545/QĐ/TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính 
phủ về phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 nêu rõ mục tiêu 
cụ thể đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 
10%. Con số chênh lệch giữa kết quả 11,35% và mục tiêu 10% là 1,35% là rất lớn. Hay nói cách 
khác, với nhiều khó khăn trước mắt và tỷ lệ tiền mặt vẫn còn cao nên mục tiêu giảm tỷ lệ tiền 
mặt xuống dưới 10% trong năm 2020 chắc chắn không thể đạt được. Đây là nhiệm vụ bất khả 
thi (SBV, 2020).
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
402
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP
Trong bối cảnh diễn biến của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, thị trường tài chính trong 
nước và thị trường tài chính thế giới sẽ tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, khó lường, ảnh 
hưởng không tốt đến công tác kiểm soát lạm phát và điều hành CSTT, ngân hàng. Để thực hiện 
mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 được Quốc hội xác định ở mức 6%, Chính phủ đặt quyết 
tâm là điều hành CSTT cần kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và 
góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Dự báo dư nợ tín dụng ngân hàng đến hết năm 2021 
tăng khoảng 12% - 15% là phù hợp. Mặc dù nền kinh tế phục hồi nhưng vẫn còn rất nhiều rủi ro 
đang chờ đợi các ngân hàng trong năm 2021. Tín dụng tuy khởi sắc, song chưa thể tăng trưởng 
cao trở lại như các năm 2016 - 2018. Tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2021 có thể sẽ lên tới 3,5% - 4%. 
Các khuyến nghị được đưa ra như sau:
Một là, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, NHNN cần tiếp tục điều hành CSTT theo 
hướng mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả đối với nền kinh tế. NHNN xem xét sớm bỏ hạn mức 
tín dụng đối với các NHTM đã đáp ứng được các tiêu chí Basel II, tỷ lệ nợ xấu nội bảng không 
quá 2%. NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, 
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là các dự án trọng điểm, có hiệu quả. NHNN cần chú 
trọng định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng 
trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, NHNN cần tăng cường hiệu quả việc chỉ đạo 
xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm 
soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Hai là, NHNN cần tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, địa phương triển khai chương trình tín 
dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: cho vay 
nông nghiệp nông thôn, cho vay DNNVV, cho vay nhà ở xã hội, cho vay xuất khẩu. NHNN cần 
tiếp tục chỉ đạo các TCTD phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh 
nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau để kịp thời nắm bắt và xử lý khó khăn cho khách hàng 
vay vốn; phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của 
doanh nghiệp, người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Ba là, NHNN cần khẩn trương chỉnh sửa Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về giảm lãi suất, 
cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp để nợ xấu không bám chắc vào nền kinh tế, 
doanh nghiệp, ngân hàng. Tất nhiên, thời hạn của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN cũng không 
nên kéo quá dài vì sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại.
Bốn là, để khơi thông dòng vốn tín dụng, góp phần tăng trưởng nền kinh tế, Chính phủ và 
NHNN cần xem xét tổ chức một Tổ hợp tín dụng. Tổ hợp này gồm tất cả các ngân hàng cùng 
tham gia. Hạn mức cho Tổ hợp tín dụng này lên đến 300 nghìn tỷ đồng. Các ngân hàng tham gia 
vào Tổ hợp tín dụng là cơ sở cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và doanh 
nghiệp nhỏ, siêu nhỏ... có cơ hội tiếp cận.
Năm là, các NHTM cần chủ động hơn nữa trong việc nắm bắt những sản phẩm và dịch vụ 
ngân hàng tiện ích mới xuất hiện trên thế giới, đầu tư ứng dụng vào ngân hàng mình; tăng cường 
đầu tư nguồn lực tài chính, đầu tư cho công tác đào tạo lại nguồn nhân lực cho ứng dụng công 
nghệ số, hoạt động Fintech, trong ngân hàng; cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến mại, hướng 
dẫn việc ứng dụng mã QR thanh toán trên các thiết bị di động.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
403
Sáu là, NHNN cần tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp trong việc truyền dẫn CSTT, 
đóng góp tích cực trong việc thực hiện và tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật được ban 
hành trong lĩnh vực ngân hàng; đồng thời, NHNN cũng cần tiếp tục lắng nghe dư luận để xây 
dựng, hoàn thiện CSTT, chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, 
chính sách phát triển TTKDTM, phù hợp với thực tiễn; kịp thời giải quyết các vấn đề dư luận 
quan tâm, doanh nghiệp quan tâm, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với công tác điều hành 
CSTT, hoạt động ngân hàng và điều hành vĩ mô của Chính phủ, của NHNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2020), Cổng thông tin của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 
(2020), truy cập tại www.vnba.org.vn: Thông tin hoạt động các NHTM hội viên, tháng 
12/2020 và tháng 1/2021; truy cập từ ngày 20/12/2020 đến 4/1/2021.
2. NHNN (2020), Báo cáo hoạt động ngân hàng năm 2020 của NHNN Việt Nam, công bố tại 
cuộc họp báo và Hội nghị tổng kết ngành, tổ chức cuối tháng 12/2020 tại Hà Nội.
3. NHNN (2020), Cổng thông tin của NHNN Việt Nam (2020), truy cập tại www.sbv.gov.vn: 
Các thông tin có liên quan đã được công bố, truy cập từ ngày 20/12/2020 đến 04/01/2021.
4. NHTM (2020), Thông tin về lãi suất, tín dụng thanh toán công bố trên trang web của một số 
NHTM, Báo cáo tổng kết của một số NHTM, tháng 12/2020, tháng 1/2021.
5. VCBS (2020), Báo cáo nghiên cứu thị trường tài chính hàng tháng, các tháng trong năm 
2020 của Công ty Chứng khoán VNDIRECT gửi các nhà đầu tư chứng khoán mở tài khoản 
tại Công ty.

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_tin_dung_va_dich_vu_ngan_hang_so_trong_dieu_kien_d.pdf