Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất

Nhiễm lậu cầu khuẩn là một trong những

nguyên nhân thường gặp nhất trong các viêm

niệu đạo (VNĐ) ở nam giới. Nếu không điều trị

kịp thời, bệnh có thể để lại các di chứng như chít

hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn dẫn

đến vô sinh [1]. Theo hướng dẫn của TCYTTG và

hướng dẫn QG về chẩn đoán và điều trị các bệnh

lây truyền đường tình dục (LTQĐTD) của BYT, có

nhiều thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị

VNĐ do lậu, trong đó với các trường hợp lậu không

biến chứng, thuốc được chọn lựa đầu tiên là uống

cefixim 400mg liều duy nhất [2]. Tuy nhiên, thực tế

Việt Nam hiện nay cho thấy đây mới là liều khuyến

cáo. Các thầy thuốc lâm sàng ít sử dụng phác

đồ này do chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả

điều trị của nó, thay vào đó cho bệnh nhân tiêm

Ceftriaxon hoặc cho uống Cefixim liều cao hơn,

kéo dài hơn. Với phương pháp điều trị như vậy, có

thể làm cho người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc

hơn, tốn kém hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn

kháng thuốc. Gần đây tại một số nước như Nhật

Bản, Thụy Điển, Na Uy đã có thông báo về một

số trường hợp lậu kháng thuốc với cefixim.

Với mong muốn đánh giá hiệu quả thật sự

của uống cefixim liều duy nhất trong điều trị bệnh

VNĐ do lậu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị VNĐ do lậu

(không biến chứng) bằng uống cefixim 400mg liều

duy nhất.

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 1

Trang 1

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 2

Trang 2

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 3

Trang 3

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 4

Trang 4

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 5

Trang 5

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 6

Trang 6

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 7

Trang 7

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 8

Trang 8

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 9

Trang 9

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang baonam 10660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất

Hiệu quả điều trị viêm niệu đạo do lậu không biến chứng bằng uống cefixim 400mg liều duy nhất
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DA LIỄU HỌC16 Số 18 (Tháng 01/2015)
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NIỆU ĐẠO DO LẬU KHÔNG BIẾN 
CHỨNG BẰNG UỐNG CEFIXIM 400MG LIỀU DUY NHẤT
Đào Hữu Ghi *, Trần Lan Anh *,**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm niệu đạo (VNĐ) do lậu không biến chứng bằng uống 
cefixim 400mg liều duy nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh.
Kết quả: Hiệu quả lâm sàng sau 3 ngày điều trị VNĐ do lậu không biến chứng bằng cefixim liều duy 
nhất kém hơn ceftriaxon, nhưng kết quả sau 5-7 ngày điều trị là như nhau. 100% các trường hợp VNĐ do 
lậu, không biến chứng uống cefixim 400mg liều duy nhất khỏi bệnh sau 7 ngày điều trị. Tác dụng không 
mong muốn gặp tỉ lệ thấp: Tiêu chảy 6,25%, buồn nôn 9,4%. Uống cefixim 400mg liều duy nhất an toàn, 
tiện dụng và kinh tế hơn tiêm ceftriaxon.
Từ khóa: Viêm niệu đạo (VNĐ), lậu, cefixim.
* Bệnh viện Da Liễu Trung ương 
** Trường Đại học Y Hà Nội 
Phản biện khoa học: PGS. TS Nguyễn Duy Hưng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm lậu cầu khuẩn là một trong những 
nguyên nhân thường gặp nhất trong các viêm 
niệu đạo (VNĐ) ở nam giới. Nếu không điều trị 
kịp thời, bệnh có thể để lại các di chứng như chít 
hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn - mào tinh hoàn dẫn 
đến vô sinh [1]. Theo hướng dẫn của TCYTTG và 
hướng dẫn QG về chẩn đoán và điều trị các bệnh 
lây truyền đường tình dục (LTQĐTD) của BYT, có 
nhiều thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị 
VNĐ do lậu, trong đó với các trường hợp lậu không 
biến chứng, thuốc được chọn lựa đầu tiên là uống 
cefixim 400mg liều duy nhất [2]. Tuy nhiên, thực tế 
Việt Nam hiện nay cho thấy đây mới là liều khuyến 
cáo. Các thầy thuốc lâm sàng ít sử dụng phác 
đồ này do chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả 
điều trị của nó, thay vào đó cho bệnh nhân tiêm 
Ceftriaxon hoặc cho uống Cefixim liều cao hơn, 
kéo dài hơn. Với phương pháp điều trị như vậy, có 
thể làm cho người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc 
hơn, tốn kém hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn 
kháng thuốc. Gần đây tại một số nước như Nhật 
Bản, Thụy Điển, Na Uy đã có thông báo về một 
số trường hợp lậu kháng thuốc với cefixim. 
Với mong muốn đánh giá hiệu quả thật sự 
của uống cefixim liều duy nhất trong điều trị bệnh 
VNĐ do lậu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài 
với mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị VNĐ do lậu 
(không biến chứng) bằng uống cefixim 400mg liều 
duy nhất.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Bệnh nhân nam được chẩn đoán là VNĐ do 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DA LIỄU HỌC 17Số 18 (Tháng 01/2015)
lậu không biến chứng đến khám tại Bệnh viện Da 
liễu Trung ương từ 9/2012- 8/2013. 
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 
+ Bệnh nhân nam được chẩn đoán VNĐ do 
lậu không biến chứng, không nhiễm đồng thời 
Chlamydia và các nguyên nhân khác.
+ Không mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, 
hoặc không dùng thuốc gây suy giảm miễn dịch.
+ Đồng ý tham gia.
+ Không có cơ địa dị ứng với kháng sinh nhóm 
cephalosporin. 
*Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bệnh nhân không hợp tác
+ Bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm 
cephalosporin.
+ Bệnh nhân VNĐ do lậu có biến chứng, 
nhiễm đồng thời các nguyên nhân khác, có HIV
2. Phương pháp
- Thiết kế: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 
ngẫu nhiên có đối chứng so sánh.
- Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu tính theo công thức thử nghiệm lâm 
sàng của Tổ chức Y tế Thế giới
n1 = n2 = { }2
21
2
22112/1
)(
)1()1()1(2
PP
PPPPZPPZ
−
−+−+−− βα
n1: cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu (NC)
n2: cỡ mẫu của nhóm đối chứng (ĐC)
Z1-a/2: hệ số tin cậy 95% (= 1,96)
Zb: lực mẫu 80% (= 0,842)
P1: tỉ lệ bệnh nhân nhóm NC đạt tốt: ước lượng 
là 65%
P2: tỉ lệ bệnh nhân nhóm ĐC đạt tốt: ước lượng 
95%
P = 
2
21 PP + 
Kết quả tính cỡ mẫu mỗi nhóm (n1 = n2 = 30 
bệnh nhân).
Thực tế trong nghiên cứu chọn được 64 bệnh 
nhân đủ tiêu chuẩn chia 2 nhóm nghiên cứu: n1 = 
n2 = 32 bệnh nhân
- Vật liệu nghiên cứu
- Thuốc cefixim (biệt dược: cefibiotic), viên 
nén 200mg, do công ty cổ phần dược Trung ương 
MEDIPHARCO-TENAMYD sản xuất, sản xuất nhượng 
quyền của TENAMID CANADA tại Việt Nam.
- Thuốc ceftriaxon (biệt dược: Rocephin), lọ 1g 
do hãng La Roche Thụy Sĩ sản xuất.
 Các bước tiến hành
* Phỏng vấn và thăm khám làm bệnh án 
nghiên cứu.
Xác định lậu cầu [3]
- Phương pháp xét nghiệm nhuộm Gram soi 
trực tiếp
- Phương pháp nuôi cấy 
* Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân vào 2 nhóm 
bao gồm nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng: 
các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn của VNĐ do lậu 
không biến chứng và không đồng nhiễm các 
nguyên nhân khác (đã xét nghiệm loại trừ)
- Nhóm 1: bệnh nhân được uống cefixim 
200mg, uống 2 viên liều duy nhất.
- Nhóm 2: Bệnh nhân được tiêm ceftriaxon 
250 mg, liều duy nhất.
* Đánh giá kết quả sau điều trị
- Khỏi bệnh: hết các triệu chứng lâm sàng, sau 
7 ngày lấy dịch niệu đạo nuôi cấy không thấy vi 
khuẩn lậu.
- Không khỏi: không hết triệu chứng lâm 
sàng, sau 7 ngày lấy dịch niệu đạo nuôi cấy còn vi 
khuẩn lậu.
- Khảo sát tác dụng không mong muốn.
3. Xử lý số liệu: được xử l ... 
cyproterone acetate on acne and seborrhea. Cutis. 
2002, 69 (4): 2-15.
26. Thorneycroft H, Gollnick H, Schellschmidt 
I. Superiority of a combined contraceptive 
containing drospirenone to a triphasic preparation 
containing norgestimate in acne treatment. Cutis. 
2004, 74: 123-130.
27. Frangos JE, Alavian CN, Kimball AB. Acne 
and oral contraceptive: update on women health 
screening guideline. J Am Acad Dermatol. 2008, 
58: 781-786.
28. Corin M, et al Rate of pregnancy after using 
drospirenone and other progestin containing Oc. 
Obstet Gynecol 2009;114(3):616-22
29. Dunson DB, et al Increased infertility with 
age in men and womne. Obstet Gynecol 2004; 
103(1):51-6.
30. Contraceptive technology. Seventeenth 
revised edition. Ardent Media, INC, Newyork . 
Canadian Contraception Consensus. JOGC March 
2004. 
31. American College of Obstetricians and 
gynecologists. Contraceptives and congenital 
abnormalies. Int J Gynecol Obstet 1993;42:316-
317.
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC 55Số 18 (Tháng 01/2015)
NHIỄM MYCOBACTERIA DA (MYCOBACTERIA CUTANEOUS INFECTION)
Ths. Nguyễn Thị Thời Loạn* 
* Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa
I. GIỚI THIỆU
Mycobacteria là trực khuẩn kháng cồn và 
acid, Gram dương, hình gậy, không di động. Thuộc 
họ Mycobacteriaceae.
Loài Mycobacteria gây ra bốn nhóm bệnh
- Tuberculosis complex: M. tuberculosis (lao 
phổi ở người: được Robert Koch phát hiện vào 
năm 1882 ); M.bovis (lao ở bò); M.africanum (lao 
phổi tập trung ở miền Tây Phi và cận Sahara, trên 
bệnh phẩm AIDS); M. microti (lao ở chuột).
- M. leprae.
- Non- tuberculous (atypical) mycobacteria.
- Phản ứng da do lao các cơ quan nội tạng 
(tuberculides).
II. LAO DA 
1. Phân loại 
I
Lao da tiêm nhiễm ngoài cơ thể
(inoculation tuberculosis, exogenous sourse)
Săng lao (tuberculosis chancre)
Lao sùi (warty tuberculosis)
Lupus lao (lupus vulgaris)
II Lao thứ phát tiêm nhiễm từ cơ thể (endogenous source)
A Lao lan từ vùng lân cận (contiguous spread) Lao da từ lao hạch hoặc lao xương (scrofuloderma)
B Tự tiêm nhiễm (auto inoculation) Lao quanh các hốc tự nhiên cơ thể (orificial tuberculosis)
III
Lao lan truyền theo đường máu 
(haematogenous tuberculosis)
Lao kê cấp tính (acute military tuberculosis)
Lupus lao
Gôm lao (tuberculosis gumma)
IV
Phát ban do lao (eruptive tuberculosis - 
tuberculides )
Khái niệm phát ban do lao được giới thiệu bởi 
Darier năm 1896. Đặc trưng là test tuberculin 
dương tính, có mắc bệnh lao trước đó và đáp 
ứng với thuốc kháng lao. Không tìm thấy vi 
khuẩn lao trên sinh thiết da và nuôi cấy không 
thấy vi khuẩn lao.
A Vi sẩn (micropapular) Lichen lao
B Sẩn (papular) Sẩn hay sẩn hoại tử 
C Cục (nodular) Hồng ban rắn Bazin
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC56 Số 18 (Tháng 01/2015)
2. Đặc điểm đặc trưng
2.1. Lao tiêm nhiễm tiên phát (primary 
inoculation tuberculosis)
- Tại những vị trí nhiễm tubercle bacilli.
- Hạch vùng thường xuất hiện sau nhiễm 3-8 
tuần, đôi khi làm mủ, loét và dò ra.
- Gặp trẻ em, mặt, chân, tay.
- Thương tổn da xuất hiện: 2-4 tuần sau tiêm 
nhiễm.
- Sẩn đỏ nâu, đau sau đó là mảng cứng, có thể 
loét ra.
- Test tuberculin âm tính.
- Mô bệnh học: rất nhiều bạch cầu đa nhân 
trung tính và u lao (tubercle bacilli), tế bào lympho 
và tế bào dạng thượng bì tạo ra phản ứng dạng củ.
2.2. Lao sùi (tuberculosis verrucosa cutis)
- Nhiễm BK từ bên ngoài.
- Miễn dịch cơ thể mạnh.
- Thương tổn da ban đầu là sẩn nhỏ sau đó sùi 
lên lan toả ra ngoại vi có hoặc không có lành giữa. 
Thương tổn hầu hết là cứng.
- Vị trí mặt trước ngón tay, bàn tay, khuỷu tay.
- Test tuberculin dương tính.
- Mô bệnh học: tăng sừng và tăng sản giả 
thượng bì, viêm dạng hạt và dạng mủ ở trung bì 
nông và giữa, số lượng tubercle bacilli rải rác.
2.3. Lao da từ lao hạch hoặc lao xương 
(scrofuloderma)
- Do phá huỷ trực tiếp từ lao hạch hay lao 
xương.
- Thường gặp nhất là lao hạch cổ.
- Phá huỷ xương hoặc quanh khớp lan ra da.
- Thương tổn ban đầu là khối dưới da lan to 
thành dạng cục, hóa mủ ở trung tâm, loét và dò 
mủ, nền loét có hạt đỏ.
- Khỏi để lại sẹo.
- Mô bệnh học: ổ hoại tử chứa đầy dịch và 
bạch cầu đa nhân, viêm tạo thành u hạt chứa trực 
khuẩn kháng cồn và axít. 
2.4. Lupus lao (lupus vulgaris)
- Xuất hiện ở những vị trí tiêm nhiễm hoặc 
trên nền sẹo của lao hạch, lao xương.
- Khoảng ½ cas có mắc lao phổi miễn dịch cơ 
thể ở mức trung bình. Test cuberculin dương tính.
- Mảng đơn độc hay nhiều sẩn đỏ nâu thành 
nhóm, ấn kính có màu vàng nâu, bề mặt thương 
tổn thường bao phủ vảy dính. Trong một số cas 
thương tổn sùi lên và có vảy dày.
- Thương tổn thường gây loét, khỏi để lại sẹo, 
dị hình, tiến triển lan dần qua nhiều năm.
- 90% xuất hiện ở trán và cổ.
- Mô bệnh học: có tiêu chuẩn chẩn đoán của 
lupus lao: tăng sừng, teo da, vảy da, xâm nhập 
viêm, 10% thấy có trực khuẩn.
2.5. Lao quanh các hốc tự nhiên (tuberculosis 
cutis orificialis)
- Xuất hiện vùng bờ niêm mạc mũi, miệng, hậu 
môn, tiết niệu, âm đạo, niêm mạc miệng và lưỡi.
- Tự tiêm nhiễm từ lao nội tạng gây ra, đặc biệt 
là lao phổi, lao ruột, lao sinh dục, tiết niệu.
- Phản ứng tuberculin dương tính.
- Thương tổn là loét thành ổ, bờ rõ, lan nhanh.
- Mô học: nền loét là hỗn hợp viêm xâm 
nhiễm mô hạt và BC đa nhân, loét sâu có nhiều 
trực khuẩn kháng cồn và axít.
2.6. Lichen lao
- Là sẩn sừng nhỏ, chắc, bề mặt phẳng, màu 
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC 57Số 18 (Tháng 01/2015)
đỏ nâu hay hồng vàng rãi rác hay tập trung thành 
nhóm, phân bố thân, một số sẩn mủ hay có vảy 
mỏng.
- Xuất hiện ở trẻ em, người lớn có lao xương 
hay lao hạch.
- Test tuberculin luôn (+).
- Mô học và nuôi cấy mảnh sinh thiết không 
có vi khuẩn.
2.7. Sẩn hoại tử do lao
- Thương tổn là sẩn chắc, kích thước khác 
nhau, có thể hoá mủ và hoại tử, tiến triển mạn 
tính, theo mùa tăng lên vào mùa đông.
- Đối xứng hai bên mặt ngoài tay chân, khuỷu 
tay, đầu gối.
- Đang nhiễm lao hoặc nhiễm trước đó, 1/3-
2/3 là lao hạch.
- Test tuberculin luôn ( +), có thể có hoại tử.
- Mô học và nuôi cấy mảnh sinh thiết không 
có vi khuẩn.
2.8. Hồng ban rắn Bazin
- Bệnh Bazin, mạn tính, 80% nữ, tuổi trung 
niên.
- Cục dưới da 1-2cm, đỏ, nhạy cảm, loét hoặc 
không, khỏi để lại sẹo.
- Vùng thấp cơ thể, chứng xanh tím đầu chi.
- Đang nhiễm lao hoặc nhiễm trước đó, 1/3-
2/3 là lao hạch.
- Test tuberculin luôn (+).
- Mô học viêm và hoại tử mô mỡ dưới da, viêm 
tạo u hạt ở 2/3 cas, vi khuẩn không thấy trong mẫu 
sinh thiết và nuôi cấy.
- PCR có thể chẩn đoán (+).
III. LAO DA KHÔNG ĐIỂN HÌNH (Á LAO)
1. Thuật ngữ
Non- tuberculous (atypical) mycobacteria.
Cùng họ Mycobacterium nhưng khác với M. 
tuberculosis
Cuối năm 1950 và đầu năm 1960, người ta 
dùng thuật ngữ “atypical” để chỉ ra chúng là M. 
tuberculosis khác lạ (không điển hình).
Non- tuberculous (atypical) mycobacteria gây 
ra các bệnh lao da không điển hình thường gặp là: 
- M. Fortuitum complex:
M. fortuitum; M. peregrinum; M. chelonae; 
M.abscessus; M. mucogenicum.
- M. marinum và M. ulcerans
2. Phân loại
Runyon đã phân lao da không điển hình ra 
làm 4 nhóm
Nhóm 1: 
Phát màu khi chiếu đèn (photochromogens)
Trên môi trường nuôi cấy Lowenstein-Jensen, 
37oC, dưới ánh sáng đèn Wood có màu vàng, vi 
khuẩn mọc từ 2-4 tuần, gồm có:
- M. kansasii
- M. marinum
- M. simiae
Nhóm 2: 
Phát màu trong bóng tối (scotochromogens).
Trên môi trường nuôi cấy Lowenstein-Jensen, 
37oC, quan sát trong bóng tối có màu vàng cam, vi 
khuẩn mọc 2-4 tuần, gồm có:
- M. scrofulaceum
- M. szulgai
- M. gordonae
- M. xenopi
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC58 Số 18 (Tháng 01/2015)
Nhóm 3: 
Không phát màu khi chiếu đèn 
(nonphotochromogens)
Trên môi trường nuôi cấy Lowenstein-Jensen, 
37oC, khi chiếu đèn không phát màu, vi khuẩn 
mọc 2-4 tuần, gồm có: 
- M. avium-intracellulare complex
- M. haemophilum
- M. ulcerans
- M. malmoense
Nhóm 4:
Nhóm phát triển nhanh (rapid growers) vi 
khuẩn không có màu sắc khi chiếu sáng hoặc 
trong tối.
Trên môi trường nuôi cấy Lowenstein-Jensen, 
37 độ, vi khuẩn mọc sau 3-5 ngày, gồm có: 
- M. fortuitum
- M. chelonei
3. U hạt bể bơi 
3.1. Đại cương 
- Thuật ngữ: 
M.Marinum; Swimming pool granuloma; Fish 
tank granuloma.
- Lịch sử bệnh:
Lần đầu tiên được phân lập: 1926 bởi Aronson 
từ những con cá chết ở biển Philadelphia. Năm 
1942, Baker và Hangan chỉ ra vi khuẩn này gây 
bệnh cho loại cá platy ở vùng nước sạch và đặt 
tên chúng là M. platypoecilus. Năm 1951, báo cáo 
đầu tiên về vi khuẩn này gây bệnh cho người, 
gây tổn thương u hạt trên da ở những người có 
phơi nhiễm nước ở Thuỵ Điển và đặt tên chúng là 
M.balnei. Ngày nay, sử dụng thuật ngữ M. marinum 
dùng để chỉ bệnh này.
- Căn nguyên: gây ra do M.marinum, thuộc 
nhóm 1: photochromogens
Nguồn lây: từ bể cá(fish tank), bể 
bơi(aquarium), hồ bơi (swimming pool), ao hồ 
(lake) bị nhiễm M.marinum.
- Dịch tễ học: bệnh hay gặp: người đánh bắt 
cá, vùng nhiệt đới, tuổi mắc bệnh thường gặp từ 2 
đến 40 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
- Lâm sàng: thương tổn là u hạt mạn tính.
- Yếu tố nguy cơ: có tiền sử chấn thương + 
phơi nhiễm nguồn nước.
3.2. Lâm sàng
- Ba tuần sau phơi nhiễm nguồn nước có 
nhiễm M.marinum.
- Sẩn hoặc cục nhỏ hoặc mảng màu đỏ nâu 
1-4cm, có thể có vết chợt, bề mặt tăng sừng và sùi 
lên, thường không loét - hoại tử. Một số có vảy tiết 
trên nền u hạt, có thể tiết dịch mủ. Một số cas có 
sẩn nhỏ vệ tinh, có thể tạo các đường ngầm bên 
dưới u hạt. Tay, khuỷu tay, đầu gối, chân.
- Tập trung thành mảng hoặc phân bố theo kiểu 
dạng nấm sporotricosis (sporotrichoid pattern).
- Viêm màng hoạt dịch, viêm khớp, viêm tuỷ 
xương tạo thành những túi dò: có thể có
- Tiến triển tự nhiên: chậm, mạn tính, không 
gây rắc rối gì qua nhiều năm.
- Có các sẹo teo da sau nhiều năm khỏi tự phát 
hay được điều trị.
- Hạch vùng không sưng và không có triệu 
chứng toàn thân gì nghiêm trọng.
3.3. Cận lâm sàng
3.3.1. Mô bệnh học: (gợi ý nhưng không phải test để 
chẩn đoán xác định)
Viêm không đặc hiệu: trong nhiều tháng khi 
mới nhiễm
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC 59Số 18 (Tháng 01/2015)
Ở những thương tổn củ: u hạt dạng củ giới 
hạn rõ cùng với các đám xơ hoá. Tế bào dạng biểu 
bì và đại bào Langerhans.
Có thể thấy trực khuẩn trên mẫu sinh thiết (10%)
Trực khuẩn này dài hơn và to hơn trực khuẩn lao
3.3.2. Phản ứng Tuberculin
Thường dương tính.
3.3.3. Nuôi cấy: 70-80%
Mọc sau 2-4 tuần, trên môi trường 
Lowensteinn-Jensen, 37oC.
3.3.4. PCR: là phương pháp chẩn đoán nhanh nhất
3.4. Chẩn đoán
3.4.1. Chẩn đoán xác định
- Tiền sử: có tiếp xúc nguồn nước nhiễm 
M.marinum.
- Lâm sàng: có các đặc điểm đặc trưng.
- Mô bệnh học: có u hạt.
- Nuôi cấy: dương tính; Vi khuẩn mọc sau 2-4 
tuần, trên môi trường Lowensteinn-Jensen, 37oC. 
- Huyết thanh chẩn đoán: kháng thể đơn 
dòng đặc hiệu kháng lại kháng nguyên 56- kDa 
của M.marinum được sử dụng để nhận biết nhanh 
trong nuôi cấy.
3.4.2. Giá trị của test nuôi cấy
- Đánh giá sự nhạy cảm của kháng sinh và 
kháng thuốc của vi khuẩn.
- Giúp chẩn đoán loại trừ: Leismaniasis và 
Sporotrichosis ở những vùng dịch tễ. 
- Chẩn đoán phân biệt các lao không điển 
hình (á lao- atypical mycobacteria) như: M.kasasii, 
M.cholonei, M. gordonae.
3.4.3. Chẩn đoán phân biệt
- Nấm sâu: sporotrichosis, 
chromoblastomycosis
- Leismaniasis 
- Lao sùi
- Giang mai 3
- Hạt cơm sùi
3.5. Điều trị
- Minocycline: 100mg x 2 lần/ ngày hoặc 
- Doxycyclin: 100mg x 2 lần/ ngày hoặc
- Tetracycline: 500mg x 4 lần/ngày
Thời gian điều trị: 3-6tháng
- Rifampin 600mg + ethambutol 800mg / 
ngày: không đáp ứng với 1 trong các thuốc trên
- Clarithromycin, levofloxacin: khi kháng các 
thuốc trên
Phối hợp: áp nitơ, đốt điện, phẫu thuật
Hình ảnh minh họa: 
U hạt bể bơi trước điều trị và sau điều trị 
doxycyclin 1 tháng sau điều trị
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC60 Số 18 (Tháng 01/2015)
Hình ảnh mô bệnh học mẫu sinh thiết 
bệnh nhân này
Kết quả nuôi cấy chẩn đoán dương tính với 
M.marinum
DIỄN ĐÀN
DA LIỄU HỌC 61Số 18 (Tháng 01/2015)
VẢY PHẤN HỒNG GIBERT
ThS. Trương Thị Huyền Trang* 
1. Lịch sử và dịch tễ
Năm 1798, bác sĩ da liễu người Edinburgh, 
Robert William lần đầu tiên mô tả “đào ban dạng 
vòng (roseola annulata)” như một phát ban tự 
khỏi ở trẻ khỏe mạnh. Năm 1860, Camile Melchior 
Gibert một bác sĩ người Pháp gọi tên bệnh là 
“vảy phấn hồng_ pityriasis rosea (PR)”, tên gọi 
nói lên được tính chất đặc trưng của bệnh và cho 
đến ngày nay tên gọi này vẫn được sử dụng. Tổn 
thương với tính chất dạng vòng, đa dạng được bác 
sĩ người Pháp Pierre-Amtoine-Ernest mô tả năm 
1862. Lâm sàng với tổn thương lớn ban đầu và tổn 
thương nhỏ hơn sau đó khu trú vùng nách hoặc 
háng và chạy dọc theo đường thẳng được Sarkany 
mô tả năm 1864. Tổn thương sơ phát được mô tả 
đầu tiên bởi bác sĩ da liễu người Pháp Louis-Anne-
Jean Brocq năm 1887. Theo bảng phân loại bệnh 
ICD-10, PR được mã hóa L42X00. PR do thuốc được 
xem là một bệnh riêng. 
Bệnh xảy ra trên toàn thế giới, không có sự 
khác biệt về chủng tộc. Tỉ lệ lưu hành bệnh được 
báo cáo từ các trung tâm da liễu Mỹ là 0.16% 
(158.9/100.000 người/ năm). Sự thay đổi theo mùa 
đã được mô tả ở nhiều nghiên cứu trên thế giới. 
Ở vùng ôn đới bệnh thường xảy ra vào các tháng 
mùa đông, ở vùng nhiệt đới cũng có thể có thay 
đổi theo mùa. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra có 
ưu thế nhẹ ở nữ giới, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1.5: 1. PR 
thường xảy ra trong độ tuổi 10-35 tuổi. Bệnh hiếm 
xảy ra ở trẻ em (dưới 2 tuổi) và người già (trên 65 
tuổi), mặc dù bệnh đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh, 
trẻ em và người cao tuổi. Bệnh hiếm khi tái phát, 
tỉ lệ tái phát < 4% hoặc < 2%, điều này đưa ra giả 
định một miễn dịch lâu dài của bệnh.
2. Cơ chế bệnh sinh
PR được cho là có căn nguyên nhiễm trùng (vi 
khuẩn, vi rút) bởi các lí do:
1. Thương tổn tương đồng với các phát ban 
do vi rút đã biết.
2. Hiếm tái phát, gợi ý một miễn dịch kéo dài 
sau lần nhiễm đầu tiên.
3. Thay đổi theo mùa trong một số nghiên cứu.
4. Bệnh xảy ra thành từng nhóm trong cộng 
đồng.
5. Xuất hiện các triệu chứng giống cúm trong 
một nhóm bệnh nhân (69%).
6. Một số bệnh nhân PR tăng lympho T và 
giảm lympho B.
Ngoài ra có báo cáo bệnh nhân biểu hiện PR 
sau khi điều trị corticoid, hay sau ghép tủy xương. 
Người ta cũng thấy PR có liên quan đến nhiễm 
trùng đường hô hấp trên. Tỉ lệ mắc bệnh tăng ở 
những người tiếp xúc gần với nhau đã được báo 
cáo nhưng bệnh không được xác định là dễ lây. Tỉ 
lệ bị PR trong các bác sĩ da liễu gấp 3-4 lần các bác 
sĩ khác.
Một tỉ lệ cao hơn của bệnh được quan sát 
thấy ở bệnh nhân bị giảm miễn dịch (ví dụ: phụ 
nữ mang thai, ghép tủy xương). Ngoài ra, người 
ta thấy ampicillin làm phát ban lan rộng hơn, một 
hiệu ứng giống như tác dụng của thuốc gây phát 
ban ở bệnh nhân bị nhiễm vi rút.
Một số dữ liệu miễn dịch cũng cho thấy có 
vai trò căn nguyên của vi rút. Thiếu hụt của tế 
bào diệt tự nhiên (NK) và tăng hoạt động của tế 
bào lympho T trong tổn thương PR đã được ghi 

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_viem_nieu_dao_do_lau_khong_bien_chung_bang.pdf