Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và khảo sát mức sẵn lòng trả (WTP) giảm thiểu rủi ro sức khỏe do tiếp xúc với thuốc BVTV và phân tích tác động biên liên quan. Sự lo lắng gia tăng nhanh chóng quá trình sử dụng thuốc gần đây và kết quả cho thấy nhóm sản xuất rau thường có xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại thuốc BVTV, đồng thời vượt quá liều lượng khuyến cáo so với nhóm canh tác VietGAP. Ngoài ra, mô hình nghiên cứu góp phần giải thích sự thay đổi mức giá sẵn lòng trả của nông dân. Kết quả ước lượng xác định được các biến yếu tố tác động đến mức WTP. Trong đó, kết quả chỉ ra các biến khuyến nông (X3), thu nhập (X4), lượng thuốc BVTV nhóm I&II (X5), số lần tiếp xúc thuốc BVTV nhóm I&II (X7), biến giả GAP (GAP) có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 1

Trang 1

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 2

Trang 2

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 3

Trang 3

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 4

Trang 4

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 5

Trang 5

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 6

Trang 6

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 7

Trang 7

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 8

Trang 8

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 9

Trang 9

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 6880
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh

Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau – Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
112 
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 
VÀ MỨC SẴN LÒNG TRẢ GIẢM THIỂU RỦI RO SỨC KHỎE 
TRONG SẢN XUẤT RAU – TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Ở HUYỆN 
BÌNH CHÁNH 
CURRENT STATUS OF PESTICIDE USE AND WILLINGNESS TO PAY (WTP) TO 
REDUCE HEALTHY RISKS OF VEGETABLE PRODUCTION ACTIVITIES – 
CASE STUDY IN BINH CHANH DISTRICT 
Ngày nhận bài: 26/02/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 28/03/2020 
Vũ Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn Minh Kỳ 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và khảo sát mức sẵn lòng 
trả (WTP) giảm thiểu rủi ro sức khỏe do tiếp xúc với thuốc BVTV và phân tích tác động biên liên 
quan. Sự lo lắng gia tăng nhanh chóng quá trình sử dụng thuốc gần đây và kết quả cho thấy nhóm 
sản xuất rau thường có xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại thuốc BVTV, đồng thời vượt quá 
liều lượng khuyến cáo so với nhóm canh tác VietGAP. Ngoài ra, mô hình nghiên cứu góp phần 
giải thích sự thay đổi mức giá sẵn lòng trả của nông dân. Kết quả ước lượng xác định được các 
biến yếu tố tác động đến mức WTP. Trong đó, kết quả chỉ ra các biến khuyến nông (X3), thu nhập 
(X4), lượng thuốc BVTV nhóm I&II (X5), số lần tiếp xúc thuốc BVTV nhóm I&II (X7), biến giả GAP 
(GAP) có ý nghĩa về mặt thống kê. 
Từ khóa: Thuốc BVTV; mức sẵn lòng trả; rủi ro sức khỏe; VietGAP. 
ABSTRACT 
This study assessed the status of pesticide use and willingness to pay (WTP) surveys to reduce 
healthy risks due to exposure to pesticides and analyzed the marginal effects. In recent times, the 
concern about the use of pesticides is rising rapidly, the normal vegetable producers tended to use 
more pesticides and exceed recommended doses compared to VietGAP’s group. Furthermore, the 
regression model contributed to explain the changes in farmers' WTP. The estimation results 
represent the factors that can affect the WTP are variables. In which, the study showed agricultural 
promotion (X3), income (X4), the amount of pesticides group I&II (X5), the frequency of exposure 
of pesticides group I&II (X7) and the dummy variable GAP (GAP) were statistically significant. 
Keywords: Pesticides; willingness to pay; healthy risk; VietGAP.. 
1. Đặt vấn đề 
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một 
trong những đe doa nghiêm trọng và có 
những tác động tiêu cực đối với môi trường 
và sức khoẻ con người (Damalas, 2009). Tổ 
chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có 
khoảng 3.000.000 trường hợp ngộ độc cấp 
tính thuốc trừ sâu và khoảng 20.000 ca tử 
vong mỗi năm chủ yếu ở các nước đang phát 
triển (WHO, 1990). Cùng với việc ứng dụng 
công nghiệp hóa chất trong sản xuất nông 
nghiệp, con số này đã tăng lên xấp xỉ 67.000 
người mỗi năm. Năm 2003 đã tăng lên rất 
nhanh số vụ ngộ độc thuốc BVTV, trong đó 
có khoảng 220.000 vụ tử vong (WHO, 2003). 
Ước lượng mỗi năm có khoảng 3% lao động 
trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển 
(25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc BVTV 
(WHO, 2009). Tại Việt Nam, quá trình cải 
cách kinh tế và nông nghiệp những năm 1980 
đã gia tăng sử dụng hóa chất nông nghiệp, 
thuốc trừ sâu và kể cả một số loại thuốc cấm 
Vũ Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Kim Thoa, Nguyễn 
Minh Kỳ, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí 
Minh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
113 
và bị hạn chế vì độc tính cao (FAO, 2004). 
Trong khi, người nông dân nước đang phát 
triển lại có khuynh hướng sử dụng thuốc trừ 
sâu với số lượng ngày càng gia tăng. Do đó, 
nguy cơ nông dân đối mặt rủi ro suy giảm 
sức khỏe nghiêm trọng do tiếp xúc thường 
xuyên với thuốc BVTV, đồng thời gây ảnh 
hưởng đến chất lượng môi trường và thiệt hại 
kinh tế. 
Xuất phát từ đó, một số phương pháp 
canh tác mới như sản xuất rau an toàn (RAT) 
đã được nghiên cứu và ứng dụng nhằm giảm 
thiểu rủi ro từ thuốc BVTV cũng như mang 
lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, các yêu cầu 
về việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất 
RAT chưa thực sự nghiêm ngặt. Điều đó có 
nghĩa, người nông dân trực tiếp tiếp xúc với 
thuốc vẫn còn nguy cơ ngộ độc cao. Thực tế 
hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở nước ta 
trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp 
ngày càng đa dạng. Ngoài ra, còn có hiện 
tượng phòng trừ liên tục một loại thuốc cho 
tới khi nhận thấy giảm sút mới chuyển sang 
thuốc khác. Năm 2008, Việt Nam đã ban 
hành Quyết định về quy trình thực hành sản 
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an 
toàn (VietGAP). Sản xuất theo tiêu chuẩn 
VietGAP là hình thức cao của sản xuất RAT 
với những cải thiện trong cách sử dụng thuốc 
BVTV. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có chín 
hợp tác xã (HTX) và 33 tổ hợp tác sản xuất 
RAT. Trong đó, HTX Phước An nằm trên địa 
bàn xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh là 
một trong những đơn vị chuyên trồng rau, củ 
sạch đạt chứng nhận VietGAP. Quá trình áp 
dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn 
VietGAP có nhiều cải thiện so với phương 
thức sản xuất rau thông thường (RTT), đặc 
biệt là trong sử dụng thuốc BVTV. Nhằm 
xem xét các yếu tố liê ...  ít kinh nghiệm. Do đó 
mức giá đưa ra thấp; X3 (KHUYENNONG): 
Khi tham gia khuyến nông, người nông dân 
sẽ được thông tin về tác hại của thuốc BVTV 
đến sức khỏe cũng như việc sử dụng chúng 
sao cho an toàn. Từ đó, sẽ có ít rủi ro về mặt 
môi trường và sức khỏe, mức giá đưa ra 
thấp; X4 (THUNHAP): Thông thường, khi 
thu nhập tăng thì nông dân sẽ sẵn sàng trả 
nhiều hơn; X5 (TONGLUONG I&II): Khi 
tổng lượng thuốc BVTV nhóm I&II càng 
nhiều thì mức độ rủi ro càng cao, mức giá 
đưa ra để giảm rủi ro càng cao; X6 
(TONGLUONG III&IV): Khi tổng lượng 
thuốc BVTV nhóm III&IV càng nhiều thì 
mức độ rủi ro càng cao, mức giá đưa ra để 
giảm rủi ro càng cao; X7 (SOLAN I&II): Số 
lần sử dụng thuốc BVTV nhóm I&II càng 
cao thì rủi ro môi trường, sức khỏe càng 
tăng, mức giá đưa ra cao; X8 (SOLAN 
III&IV)::Tương tự, số lần sử dụng thuốc 
BVTV nhóm III&IV càng cao thì rủi ro môi 
trường, sức khỏe càng tăng, mức giá đưa ra 
cao; GAP: Nông dân trồng rau theo hướng 
VietGAP sẽ tuân thủ các quy định về an toàn 
khi sử dụng thuốc BVTV. Do đó rủi ro môi 
trường và sức khỏe thấp hơn nông dân sản 
xuất RTT, mức giá sẵn lòng trả thấp. 
2.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 
Các số liệu được tính toán tần suất (f, %), 
giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn 
(SD). Số liệu sau khi thu thập được tiến hành 
thủ tục kiểm định và phân tích hồi quy 
(phương pháp OLS). 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Thống kê sơ bộ mẫu nghiên cứu 
Bảng 2 trình bày kết quả thống kê sơ bộ 
mẫu nghiên cứu các hộ sản xuất rau trên địa 
bàn huyện Bình Chánh. Độ tuổi đối tượng 
phỏng vấn ở hai nhóm tương đối cao và 
tương đồng với số năm kinh nghiệm. Kết quả 
cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về độ tuổi trung bình, trình độ học 
vấn và kinh nghiệm trồng rau giữa hai nhóm 
(p>0,01). Tuy nhiên, có sự khác biệt ý nghĩa 
thống kê về số lần tham gia khuyến nông của 
hai nhóm hộ (p<0,01). Nhóm hộ trồng rau 
theo tiêu chuẩn VietGAP có số lần tham gia 
khuyến nông cao hơn nhóm trồng RTT với 
trị trung bình lần lượt 2,97 (SD=0,43) và 
0,47 (SD=0,32). Do đó, khả năng nhận thức 
về tác hại của thuốc BVTV, ATVSTP và khả 
năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 
vào sản xuất của nhóm VietGAP cao hơn 
nhóm trồng RTT. Ngoài ra, đối với tổng thu 
nhập giữa hai nhóm hộ nông dân cũng khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nông hộ ở 
hai nhóm có thu nhập bình quân khá cao, của 
nhóm VietGAP trung bình 12,25 (SD=3,54) 
triệu đồng/hộ/tháng và nhóm RTT là 9,70 
(SD=2,27) triệu đồng/hộ/tháng và nguồn thu 
nhập chủ yếu từ hoạt động trồng rau. 
Bảng 2. 
Thống kê sơ bộ mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm Nhóm VietGAP (A) Nhóm RTT (B) Chênh lệch (A-B) 
Tuổi (năm) 47,80±3,57 49,03±5,61 -1,23ns 
Học vấn (số năm đi học) 7,53±1,02 6,67±0,93 0,86ns 
Kinh nghiệm (năm) 18,5±2,34 17,5±2,31 1,00ns 
Khuyến nông (lần) 2,97±0,43 0,47±0,32 2,50** 
Thu nhập (triệu đồng) 12,25±3,54 9,70±2,27 2,80** 
Chú thích: Các giá trị tính toán: Trung bình±Độ lệch chuẩn; **: = 0,01; ns: Không có ý nghĩa thống kê 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
117 
3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 
Hóa chất BVTV có thể gây ảnh hưởng 
đến sức khỏe cộng đồng (Shettyl et al., 
2011). Khảo sát thực tế các hộ dân trồng rau 
trong và ngoài HTX cho thấy sâu rầy thường 
xuất hiện nhiều vào mùa mưa, vì thế lượng 
thuốc BVTV được sử dụng nhiều. Các bệnh 
thường xuất hiện trên rau muống như sâu 
khoang, rầy, bệnh rỉ trắng; rau mồng tơi 
thường hay mắc chứng bệnh đốm lá, sâu 
xanh, sâu khoang, sâu róm. Bảng 3 và 4 tổng 
hợp kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng 
thuốc BVTV các hộ sản xuất ở địa bàn 
nghiên cứu. Trong các loại thuốc diệt cỏ 
được sử dụng, có 2 loại nhóm II gây nguy 
hiểm rất lớn đối với sức khỏe là Gramoxone 
20 SL và Anco 600 DD. Loại thuộc nhóm III 
(Vifoxat 240DD) được xem là ít nguy hiểm 
và không thể hiện mối nguy cấp tính khi sử 
dụng bình thường. Mặc dù lượng thuốc 
Vifoxat được sử dụng không vượt quá quy 
định cho phép nhưng có thể tiềm tàng gây 
ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Riêng các hộ 
dân trồng RTT có xu hướng sử dụng chủ yếu 
2 loại thuốc diệt cỏ thuộc nhóm độc II gồm 
Gramoxone 20 SL và Anco 600 DD và đều 
vượt quá liều lượng khuyến cáo. Thuốc trừ 
sâu có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực 
nhất là đối với các đối tượng nhạy cảm như 
phụ nữ hay trẻ em. 
Bảng 3. 
Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vụ mùa tháng 6-7 
 Chú thích: ĐVT-Đơn vị tính; SHSD-Số hộ sử dụng; LSDTT-Liều sử dụng thực tế 
Đối với loại thuốc trừ sâu rầy của 2 nhóm 
hộ sử dụng gồm 6 loại, trong đó 4 loại nhóm 
độc II (Ammater, Bassa 50EC, Selecron, Sec 
Sai Gon) và 2 loại nhóm độc III (Regent, 
Radiant 60SC). Các nông hộ sản xuất 
VietGAP sử dụng 3 loại gồm 1 loại nhóm độc 
II, 2 loại nhóm độc III. Lượng thuốc Ammater 
và Radiant 60SC sử dụng cao hơn liều lượng 
khuyến cáo trong cả 2 vụ. Những hộ sản xuất 
RTT sử dụng 6 loại thuốc trừ sâu và có xu 
hướng sử dụng nhiều hơn thuốc nhóm độc II. 
Thuốc trừ sâu là con dao hai lưỡi và có thể 
gây ra những tổn hại về mặt kinh tế lẫn môi 
trường. Trong khi, liều lượng sử dụng của các 
hộ dân canh tác RTT có 5/6 loại vượt quá liều 
lượng khuyến cáo. Điều này cho thấy mối 
nguy rủi ro cao về mặt môi trường, sức khỏe 
trong các hoạt động sản xuất RTT. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
118 
Bảng 4. 
Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vụ mùa tháng 9-10 
Chú thích: ĐVT-Đơn vị tính; SHSD-Số hộ sử dụng; LSDTT-Liều sử dụng thực tế 
3.3. Mức sẵn lòng trả WTP giảm thiểu rủi 
ro sức khỏe 
Nghiên cứu khảo sát mức giá sẵn lòng trả 
thêm nhằm sử dụng thuốc BVTV thay thế 
đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và 
phòng tránh rủi ro sức khỏe. Nhìn chung, 
mức sẵn lòng trả thêm dao động trong 
khoảng từ 5.000 đến 30.000 đồng. Trong đó, 
tần suất lựa chọn mức giá 10.000 và 15.000 
đồng cao nhất, ứng với tỷ lệ 41,7 và 21,7%. 
Mức chọn lựa ở giá cao 30.000 đồng chiếm 
tỷ lệ thấp nhất, chiếm 3,3%. Mức giá sẵn 
lòng chọn lựa tăng thêm 5.000 và 25.000 
đồng ở cấp độ trung bình với 18,3 và 10,0%. 
Tuy nhiên, so sánh giữa các nhóm nông hộ 
cho thấy giá trị WTP nhóm sản xuất RTT có 
xu hướng cao hơn so với nhóm VietGAP. 
Giá trị chọn lựa trung bình các nhóm 
VietGAP và RTT lần lượt tương ứng 10.000 
và 15.667 đồng. Kết quả chọn lựa mức giá 
cao từ 20.000 đến 30.000 đồng ở nhóm RTT 
chiếm tỷ lệ 6,7; 20,0; 3,3%; trong khi ở 
nhóm VietGAP chỉ đạt 3,3; 0,0; 3,3%. 
Ngược lại, nhóm VietGAP lựa chọn chủ yếu 
ở mức giá 5.000 và 10.000 đồng với tỷ lệ 
33,3 và 46,7%. So sánh WTP ở một số nước 
cho thấy, người nông dân ở Philippines có 
thể chi trả thêm mức giá 13,5–20,5 USD/vụ 
để tránh các rủi ro sức khỏe từ thuốc BVTV 
(Cuyno et al., 2001). Kết quả nghiên cứu tại 
Trung Quốc về mức WTP cho hoạt động 
phòng tránh rủi ro môi trường, sức khỏe do 
thuốc BVTV ước tính lên tới 65,38 USD 
mỗi hộ/năm (Wang et al., 2018). Qua đó có 
thể thấy sự lựa chọn mức giá tăng thêm có 
sự khác biệt giữa các quốc gia, đồng thời 
qua đó cho thấy sự nhận thức của người dân 
trong việc góp phần bảo vệ chất lượng môi 
trường, hệ sinh thái và ý thức sức khỏe 
trong hoạt động sản xuất. Bảng 5 thể hiện 
ước lượng hồi quy hàm Log - Lin bằng 
phương pháp OLS xác định các yếu tố tác 
động đến WTP của nông dân khi tiếp xúc 
với thuốc BVTV. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
119 
Bảng 5. 
Kết quả ước lượng mô hình Log – Lin bằng phương pháp OLS 
Biến độc lập Hệ số β Thống kê t Giá trị P 
Constant -1,506250 -18,73360 0,0000 
HOCVAN (X1) -0,002594 ns - 0,567952 0,5726 
KINHNGHIEM (X2) -0,000877 ns - 0,602800 0,5494 
KHUYENNONG (X3) -0,034159*** -3,505653 0,0010 
THUNHAP (X4) 0,012970*** 5.117979 0,0000 
TONGLUONG I&II (X5) 0,001020*** 4,415337 0,0001 
TONGLUONG III&IV (X6) 0,000117 ns 0,609852 0,5447 
SOLAN I&II (X7) 0,025642*** 3,001736 0,0042 
SOLAN III&IV (X8) 0,004480 ns 0,504827 0,6159 
GAP -0,044503* -1,847944 0,0705 
Log likelihood = 91,84757; R-squared = 0,864520; Adjusted R-squared = 0,840134; Probability(LR 
stat) <0,0000001 
Chú thích: ***: = 0,01; **: = 0,05; *: = 0,1; ns: Không có ý nghĩa thống kê. 
Mô hình nghiên cứu cho thấy các biến 
độc lập tiêu biểu có thể sử dụng giải thích 
sự thay đổi mức giá sẵn lòng trả của nông 
dân. Kết quả ước lượng chỉ ra các biến quan 
trọng như khuyến nông (X3), thu nhập (X4), 
lượng thuốc BVTV nhóm I&II (X5) và số 
lần tiếp xúc thuốc BVTV nhóm I&II (X7) có 
ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến giả 
phương thức sản xuất rau (GAP) có ý nghĩa 
thống kê ở mức 10%. Nghiên cứu thể hiện 
sự tương đồng WTP và tác động tích cực có 
ý nghĩa của biến số thu nhập người dân 
(Wang et al., 2018). Ngược lại, các biến 
trình độ học vấn của người phun thuốc (X1), 
kinh nghiệm của người dân trồng rau (X2), 
tổng lượng thuốc BVTV nhóm III&IV (X6), 
số lần tiếp xúc với thuốc III&IV (X8) không 
có ý nghĩa thống kê (p>0,1). Điều này có 
thể được giải thích theo như số liệu thu thập 
các nông hộ ở hai nhóm hộ với trình độ học 
vấn khá hạn chế và không có sự chênh lệch 
nhiều nên biến học vấn hầu như không tác 
động đến giá WTP của nông hộ. Kinh 
nghiệm trồng rau của hai nhóm hộ tương đối 
cao và xấp xỉ bằng nhau, tuy nhiên nó 
không ảnh hưởng đến giá WTP. Biến lượng 
thuốc BVTV và số lần tiếp xúc nhóm thuốc 
BVTV III&IV không tác động đến giá 
WTP. Có thể thấy nông dân hầu như không 
quan tâm đến tác động của nhóm này vì 
nghĩ rằng chúng ít độc mà chỉ quan tâm đến 
tác động của nhóm thuốc BVTV I&II. 
Chẳng hạn như các hộ trồng rau VietGAP 
sử dụng thuốc diệt sâu rầy Bassa 50EC 
(nhóm độc II) với liều lượng 120,0 
ml/1000m2 và nằm trong giới hạn khuyến 
cáo. Tương tự, đối với nhóm trồng RTT 
cũng sử dụng trong ngưỡng khuyến cáo với 
liều lượng 180,0 ml/1000m2. Trong khi, đối 
với loại thuốc Radiant 60SC (nhóm độc III) 
được sử dụng vượt quá liều lượng khuyến 
cáo với lần lượt 35,0 ml/1000m2 (nhóm 
trồng rau VietGAP) và 37,0 ml/1000m2 
(nhóm trồng RTT). Kết quả nghiên cứu có 
thể cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình 
ra các quyết sách hữu hiệu giải quyết các 
vấn đề về an toàn sức khỏe sử dụng thuốc 
BVTV cho nông dân. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
120 
Như vậy, kết quả mô hình nghiên cứu 
WTP để giảm rủi ro môi trường, sức khỏe 
của nông dân được thể hiệu qua phương 
trình: LN (WTP) = -1,506250 - 0,034159X3 
+ 0,012970X4 + 0,001020X5 + 0,025642X7 - 
0,044503GAP. Trong đó, với các nhân tố ảnh 
hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân 
cho thấy tác động mạnh của các biến khuyến 
nông, tần suất lần tiếp xúc thuốc BVTV 
nhóm I&II và yếu tố tiêu chuẩn VietGAP. 
4. Kết luận 
Nghiên cứu chỉ ra các nhóm trồng rau tại 
khu vực nghiên cứu đã lạm dụng liều lượng 
thuốc BVTV trong sản xuất. Nông dân trồng 
rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã có cải thiện 
trong cách sử dụng nhóm thuốc ít độc hơn. 
Mức sẵn lòng trả của người dân dao động 
trong khoảng 5.000 đến 30.000 đồng. Ước 
lượng mô hình hồi quy xác định các yếu tố 
tác động đến WTP của nông dân khi tiếp xúc 
với thuốc BVTV với phương trình: LN 
(WTP) = -1,506250 - 0,034159X3 + 
0,012970X4 + 0,001020X5 + 0,025642X7 - 
0,044503GAP. Trong đó, mô hình giải thích 
84,01% sự thay đổi của mức giá sẵn lòng trả 
của nông dân. Kết quả nghiên cứu góp phần 
đưa ra một số giải pháp chính sách nhằm 
giảm rủi ro môi trường, sức khỏe cho nông 
dân trong các hoạt động canh tác rau trên địa 
bàn Bình Chánh. Cụ thể, về lâu dài cần 
khuyến khích người dân thực hành theo 
hướng VietGAP giảm thiểu rủi ro môi 
trường, sức khỏe; huy động tích cực tham gia 
tập huấn về rau an toàn; và hỗ trợ thông qua 
chính sách vay vốn ưu đãi. Đối với các cấp 
chính quyền tăng cường công tác thanh kiểm 
tra, giám sát hoạt động kinh doanh, phân 
phối thuốc BVTV và tạo điều kiện cung ứng 
sản phẩm thân thiện môi trường và an toàn 
sức khỏe cộng đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Cookson, R., (2003). Willingness to pay methods in health care: a sceptical view. Health 
Econ., 12(11), 891-4. 
Coulibaly, O., Nouhoheflin, T., Aitchedji, C.C., Cherry, A.J., Adegbola, P., (2011). 
Consumers' Perceptions and Willingness to Pay for Organically Grown Vegetables. 
International Journal of Vegetable Science, 17(4), 349-362. 
Cuyno, L.C.M., Norton, G.W., Rola, A., (2001). Economic analysis of environmental 
benefits of integrated pestmanagement: A Philippine case study. Agric. Econ., 25, 227–
233. 
Damalas, C.A., (2009). Understanding benefits and risks of pesticide use. Scientific 
Research and Essays. 4(10), 945–949. 
Diener, A., O'Brien, B., Gafni, A., (1998). Health care contingent valuation studies: a 
review and classification of the literature. Health Econ., 7(4), 313-26. 
Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) (2004). Archive on 
Fertilizers and Pesticides, Rome, Food and Agriculture Organization of the United 
Nations. 
Garming, H., Waibel, H., (2009). Pesticides and farmer health in Nicaragua: a willingness-
to-pay approach to evaluation. Eur J Health Econ., 10(2), 125-33. 
Hanley, N., Ryan, M., Wright, R., (2003). Estimating the monetary value of health care: 
lessons from environmental economics. Health Econ., 12(1), 3-16. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
121 
Jahangir, K., Aditya ,R. K., Kar, H. L., Abbas, U.J., Syed, A. S., (2018). Willingness to Pay 
for Pesticide Free Fruits: Evidence from Pakistan. Journal of International Food & 
Agribusiness Marketing, 30(4), 392-408. 
Khan, M., Damalas, C.A., (2015). Farmers’ willingness to pay for less health risks by 
pesticide use: A case study from the cotton belt of Punjab, Pakistan. Sci. Total 
Environ., 530–531, 297–303. 
Muhammad, K., (2009). Economic Evaluation of Health Cost of Pesticide Use: Willingness 
to Pay Method., Pakistan Development Review, 48(4), 459-472. 
Shettyl, P.K., Hiremath, M.B., Murugan, M., Nerli, R.B., (2011). Farmer`s health 
externalities in pestidice use predominant region in India. World journal of Science & 
Technology, 1, 1-11. 
Huỳnh Thị Như Quý (2012). Tác động của việc cải thiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 
hướng VietGAP đến chi phí sức khỏe nông dân tại hợp tác xã Ngã Ba Giồng, huyện 
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí 
Minh. 
Wang, W., Jin, J., He, R., Gong, H., Tian, Y., (2018). Farmers' Willingness to Pay for 
Health Risk Reductions of Pesticide Use in China: A Contingent Valuation Study. 
International journal of environmental research and public health, 15(4), 625. 
World Health Organization (WHO) (1990). Public Health Impact of Pesticides Used in 
Agriculture, Geneva, Witzerland, WHO Press. 
World Health Organization (WHO) (2003). The World Health Report 2003: Shaping the 
Future, Geneva, Witzerland, WHO Press. 
World Health Organization (WHO) (2009). Global health risks – 2009: Mortality and 
burden of disease attributable to selected major risks, Geneva, Witzerland, WHO 
Press. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_su_dung_thuoc_bao_ve_thuc_vat_va_muc_san_long_tra.pdf