Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở

Tóm tắt:

Chương trình Điền kinh cho trẻ em của Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) được xuất bản vào

2005 và được tổ chức triển khai ở 134 liên đoàn thành viên đã thu hút số lượng tham gia lên đến

13 triệu học sinh. Chương trình Điền kinh cho trẻ nhằm mục đích giới thiệu cho các em tiếp xúc với

môn Điền kinh ở cấp độ cơ bản, khiến các em thích thú với việc tập luyện thể thao. Đặc điểm của

chương trình là có nhiều học sinh tham gia cùng một lúc; Giới thiệu các bài tập trò chơi vận động

từ cơ bản đến đa dạng; Tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội đóng góp vào thành công của

cả nhóm. Hiệu quả của các bài tập được minh chứng thông qua sự phát triển về thể lực của học

sinh, tính sinh động và sự hứng thú học tập giờ học thể chất của học sinh.

Từ khóa: Ứng dụng bài tập, chương trình Điền kinh cho trẻ em, học sinh THCS.

Effective application of athletics exercises for children of the International Association

of Athletics Federation in the physical development of junior high school students

Summary: The Athletics Program for Children of the International Association of Athletics

Federation (IAAF) was published in 2005 and implemented in 134 member federations, attracted

13 million students. The Athletics Program for Children aims to introduce children to Athletics at a

basic level, making them interested in practicing sports. The feature of the program is that a large

number of students can participate at the same time. The program also introduces physical

movement games from basic to varied level and gives all students the opportunity to contribute to

the success of the group. The effectiveness of the exercises is demonstrated through the students

'physical development, the vitality and interest in the students' learning interest.

Keywords: Exercise application, Athletics program for children, junior high school students.

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở trang 1

Trang 1

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở trang 2

Trang 2

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở trang 3

Trang 3

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở trang 4

Trang 4

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở trang 5

Trang 5

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 11980
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở

Hiệu quả ứng dụng các bài tập điền kinh cho trẻ em của liên đoàn điền kinh thế giới trong việc phát triển thể lực cho học sinh Trung học Cơ sở
33
- Sè 5/2020
HIEÄU QUAÛ ÖÙNG DUÏNG CAÙC BAØI TAÄP ÑIEÀN KINH CHO TREÛ EM 
CUÛA LIEÂN ÑOAØN ÑIEÀN KINH THEÁ GIÔÙI TRONG VIEÄC PHAÙT TRIEÅN 
THEÅ LÖÏC CHO HOÏC SINH TRUNG HOÏC CÔ SÔÛ
Tóm tắt:
Chương trình Điền kinh cho trẻ em của Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) được xuất bản vào
2005 và được tổ chức triển khai ở 134 liên đoàn thành viên đã thu hút số lượng tham gia lên đến
13 triệu học sinh. Chương trình Điền kinh cho trẻ nhằm mục đích giới thiệu cho các em tiếp xúc với
môn Điền kinh ở cấp độ cơ bản, khiến các em thích thú với việc tập luyện thể thao. Đặc điểm của
chương trình là có nhiều học sinh tham gia cùng một lúc; Giới thiệu các bài tập trò chơi vận động
từ cơ bản đến đa dạng; Tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội đóng góp vào thành công của
cả nhóm. Hiệu quả của các bài tập được minh chứng thông qua sự phát triển về thể lực của học
sinh, tính sinh động và sự hứng thú học tập giờ học thể chất của học sinh.
Từ khóa: Ứng dụng bài tập, chương trình Điền kinh cho trẻ em, học sinh THCS.
Effective application of athletics exercises for children of the International Association
of Athletics Federation in the physical development of junior high school students
Summary: The Athletics Program for Children of the International Association of Athletics
Federation (IAAF) was published in 2005 and implemented in 134 member federations, attracted
13 million students. The Athletics Program for Children aims to introduce children to Athletics at a
basic level, making them interested in practicing sports. The feature of the program is that a large
number of students can participate at the same time. The program also introduces physical
movement games from basic to varied level and gives all students the opportunity to contribute to
the success of the group. The effectiveness of the exercises is demonstrated through the students
'physical development, the vitality and interest in the students' learning interest.
Keywords: Exercise application, Athletics program for children, junior high school students.
*PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh
**ThS, Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh
Châu Vĩnh Huy*
Nguyễn Thiên Lý**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Điền kinh là môn thể thao lâu đời và là nền
tảng cho hầu hết các môn thể thao. Nhằm mục
đích phổ biến môn Điền kinh sâu rộng trong tất
cả các đối tượng trong xã hội, IAAF đã xuất bản
và tiến hành tập huấn chương trình Điền kinh
cho trẻ em đến với các liên đoàn thành viên. Đây
là nguồn tài liệu phù hợp cho việc xây dựng một
hệ thống các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả
cho giờ học thể chất mà giáo viên đang cần. 
Chương trình Điền kinh cho trẻ em là hệ
thống các bài tập vận động bao gồm các nhóm:
Chạy, Nhảy, Ném đẩy và phối hợp vận động.
Các bài tập được lồng ghép vào các trò chơi vận
động từ cơ bản đến phức tạp và đa dạng; phối
hợp giữa nam và nữ; sử dụng thang điểm với
cách tính điểm đơn giản để xác định đội thắng
và đội thua. Mục đích của chương trình nhằm
nâng cao sức khỏe, liên kết cộng đồng bằng các
yếu tố bất ngờ và yếu tố đồng đội. 
Để duy trì thói quen tích cực tập luyện thường
xuyên và tránh sự nhàm chán cho học sinh trong
giờ học thể dục thì ngoài chương trình giảng dạy
theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cần
34
BµI B¸O KHOA HäC
thiết phải nghiên cứu tìm tòi cải tiến nội dung
giảng dạy để tăng cường tính hứng thú và tích
cực tập luyện cho sinh trong giờ GDTC. 
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn
hướng nghiên cứu “Hiệu quả ứng dụng các bài
tập Điền kinh cho trẻ em của Liên đoàn Điền
kinh Thế giới trong việc phát triển thể lực cho
học sinh THCS”
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp tài
liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp
kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm và
phương pháp toán thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Tổng hợp và lựa chọn các bài tập
Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi,
chúng tôi đã tổng hợp được các bài tập từ
chương trình Điền kinh cho trẻ em của IAAF,
các bài tập bao gồm:
- Nhóm bài tập Chạy: 9 bài tập
- Nhóm bài tập Nhảy: 8 bài tập
- Nhóm bài tập Ném: 8 bài tập
- Nhóm bài tập Phối hợp vận động: 7 bài tập
Để tăng tính khoa học, tính khách quan của
kết quả lựa chọn, chúng tôi sử dụng phương
pháp phỏng vấn các giảng viên, huấn luyện viên
và giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn
để lựa chọn các bài tập từ kết quả đã tổng hợp.
Đối tượng phỏng vấn là 12 người, trong đó có 1
tiến sĩ (chiếm 8.3%), 07 thạc sĩ (chiếm 58.3%),
2 huấn luyện viên (chiếm 16.7%) và 2 giảng
viên có trình độ đại học (chiếm 16.7%). Với
nguyên tắc là chỉ lựa chọn các bài tập nhận được
từ 80% ý kiến đồng ý, kết quả đã lựa chọn được
10 bài tập phân theo 4 nhóm và được trình bày
tại bảng 1.
2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng của các
bài tập 
2.1. Tổ chức thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm để
đánh giá hiệu quả của các bài tập Điền kinh cho
trẻ em của IAAF được lựa chọn. 
Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong
16 tuần, thuộc học kỳ 1, năm học 2018 - 2019.
Địa điểm thực nghiệm: Tại trường THCS
Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang. 
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập từ 
Chương trình Điền kinh cho trẻ em của IAAF
TT Bài Tập
Khối Lượng Tỷ lệ %
đồng ýSố lượng Nghỉ
I Nhóm bài tập chạy
1 Chạy theo hình bậc thang 3 lần 2 phút 100
2 Chạy bền 5 phút 2 lần 3 phút 100
3 Chạy tiếp sức nước rút/vượt chướng ngại vật 2 lần 3 phút 90
4 Chạy vượt rào 3 lần 3 phút 95
II Nhóm bài tập nhảy
1 Nhảy dây (15 giây) 3 lần 3 phút 100
2 Nhảy cóc 3 lần 2 phút 85
3 Nhảy ô chữ thập 3 lần 2 phút 95
III Nhóm bài tập ném
1 Ném trúng mục tiêu 3 lần 1 phút 100
2 Ném bóng ngược qua đầu ra sau 3 lần 1 phút 100
IV Năng lực phối hợp vận động
1 Chạy con thoi 4 x 10m 2 – 3 lần 2 phút 85
35
- Sè 5/2020
Thực nghiệm được tiến hành theo hình thức
thực nghiệm so sánh song song.
Đối tượng thực nghiệm là 280 học sinh nam
nữ khối 8 và khối 9, trong đó có 140 học sinh
khối 8 (70 nam và 70 nữ), và 140 học sinh khối
9 (70 nam và 70 nữ). Đối tượng thực nghiệm
được chia thành 2 nhóm theo hình thức bốc
thăm ngẫu nhiên, trong đó:
Nhóm đối chứng gồm: 140 học sinh, trong
đó có 70 học sinh khối 8 (35 nam và 35 nữ), và
70 học sinh khối 9 (35 nam và 35 nữ). Nhóm đối
chứng học tập môn GDTC theo chương trình
thường được sử dụng tại Trường, không có tác
động yếu tố mới.
Nhóm thực nghiệm gồm: 140 học sinh, trong
đó có 70 học sinh khối 8 (35 nam và 35 nữ), và
70 học sinh khối 9 (35 nam và 35 nữ). Nhóm
thực nghiệm tập luyện chung chương trình
GDTC với nhóm đối chứng,
riêng phần phát triển thể lực thì
sử dụng các bài tập đã lựa chọn
của đề tài.
Qua tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các nhà chuyên môn,
căn cứ vào mục đích, mục tiêu
chủ yếu của đề tài, tình hình thực
tế của nhà trường chúng tôi chọn
các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho
học sinh khối 8 – 9 trường THCS
Nguyễn Trường Tộ, Thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang gồm
những test trong Quyết định 53
của Bộ GD&ĐT quy định về việc
đánh giá, xếp loại thể lực học
sinh, sinh viên năm 2008, gồm:
Bật xa tại chỗ (cm); Chạy 30m xuất phát cao (s);
Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây); Chạy con
thoi 4 x 10m (s) và Chạy 5 phút tùy sức (m).
Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm
tra và so sánh sự khác biệt thể lực của học sinh
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, kết quả
cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê thể hiện (P>0.05), chứng tỏ sự phân nhóm là
khách quan.
2.2. Kết quả thực nghiệm
2.2.1. Kết quả thực nghiệm trên học sinh khối 8
Sau 16 tuần thực nghiệm, chúng tôi tiến hành
so sánh nhịp độ tăng trưởng thể lực của học sinh
nam, nữ khối 8 giữa nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại bảng 2.
Có thể thấy rõ sự khác biệt nhịp độ tăng
trưởng thể lực của học sinh nam và nữ khối 8
qua biểu đồ 1 và biểu đồ 2.
Bảng 2. Nhịp độ tăng trưởng thể lực của học sinh khối 8
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm
TT Test
Học sinh nam (%) Học sinh nữ (%)
Nhóm
ĐC
Nhóm
TN
Chênh
lệch
Nhóm
ĐC
Nhóm
TN
Chênh
lệch
1 Bật xa tại chỗ (cm) 3.25 8.06 4.81 2.49 4.58 2.09
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 9.48 13.96 4.48 5.02 12.71 7.69
3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.11 14.39 10.28 2.64 9.59 6.95
4 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 1.81 6.15 4.34 1.85 5.39 3.54
5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 0.88 1.36 0.48 0.52 1.27 0.75
Tập luyện và thi đấu Điền kinh hiện đang được
tổ chức rộng rãi trong học sinh, sinh viên
trong trường học các cấp
36
BµI B¸O KHOA HäC
Qua bảng 2 và biểu đồ 1, 2 cho thấy:
Ở đối tượng nam học sinh khối 8:
Xét về nhịp độ tăng trưởng của thành tích Bật
xa tại chỗ, Nằm ngửa gập bụng, Chạy 30m xuất
phát cao, Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy 5 phút
tùy sức ở bảng 2 cho thấy có sự khác biệt rất rõ
rệt giữa 2 nhóm. Cả hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng đều tăng trưởng thành tích sau 16
tuần thực nghiệm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
thành tích của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn
so với nhóm đối chứng (p<0,05).
Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng,
việc áp dụng hệ thống các bài tập của Chương
trình Điền kinh cho trẻ em của IAAF vào tập
luyện ở đối tượng nghiên cứu đã tạo được hiệu
quả rõ rệt. 
Ở đối tượng nữ học sinh khối 8:
Xét về nhịp độ tăng trưởng của thành tích Bật
xa tại chỗ, Nằm ngửa gập bụng, Chạy 30m xuất
phát cao, Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy 5 phút
Biểu đồ 1. Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nam học sinh khối 8 
nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm
Biểu đồ 2. Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nữ học sinh khối 8 
nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm
Bật xa tại 
chỗ (cm)
Nằm ngửa gập
bụng (lần/30s)
Chạy 30m xuất
phát cao (s)
Chạy con thoi
4x10m (s)
Chạy 5 phút
tùy sức (m)
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Bật xa tại 
chỗ (cm)
Nằm ngửa gập
bụng (lần/30s)
Chạy 30m xuất
phát cao (s)
Chạy con thoi
4x10m (s)
Chạy 5 phút
tùy sức (m)
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
37
- Sè 5/2020
tùy sức ở bảng 2 cho thấy có sự khác biệt rất rõ
rệt giữa 2 nhóm. Cả hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng đều tăng trưởng thành tích sau 16
tuần thực nghiệm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
thành tích của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn
so với nhóm đối chứng sau 16 tuần tập luyện với
ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p=0,05.
Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng,
việc áp dụng hệ thống các bài tập của IAAF vào
tập luyện ở đối tượng nghiên cứu đã phản ánh
tính hiệu quả rõ rệt. Điều này có nghĩa là những
bài tập chúng tôi lựa chọn phù hợp với khách
thể nghiên cứu.
2.2.2. Kết quả thực nghiệm trên học sinh khối 9
Tương tự như học sinh khối 8, chúng tôi tiến
hành kiểm tra và so sánh trình độ thể lực của học
sinh khối 9 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau
16 tuần thực nghiệm. Kết quả được trình bày tại
bảng 3.
Có thể thấy rõ sự khác biệt nhịp tăng trưởng
thể lực của học sinh nam và nữ khối 9 qua biểu
đồ 3 và biểu đồ 4.
Qua bảng 3 và biểu đồ 3, biểu đồ 4 cho thấy:
Với đối tượng nam học sinh khối 9:
Xét về nhịp độ tăng trưởng của thành tích Bật
xa tại chỗ, Nằm ngửa gập bụng, Chạy 30m xuất
phát cao, Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy 5 phút
tùy sức ở bảng 3 cho thấy có sự khác biệt rất rõ
rệt giữa 2 nhóm. Cả hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng đều tăng trưởng thành tích sau 16
tuần thực nghiệm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
thành tích của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn
nhóm đối chứng sau 16 tuần tập luyện với ttính >
tbảng ở ngưỡng xác suất p=0,05.
Bảng 3. Nhịp độ tăng trưởng thể lực của học sinh khối 9
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm
TT Test
Học sinh nam (%) Học sinh nữ (%)
Nhóm
ĐC
Nhóm
TN
Chênh
lệch
Nhóm
ĐC
Nhóm
TN
Chênh
lệch
1 Bật xa tại chỗ (cm) 2.85 6.83 3.98 1.49 4.74 3.25
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 6.27 16.21 9.94 5.97 14.15 8.18
3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 2.28 6.68 4.4 2.45 9.26 6.81
4 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 1.48 6.17 4.69 1.58 5.31 3.73
5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 0.72 1.93 1.21 0.56 1.32 0.76
Biểu đồ 3. Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nam học sinh khối 9 
nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm
Bật xa tại 
chỗ (cm)
Nằm ngửa gập
bụng (lần/30s)
Chạy 30m xuất
phát cao (s)
Chạy con thoi
4x10m (s)
Chạy 5 phút
tùy sức (m)
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
38
BµI B¸O KHOA HäC
Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng,
việc áp dụng hệ thống các bài tập của IAAF vào
tập luyện ở đối tượng nghiên cứu đã phản ánh
tính hiệu quả rõ rệt. Điều này có nghĩa là những
bài tập chúng tôi lựa chọn phù hợp với khách
thể nghiên cứu.
Với đối tượng nữ học sinh khối 9:
Xét về nhịp độ tăng trưởng của thành tích Bật
xa tại chỗ, Nằm ngửa gập bụng, Chạy 30m xuất
phát cao, Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy 5 phút
tùy sức ở bảng 3 cho thấy có sự khác biệt rất rõ
rệt giữa 2 nhóm. Cả hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng đều tăng trưởng thành tích sau 16
tuần thực nghiệm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
thành tích của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn
so với nhóm đối chứng sau 16 tuần tập luyện
với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất p=0,05.
Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng,
việc áp dụng hệ thống các bài tập của IAAF vào
tập luyện ở đối tượng nghiên cứu đã phản ánh
tính hiệu quả rõ rệt. Điều này có nghĩa là những
bài tập chúng tôi lựa chọn phù hợp với khách
thể nghiên cứu.
KEÁT LUAÄN
Bài tập Điền kinh cho trẻ em của IAAF đem
lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển thể lực
cho học sinh khối 8-9 trường THCS Nguyễn
Trường Tộ, Thành Phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang. Bên cạnh đó các bài tập cũng đem đến
sự hứng thú học tập cho các em học sinh, nâng
cao hiệu quả giờ học thể dục trong nhà trường.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Nguyễn Duy Quyết (2012), “Nghiên cứu
ứng dụng chương trình điền kinh cho trẻ của
hiệp hội Các liên đoàn Điền kinh quốc tế tại một
số trường tiểu học khu vực phía bắc Việt Nam”,
luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
2. Nguyễn Nhất Linh (2018), “Nghiên cứu
ứng dụng các bài tập của IAAF vào chương trình
giảng dạy giáo dục thể chất nhằm nâng cao trình
độ thể lực của học sinh khối 8 – 9 trường THCS
Nguyễn Trường Tộ, Thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ, TPHCM.
3. Đặng Thị Thái Hằng, Nguyễn Ngọc Tú
(2017), “Ứng dụng các bài tập Điền kinh cho trẻ
em nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh lớp
4 trường tiểu học Nguyễn Du, Thành phố Vĩnh
Long”, Khóa luận tốt nghiệp, TPHCM.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết
định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008,
“Về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh,
sinh viên”.
Biểu đồ 4. Nhịp độ tăng trưởng thể lực của nữ học sinh khối 9
nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 16 tuần thực nghiệm
(Bài nộp ngày 25/8/2020, phản biện ngày 2/10/2020, duyệt in ngày 30/10/2020;
Chịu trách nhiệm chính: Châu Vĩnh Huy; Email: huyvc@upes.edu.vn )
Bật xa tại 
chỗ (cm)
Nằm ngửa gập
bụng (lần/30s)
Chạy 30m xuất
phát cao (s)
Chạy con thoi
4x10m (s)
Chạy 5 phút
tùy sức (m)
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_ung_dung_cac_bai_tap_dien_kinh_cho_tre_em_cua_lien.pdf