Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) các trường tiểu học (TH) ở Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nhằm thực hiện mục đích đánh giá HS TH theo yêu cầu đổi mới. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV các trường TH Quận 3 TPHCM gồm nội dung bồi dưỡng, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng.

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 09/01/2024 4680
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên các trường tiểu học Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 14, Số 10 (2017): 63-71 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 14, No. 10 (2017): 63-71
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
63 
HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH 
CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 3 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Trần Thị Hương1*, Cao Xuân Hùng2 
1Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 
2Trường Tiểu học Kỳ Đồng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 05-9-2017; ngày nhận bài sửa: 11-10-2017; ngày duyệt đăng: 16-10-2017 
TÓM TẮT 
Bồi dưỡng năng lực đánh giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) các trường tiểu học (TH) ở 
Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nhằm thực hiện mục đích đánh giá HS TH theo yêu cầu 
đổi mới. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS 
của GV các trường TH Quận 3 TPHCM gồm nội dung bồi dưỡng, hình thức, phương pháp bồi 
dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng. 
Từ khóa: bồi dưỡng, năng lực đánh giá học sinh. 
ABSTRACT 
Enhancing the student evaluation ability for elementary school teachers 
in District 3, Ho Chi Minh City 
Enhancing the student evaluation ability for elementary school teachers in district 3, Ho Chi 
Minh City is to serve the purpose of evaluating elementary school students as part of the innovation 
demand. The article presents results of the survey of the reality of training the student evaluation 
ability for elementary school teachers in District 3, Ho Chi Minh City, including training contents, 
mode, methods and evaluation and assessment of training outcomes. 
Keywords: enhancing, student evaluation ability, reality. 
1. Đặt vấn đề 
Giáo dục TH là bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc 
biệt quan trọng nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân 
cách HS. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HS TH, vấn đề đổi 
mới hoạt động giáo dục toàn diện, trong đó có đổi mới hoạt động đánh giá HS TH đã và 
đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS TH là 
một khâu rất quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường TH. Kiểm tra, đánh giá không 
chỉ nhằm đánh giá kết quả quá trình học tập và rèn luyện của HS, khuyến khích, tạo động 
lực cho HS, giúp HS tiến bộ không ngừng mà còn cung cấp thông tin phản hồi giúp GV 
nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc dạy học và giáo dục để từ đó có những 
* Email: huongtrankhgd@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 63-71 
64 
điều chỉnh thích hợp. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện còn giúp cơ quan giáo dục, các 
nhà quản lí và hoạch định chính sách có được các số liệu, thông tin về chất lượng và trình 
độ của hệ thống giáo dục các cấp để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời. 
Trong những năm gần đây, vấn đề đánh giá HS TH đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo 
(GD&ĐT) chú trọng và ban hành những văn bản liên quan như Thông tư 30/2014/TT-
BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (có hiệu lực từ tháng 10/2014); Thông tư 22/2016/TT-
BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá 
HS TH ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 (có 
hiệu lực từ ngày 06/11/2016). Mục đích đánh giá HS TH nhằm “giúp GV điều chỉnh, đổi 
mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong 
quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, 
tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua 
của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những 
hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt 
động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục TH” (Bộ Giáo dục 
và Đào tạo, Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc Ban hành Quy định 
đánh giá HS TH, 2014). 
Trong hoạt động đánh giá HS TH, GV là lực lượng đóng vai trò chủ đạo. Hiệu quả 
hoạt động đánh giá HS TH phụ thuộc vào trình độ, năng lực đánh giá HS của GV. Do đó, 
hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV TH là rất cần thiết trong giai đoạn đổi 
mới đánh giá HS ở trường TH hiện nay. 
 Trong những năm qua, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV 
các trường TH ở Quận 3, TPHCM luôn được các cấp quản lí giáo dục chú trọng, tập trung 
vào các chuyên đề bồi dưỡng về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hoặc 
tổ chức các hoạt động hỗ trợ dạy học (tăng cường thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng khối 
cộng đồng giáo dục). Tuy nhiên, hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV TH 
vẫn còn hạn chế, đa số GV TH còn lúng túng trong đánh giá HS theo Thông tư 
30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng 
hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh g ... yên tắc 
đánh giá HS TH theo quan điểm 
hiện đại 
15,9 27,5 56,5 0,0 2,59 0,75 
2 Các chức năng đánh giá HS TH 36,2 7,2 56,5 0,0 2,80 0,94 
3 Các yêu cầu đánh giá HS TH 8,7 78,3 13,0 0,0 2,96 0,46 
4 Các hình thức đánh giá HS TH 8,7 23,2 68,1 0,0 2,41 0,64 
5 Các phương pháp đánh giá HS TH 53,6 31,9 14,5 0,0 3,39 0,73 
6 Quy trình, kĩ thuật đánh giá HS TH 8,7 78,3 13,0 0,0 2,96 0,46 
7 
Cập nhật đổi mới phương pháp đánh 
giá kết quả học tập, rèn luyện của 
HS TH 
8,7 34,8 2,9 53,6 1,99 1,11 
8 
Biện pháp rèn luyện cho HS tự kiểm 
tra, đánh giá kết quả học tập, rèn 
luyện 
5,8 26,1 23,2 44,9 1,93 0,97 
 Điểm trung bình chung 2,62 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 63-71 
66 
Bảng 1 cho thấy CBQL và GV TH đều cho rằng các nội dung bồi dưỡng kiến thức về 
đánh giá HS TH được thực hiện ở mức độ “Thường xuyên”, nhưng điểm trung bình chung 
đánh giá ở mức thường xuyên là không cao (2,62). Các nội dung được đánh giá thực hiện 
“Thường xuyên” với mức điểm trung bình cao gồm: “Phương pháp kiểm tra, đánh giá HS 
TH” (3,39); “Quy trình, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá HS TH” (2,96); “Các chức năng kiểm 
tra, đánh giá HS TH” (2,80); “Các yêu cầu kiểm tra, đánh giá HS TH” (2,96). Một số nội 
dung được đánh giá thực hiện “ít thường xuyên” và “không thực hiện” gồm: “Biện pháp 
rèn luyện cho HS tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện” (1,93); “Cập nhật đổi 
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS TH” (1,99). Số liệu về độ lệch 
chuẩn trên bảng cho thấy đa số các ý kiến khá tập trung. 
2.1.2. Nội dung bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng về đánh giá HS TH 
Bảng 2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng về đánh giá HS 
STT NỘI DUNG 
Mức độ 
ĐTB ĐLC 
RTX TX ITX KTH 
1 Phương pháp và kĩ năng kiểm tra hỏi - đáp 8,7 30,4 60,9 0,0 2,48 0,65 
2 Phương pháp và kĩ năng quan sát, bao quát lớp học 0,0 46,4 8,7 44,9 2,01 0,96 
3 Phương pháp và kĩ năng kiểm tra tự luận 79,7 20,3 0,0 0,0 2,80 0,40 
4 Phương pháp và kĩ năng kiểm tra thực hành 0,0 87,0 10,1 2,9 2,84 0,44 
5 Phương pháp và kĩ năng nhận xét 0,0 87,0 13,0 0,0 2,87 0,33 
6 Phương pháp và kĩ năng đánh giá trắc nghiệm khách quan 0,0 75,4 8,7 15,9 2,59 0,75 
7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá HS TH 5,8 26,1 68,1 0,0 2,38 0,59 
8 
Phương pháp và kĩ năng phân tích, 
tổng hợp, khái quát tình huống, kết 
quả đánh giá 
0,0 33,3 21,7 44,9 1,88 0,88 
9 Kĩ năng phản hồi, hỗ trợ, giao tiếp, 
tương tác với HS 13,0 20,3 58,0 8,7 2,38 0,82 
10 Kĩ năng nhận xét, kết luận, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của HS TH 8,7 23,2 23,2 44,9 1,96 1,02 
11 
Kĩ năng ra quyết định, điều chỉnh 
nội dung, yêu cầu, phương pháp dạy 
và học 
10,1 65,2 24,6 0,0 2,86 0,57 
12 Phương pháp rèn luyện cho HS tự 
đánh giá 0,0 37,7 62,3 0,0 2,38 0,48 
13 Phương pháp và kĩ năng lập hồ sơ 
đánh giá HS 5,8 26,1 23,2 44,9 1,93 0,97 
 Điểm trung bình chung 2,41 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Hương và tgk 
67 
Bảng 2 cho thấy CBQL và GV TH đều cho rằng các nội dung bồi dưỡng về phương 
pháp và kĩ năng về đánh giá HS TH được thực hiện ở mức độ “Ít thường xuyên” với điểm 
trung bình chung (2,41). Các nội dung được đánh giá thực hiện “Thường xuyên” với mức 
điểm trung bình cao gồm: “Phương pháp và kĩ năng kiểm tra tự luận” (2,80); “Phương 
pháp và kĩ năng kiểm tra thực hành” (2,84); “Phương pháp và kĩ năng nhận xét” (2,87); 
“Phương pháp và kĩ năng kiểm tra hỏi – đáp” (2,48); “Phương pháp và kĩ năng đánh giá 
trắc nghiệm khách quan (2,59). Các nội dung bồi dưỡng được đánh giá “Ít thường xuyên” 
thực hiện gồm: “Phương pháp và kĩ năng quan sát, bao quát lớp học” (có tới 44,9% ý kiến 
cho rằng không thực hiện), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá HS 
TH”, “Phương pháp và kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát tình huống, kết quả đánh 
giá”, “Kĩ năng phản hồi, hỗ trợ, giao tiếp, tương tác với HS”, “Kĩ năng nhận xét, kết luận, 
đánh giá về kiến thức, kĩ năng của HS TH”, “Phương pháp rèn luyện cho HS tự đánh giá”, 
“Phương pháp và kĩ năng lập hồ sơ đánh giá HS”, tương ứng các điểm trung bình dưới 2,5. 
Số liệu về độ lệch chuẩn trên bảng cho thấy đa số các ý kiến khá tập trung. 
Từ kết quả phân tích số liệu thống kê ở Bảng 1 và Bảng 2, có thể rút ra nhận xét: 
Trong giai đoạn hiện nay, nhiều trường TH chưa thường xuyên thực hiện bồi dưỡng, cập 
nhật các hình thức, phương pháp đánh giá theo yêu cầu đổi mới cho GV. Các trường chưa 
chú trọng bồi dưỡng GV phương pháp rèn luyện cho HS tự đánh giá, trong khi đây là một 
yếu tố quan trọng trong đổi mới đánh giá HS TH theo xu hướng dạy học phát triển năng 
lực người học. Trao đổi trực tiếp với CBQL 1 ở Trường TH N.T.S, cho biết: “Nhà 
trường chủ yếu tổ chức cho GV tham gia tập huấn các chuyên đề do Phòng GD&ĐT và 
trường tổ chức và thảo luận về cách thức thực hiện trong sinh hoạt chuyên môn tổ/khối; tổ 
chức theo dõi, đôn đốc GV thực hiện theo đúng nội dung hướng dẫn tại các Thông tư về 
đánh giá HS TH được Bộ GD&ĐT ban hành. Kế hoạch xây dựng nội dung bồi dưỡng về 
hình thức đánh giá và cập nhật đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS còn 
đang gặp lúng túng, chưa thực hiện được”. 
2.2. Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV 
TH (xem Bảng 3) 
Bảng 3. Hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV TH 
STT Hình thức bồi dưỡng Mức độ ĐTB ĐLC 
RTX TX ITX KTH 
1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Sở GD&ĐT TPHCM 8,7 23,2 68,1 0,0 2,41 0,64 
2 Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT 14,5 31,9 53,6 0,0 2,61 0,73 
3 Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên 14,5 33,3 7,2 44,9 2,17 1,16 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 63-71 
68 
4 Bồi dưỡng thường xuyên theo tổ chuyên môn 14,5 31,9 53,6 0,0 2,61 0,73 
5 GV tự bồi dưỡng theo quy định 
thường xuyên 26,1 65,2 8,7 0,0 3,17 0,56 
6 GV tự bồi dưỡng theo các lớp bổi 
dưỡng nâng chuẩn 0,0 82,6 17,4 0,0 2,83 0,38 
 Điểm trung bình chung 2,63 
Bảng 3 cho thấy các hình thức bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV các trường 
TH được khảo sát có tính đa dạng và thực hiện mức “thường xuyên” nhưng điểm trung 
bình chung không cao (2,63). Trong đó, các hình thức bồi dưỡng được tiến hành thường 
xuyên nhất gồm: “GV tự bồi dưỡng theo quy định thường xuyên” (3,17); “GV tự bồi 
dưỡng theo các lớp bồi dưỡng nâng chuẩn” (2,83); “Bồi dưỡng thường xuyên theo tổ 
chuyên môn” (2,61). Đây là các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV nói chung, trong 
đó có nội dung về đánh giá. Các hình thức bồi dưỡng “ít thường xuyên” thực hiện hơn như 
“Trường tự tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên” (2,17, nhưng có đến 44,9% ý 
kiến cho rằng hình thức này không thực hiện) và “Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập 
huấn của Sở GD&ĐT TPHCM” (2,41). Như vậy, trong điều kiện hiện nay ở Quận 3 có 
100% trường TH tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thì việc sắp xếp thời gian để tham gia hoạt 
động bồi dưỡng là một vấn đề khó khăn rất lớn đối với GV nên việc lựa chọn hình thức tự 
bồi dưỡng là một cách thức khá hợp lí. Điều này sẽ giúp cho GV chủ động hơn trong việc 
thu xếp thời gian cũng như lựa chọn nội dung phù hợp với năng lực hiện có của mình. Số 
liệu về độ lệch chuẩn ở Bảng 3 cho thấy đa số các ý kiến khá tập trung. 
Bảng 4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV TH 
Stt Phương pháp bồi dưỡng 
Mức độ 
ĐTB ĐLC 
RTX TX ITX KTH 
1 Báo cáo viên thuyết trình 8,7 63,8 27,5 0,0 2,81 0,57 
2 
Thuyết trình có kết hợp trực quan, 
luyện tập, thực hành, thảo luận 
nhóm 
13,0 40,6 46,4 0,0 2,67 0,70 
3 
Phương pháp nêu vấn đề, thực hành 
cá nhân hoặc theo nhóm 
0,0 53,6 46,4 0,0 2,54 0,50 
4 
Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài 
liệu, trình bày báo cáo 
8,7 72,5 18,8 0,0 2,90 0,51 
5 Nêu vấn đề, tọa đàm, trao đổi 23,2 66,7 10,1 0,0 3,13 0,56 
6 
Quan sát, thực hành ghi chép, báo 
cáo cáo kết quả 
8,7 78,3 13,0 0,0 2,96 0,46 
7 Phối hợp các phương pháp 34,8 18,8 46,4 0,0 2,88 0,90 
 Điểm trung bình chung 2,84 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Hương và tgk 
69 
Bảng 4 cho thấy CBQL và GV đánh giá các phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh 
giá HS TH của GV ở mức thực hiện “thường xuyên” với điểm trung bình chung là 2,84. 
Các phương pháp “Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo”, “Quan sát, 
thực hành ghi chép, báo cáo cáo kết quả”, “Báo cáo viên thuyết trình” và “Phối hợp các 
phương pháp” đều được cả GV lẫn CBQL đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên nhất 
(ĐTB = 2,90; 2,88). Đây là những phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GV chủ yếu 
hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông. Điều đó chứng tỏ đã có những chuyển biến tích 
cực trong sử dụng các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Tuy nhiên, hiện nay, 
các trường vẫn chưa chú trọng bồi dưỡng cho GV các phương pháp tự bồi dưỡng năng lực 
đánh giá HS. Trao đổi với chúng tôi, GV1 (Trường TH N.T.T.) cho biết: “Trong các đợt 
bồi dưỡng do nhà trường hoặc Phòng Giáo dục tổ chức, các báo cáo viên sử dụng nhiều 
phương pháp bồi dưỡng. Nhưng do thời gian trong ngày dành cho công tác dạy học, quản 
lí HS trong điều kiện trường dạy học 2 buổi/ ngày nên GV còn gặp nhiều khó khăn lúng 
túng trong phương pháp tự bồi dưỡng nhằm cập nhật nội dung và đổi mới phương pháp 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS”. Số liệu về độ lệch chuẩn ở Bảng 4 cho thấy độ 
phân tán các ý kiến thấp, chứng tỏ các ý kiến khá tập trung. 
2.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV 
TH (xem Bảng 5) 
Bảng 5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV TH 
STT 
Kiểm tra, đánh giá kết quả 
bồi dưỡng 
Mức độ 
ĐTB ĐLC 
RTX TX ITX KTH 
1 Cá nhân viết bài thu hoạch 0,0 79,7 20,3 0,0 2,80 0,40 
2 Kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm 0,0 42,0 58,0 0,0 2,42 0,49 
3 Đánh giá sản phẩm theo nhóm 0,0 44,9 10,1 44,9 2,00 0,95 
4 Thao giảng, báo cáo chuyên đề 0,0 92,8 7,2 0,0 2,93 0,26 
5 Viết sáng kiến kinh nghiệm 17,4 62,3 18,8 1,4 2,96 0,65 
 Điểm trung bình chung 2,62 
Bảng 5 cho thấy các phương pháp đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá HS 
TH đối với GV tham gia bồi dưỡng chủ yếu thực hiện gồm: “Viết sáng kiến kinh nghiệm” 
(2,96); “Thao giảng, báo cáo chuyên đề” (2,93) và “Cá nhân viết bài thu hoạch” (2,80). 
Đây đều là các phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong các hoạt động bồi dưỡng 
chuyên môn cho GV nói chung. Việc đánh giá dựa trên các hình thức viết sáng kiến kinh 
nghiệm, thao giảng giúp các GV có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong trường cũng 
như giữa các trường với nhau; tuy nhiên, hình thức này cũng có những vấn đề mang tính 
đối phó nên hiệu quả thực tế mang lại chưa cao. Đa số ý kiến (44,9%) cho rằng “Đánh giá 
sản phẩm theo nhóm” không được thực hiện (tuy nhiên độ lệch chuẩn của tiêu chí này khá 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 10 (2017): 63-71 
70 
cao (0,95) chứng tỏ các ý kiến phân tán cao. Số liệu về độ lệch chuẩn của các tiêu chí khác 
ở Bảng 5 cho thấy độ phân tán các ý kiến thấp chứng tỏ các ý kiến khá tập trung. 
3. Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV các trường 
TH 
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp bồi dưỡng năng lực đánh 
giá HS của GV các trường TH cụ thể như sau: 
(i) Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về yêu cầu đổi mới đánh giá HS TH 
Mục đích của biện pháp này nhằm giúp CBQL, GV nhận thức đúng đắn về vai trò và 
trách nhiệm đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS TH, góp phần nâng cao 
chất lượng dạy học và giáo dục tại các trường TH; từ đó, GV các trường TH có nhu cầu tự 
học và tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá HS TH theo yêu cầu phát triển 
năng lực HS hiện nay. 
(ii) Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV theo yêu 
cầu đổi mới 
Biện pháp này nhằm giúp CBQL và GV có được kế hoạch tổng thể và chi tiết cho 
hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS trong suốt năm học, đồng thời xây dựng được 
quy trình bồi dưỡng theo yêu cầu mới trong từng giai đoạn, làm cho hoạt động này được 
thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV. 
(iii) Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của 
GV TH 
Mục đích của biện pháp này nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng về nội dung, hình 
thức, phương pháp đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực người học, làm cho hoạt 
động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV thêm đa dạng, phong phú, gây hứng thú cho 
GV khi tham gia bồi dưỡng. 
(iv) Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực đánh giá HS 
Mục đích của biện pháp này giúp CBQL phát hiện, điều chỉnh những bất cập trong 
hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV theo đúng kế hoạch. Hoạt động bồi 
dưỡng năng lực đánh giá của GV ở trường TH càng được tiến hành nghiêm túc, thực hiện 
đúng mục tiêu đề ra, kết quả kiểm tra, đánh giá đủ tin cậy càng giúp công tác thi đua, khen 
thưởng có tác dụng thiết thực, tạo động lực cho GV tiếp tục nỗ lực phấn đấu. 
(v) Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV 
Hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV được thực hiện hiệu quả hay 
không phụ thuộc vào các nguồn lực đầu tư về kinh phí, các điều kiện về cơ sở vật chất, 
trang thiết bị, chế độ chính sách, tài liệu hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng theo yêu cầu đổi mới 
được thực hiện một cách đồng bộ. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng GV 
nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra xuyên suốt, đạt hiệu quả cao. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Trần Thị Hương và tgk 
71 
4. Kết luận 
Bồi dưỡng năng lực đánh giá HS của GV TH nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động 
đánh giá HS ở các trường TH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục TH 
hiện nay. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá HS TH của GV các trường 
TH ở Quận 3 TPHCM còn hạn chế và bất cập trong thực hiện các nội dung bồi dưỡng, 
thực hiện các hình thức và phương pháp bồi dưỡng, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các cấp 
quản lí giáo dục cần có sự quan tâm và phối hợp thực hiện hệ thống biện pháp một cách 
đồng bộ và hiệu quả. 
Ghi chú: Bài báo trích từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Phát 
triển năng lực đánh giá học sinh của giáo viên tiểu học”, mã số: B2016.19.08. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc Ban 
hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về việc sửa đổi, 
bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014. 
Trần Văn Hiếu. (2013). Đánh giá trong giáo dục. Huế: NXB Đại học Huế. 
Trần Thị Hương. (2012). Dạy học tích cực. TPHCM: NXB Đại học Sư phạm TPHCM. 
Trần Thị Tuyết Oanh. (2009). Đánh giá và đo lường kết quả học tập. Hà Nội: NXB Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_boi_duong_nang_luc_danh_gia_hoc_sinh_cua_giao_vien.pdf