Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang

Bài viết phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 180 hộ trồng nấm rơm ở 4 xã sản xuất nấm rơm nhiều nhất tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ tháng 4 - 5/2015. Số vụ trồng nấm rơm trung bình là 3,9 ± 2,0 vụ/năm và 59% số hộ trồng nấm rơm quanh năm. Các hộ trồng nấm rơm đã sử dụng 12% lượng rơm nhà và 88% lượng rơm mua. Số hộ thu hoạch vụ nấm rơm gần nhất vào mùa nắng (2015) và mùa mưa (2014) tương ứng là 68% và 32% số hộ phỏng vấn. Năng suất nấm rơm đạt 35 ± 10 kg/tấn rơm khô (3,5 ± 1,0% nguyên liệu). Chi phí sản xuất nấm rơm là 1.101 ± 682 nghìn đồng/tấn rơm (58% là chi phí không bằng tiền). Doanh thu là 1.057 ± 350 nghìn đồng/tấn rơm/vụ, thu nhập ròng là 596 ± 335 nghìn đồng/tấn rơm/vụ và lợi nhuận là -44 ± 704 nghìn đồng/tấn rơm/vụ. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng meo không tốt, thiếu vốn đầu tư, giá rơm tăng, thiếu kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao và giá nấm rơm thay đổi lớn.

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 1

Trang 1

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 2

Trang 2

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 3

Trang 3

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 4

Trang 4

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 5

Trang 5

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 6

Trang 6

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 7

Trang 7

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 8

Trang 8

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 9

Trang 9

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 6940
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang

Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang
Vietnam J. Agri. Sci. 2017, Vol. 15, No. 1: 118-127 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 1: 118-127 
www.vnua.edu.vn 
118 
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM (Volvariella volvacea) 
NGOÀI TRỜI Ở HUYỆN LONG MỸ, HẬU GIANG 
Ngô Thị Thanh Trúc1*, Nguyễn Thị Quyến Hương2 
1Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ 
2Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y (Vemedim) 
Email*: ntttruc@ctu.edu.vn 
Ngày gửi bài: 31.08.2016 Ngày chấp nhận: 24.02.2017 
TÓM TẮT 
Bài viết phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh 
Hậu Giang. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp 180 hộ trồng nấm rơm ở 4 xã sản xuất nấm rơm nhiều nhất tại huyện 
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ tháng 4 - 5/2015. Số vụ trồng nấm rơm trung bình là 3,9 ± 2,0 vụ/năm và 59% số hộ 
trồng nấm rơm quanh năm. Các hộ trồng nấm rơm đã sử dụng 12% lượng rơm nhà và 88% lượng rơm mua. Số hộ 
thu hoạch vụ nấm rơm gần nhất vào mùa nắng (2015) và mùa mưa (2014) tương ứng là 68% và 32% số hộ phỏng 
vấn. Năng suất nấm rơm đạt 35 ± 10 kg/tấn rơm khô (3,5 ± 1,0% nguyên liệu). Chi phí sản xuất nấm rơm là 1.101 ± 
682 nghìn đồng/tấn rơm (58% là chi phí không bằng tiền). Doanh thu là 1.057 ± 350 nghìn đồng/tấn rơm/vụ, thu nhập 
ròng là 596 ± 335 nghìn đồng/tấn rơm/vụ và lợi nhuận là -44 ± 704 nghìn đồng/tấn rơm/vụ. Khó khăn lớn nhất trong 
sản xuất nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là phụ thuộc vào thời tiết, chất lượng meo không tốt, 
thiếu vốn đầu tư, giá rơm tăng, thiếu kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao và giá nấm rơm thay đổi lớn. 
Từ khóa: Nấm rơm, Volvariella volvacea, ngoài trời, hiệu quả kinh tế. 
Economic Efficiency of Outdoor Straw Mushroom (Volvariella volvacea) Production 
in Long My District, Hau Giang Province 
ABSTRACT 
This article aimed to analyze the economic efficiency of the outdoor production of straw mushroom (Volvariella 
volvacea) in Long My District, Hau Giang Province. The authors conducted face-to-face interviews of 180 straw 
mushroom growers in four largest straw mushroom growing communes in Long My District, Hau Giang Province in 
April - May, 2015. The survey showed that the straw mushroom cycles were 3.9 ± 2,0 per year, of which 59% of the 
surveyed households grew straw mushroom in the whole year. 12% of the quantity of rice straws used for growing 
straw mushroom were from their own rice production and the rest of 88% were purchased from rice straw collectors 
or providers. 68% of the survey households harvested straw mushroom in dry season of 2015 and 32% in the rainy 
season 2014. The average yield of straw mushroom was 35 ± 10 kg/kg straw (dry weight) (3,5 ± 1,0% materials). The 
total cost of straw mushroom production was 1,001 ± VND 682 thousand/ton straw/cycle (58% of the total cost is non-
cash cost). The gross income was 1,057 ± 350 thousand VND/ton, net income is 596 ± VND 335 thousand /ton 
straw/cycle and profit is - 44 ± VND 704 thousand /ton straw/cycle. The major constraints in growing straw mushroom 
in this area were weather dependence due to to outdoor mushroom production, low spawn quality, lack of capital 
investment and advanced mushroom growing techniques increased price of rice straw and unstable selling price of 
straw mushroom. 
Keywords: straw mushroom, Volvariella volvacea, outdoor cultivation, economic efficiency 
Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Quyến Hương 
119 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sản xuất nấm rơm ngoài trời phát triển từ 
những năm 1980 ở ĐBSCL (trong đó có Hậu 
Giang) và là một trong các hình thức sử dụng 
rơm mang lại hiệu quả kinh tế nhất ở khu vực 
này (Ngo Thi Thanh Truc et al., 2013; Ngô Thị 
Thanh Trúc và cs., 2016). Đẩy mạnh sản xuất 
nấm rơm vừa mang lại thu nhập cho nông dân 
trồng lúa, người sản xuất và tiêu thụ nấm rơm, 
vừa góp phần giảm khí thải nhà kính từ sản 
xuất lúa ở ĐBSCL (Ngo Thi Thanh Truc, 2011; 
Arai et al., 2015). 
Theo thời gian, một số hộ trồng nấm rơm ở 
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chuyển 
sang trồng nấm rơm chuyên canh (trồng quanh 
năm). Tuy nhiên, đời sống người trồng nấm rơm 
vẫn chưa thật sự được cải thiện. Nghề trồng 
nấm rơm ở tỉnh Hậu Giang được hình thành 
một cách tự phát, nông dân tự học hỏi kỹ thuật 
và sản xuất nấm rơm theo cách truyền thống, 
ngại áp dụng kỹ thuật mới và tiêu thụ nhỏ lẻ, 
chủ yếu bán cho đại lý nên bị ép giá (Lê Thị 
Thanh Hiếu, 2009; Võ Xuân Tân, 2013). Câu hỏi 
đặt ra là làm thế nào để tăng hiệu quả kinh tế 
nghề trồng nấm rơm và thúc đẩy sự phát triển 
nghề trồng nấm rơm ở tỉnh Hậu Giang. 
Bài viết là kết quả của nghiên cứu phân 
tích hiện trạng sản xuất nấm rơm, hiệu quả sản 
xuất và hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm rơm 
ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 
nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển 
nghề trồng nấm rơm ở tỉnh này. Hiệu quả kinh 
tế được đề cập trong bài viết là các chỉ số tài 
chính trong hạch toán chi phí doanh thu lợi 
nhuận của sản xuất nấm rơm. 
2. PHƯƠNG ...  nghìn 
đồng/tấn rơm 
Chi phí bằng tiền trong sản xuất nấm rơm 
chỉ chiếm 42% tổng chi phí sản xuất nấm rơm, 
tương ứng với 461 nghìn đồng/tấn rơm hay 
1.552 nghìn đồng/100 m dòng. Chi phí bằng tiền 
chủ yếu chi trả cho việc mua rơm hay chi phí 
thu gom rơm nhà, mua meo, nông dược và chi 
phí tưới nước và mướn lao động và mướn đất. 
Trong các khoản chi phí vật liệu, chỉ có chi phí 
đất chủ yếu là từ chi phí không bằng tiền (84% 
tổng chi phí) trong khi các chi phí nguyên liệu 
khác đều trả bằng tiền. Chi phí lao động chủ 
yếu vẫn là lao động nhà (91% tổng chi phí). 
3.3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm rơm 
ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu 
Giang 
Bảng 7 thống kê hiệu quả kinh tế sản xuất 
nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu 
Giang. Doanh thu từ bán nấm tròn, nấm dù và 
bã rơm sau bán nấm rơm là 1.057 nghìn đồng/tấn 
rơm hay 3.554 nghìn đồng/100 m dòng. Kết quả 
cho thấy thu nhập ròng là 596 nghìn đồng/tấn 
rơm (2.002 nghìn đồng/100 m dòng) và thu nhập 
ròng không bao gồm công lao động nhà là 553 
nghìn đồng/tấn rơm (1.854 nghìn đồng/100m 
dòng). Lợi nhuận tương ứng là -44 ± 704 nghìn 
đồng/tấn rơm hay -113 ± 2.263 nghìn đồng/100 m 
dòng (với 45% số hộ bị lỗ). Chỉ số doanh thu/chi 
Bảng 6. Chi phí sản xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 
Khoản mục chi phí 
1.000đ/tấn rơm 1.000đ/100m dòng Cơ cấu chi phí (%) 
Trung bình STD Trung bình STD Bằng tiền Không bằng tiền 
1. Vật liệu 448 160 1.515 716 89 11 
1.1. Đất 51 33 176 135 16 84 
1.2. Rơm 348 151 1.181 637 100 0 
1.3. Meo 41 18 131 39 100 0 
1.4. Nông dược 7 10 26 44 100 0 
1.5. Khác 0,5 4,6 1 8 100 0 
2. Lao động 653 633 2.152 1.972 9 91 
2.1. Ủ rơm 193 265 618 779 11 89 
2.. Đánh dòng 36 24 119 80 51 49 
2.3. Chăm sóc 144 162 489 540 2 98 
2.4. Thu hoạch 280 294 926 951 5 95 
Tổng cộng 1.101 682 3.667 2.313 42 58 
Đất 
4,80%
Rơm 
32,74%
Meo 
3,57%
Thuốc 
0,71%
Khác 
0,03%
Lao 
động 
58,69%
Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang 
124 
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 
Khoản mục 1.000đ/tấn rơm 1.000đ/100 m dòng 
Trung bình STD Trung bình STD 
1. Tổng chi phí 1.101 682 3.667 2.313 
1.1. Chi phí bằng tiền 461 175 1.552 724 
1.2. Chi phí không bằng tiền 639 642 2.115 2.015 
2. Doanh thu 1.057 350 3.554 1.546 
2.1. Nấm tròn 347 547 1.069 1.882 
2.2. Nấm dù 710 468 2.483 1.793 
2.3. Rơm sau chất nấm 0,4 2,9 2,0 13,3 
3. Thu nhập ròng 
3.1. Thu nhập ròng ([2] - [1.1]) 596 335 2.002 1.254 
3.2. Thu nhập ròng (không gồm công lao động nhà) 553 334 1.854 1.289 
4. Lợi nhuận ([2] - [1]) -44 704 -113 2.263 
5. Số ngày công lao động nhà (ngày) 4,0 4,2 13,2 13,0 
6. Thu nhập/ngày công lao động nhà (1.000 đ/ngày) 
([3.2] /[5]) 
138 573 140 573 
7. Doanh thu/tổng chi phí (lần) ([2] /[1] 0,96 0,7 0,96 0,7 
8. Doanh thu/chi phí bằng tiền (lần) ([2]/[1.1] 2,29 2,0 2,29 2,1 
Ghi chú: STD: độ lệch chuẩn 
phí là 0,96 lần có nghĩa là doanh thu chỉ bằng 
0,96 lần chi phí hay trồng nầm rơm lỗ 4%. Trong 
khi đó chỉ số doanh thu/chi phí bằng tiền là 2,29 
lần nghĩa là doanh thu gấp 2,29 lần chi phí bằng 
tiền hay thu nhập ròng là 129%. 
Năng suất nấm rơm ngoài trời ở huyện 
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đạt 35 ± 10 kg/tấn 
nấm rơm (3,5 ± 1% nguyên liệu) hay 119 ± 48 
kg/100 m dòng, tương ứng với năng suất nấm 
rơm ngoài trời ở các địa bàn khác (2 - 6%) (Lê 
Thị Thanh Hiếu, 2009 (Hậu Giang); Đoàn Hoài 
Nhân, 2010 (An Giang), Ngo Thi Thanh Truc, 
2011 (Cần Thơ). Theo Nguyễn Văn Hòa và 
Nguyễn Việt Thiên (2011) năng suất nấm rơm 
phụ thuộc rất nhiều tố như thời tiết, kỹ thuật 
chăm sóc, rơm lúa mùa và chất lượng meo. 
Ngoài ra, năng suất nấm còn phụ thuộc vào việc 
phối trộn nguyên liệu trồng như kết quả nghiên 
cứu của Biswas và Layak (2014) năng suất nấm 
rơm chỉ đạt 9,8% khi trồng trên rơm, nhưng có 
thể tăng lên 14,9% khi phối trộn với thân chuối. 
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
kinh tế của sản xuất nấm rơm ngoài trời 
của hộ nông dân 
Sản xuất nấm rơm ngoài trời phụ thuộc rất 
lớn vào thời tiết. Đây là trở ngại lớn nhất trong 
sản xuất nấm rơm ở Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu 
Giang mà các hộ trồng nấm rơm đã đề cập 
(80,6%, Bảng 8). Để giảm bớt mức độ phụ thuộc 
vào thời tiết, đặc biệt vào mùa nắng và mùa 
mưa, các hộ trồng nấm rơm thường tưới nước bổ 
sung cho đống ủ và dòng nấm rơm hoặc phải 
tăng thêm lượng rơm phủ để giảm thoát nhiệt 
hoặc giữ ấm cho dòng nấm rơm. Các công việc 
trên dẫn tới chi phí rơm và nhân công tăng cao. 
Sản xuất nấm rơm ngoài trời cũng cần diện tích 
đất sản xuất nhiều hơn và phải đổi nền đất sau 
vụ thu hoạch và dẫn tới chi phí mướn đất hoặc 
sử dụng đất nhiều hơn so với sản xuất nấm rơm 
trong nhà. 
Sản xuất nấm rơm ngoài trời cho năng suất 
thấp hơn và không ổn định so với sản xuất nấm 
Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Quyến Hương 
125 
rơm ngoài trời theo quy trình cải tiến hay trong 
nhà (Võ Xuân Tân, 2013; Nguyễn Văn Hòa và 
Nguyễn Việt Thiên, 2011; Lê Duy Thắng, 2006). 
Kết quả so sánh năng suất nấm rơm ở huyện Long 
Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho thấy năng suất nấm rơm 
trồng ở mùa nắng (tháng 12/2014 - tháng 4/2015) 
cao hơn so với năng suất nấm rơm trồng ở mùa 
mưa (tháng 5 - tháng 11/2015) (p < 0,05). 
Ngoài ra, chất lượng rơm cũng ảnh hưởng đến 
năng suất nấm rơm. Năng suất nấm rơm khi sử 
dụng rơm lúa mùa cao so với sử dụng rơm từ các 
giống lúa khác (p < 0,01). Năng suất nấm rơm cao 
khi sử dụng rơm lúa mùa có thể do chất lượng rơm 
tốt, phù hợp để trồng nấm rơm hoặc rơm lúa mùa 
có thể ít bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt 
là các loại thuốc trừ nấm. Tuy nhiên, lợi nhuận 
của các hộ sử dụng rơm lúa mùa lại thấp hơn so 
với lợi nhuận từ các hộ sử dụng rơm của các giống 
lúa khác (p < 0,05) do giá rơm lúa mùa cao hơn. 
Người trồng nấm rơm không có thói quen tìm hiểu 
nguồn gốc của rơm, đặc biệt là người trồng lúa đã 
sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nào, đặc 
biệt là thuốc trừ nấm. Đây có thể là một trong các 
nguyên nhân khó kiểm soát năng suất và chất 
lượng nấm rơm. 
Một yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến 
năng suất nấm rơm là chất lượng của meo 
giống. Theo kết quả khảo sát, 22,2% hộ cho rằng 
khó khăn trong nhề trồng nấm tại địa phương là 
do chất lượng meo không tốt (Bảng 8). Các hộ 
sản xuất nấm rơm thường chọn mua meo giống 
tại các đại lý quen (80,6%) hoặc bằng kinh 
nghiệm của chính họ để chọn meo giống (22%). 
Người trồng nấm rơm thật sự khó có thể phân 
biệt hay nhận biết được năng suất nấm rơm ở 
mỗi vụ có thật sự là do chất lượng meo hay do 
ảnh hưởng của các yếu tố khác. Các loại nông 
dược đang được sử dụng mà chưa có đánh giá về 
tính hiệu quả và độ an toàn cho người sản xuất 
và tiêu thu nấm rơm. 
Vốn sản xuất cũng ảnh hưởng đến hiệu quả 
kinh tế sản xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, 
tỉnh Hậu Giang (15%, Bảng 8). Kết quả thống 
kê cho thấy, với lượng rơm sử dụng để trồng 
nấm rơm trung bình là 40,9 tấn rơm/vụ trong 50 
ngày, hộ sản xuất nấm rơm cần đầu tư khoảng 
18,5 triệu đồng cho các khoản chi phí bằng tiền 
như rơm, đất và lao động. Để có đủ vốn sản 
xuất, người sản xuất nấm rơm thường ứng vốn 
từ thương lái mua nấm rơm. Dù việc ứng vốn 
này ảnh hưởng đến việc quyết định giá bán nấm 
rơm hay người sản xuất nấm rơm bị ép giá (Lê 
Thị Thanh Hiếu, 2009 và Võ Xuân Tân, 2013), 
kết quả so sánh lợi nhuận cho thấy lợi nhuận 
của các hộ có ứng vốn từ thương lái (người mua 
nấm rơm) cao hơn lợi nhuận của hộ không ứng 
vốn (p < 0,01). 
Thực tế cho thấy lợi nhuận của hộ trồng 
nấm rơm phụ thuộc rất lớn vào giá bán nấm 
rơm cho thị trường nấm tươi (nấm tròn) của 
ngày thường và ngày ăn chay (Hình 3). Và đây 
là lý do các hộ trồng nấm rơm lựa chọn đầu tư 
để bán nấm rơm cho thị trường nấm tươi, đặc 
biệt vào các ngày ăn chay. Tuy nhiên, mức đầu 
tư cũng cao hơn do lượng rơm sử dụng nhiều 
hơn từ 20 - 30% lượng rơm so với sản xuất nấm 
Bảng 8. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 
TT Thuận lợi Tỷ lệ hộ (%) Khó khăn Tỷ lệ hộ (%) 
1 Thời tiết 74,4 Thời tiết 80,6 
2 Lợi nhuận cao hơn so với các cây trồng khác 37,2 Chất lượng meo không tốt 22,2 
3 Có nguồn rơm dồi dào 30,6 Thiếu vốn sản xuất 15,0 
4 Được cung ứng tiền để mua rơm 6,7 Giá rơm tăng 6,1 
5 Được bao tiêu sản phẩm 6,1 Thiếu kỹ thuật chất nấm 4,4 
6 Biết kỹ thuật trồng nấm 5,6 Rơm không tốt 2,2 
7 Khác 1,7 Lao động không có tay nghề 1,7 
8 Khác 0,1 
Ghi chú: Tổng số hộ phỏng vấn (n) là 180 hộ. 
Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang 
126 
Hình 3. Diễn biến giá nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang từ tháng 5/2014 - 4/2015 
rơm để tiêu thụ cho thị trường nấm rơm chế 
biến (nấm dù). Giá rơm ngày càng tăng và sẽ 
tăng nhiều hơn trong tương lai nên các hộ sản 
xuất nấm rơm cần tính toán lại lợi nhuận để lựa 
chọn đầu tư sản xuất cho thị trường nấm tươi 
hay nấm chế biến. 
Ngoài các yếu tố trên, thiếu kỹ thuật trồng 
nấm cho năng suất cao, chất lượng rơm không 
tốt và lao động không có tay nghề là các yếu tố 
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu quả 
kinh tế trong sản xuất nấm rơm ở huyện Long 
Mỹ, tỉnh Hậu Giang (Bảng 8). 
Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu 
quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề sản 
xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu 
Giang, sản xuất nấm rơm phù hợp với điều kiện 
thời tiết ở Hậu Giang. Theo Lê Duy Thắng 
(2006) điều kiện trồng nấm rơm ở thời gian nuôi 
tơ có nhiệt độ 35 ± 20C, ẩm độ 60 ± 5%, ở thời 
gian ra quả thể có nhiệt độ 28 ± 20C, ẩm độ 90 ± 
5% và pH là 6,5 là phù hợp cho nấm rơm phát 
triển. Thời gian trồng nấm rơm ngắn và có lợi 
nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác 
(37,2%). Ngoài ra, các hộ trồng nấm rơm tận 
dụng được nguồn rơm dồi dào tại địa phương và 
các hộ có thể liên hệ với chủ ghe gom rơm (người 
thu gom rơm) dễ dàng nên có thể sản xuất nấm 
rơm quanh năm (30,6%). Vì vậy, nghề trồng 
nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang vẫn 
có cơ hội phát triển trong tương lai. 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
Sản xuất nấm rơm ngoài trời ở huyện Long 
Mỹ, tỉnh Hậu Giang mang lại thu nhập và công 
ăn việc làm cho nông hộ, đặc biệt là hộ trồng lúa 
(ước tính khoảng 138.000 - 140.000 
đồng/ngày/người). Với mức đầu tư bằng tiền 
khoảng 462.000 đồng/tấn rơm (~ 1,5 triệu 
đồng/100 m dòng), hộ trồng nấm rơm thu được 
hơn 1 triệu đồng/tấn rơm (~ 3,5 triệu đồng/100 
m dòng) và thu nhập ròng khoảng 600.000 
đồng/tấn rơm (~ hơn 2 triệu đồng/100 m dòng). 
Sản xuất nấm rơm ngoài trời ở huyện Long Mỹ, 
tỉnh Hậu Giang phụ thuộc rất nhiều vào thời 
tiết gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và 
hiệu quả kinh tế, thiếu nguồn meo giống và rơm 
đảm bảo chất lượng, giá rơm tăng, thiếu vốn 
đầu tư và giá bán nấm rơm dao động nhiều, đặc 
biệt là thị trường tiêu thụ nấm tươi. 
Để nghề nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh 
Hậu Giang mang lại hiệu quả hơn, các hộ trồng 
sản xuất nấm rơm cần chuyển dần sang sản 
xuất nấm rơm theo quy trình cải tiến và trong 
nhà nhằm tăng hiệu quả sản xuất và hiệu quả 
kinh tế. Ngoài ra, người sản xuất nấm rơm cần 
biết kỹ thuật quản lý chất lượng rơm, chọn 
giống meo tốt và cơ chế liên kết giữa người sản 
xuất nấm rơm với các nhà cung cấp (rơm và meo 
giống) và tiêu thụ nấm rơm để hỗ trợ nguồn vốn 
đầu tư và tiêu thụ nấm rơm tốt hơn. Phát triển 
Ngô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Quyến Hương 
127 
kỹ thuật sơ chế và chế biến nấm rơm nhằm giúp 
phát triển tốt hơn thị trường nấm rơm chế biến, 
tăng mức tiêu thụ nấm rơm và giúp điều tiết giá 
thị trường nấm rơm tươi ở huyện Long Mỹ, tỉnh 
Hậu Giang cũng như ở các tỉnh ở Đồng Bằng 
Sông Cửu Long. 
LỜI CẢM ƠN 
Tác giả chân thành cám ơn Lê Ngô Như 
Tuyền, Võ Thị Bích Loan, Dương Minh Toàn đã 
hỗ trợ thu thập số liệu và phân tích số liệu. Cám 
ơn PGS. TS. Lê Vĩnh Thúc (Khoa Nông Nghiệp 
và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần 
Thơ) đã có đóng góp phân tích số liệu trong bài 
viết này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Arai, H., Hosen, Y., Pham Hong, V. N., Thi, N. T., 
Huu, C. N., and Inubushi, K. (2015). Greenhouse 
gas emissions from rice straw burning and straw-
mushroom cultivation in a triple rice cropping 
system in the Mekong Delta. Soil Science and 
Plant Nutrition, 61(4): 719-735. 
Biswas M.K. and Layak M. 2014. Techniques for 
increasing the biological efficiency of paddy straw 
mushroom (Volvariella volvacea) in Eastern India. 
Food Science and Technology, 2(4): 52-57. 
Đoàn Hoài Nhân (2010). Đánh giá hiệu quả mô hình 
sản xuất nấm rơm tại tỉnh An Giang. Luận văn thạc 
sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. 
Lê Duy Thắng (2006). Kỹ thuật trồng nấm (Nuôi trồng 
một số loại nấm thông dụng ở Việt Nam, tập 1). 
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 242 
trang. 
Lê Thị Thanh Hiếu (2009). Phân tích chuỗi cung ứng 
ngành hàng nấm rơm tỉnh Hậu Giang. Luận văn 
thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ. 
Ngo Thi Thanh Truc (2011). Comparative Assessment 
of Using Rice Straw for Rapid Composting and 
Straw Mushroom Production in Mitigating 
Greenhouse Gas Emissions in Mekong Delta, 
Vietnam and Central Luzon, Philippines. PhD 
dissertation. University of the Philippines Los 
Banos. 
Ngô Thị Thanh Trúc, Huỳnh Việt Khải và Võ Thành 
Danh (2016). Định giá kinh tế các tác động môi 
trường và chính sách (Chương 10). Trong: Võ 
Thành Danh (chủ biên), 2016. Phát triển kinh tế 
Đồng Bằng Sông Cửu Long: Thành tựu và thách 
thức. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ, trang 
196-216. 
Ngo Thi Thanh Truc, Sumalde, Z.M., Palis, F. G. And 
Wassmann, R. (2013). Farmers’ Awareness and 
Factors Affecting Farmers’ Acceptance to Grow 
Straw Mushroom in Mekong Delta, Vietnam and 
Central Luzon, Philippines. International Journal 
of Environment and Rural Development, 2(2): 
179-184. 
Nguyễn Thị Quyến Hương (2016). Phân tích hiệu quả 
kinh tế sản xuất nấm rơm ở huyện Long Mỹ, tỉnh 
Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học 
Cần Thơ. 
Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thành Hối và Lê Minh 
Châu (2010). Ảnh hưởng tỷ lệ rơm và lục bình lên 
năng suất nấm rơm. Tạp chí Khoa học. Trường Đại 
học Cần Thơ, 15b: 161-166. 
Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Việt Thiên (2011). Hiệu 
quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở Phú Lương, Phú 
Vang, Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học. Đại học 
Huế, 5: 68. 
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu 
Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt và 
Kjeld Ongvorsen (2014). Ước tính lượng và các 
biện pháp xử lý rơm rạ ở một số tỉnh Đồng Bằng 
Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ, 32: 87-93. 
Trần Văn Hiến (2010). Trồng nấm rơm theo quy trình 
mới, hiệu quả cao. Khuyến nông Việt Nam. http: 
//www.vietlinh.vn/trong-trot/nam-rom.asp [truy 
cập ngày 07/06/2016]. 
Võ Xuân Tân (2013). Tình hình sản xuất và tiêu thụ 
nấm tại Hậu Giang. Diễn đàn Khuyến Nông và 
Nông nghiệp lần thứ 14. Chuyên đề: Phát triển 
nghề trồng nấm hiệu quả. Đồng Tháp, ngày 
19/7/2013. Trang 145-149. 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_kinh_te_san_xuat_nam_rom_volvariella_volvacea_ngoai.pdf