Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên

hiệm vụ của GDTC trong nhà trường, một mặt

trang bị cho học sinh, sinh viên (SV) những kỹ năng,

kỹ xảo vận động, mặt khác quan trọng hơn là phát

triển cho SV những tố chất thể lực cần thiết. Từ đây

cho thấy một vấn đề đặt ra là muốn công tác GDTC

có hiệu quả hơn, phải thông qua tìm kiếm những GP

khác nhau phù hợp để nâng cao chất lượng GDTC.

Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng công tác

GDTC cho trường ngày một tốt hơn và nhằm giúp cho

các nhà chuyên môn, các nhà quản lý giáo dục có cơ

sở nhìn nhận và định hướng thay đổi trong thời gian

tới một cách toàn diện về công tác GDTC ở Trường

ĐHPY chung và công tác giảng dạy GDTC nói riêng

nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả ứng

dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất

lượng giảng dạy giáo dục thể chất Trường Đại học

Phú Yên”.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các

phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp,

phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm

và toán học thống kê.

 

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên trang 1

Trang 1

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên trang 2

Trang 2

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên trang 3

Trang 3

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên trang 4

Trang 4

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên trang 5

Trang 5

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 7220
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên

Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục thể chất tại trường Đại học Phú Yên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 6/2020
55THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường, một mặt
trang bị cho học sinh, sinh viên (SV) những kỹ năng,
kỹ xảo vận động, mặt khác quan trọng hơn là phát
triển cho SV những tố chất thể lực cần thiết. Từ đây
cho thấy một vấn đề đặt ra là muốn công tác GDTC
có hiệu quả hơn, phải thông qua tìm kiếm những GP
khác nhau phù hợp để nâng cao chất lượng GDTC.
Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng công tác
GDTC cho trường ngày một tốt hơn và nhằm giúp cho
các nhà chuyên môn, các nhà quản lý giáo dục có cơ
sở nhìn nhận và định hướng thay đổi trong thời gian
tới một cách toàn diện về công tác GDTC ở Trường
ĐHPY chung và công tác giảng dạy GDTC nói riêng
nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả ứng
dụng một số giải pháp chuyên môn nâng cao chất
lượng giảng dạy giáo dục thể chất Trường Đại học
Phú Yên”. 
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp,
phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm
và toán học thống kê. 
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Mô tả kết quả đánh giá thực trạng giảng
dạy GDTC của Trường ĐHPY
Thông qua phân tích thực trạng công tác giảng dạy
GDTC của Trường ĐHPY dựa trên đo lường các tiêu
chí cho thấy: Chương trình giảng dạy GDTC được
đánh giá là đáp ứng từng phần yêu cầu và chưa đáp
ứng yêu cầu. Các môn thể thao phù hợp với phát triển
thể lực của SV là Bóng chuyền, Bóng rổ, Võ Cổ
truyền, Cầu lông, Bóng đá, Điền kinh và môn võ
Taekwondo là phù hợp, chiếm tỷ lệ từ 83.3% -
94.2%%; Hoạt động TDTT ngoại khóa được đánh giá
ở mức tốt, công tác hướng dẫn tập luyện TDTT ngoại
khóa được đánh giá ở mức bình thường; SV của
trường vẫn không hứng thú tập luyện các môn thể
thao trong chương trình GDTC và không hài lòng với
môn học GDTC vẫn còn chiếm tỷ lệ nhiều. Đây là
Hiệu quả ứng dụng một số giải pháp chuyên
môn nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục
thể chất tại trường Đại học Phú Yên
TS. Nguyễn Minh Cường Q
TÓM TẮT: 
Bài báo căn cứ vào kết quả phân tích thực
trạng công tác giáo dục thể chất (GDTC) tại
Trường Đại học Phú Yên (ĐHPY) và đã xác định
được 05 giải pháp (GP) chuyên môn để khắc phục
những hạn chế, tồn tại trong công tác GDTC. Từ
đây, tác giả bài báo tiến hành ứng dụng thực
nghiệm 05 GP và đánh giá hiệu quả ứng dụng
thực nghiệm. Kết quả cho thấy các tiêu chí đo
lường sau thực nghiệm có xu hướng tốt hơn lúc
đánh giá tại thời điểm học kỳ 3 năm học 2015 –
2016. Điều này đã chứng tỏ 05 GP thực nghiệm đề
xuất đã có những tác động bước đầu và đã có tác
dụng tích cực góp phần trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy GDTC tại Trường ĐHPY trong
giai đoạn hiện tại.
Từ khóa: Giải pháp chuyên môn; giảng dạy
GDTC; Trường Đại học Phú yên.
ABSTRACT:
The article is based on the results of analyzing
the current situation of teaching physical education
(PE) at Phu Yen University and has identified 05
professional solutions to overcome the shortcomings
and limitations in the physical education work.
From here, the author conducted the experimental
application of 05 solutions and evaluated the 
efficiency of such experimental application. The
results show that the post-experimental measurement
criteria tended to be better than the evaluation at
the time of the third semester of the 2015 - 2016
school year. This proves that the 05 proposed
experimental solutions have had some initial
impacts and has had a positive effect on improving
the quality of teaching physical education at Phu
Yen University at the current period.
Keywords: Professional solution, teaching
physical education, Phu Yen University.
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 6/2020
56 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
các thông tin phản hồi tích cực giúp cho GV điều
chỉnh phương pháp giảng dạy, cải tiến những mặt còn
hạn chế trong công tác giảng dạy GDTC; SV có thể
lực đạt và tốt chiếm tỷ lệ rất ít (26.2%), thể lực không
đạt chiếm tỷ lệ cao (73.8%) trong giai đoạn 2011 –
2015, tố chất thể lực không đạt tập trung về chạy tùy
sức 5 phút-đánh giá sức bền chung của SV dẫn đến
xếp loại thể lực chung của SV không đạt chiếm tỷ lệ
cao; Xếp loại học tập của các nhóm SV trong từng
năm học ở giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy số SV số
SV không đạt môn học chiếm tỷ lệ từ 19.4 - 24.8%. 
2.2. Lựa chọn GP chuyên môn nâng cao chất
lượng giảng dạy GDTC Trường ĐHPY
Tiến hành lựa chọn GP chuyên ...  biện pháp để khuyến khích
SV tham gia tập luyện thể thao ở CLB thể thao
trường học. Có chế độ khuyến khích SV tập luyện
thể thao ngoại khóa như được tính điểm thay cho
GDTC nội khóa; 3) Cải tiến hình thức, nội dung và
kế hoạch hoạt động TDTT ngoại khoá nhằm phát
triển phong trào TDTT học đường; 4) Tăng cường
xây dựng và phát triển câu lạc bộ TDTT trường học.
Xây dựng mô hình CLB, tổ, nhóm, đội TDTT SV
trường. Tổ chức giao lưu, trao đổi, học hỏi giữa các
CLB, tổ nhóm, đội TDTT trường học giữa các trường
ĐH, HV và CĐ ở địa bàn tỉnh Phú Yên và ngoài tỉnh;
5) Thực hiện tốt các hoạt động ngoại khóa do trường,
tổ nhóm bộ môn thể dục phát động có giảng viên
hướng dẫn, tập trung các môn theo nhu cầu lựa chọn
của SV; 6) Xây dựng đội tuyển SV TDTT ở các khoa
tham gia các câu lạc bộ do nhà trường và các đoàn
thể mở. Tạo điều kiện để SV và giảng viên luyện
tập các môn thể thao có hiệu quả; 7) Tổ chức Hội
thao cấp trường, tham gia các giải do Hội SV tổ chức,
mở rộng và tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu
giao lưu thể thao trong và ngoài trường; 8) Công
đoàn, Đoàn thanh niên, giảng viên thể dục xây dựng
kế hoạch và tổ chức và luyện tập cho SV và CBGV
các môn thể thao phù hợp; 9) Nhà trường tập trung
chỉ đạo công tác GDTC giao cho giảng viên TDTT
xây dựng kế hoạch giảng dạy, tuyển chọn đội tuyển,
tập huấn nội dung thi đấu cấp trường, cấp tỉnh đúng
quy định của Ngành, của Bộ GD&ĐT.
+ Đơn vị thực hiện: 1) Khoa/Bộ môn GDTC đóng
vai trò chủ đạo trong các hoạt TDTT động ngoại khóa
cho SV ; 2) Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội SV,
Phòng Công tác SV hỗ trợ tổ chức các hoạt động
TDTT ngoại khóa và thi đấu các giải; 3) Ban Giám
hiệu chỉ đạo và duyệt các chương trình hoạt động.
+ Tiêu chí đánh giá: 1) Động cơ học tập và rèn
luyện thể chất của SV; 2) Mức độ tham gia rèn luyện
thể thao của SV; 3) Số lượng CLB và số người tham
gia tập luyện tại các CLB TDTT.
+ Dự kiến kết quả đạt được: Đông đảo SV tham
gia vào các hoạt động ngoại khóa.
4) GP4: GP xây dựng động cơ, thái độ đúng
đắn, tìm hiểu nhu cầu, tính hứng thú trong quá trình
học GDTC của SV:
+ Mục đích: Nhằm tìm hiểu những nhu cầu thiết
thực từ người học để từ đó xây dựng nội dung chương
trình môn học phù hợp tạo được sự hứng thú cho
người học.
+ Nội dung thực hiện:1) Giờ học GDTC đầu năm
học, giảng viên cần đưa ra các biện pháp để xây
dựng cho SV có động cơ và thái độ đúng đắn trong
việc học tập GDTC nói chung và tập luyện môn
TDTT nói riêng; 2) Mỗi giờ học GDTC, giảng viên
cần lồng ghép các biện pháp giáo dục cần thiết để
SV có thể ý thức thực sự về động cơ của mình, qua
đó SV có thể cải thiện thái độ của mình về giờ học
TDTT một cách tích cực; 3) Bộ môn GDTC từng
trường cần khảo sát nhu cầu tập luyện TDTT ngoại
khóa hàng quý để đề xuất mở các lớp TDTT ngoại
khóa. Nếu quy mô người tập nhiều, cần phối hợp và
đề xuất thành lập câu lạc bộ TDTT từng môn trong
trường; 4) Sau mỗi buổi học GDTC chính khóa, tự
chọn, ngoại khóa, giảng viên giảng dạy cần phải
quan tâm đến tính hứng thú của SV để kịp thời điều
chỉnh hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp;
5) Bộ môn GDTC của trường cần khảo sát mức độ
hài lòng và tính hứng thú học GDTC chính khóa, tự
chọn, ngoại khóa của SV vào cuối mỗi học kỳ để có
thể đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm chất lượng
giảng dạy GDTC của trường.
+ Đơn vị thực hiện:1) Khoa/Bộ môn GDTC cần tổ
chức khảo sát thái độ, nhu cầu, tính hứng thú trong
quá trình học GDTC của SV; 2) Giảng viên giảng dạy
cần phải quan tâm đến tính hứng thú, nhu cầu của SV
để kịp thời điều chỉnh hình thức và phương pháp
giảng dạy phù hợp.
+ Tiêu chí đánh giá:1) Thái độ học tập của SV; Sự
hứng thú và sự hài lòng trong học tập môn GDTC.
+ Kết quả dự kiến đạt được: Lựa chọn được các
môn thể thao phù hợp đưa vào giảng dạy cho SV.
5) GP5: Nhóm GP tăng cường thanh tra và đổi mới
hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá công tác
giảng dạy GDTC :
+ Mục đích: Nhằm giám sát việc thực hiện chương
trình giảng dạy một cách chặt chẽ, theo đúng quy
định của nhà trường.
+ Nội dung thực hiện:1) Nhà trường cần thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình
GDTC cũng như tiến trình giảng dạy của từng giảng
viên GDTC tại trường; 2) Nhà trường cần đẩy mạnh
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương
trình GDTC ở các lớp học để kịp thời sửa chữa nếu có
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 6/2020
58 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Bảng 2. Kết quả xếp loại trình độ thể lực chung trước TN 
Xếp loại thể lực chung 
Không đạt Đạt Tốt 
Tổng Giá trị Sig. 
(2-sided) 
n 57 34 6 97 
Nhóm TN 
% 58.8% 35.1% 6.2% 100.0% 
n 54 34 5 93 
Nhóm ĐC 
% 58.1% 36.5% 5.4% 100.0% 
n 111 68 11 190 
Tổng 
% 58.4% 35.8% 5.8% 100.0% 
0.957 
sai sót của giảng viên trong quá trình thực hiện;
3)Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn
thường xuyên, từng học kỳ phải có kế hoạch dự giờ
thăm lớp, đánh giá giờ học theo quy định của nhà
trường.;4) Tổ chức kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể
lực theo Quyết định số 53/2008 của Bộ GD&ĐT mỗi
năm 1 lần và tổ chức đánh giá kết quả kiểm tra.
+ Đơn vị thực hiện:1) Trưởng Khoa/Bộ môn
GDTC; 2) Phòng Thanh tra giáo dục.
+ Tiêu chí đánh giá:1) Tiêu chuẩn rèn luyện thể
lực của SV (Quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT); 2)
Kết quả học tập của SV.
+ Kết quả dự kiến đạt được:1) Đảm bảo tính công
bằng, minh bạch trong kiểm tra đánh giá; 2) Sự phát
triển thể chất của SV; 3) Đạt được kết quả học tập tốt
nhất.
2.3. Đánh giá hiệu quả một số GP chuyên môn
nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC.
Thực nghiệm (TN) được tiến hành trong 3 học kỳ
từ HK 1 năm học 2016 – 2017 đến học kỳ 3 năm học
2017 – 2018. SV nhóm TN và nhóm đối chứng (ĐC)
học GDTC 3 học kỳ từ học kỳ 1 (năm học 2016 –
2017) đến học kỳ 3 (năm học 2017 – 2018). Nhóm
TN và nhóm ĐC cùng so sánh kết quả kiểm tra và
phỏng vấn đánh giá thực trạng giảng dạy GDTC
trường ĐHPY tại thời điểm là học kỳ 3 (năm học
2015 - 2016) (gọi là Nhóm so sánh –N.SS).
Khách thể nghiên cứu gồm: nhóm TN là 97 SV
(55 SV nam; 42 SV nữ); nhóm ĐC là 93 SV (52 SV
nam; 41 SV nữ); nhóm so sánh là 138 SV (75 SV nam;
63 SV nữ). 
2.3.1. Kết quả kiểm tra SV trước TN
Kết quả kiểm tra thể lực trước TN được trình bày
ở bảng 2 như sau:
Kết quả xếp loại thể lực của nhóm TN và ĐC cho
thấy thể lực của nhóm TN có 6 SV xếp loại tốt, chiếm
tỷ lệ 6.2%; có 34 SV xếp loại đạt, chiếm tỷ lệ 35.1%
và 57 SV xếp loại không đạt, chiếm tỷ lệ 58.8%; thể
lực của nhóm ĐC có 5 SV xếp loại tốt, chiếm tỷ lệ
5.4%, có 34 SV xếp loại đạt, chiếm tỷ lệ 36.5% và 54
SV xếp loại không đạt, chiếm tỷ lệ 58.1%. So sánh
kết quả xếp loại thể lực của SV nhóm TN và nhóm
ĐC bằng kiểm định Chi - Square ở bảng 2cho thấy
giữa các nhóm không có sự khác biệt với Asymp. Sig.
(2-sided) = 0.957 > 0.05. Điều này chứng tỏ trước TN,
thể lực của nhóm TN và nhóm ĐC tương đồng nhau.
2.3.2. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiệu quả tác
động sau TN.
2.3.2.1. Đánh giá việc thực hiện chương trình
giảng dạy GDTC sau TN:
Qua bảng 3 cho thấy: việc thực hiện chương trình
giảng dạy GDTC sau TN có xu hướng tốt hơn nhóm
so sánh trước TN. 
2.3.2.2. Đánh giá và so sánh sự hài lòng về môn
học GDTC:
Qua bảng 4 cho thấy: So sánh kết quả phỏng vấn
các nhóm SV về sự hài lòng môn học GDTC bằng
kiểm định Chi-Square cho thấy giữa các nhóm có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với Asymp. Sig. (2-
sided) = 0.000<0.05.Điều này cho thấy sự hài lòng
môn học GDTC của các nhóm sau TN có xu hướng
tốt hơn nhóm so sánh trước TN. Nhóm TN hài lòng về
môn học GDTC ở mức đánh giá tốt hơn nhóm ĐC và
nhóm so sánh.
2.3.2.3. Đánh giá và so sánh kết quả kiểm tra thể
lực của các nhóm sau TN:
Qua bảng 5, biểu đồ 1 cho thấy kết quả xếp loại
và so sánh thể lực của các nhóm SV trước và sau TN
như sau: Nhóm TN trước TN có 6 SV thể lực loại tốt
(chiếm tỷ lệ 6.2%), 34 SV thể lực đạt (chiếm tỷ lệ
35.1%), 57 SV thể lực không đạt (chiếm tỷ lệ 58.1%);
Sau TN có 25 SV thể lực loại tốt (chiếm tỷ lệ 25.8%),
50 SV thể lực đạt (chiếm tỷ lệ 51.5%), 22 SV thể lực
không đạt (chiếm tỷ lệ 22.7%); So sánh kết quả thể
lực trước và sau của nhóm SV TN bằng kiểm định Chi
- Square cho thấy giữa các nhóm có sự khác biệt với
Asymp. Sig. (2-sided) = 0.002<0.05. Nhóm ĐC trước
TN có 5 SV thể lực loại tốt (chiếm tỷ lệ 5.4%), 34 SV
thể lực đạt (chiếm tỷ lệ 35.1%), 54 SV thể lực không
đạt (chiếm tỷ lệ 58.1%); Sau TN có 7 SV thể lực loại
tốt (chiếm tỷ lệ 7.5%), 46 SV thể lực đạt (chiếm tỷ lệ
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 6/2020
59THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Bảng 3. So sánh kết quả đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy GDTC
Thời điểm 
Trước TN Sau TN 
Tổng 
n % n % n % 
Giá trị Sig. 
(2-sided) 
Chưa đáp ứng 
yêu cầu 
2 11.8% 0 0.0% 2 5.9% 
Đáp ứng từng 
phần yêu cầu 
15 88.2% 6 35.3% 21 61.8% 
Chương 
trình giảng 
dạy GDTC 
Đáp ứng yêu cầu 0 0.0% 11 64.7% 11 32.4% 
Tổng 17 100.0% 17 100.0% 34 100.0% 
0.000 
Không đảm bảo 1 5.9% 0 0.0% 1 2.9% 
Bình thường 6 35.3% 1 5.9% 7 20.6% 
Đảm bảo 10 58.8% 11 64.7% 21 61.8% 
Nội dung 
giảng dạy 
GDTC Hoàn toàn đảm 
bảo 
0 0.0% 5 29.4% 5 14.7% 
Tổng 17 100.0% 17 100.0% 34 100.0% 
0.022 
Chưa tốt 1 5.9% 0 0.0% 1 2.9% 
Bình thường 6 35.3% 1 5.9% 7 20.6% 
Tốt 10 58.8% 12 70.6% 22 64.7% 
Hoạt động 
TDTT 
ngoại khóa 
Rất tốt 0 0.0% 4 23.5% 4 11.8% 
Tổng 17 100.0% 17 100.0% 34 100.0% 
0.033 
Chưa thường 
xuyên 
5 29.4% 0 0.0% 5 14.7% 
Bình thường 12 70.6% 5 29.4% 17 50.0% 
Công tác 
hướng dẫn 
SV tập 
luyện 
TDTT 
ngoại khóa 
Thường xuyên 0 0.0% 12 70.6% 12 35.3% 
Tổng 17 100.0% 17 100.0% 34 100.0% 
0.000 
49.5%), 40 SV thể lực không đạt (chiếm tỷ lệ 43.0%);
So sánh kết quả thể lực trước và sau của nhóm SV ĐC
bằng kiểm định Chi - Square cho thấy giữa các nhóm
có sự khác biệt với Asymp. Sig. (2-sided) =
0.035<0.05.Như vậy, kết quả xếp loại thể lực của các
nhóm TN và các nhóm ĐC sau TN đều tốt hơn trước
TN. Trong đó, trình độ thể lực của các nhóm TN tốt
hơn các nhóm ĐC sau TN. 
2.3.2.4 Đánh giá và so sánh kết quả học tập GDTC
của các nhóm sau TN: 
Qua bảng 6 cho thấy kết quả xếp loại và so sánh
Bảng 5. Kết quả xếp loại và so sánh thể lực của các nhóm trước và sau TN 
Trước TN Sau TN 
 Không 
đạt 
Đạt Tốt 
Không 
đạt 
Đạt Tốt 
Tổng 
Giá trị Sig. (2-
sided) 
n 57 34 6 22 50 25 97 
Nhóm TN 
% 58.8% 35.1% 6.2% 22.7% 51.5% 25.8% 100.0% 
0.002 
n 54 34 5 40 46 7 93 
Nhóm ĐC 
% 58.1% 36.6% 5.4% 43.0% 49.5% 7.5% 100.0% 
0.035 
n 111 68 11 62 96 32 190 
Tổng 
% 58.4% 35.8% 5.8% 32.6% 50.5% 16.8% 100.0% 
0.031 
Bảng 4. So sánh sự hài lòng về môn học GDTC của các nhóm SV
Nhóm TN Nhóm ĐC Nhóm so sánh Tổng Đánh giá 
n % n % n % n % 
Giá trị Sig. (2-
sided) 
Không hài lòng 1 1,0 23 24,7 46 33,3 70 21,3 
Bình thường 29 29,9 32 34,4 57 41,3 118 36,0 
Hài lòng 44 45,4 32 34,4 31 22,5 107 32,6 
Rất hài lòng 23 23,7 6 6,5 4 2,9 33 10,1 
Tổng 97 100 93 100 138 100 328 100,0 
0,000 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 6/2020
60 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
kết quả học tập của các nhóm SV sau TN như sau:
Nhóm TN có 97 SV trong đó có 86 SV xếp loại đạt,
chiếm 88.7% và 11 SV xếp loại không đạt, chiếm tỷ
lệ 11.3%; Nhóm ĐC có 93 SV trong đó có 71 SV xếp
loại đạt, chiếm 76.3%% và 22 SV xếp loại không đạt,
chiếm tỷ lệ 23.7%; Nhóm so sánh có 138 SV trong đó
có 111 SV xếp loại đạt, chiếm 80.4% và 27 SV xếp
loại không đạt, chiếm tỷ lệ 19.6%. Như vậy, kết quả
học tập của nhóm TN có số lượng SV xếp loại đạt và
tốt cao hơn hai nhóm ĐC và nhóm so sánh.
3. KẾT LUẬN
Các tiêu chí đo lường sau TN như việc thực hiện
chương trình giảng dạy GDTC; các nội dung thuộc
việc thực hiện chương trình giảng dạy GTDC có xu
hướng tốt hơn lúc đánh giá tại thời điểm HK 3 năm
học 2015 - 2016; Trình độ thể lực của các nhóm TN
tốt hơn nhóm ĐC và nhóm so sánh sau TN. Kết quả
học tập môn GDTC của nhóm TN có số lượng SV xếp
loại đạt và tốt cao hơn hai nhóm ĐC và nhóm so sánh
sau TN. Kết quả này cho thấy 05 GP tác động TN
bước đầu đã có tác dụng trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy GDTC của Trường ĐHPY.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 về Ban hành quy
định về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, SV.
2. Nguyễn Minh Cường (2019), “Nghiên cứu xây dựng một số GP nâng cao chất lượng công tác GDTC
Trường Đại học Phú Yên”. LATS Giáo dục học Trường Đại học TDTT Tp.HCM
3. Nguyễn Hữu Vũ (2016), Ứng dụng một số GP nâng cao chất lượng GDTC cho SV Trường Đại học Hoa
Sen Tp.HCM. LATS Giáo dục học Trường Đại học TDTT Tp.HCM.
Nguồn bài báo: Trích lược nội dung trong LATS Giáo dục học “Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp nâng
cao chất lượng công tác giáo dục thể chất của trường Đại học Phú Yên”, tác giả Nguyễn Minh Cường.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 5/7/2020; ngày phản biện đánh giá: 12/9/2020; ngày chấp nhận đăng: 19/10/2020)
Bảng 6. Xếp loại và so sánh kết quả học tập môn GDTC của các nhóm 
Xếp loại 
Không đạt Đạt 
Tổng Giá trị Sig. 
(2-sided) 
n 11 86 97 
Nhóm TN 
% 11.3% 88.7% 100.0% 
n 22 71 93 
Nhóm ĐC 
% 23.7% 76.3% 100.0% 
n 27 111 138 
Nhóm so sánh 
% 19.6% 80.4% 100.0% 
n 60 268 328 
Tổng 
% 18.3% 81.7% 100.0% 
0.037 
Biểu đồ 1. So sánh trình độ thể lực của các nhóm trước và sau TN

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_ung_dung_mot_so_giai_phap_chuyen_mon_nang_cao_chat.pdf