Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017

Năm 2016 với bối cảnh vĩ mô kinh tế chính trị thế giới kết hợp với kinh tế trong

nước có nhiều biến động, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã duy trì một chính sách tiền

tệ linh hoạt, luôn có sự điểu chỉnh theo tình hình của thị trường theo hướng nới lỏng,

tuy nhiên, vẫn kiểm soát chặt chẽ những vấn đề nổi cộm như kiểm soát và xử lý nợ xấu,

hoàn thiện tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng; Tiếp tục có những biện pháp can thiệp

nhằm lành mạnh hóa thị trường; tăng cường mua USD để tăng dự trữ ngoại hối và tiếp

tục mở rộng phạm vi hoạt động ngoại hối cho ngân hàng.

Huy động vốn vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác. Nhìn

chung, lãi suất huy động giảm và không có biến động bất thường. Cơ cấu nguồn vốn tại

các ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực. Lãi suất cho vay giảm nhẹ và dần được minh

bạch hóa. Các ngân hàng có dấu hiệu thu hẹp tín dụng bất động sản. Tăng trưởng tín

dụng năm 2016 là 18,71% nhưng có nhiều vấn đề phải phải cẩn trọng. Mức độ tiếp cận

tín dụng của các đối tượng ưu tiên còn hạn chế, tín dụng “đen” phát triển mạnh, là dấu

hiệu cho thấy mức độ tiếp cận với “tín dụng chính thức” của dân chúng vùng nông thôn

còn hạn chế; và yêu cầu về tăng cường giáo dục tài chính cho dân cư trở nên cấp thiết.

Bản chất của hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng bị bóp méo bởi chiêu lách lãi suất

khi rút tiền từ thẻ tín dụng. Lợi nhuận của các ngân hàng nhìn chung có khởi sắc nhưng

nợ xẫu vẫn cao. Về thanh khoản của hệ thống ngân hàng, căng thẳng thanh khoản của

hệ thống diễn ra vào Quý 2 và Quý 4 nhưng với mức độ không quá nghiêm trọng, thanh

khoản hệ thống cả năm ổn định, diễn biến của lãi suất liên ngân hàng tạo điều kiện cho

các ngân hàng dễ dàng huy động vốn trên thị trường.

Báo cáo này sẽ đề cập và bình luận một số diễn biến quan trọng về tình hình hoạt

động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính trong năm 2016, trên cơ sở đó đề

xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần duy trì sự ổn định và tận dụng những cơ hội

thuận lợi, thúc đẩy phát triển của nền kinh tế trong năm 2017.

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 1

Trang 1

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 2

Trang 2

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 3

Trang 3

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 4

Trang 4

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 5

Trang 5

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 6

Trang 6

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 7

Trang 7

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 8

Trang 8

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 9

Trang 9

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang baonam 10100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam năm 2016 và dự báo 2017
151 
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 
CỦA VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ DỰ BÁO 2017 
TS. Đặng Anh Tuấn và Nhóm nghiên cứu Viện Ngân hàng – Tài chính 
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Tóm tắt 
Năm 2016 với bối cảnh vĩ mô kinh tế chính trị thế giới kết hợp với kinh tế trong 
nước có nhiều biến động, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã duy trì một chính sách tiền 
tệ linh hoạt, luôn có sự điểu chỉnh theo tình hình của thị trường theo hướng nới lỏng, 
tuy nhiên, vẫn kiểm soát chặt chẽ những vấn đề nổi cộm như kiểm soát và xử lý nợ xấu, 
hoàn thiện tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng; Tiếp tục có những biện pháp can thiệp 
nhằm lành mạnh hóa thị trường; tăng cường mua USD để tăng dự trữ ngoại hối và tiếp 
tục mở rộng phạm vi hoạt động ngoại hối cho ngân hàng. 
Huy động vốn vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác. Nhìn 
chung, lãi suất huy động giảm và không có biến động bất thường. Cơ cấu nguồn vốn tại 
các ngân hàng đã có sự thay đổi tích cực. Lãi suất cho vay giảm nhẹ và dần được minh 
bạch hóa. Các ngân hàng có dấu hiệu thu hẹp tín dụng bất động sản. Tăng trưởng tín 
dụng năm 2016 là 18,71% nhưng có nhiều vấn đề phải phải cẩn trọng. Mức độ tiếp cận 
tín dụng của các đối tượng ưu tiên còn hạn chế, tín dụng “đen” phát triển mạnh, là dấu 
hiệu cho thấy mức độ tiếp cận với “tín dụng chính thức” của dân chúng vùng nông thôn 
còn hạn chế; và yêu cầu về tăng cường giáo dục tài chính cho dân cư trở nên cấp thiết. 
Bản chất của hoạt động thanh toán bằng thẻ tín dụng bị bóp méo bởi chiêu lách lãi suất 
khi rút tiền từ thẻ tín dụng. Lợi nhuận của các ngân hàng nhìn chung có khởi sắc nhưng 
nợ xẫu vẫn cao. Về thanh khoản của hệ thống ngân hàng, căng thẳng thanh khoản của 
hệ thống diễn ra vào Quý 2 và Quý 4 nhưng với mức độ không quá nghiêm trọng, thanh 
khoản hệ thống cả năm ổn định, diễn biến của lãi suất liên ngân hàng tạo điều kiện cho 
các ngân hàng dễ dàng huy động vốn trên thị trường. 
Báo cáo này sẽ đề cập và bình luận một số diễn biến quan trọng về tình hình hoạt 
động của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính trong năm 2016, trên cơ sở đó đề 
xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần duy trì sự ổn định và tận dụng những cơ hội 
thuận lợi, thúc đẩy phát triển của nền kinh tế trong năm 2017. 
Từ khóa: Thị trường tài chính, ngân hàng, lãi suất, tỷ giá, nợ xấu 
152 
1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và thị trƣờng tài chính 
1.1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng 
1.1.1. Về công tác điều hành của Ngân hàng nhà nước 
Những biến động từ các sự kiện chính trị như nh rời khỏi Liên minh Châu 
 u (Brexit), ông Donald Trumps đắc cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017 – 2021, 
các Ngân hàng Trung ương trên thế giới dù có những bước đi cụ thể khác nhau 
trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng một 
cách thận trọng vẫn là nội dung chủ đạo của các Ngân hàng Trung ương năm 
2016. Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) có lần tăng lãi suất duy nhất ngày 
15/12/2016 lên mức 0.5% - 0.75% trước những dấu hiệu phục hồi khá chắc chắn 
của nền kinh tế; Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng Trung 
ương Châu u (ECB) giữ nguyên mức lãi suất thấp và không ngừng mở rộng và 
kéo dài các gói nới lỏng định lượng (Thạch Thảo, 2016). Trước bối cảnh vĩ mô 
kinh tế chính trị thế giới kết hợp với kinh tế trong nước có những biến động giảm 
so với kế hoạch, Ngân hàng nhà nước đã duy trì một chính sách tiền tệ linh hoạt, 
luôn có sự điểu chỉnh theo tình hình của thị trường theo hướng nới lỏng, tuy 
nhiên, vẫn kiểm soát chặt chẽ những vấn đề nổi cộm như kiểm soát và xử lý nợ 
xấu, hoàn thiện tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng. Cụ thể: 
i) Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN và Chỉ thị 
04/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động 
NH an toàn, hiệu quả năm 2016 nhằm thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn 
cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan 
với diễn biến của lạm phát (NHNN, 2016a, 2016b). Cụ thể, nhiều nhiệm vụ đã 
được đặt ra cho các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. Ba nội dung nổi bật là: 
- Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, điều tiết chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị 
trường mở, tái cấp vốn với thời hạn, khối lượng và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh 
khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhưng đảm bảo mục tiêu 
kiểm soát lạm phát; Theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn 
hệ thống cũng như từng TCTD; có biện pháp xử lý nghiêm các TCTD vi phạm 
chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 
2016-2020, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; từng bước thí điểm 
cho phá sản ngân hàng những ngân hàng yếu kém. 
- TCTD chủ động cung cấp thông tin cho báo chí việc thực thi các giải 
153 
pháp về tiền tệ, tín dụng và kết quả thực hiện để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của 
dư luận; chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN và các quy 
định khác của pháp luật về lãi suất huy  ...  chính vào khả năng tăng vốn của 3 ngân hàng quốc doanh gồm 
Vietcombank, BIDV, Vietin bank. Theo kịch bản tối thiểu nhất, cả 3 ngân hàng 
chỉ cần tăng vốn vừa đủ mức tối thiểu là 8% thì tổng vốn 3 ngân hàng ngày cần 
huy động là 25.393 tỷ đồng. Rõ ràng áp lực tăng vốn là rất lớn. Theo đó, đối với 
việc áp dụng Hiệp ước vốn Basel II vào năm 2017, VCBS đưa ra 2 quan điểm 
như sau: Thứ nhất, do việc tăng vốn gặp nhiều trở ngại, không loại trừ khả năng 
trường hợp các ngân hàng hạn chế tín dụng để duy trì hệ số C R, từ đó ảnh 
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận toàn ngành. Thứ hai, việc 
tuân thủ được đúng thời hạn NHNN đề ra (9/2017) sẽ là rất thử thách các ngân 
hàng thí điểm, đặc biệt nhóm 3 NHTMNN, nếu không có các biện pháp hỗ trợ 
thêm từ cơ quan quản lý. Các biện pháp này có thể là (1) Giãn thời gian áp dụng; 
(2) Phê duyệt giá bán của VCB phù hợp với mức giá phía đối tác mua đưa ra; (3) 
Nâng trần sở hữu nước ngoài để thu hút nguồn vốn mới, 
2.3.2. Dự báo lãi suất trong năm 2017 
Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước đã được xác định trong “ Hội nghị triển 
khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2017” là “ phấn đấu ổn định mặt bằng lãi 
suất như năm 2016”15. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, mặt bằng 
lãi suất năm 2017 có khả năng sẽ tăng nhẹ khoảng 0.5% vì các lý do sau: 
Thứ nhất, Thông tư 06/2016/ TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ 
01/01/2017, dẫn tới việc tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm 
từ 60% xuống 50%; Hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh bất 
14
 Thảo Nguyên (2017), „Bức tranh toàn ngành ngân hàng Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2017?‟, truy 
cập tại 
20170103102619966.chn ngày 7/1/2017. 
15
15
wFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV280879&rightWidth=0%25¢erWidth=80
%25&_afrLoop=792776554247178#!%40%40%3F_afrLoop%3D792776554247178%26centerWidt
h%3D80%2525%26dDocName%3DSBV280879%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0
%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dryufi24fp_54 
176 
động sản tăng lên 200%. Việc tăng cường các tiêu chuẩn an toàn hệ thống sẽ gây 
sức ép huy động vốn và tăng chi phí tín dụng ở lĩnh vực bất động sản16. Thứ hai, 
lạm phát 2017 được dự báo tăng cao hơn 2016 khoảng 2.5 điểm %, chủ yếu do 
sự phục hồi của giá hàng hóa thế giới (đặc biệt là giá dầu) và điều chỉnh giá dịch 
vụ công. Thứ ba, đồng USD có xu hướng tăng và FED dự kiến tăng lãi suất trong 
năm 2017 gây áp lực tăng lãi suất nội tệ để ổn định tỷ giá17. Thứ tư, xử lý nợ xấu 
và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém còn chậm, ảnh hưởng tới khả năng giảm lãi 
suất. Thứ năm, dòng vốn FDI và vốn đầu tư công gặp nhiều trở lực do TPP có thể 
bị hủy bỏ và nợ công đã ở mức cao, OD cũng tiếp tục xu hướng giảm khi Việt 
Nam sẽ tốt nghiệp OD từ tháng 7 năm 201718; do đó, cầu tín dụng dự kiến sẽ 
tăng để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 6.7% (trong khi nguồn cung tín dụng có 
nhiều trở lực như trình bày ở phần hai), gây áp lực tăng lãi suất. 
VCBS cũng có dự báo tương tự: 19VCBS dự báo mặt bằng lãi suất chịu áp 
lực tăng, dù NHNN vẫn duy trì định hướng lãi suất thấp. Mặc dù NHNN vẫn 
hướng tới mục tiêu lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho năm 2017, tuy 
nhiên VCBS cho rằng mục tiêu này có thể gặp nhiều thách thức. Lãi suất huy 
động chịu áp lực tăng do: (1) Lạm phát được kỳ vọng tăng dần khi giá hàng hóa, 
nguyên liệu cơ bản đã tạo đáy và đi lên từ năm 2016; (2) Nhu cầu tăng lãi suất 
huy động để đảm bảo chỉ tiêu an toàn sau thông tư 06 của các ngân hàng. Tính 
đến hết Quý 3, tại nhiều ngân hàng tỷ lệ huy động trên cho vay (LDR) vẫn vượt 
quá 80% theo quy định như là VIB (89%), TienPhong Bank (83%), SHB (83%), 
VietinBank (96%), BIDV (90%), Việt Á (87%),; tỷ lệ nợ trung dài hạn cao 
hơn 50% như là EximBank (65%), Maritime Bank (70%), Sacombank (62%), 
TechcomBank (70%), VPBank (74%),...Trước áp lực tăng lãi suất huy động như 
trên, lãi suất cho vay khó có thể giảm theo mục tiêu NHNN. 
16
20170103105446185.htm 
17
18
20160322141524964.htm 
19
 Thảo Nguyên (2017), „Bức tranh toàn ngành ngân hàng Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2017?‟, truy 
cập tại 
20170103102619966.chn ngày 7/1/2017. 
177 
2.3.3. Xu hướng FinTech trong hệ thống ngân hàng ngày càng mạnh mẽ 
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay đang hình thành 
nên ngân hàng số (ứng dụng Internet Banking, Mobile Banking, qua mạng xã 
hội,), đây là xu hướng mới cho NH bán lẻ trong tương lai mang đến cơ hội và 
cả thách thức trong bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho khách hàng và cả thách 
thức cho các nhà quản lý. Ngân hàng số sẽ đóng góp tới 44% lợi nhuận của ngân 
hàng. Xu hướng khách hàng tìm kiếm và ứng dụng số hóa ở nhiều lĩnh vực 
ngành nghề đang ngày càng phát triển mạnh mẽ (Thái Phương, 2016). 
Xu hướng phát triển của công nghệ và thị trường tài chính Việt Nam, đến 
năm 2020 sẽ có khoảng 40% giao dịch bán hàng của các NH được thực hiện qua 
mạng và thiết bị di động, khoảng 2/3 các nghiệp vụ ngân hàng do hệ thống công 
nghệ thông tin đảm nhiệm. 
2.4. Nhiệm vụ NSNN 
a) Về thu NSNN: Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 
và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội 
thông qua dự toán thu cân đối NSNN năm 2017 là 1.212,18 nghìn tỷ đồng. Trong 
đó: (i) Dự toán thu nội địa 990,28 nghìn tỷ đồng; (ii) Dự toán thu dầu thô 38,3 
nghìn tỷ đồng (trên cơ sở giá dầu khoảng 50 USD/thùng); (ii) Dự toán thu cân 
đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 180 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở số thu 285 nghìn 
tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng 105 nghìn tỷ đồng); (iv) Thu viện trợ 3,6 nghìn 
tỷ đồng. 
b) Về chi NSNN: Dự toán chi NSNN năm 2017 là 1.390,48 nghìn tỷ đồng. 
Trong đó: (i) Dự toán chi đầu tư phát triển NSNN là 357,15 nghìn tỷ đồng; (ii) 
Dự toán chi thường xuyên NSNN là 896,28 nghìn tỷ đồng, ưu tiên bố trí các 
nhiệm vụ quan trọng của quốc phòng, an ninh và các chính sách an sinh xã hội đã 
ban hành; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát các lĩnh vực, nhiệm vụ chi 
để bố trí có trọng tâm, trọng điểm và kết hợp với triển khai cơ chế hoạt động tự 
chủ của đơn vị sự nghiệp gắn với lộ trình thực hiện tính giá dịch vụ sự nghiệp 
công; (iii) Dự toán chi trả nợ lãi là 98,9 nghìn tỷ đồng, đảm bảo trả đủ, đúng hạn 
các khoản nợ lãi vay; (iv) Dự toán chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế 6,6 
nghìn tỷ đồng; các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chủ động bố trí dự 
toán NSNN năm 2017 được giao để thực hiện. 
178 
Đồng thời, thực hiện quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, từ 
năm 2017, chi trả nợ trong cân đối NSNN chỉ bao gồm chi trả nợ lãi, số chi trả 
nợ gốc bố trí ngoài cân đối và được tính trong tổng nhu cầu huy động (trường 
hợp trả nợ bố trí từ nguồn vay của NSNN). Chính phủ đã trình Quốc hội quyết 
định tổng nhiệm vụ chi trả nợ gốc của NSNN năm 2017 là 163,84 nghìn tỷ đồng; 
trong đó chi trả nợ gốc của NSTW là 144 nghìn tỷ đồng được bố trí từ nguồn 
vay; chi trả nợ gốc của NSĐP là 19,84 nghìn tỷ đồng, được bố trí trả từ nguồn 
bội thu, tiết kiệm chi NSĐP 7,3 nghìn tỷ đồng, từ nguồn vay của NSĐP 12,53 
nghìn tỷ đồng. 
c) Bội chi NSNN: Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội yêu cầu giảm 
dần bội chi NSNN. Đồng thời, bội chi NSNN năm 2017 được tính theo quy định 
của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, bao gồm cả bội chi NSTW và bội chi 
NSĐP, trong đó bội chi NSTW bao gồm cả trái phiếu Chính phủ và không bao 
gồm chi trả nợ gốc. Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua bội chi NSNN năm 
2017 mức 3,5% GDP, số tuyệt đối là 178,3 nghìn tỷ đồng; trong đó bội chi 
NSTW mức 3,38%GDP, tương ứng 172,3 nghìn tỷ đồng; bội chi NSĐP mức 
0,12%GDP, tương ứng 6 nghìn tỷ đồng. 
d) Về huy động vốn: Tổng nhiệm vụ huy động của NSNN năm 2017 để bù 
đắp bội chi và chi trả nợ gốc khoảng 340,15 nghìn tỷ đồng; trong đó huy động bù 
đắp bội chi 183,62 nghìn tỷ đồng20, vay để trả nợ gốc 156,53 nghìn tỷ đồng. Bộ 
Tài chính đang xây dựng kế hoạch để triển khai ngay từ đầu năm. 
3. Một số khuyến nghị 
- Thực hiện các biện pháp để tăng mức độ tiếp cận tín dụng của các đối 
tượng ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phụ trợ; tăng cường 
tiếp cận với các đối tượng khách hàng nông thôn và người thu nhập thấp, tăng 
cường giáo dục tài chính để giảm thiểu tác động của tín dụng đen. 
- Triển khai việc ban hành, phổ biến và thực hiện các gói tín dụng cụ thể, rõ 
ràng và minh bạch hơn để tránh tình trạng người dân bị mập mờ, nhầm lẫn về 
thông tin. 
20
 Trong đó: để bù đắp bội chi NSTW 172,3 nghìn tỷ đồng; huy động bù đắp bội chi của các địa 
phương được phép bội chi là 11,32 nghìn tỷ đồng (sau khi bù trừ số bội thu của các địa phương có 
bội thu khoảng 5,32 nghìn tỷ đồng, thì tổng thể bội chi NSĐP là 6 nghìn tỷ đồng). 
179 
- NHNN cũng cần tăng cường giám sát, thanh tra chặt chẽ hơn hoạt động 
của các TCTD, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành nhằm phấn đấu ổn 
định lãi suất như năm 2016. 
- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào quá trình 
tái cơ cấu cùng các ngân hàng trong nước. 
- Quản trị rủi ro phải được quan tâm đúng mức với cả hệ thống để hạn chế 
thấp nhất rủi ro xảy ra cho khách hàng và ngân hàng, đặc biệt là rủi ro trong hoạt 
động ngân hàng điện tử. 
Tài liệu tham khảo 
1. n Hạ (2016), Người dân gửi gần 3,5 triệu tỷ đồng vào ngân hàng, truy 
cập ngày 8 tháng 12 năm 2016 tại 
dan-gui-gan-35-trieu-ty-dong-vao-ngan-hang-20161206180406582.htm 
2. CafeF (2016a), Thêm cơ hội vay vốn cho doanh nghiệp SME, truy cập 
ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại 
co-hoi-vay-von-cho-doanh-nghiep-sme-20160302142301675.chn 
3. CafeF (2016b), n Giang náo loạn một vùng quê vì tín dụng đen, truy cập 
tại 4 tháng 12 năm 2016 tại 
vung-que-vi-tin-dung-den-20160317082815605.chn 
4. Chính phủ (2016), Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 
năm 2016. 
5. Hải Lý (2016), Lãi suất đang tăng nhanh trở lại, truy cập ngày 3 tháng 12 
năm 2016 tại 
nhanh-tro-lai.html 
6. HSBC (2016), Sự trở lại của thâm hụt kép sắp sửa diễn ra, truy cập ngày 4 
tháng 12 năm 2016 tại 
hut-kep-20151203015412652p4c145.news 
7. Hồ Lê (2016), Áp lực thanh khoản ngoại tệ cuối năm, truy cập ngày 5 
tháng 12 năm 2016 tại 
thanh-khoan-ngoai-te-cuoi-nam-co-dang-lo.html 
8. Huy Thắng (2016), Gia hạn gói 30.000 tỷ đồng đến hết năm 2016, truy 
cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại 
han-goi-30000-ty-dong-den-het-nam-2016/282927.vgp 
180 
9. Kim Tiền (2016), Lợi nhuận ngân hàng: Kẻ vụt sáng hoàng kim, người 
tìm lại chính mình, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại 
lai-chinh-minh-20161101084815287.chn 
10. Minh Đức (2016a), Tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, truy cập 
ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại:  
11. Minh Đức (2016b), Nguyên do cảnh báo liên tiếp cho vay BOT, BT giao 
thông, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại: 
chinh/nguyen-do-canh-bao-lien-tiep-cho-vay-bot-bt-giao-thong-
2016091609387712.html 
12. Ngân hàng nhà nước (2016a), Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện 
chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 
2016, truy cập này 3 tháng 12 năm 2016 tại 
ban/Tien-te-Ngan-hang/Chi-thi-01-CT-NHNN-chinh-sach-tien-te-dam-bao-
hoat-dong-ngan-hang-an-toan-hieu-qua-2016-312603.aspx 
13. Ngân hàng nhà nước (2016b), Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải 
pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng 
cuối năm 2016, truy cập này 3 tháng 12 năm 2016 tại 
NHNN-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-hoat-dong-ngan-hang-nhung-thang-
cuoi-2016-312964.aspx 
14. Ngân hàng nhà nước (2016c), Công văn số 6960/NHNN-TTGSNH về 
việc chấn chỉnh cho vay mới trả nợ trước hạn và/hoặc cấp tín dụng theo 
hình thức cho vay tuần hoàn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài (TCTD), truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016 tại 
t?centerWidth=80%25&dDocName=SBV244294&leftWidth=20%25&rig
htWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl-
state=6qb8bktxz_109&_afrLoop=864314952484959#! 
15. Ngân hàng nhà nước (2016d), Thông tư số 30/2016/TT-NHNN về sửa đổi, 
bổ sung một số thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh 
toán và dịch vụ trung gian thanh toán, truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016 
tại 
2016-TT-NHNN-sua-doi-thong-tu-hoat-dong-cung-ung-dich-vu-thanh-
toan-trung-gian-thanh-toan-327591.aspx 
16. Ngân hàng nhà nước (2016e), Thông tư 28/2016/TT-NHNN về sửa đổi bổ 
181 
sung một số điều của Thông tư 21/2014/TT-NHNN ngày 14-8-2014 
hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục 
chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài, truy cập này 3 tháng 12 năm 2016 tại 
TT-NHNN-sua-doi-21-2014-TT-NHNN-ngoai-hoi-to-chuc-tin-dung-chi-
nhanh-ngan-hang-nuoc-ngoai-295594.aspx 
17. Ngân hàng nhà nước (2016f), Thông tư 01/2016/TT-NHNN về hướng dẫn 
chính sách cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ, truy cập ngày 5 tháng 12 
năm 2016 tại 
01-2016-TT-NHNN-huong-dan-chinh-sach-cho-vay-phat-trien-cong-
nghiep-ho-tro-302323.aspx 
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tin về hoạt động ngân hàng 
trong tuần từ 28/11-2/12/2016). 
19. Nguyễn Sơn (2016), Hàng loạt vụ án liên quan đến ngân hàng: Các quy 
định còn quá nhiều kẽ hở?, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại 
con-qua-nhieu-ke-ho-2016082611001651.chn 
20. Phong Hiếu (2016), Dừng cho vay tái tài trợ: nợ xấu sẽ rõ hơn, truy cập ngày 5 
tháng 12 năm 2016 tại 
tai-tai-tro-no-xau-se-ro-hon.html 
21. Thạch Thảo (2016), UBS: Chính sách tiền tệ không thể giải quyết vấn đề 
của châu u, truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại: 
chinh-sach-tien-te-khong-the-giai-quyet-van-de-cua-chau-au-
20160924034139678p149c165.news 
22. Thái Phương (2016), Nhiều cơ hội từ ngân hàng số, truy cập ngày 10 
tháng 12 năm 2016 tại
20161202072811463.chn 
23. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016), Trang tin 
Thông tin Doanh nghiệp và Thị trường số tháng 9, 10, 11 năm 2016. 
24. Thụy Lê (2016), Lãi suất cho vay - công khai và minh bạch truy cập ngày 
4 tháng 12 năm 2016 tại http: /nguyen-do-canh-bao-lien-tiep-cho-vay-bot-
bt-giao-thong-2016091609387712.html 
25. Thy Thơ (2016), Chiêu lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng, truy cập 
ngày 7 tháng 12 năm 2016 tại 
182 
ban/chieu-lach-lai-suat-khi-rut-tien-tu-the-tin-dung-
20150605133949893.htm 
26. Tư Hoàng (2016), Tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ vào khoảng 17-18%, truy 
cập ngày 3 tháng 12 năm 2016 tại 
khoang-17-18.html 
27. Tư Giang (2016), Nợ xấu mới an toàn, 200.000 tỉ nợ xấu cũ thì sao?, truy cập 
ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại 
moi-an-toan-200000-ti-no-xau-cu-thi-sao.html 
28. Tuấn Minh (2016), Nhiều rủi ro vẫn đeo bám ngân hàng Việt Nam, truy 
cập ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại 
van-deo-bam-ngan-hang-viet-nam.aspx 
29. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2016), Tài liệu Hội thảo “Báo cáo 
tổng quan thị trường tài chính năm 2016”. 
30. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (2016), Báo cáo kinh tế trong 
nước và thế giới 11 tháng năm 2016. 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_ngan_hang_va_thi_truong_tai_chinh_cua_viet_nam_nam.pdf