Hiện trạng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Vùng ven biển Kim Sơn với hệ sinh thái đa dạng, là bộ phận quan trọng của vùng đệm, vùng
chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng.
Ngoài ra, rừng ngập mặn Kim Sơn có vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro do thiên tai, cải thiện
sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn Kim Sơn chịu nhiều tác động của phát triển kinh
tế - xã hội như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản, khai thác thủy sản thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường ven biển. Để công tác bảo vệ rừng
ngập mặn đạt hiệu quả cần sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất; nâng cao nhận thức và
sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên; tăng cường năng lực thực thi công tác quản lý
rừng ngập mặn; quản lý chặt chẽ các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Từ khóa: rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, biến đổ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng quản lý và sử dụng rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
43 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH NGUYỄN ĐÌNH ĐÁP, NGUYỄN THỊ THU HÀ Tóm tắt: Vùng ven biển Kim Sơn với hệ sinh thái đa dạng, là bộ phận quan trọng của vùng đệm, vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Ngoài ra, rừng ngập mặn Kim Sơn có vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro do thiên tai, cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn Kim Sơn chịu nhiều tác động của phát triển kinh tế - xã hội như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản thiếu bền vững, ô nhiễm môi trường ven biển... Để công tác bảo vệ rừng ngập mặn đạt hiệu quả cần sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất; nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên; tăng cường năng lực thực thi công tác quản lý rừng ngập mặn; quản lý chặt chẽ các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Từ khóa: rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, dịch vụ hệ sinh thái, Kim Sơn - Ninh Bình THE MANAGEMENT AND USE OF MANGROVE FORESTS IN KIM SON DISTRICT, NINH BINH PROVINCE Abstract: Kim Son coastal area has diverse ecosystems which are an important buffer and transition zone for the World Biosphere Reserve in the inter-provincial coastal wetlands of the Red River Delta. The Kim Son mangrove forest plays an important role in reducing risks caused by natural disasters and improves the livelihoods of local communities. However, the Kim Son mangrove forest is subject to many impacts of socio-economic development such as the conversion of the mangroves to expand aquaculture areas, unsustainable fishing, coastal environmental pollution, etc. An effective protection of mangrove forests would require a change in land use policies; raising awareness of, and participation by, the local communities in resource protection; strengthening the capacity and implementation of mangrove management, and strict management of the environmental impact of aquaculture activities. Keywords: mangroves, biodiversity, climate change, ecosystem services, Kim Son - Ninh Binh 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới, như là “lá phổi xanh” quan trọng để giữ gìn môi trường sinh thái. Cũng như các hệ sinh thái khác, rừng ngập mặn cung cấp nhiều sản phẩm sử dụng trực tiếp cho sinh kế của người dân địa phương như cây thuốc, gỗ, củi và thủy hải sản [1]. Rừng ngập mặn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, kiểm soát xói lở bờ biển, điều tiết nước, ổn định đất và hấp thụ các bon [2]. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là các khu vực trũng thấp, ven biển. Mặc dù chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích rừng của Việt Nam (14,4 triệu ha), nhưng rừng ngập mặn đóng vai trò rất quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ bờ biển, đặc biệt trong giảm nhẹ Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 44 các tác động của biến đổi khí hậu [3]. Trong Kế hoạch quốc gia thích ứng với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1055/QĐ-TTg này 20/7/2021), Chính phủ nhấn mạnh vai trò quan trọng của rừng ngập mặn thông qua các chính sách, với cam kết bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn theo hướng bền vững, đặc biệt tại các vùng ven biển. Quản lý và phục hồi rừng ngập mặn cũng được coi là một giải pháp quan trọng được nêu trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam” [3]. Rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn được hình thành trên vùng châu thổ cửa sông Đáy, sông Càn. Nơi đây và toàn bộ vùng đất phía Nam vĩ tuyến 20 của tỉnh Ninh Bình được UNESCO công nhận là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo, điển hình của rừng ngập mặn [4]. Hình 1. Sơ đồ rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn [5] Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Thu Hà - Hiện trạng quản lý và sử dụng 45 Giá trị nổi bật của khu vực được thể hiện ở tính đa dạng sinh học cao, các hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra mạnh mẽ tạo thành môi trường sống của các loài động thực vật. Trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cò trắng bắc... Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh rừng ngập mặn, đầm lầy, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, bảo vệ người dân trước những tác động của nước biển dâng và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu, diện tích rừng ngập mặn bị xâm phạm và đe dọa nghiêm trọng. Trong đó, các hoạt động ảnh hưởng đến diện tích rừng ngập mặn như khai phá đất ven biển; chặt phá rừng p ... từ kinh phí của Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Bình [13]. Đến năm 2019, tổng diện tích rừng ngập mặn Kim Sơn là 510,81 ha, trong đó: vị trí từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3 là 205 ha; ngoài đê Bình Minh 3 là 305,81 ha do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kim Sơn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý đều phát triển tốt, phát huy tác dụng trong việc chắn sóng, chắn gió [13]. Trong đó, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình đã trồng và quản lý khoảng 250 ha diện tích rừng trang, rừng bần, sú, vẹt dưới sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản [14]. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp các ngành, các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho việc phát triển rừng, hàng năm huyện Kim Sơn tiến hành trồng từ 100 - 200 ha rừng, nhưng diện tích đất chưa có rừng vẫn chiếm tỉ lệ cao [6, 7]. Nhìn chung công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn trong Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Thu Hà - Hiện trạng quản lý và sử dụng 47 những năm gần đây được thực hiện tốt, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là tạo được môi trường sinh thái, điều hòa nguồn nước, tăng khả năng bồi tụ và giảm thiểu đáng kể rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu [4]. Tuy nhiên, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn cũng đang chịu những tác động nghiêm trọng từ các hoạt động của con người. Nhiều người dân đã nhận thức được vai trò của rừng ngập mặn trong vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng do những lợi ích kinh tế trước mắt mà người dân vẫn có những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái rừng ngập mặn, gây những hậu quả không nhỏ. Nguyên nhân gây suy giảm rừng ngập mặn Kim Sơn (1) Vấn đề quản lý và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng ngập mặn Do tác động của nền kinh tế thị trường tới vùng kinh tế biển giàu tiềm năng như ven biển Kim Sơn đã ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích giữa nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn. Từ những năm 2000 khi phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển không có kế hoạch, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn bị nhiều hộ dân chặt phá rừng làm đầm nuôi tôm. Từ chỗ toàn vùng có gần 600 ha rừng, sau thời gian ngắn chỉ còn hơn 100ha là khu rừng được giao cho Hội chữ thập đỏ quản lý nghiêm ngặt [1, 12]. Theo Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn, huyện xác định được 96 trường hợp vi phạm ở vùng bãi bồi. Phổ biến là lấn chiếm đất năm 2019, làm biến dạng mặt bằng khu vực bãi bồi ven biển từ đê Bình Minh II đến Cồn Nổi [8]. Việc tùy tiện xây dựng nhà ở, cầu cống ngăn cản dòng chảy, xây công trình nuôi trồng thủy sản ở vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đang diễn biến rất phức tạp, nhiều chủ đầm nuôi giống hàu, ngao rất lớn đã cố tình xây dựng và lấn chiếm trái phép diện tích rừng ngập mặn... (2) Khai thác tài nguyên rừng ngập mặn thiếu bền vững Vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nằm kẹp giữa hai cửa sông Đáy và sông Càn, hàng năm được bồi đắp phù sa tạo nên vùng biển cạn có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, thu hút một lượng lớn người dân các xã ven biển đến khai thác thuỷ hải sản tự nhiên và đào đầm thuê kiếm sống [11]. Người dân đã khai thác thuỷ hải sản bằng các hình thức khác nhau như cắm đăng, mò cua, đánh bắt con dắt bằng lưới thép gắn trên thuyền có động cơ lớn... tạo nên vùng kinh tế biển sôi động và phức tạp, luôn là nguy cơ đe doạ đến sự phát triển và sinh trưởng của những khu vực rừng mới trồng, trong quá trình đánh bắt người dân đã làm gãy thân cây mới trồng dẫn đến chết hàng loạt. Đặc biệt là các diện tích rừng giáp ranh với các đầm nuôi tôm thường xuyên là mục tiêu chặt phá, lấn chiếm, di dời cột mốc bảo vệ khi có thời cơ của các chủ đầm [6]. Các hoạt động đánh bắt như dùng xung điện hay các lưới vây mắt nhỏ... mang tính chất huỷ diệt làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, đặc biệt về nguồn giống. Trong vùng rừng ngập mặn còn có hiện tượng người dân tiến hành săn bắn trái phép, giăng lưới bẫy chim... làm suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt nguy hiểm đối với những loài động vật quý hiếm đang cần được bảo tồn. Ngoài ra, trong vùng vẫn có một số người dân thường xuyên đi chặt trộm cây ngập mặn làm củi cũng làm mất môi trường sống của các loài động vật trong rừng. Do vậy các hình thức này cần phải được ngăn chặn và phải có các chính sách hỗ trợ, đầu tư để phát triển các loại hình kinh tế phù hợp với địa Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 48 phương và đảm bảo bền vững trong bảo tồn phát triển và sử dụng tài nguyên ven biển. (3) Năng lực quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn còn hạn chế Trong công tác quản lý, còn một số hạn chế và khó khăn nhất định như: Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý và lập kế hoạch sử dụng đất cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên cho vùng ven biển, bãi bồi chưa chặt chẽ, dẫn đến sự chồng chéo trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển; một số cán bộ chính quyền địa phương chưa hiểu rõ về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn do đó các kế hoạch sản xuất mới chú ý tới lợi ích trước mắt mà chưa chú ý đến những tác động xấu, lâu dài tới môi trường và tài nguyên khi không còn rừng [8]. Lực lượng bảo vệ rừng mỏng, năng lực hạn chế, công cụ phục vụ cho công tác bảo vệ rừng thiếu thốn, diện tích rừng trải dài... dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhất là trong trường hợp đối tượng vi phạm là người ngoài xã, ngoài tỉnh thì khả năng ngăn chặn và xử lý rất khó khăn [1]. (4) Tác động môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Ninh Bình [8], chất lượng nước ven biển có dấu hiệu bị ô nhiễm, ô nhiễm nước biển ven bờ tại khu vực Bình Minh - Kim Sơn chủ yếu do nước sông Đáy, sông Càn. Theo kết quả giám sát bảo vệ môi trường tại Kim Sơn, hệ thống công trình ao nuôi của một số hộ chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; việc thu gom, xử lý chất thải trong khu sản xuất, khu ương dưỡng giống chưa triệt để; môi trường bị ô nhiễm; khả năng kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh lây lan qua nguồn nước rất hạn chế [8]. Không ít hộ nuôi trồng thủy sản ở ngoài vùng quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy như: ảnh hưởng việc cấp thoát nước của các ao nuôi tôm công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao; không tuân thủ quy định về sử dụng đất, môi trường, an toàn dịch bệnh... 3.3. Kiến nghị một số giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn Thời gian tới, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cần được đẩy mạnh hơn với các nhiệm vụ như: Tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật lâm nghiệp và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng tới các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư vùng ven biển có rừng ngập mặn, quản lý tốt hệ sinh thái rừng ngập mặn dựa trên các quy hoạch có tính pháp lý và khoa học, cương quyết ngăn chặn các hoạt động phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng vào các mục đích khác [4]. Các giải pháp cụ thể: 1) Quy hoạch, quản lý hiệu quả đất rừng ngập mặn Việc bảo vệ rừng ngập mặn hiệu quả đòi hỏi có sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của mất rừng và suy thoái rừng. Phải coi đây là quy hoạch liên ngành, cần tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, sử dụng và khôi phục phát triển rừng ngập mặn của các tỉnh ven biển. Tiến hành ngay việc rà soát và đánh giá lại quy hoạch, xác định rõ lâm phận ổn định giữa các xã, giữa các loại rừng, rà soát lại việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp giữa quy hoạch và thực tế. Kiểm soát chặt chẽ các dự án có sử dụng đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp. Hạn chế tối đa việc chuyển đổi rừng sang mục đích khác không phải là lâm nghiệp. Kiên quyết đình chỉ, thu hồi Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Thu Hà - Hiện trạng quản lý và sử dụng 49 đất đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng có sai phạm hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án. 2) Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên Thực tế cho thấy việc diện tích rừng bị suy giảm về số lượng và chất lượng do một bộ phận người dân không nhận thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn. Vì vậy cần tuyên truyền cho các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư vùng ven biển có rừng ngập mặn về vai trò và giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng như tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng bền vững rừng ngập mặn vì lợi ích trước mắt và lâu dài. Việc giới thiệu về sử dụng tài nguyên bền vững và lên án các hành vi khai thác mang tính tận diệt, thiếu bền vững phải trở thành một phần trong các hoạt động giáo dục cộng đồng. Đồng thời có các chế tài cụ thể cho từng thôn xóm thông qua các hoạt động văn hoá hay các hương ước, qui ước để mọi người có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn một cách bền vững. Thông qua các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của rừng ngập mặn. Tăng cường sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện; ví dụ như các chính sách được thực thi tốt, chia sẻ lợi ích minh bạch, việc ra quyết định có cân nhắc đầy đủ sự tham gia của các bên liên quan và áp dụng phương thức chi trả bằng cả hiện vật và tiền mặt. 3) Tăng cường năng lực thực thi công tác quản lý Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư...) giải quyết những vấn đề chuyên ngành và liên ngành về đất và rừng ngập mặn từ việc xây dựng đê điều, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản... Phối hợp liên ngành cần được tăng cường để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Ngoài các hỗ trợ và khuyến khích người dân và cộng đồng tham gia phục hồi rừng ngập mặn, cần có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phù hợp để người dân tham gia đồng quản lý diện tích rừng ngập mặn hiện có. 4) Quản lý các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản; ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản mang tính hủy diệt, các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển; đẩy mạnh phong trào làm sạch môi trường, làm sạch biển, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy. Ngoài ra, cần xây dựng các mô hình kinh tế kết hợp giữa quản lý, bảo vệ rừng và nuôi trồng thủy sản; tạo sinh kế ổn định lâu dài cho người dân sống ven rừng, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản. Xây dựng vườn ươm cây giống nhằm giảm giá thành sản phẩm và giảm được các rủi ro khi trồng rừng bằng quả, các chủ rừng có thêm thu nhập nhờ vào bán cây giống để có thêm kinh phí bảo vệ rừng. 4. Kết luận Rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn có vai trò quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do tác động của con người như chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác thủy sản và rừng ngập mặn mang tính tận diệt, ô nhiễm môi trường... Trong công tác quản lý, vẫn còn một số hạn chế trong việc lập kế hoạch sử dụng đất cũng như tài nguyên thiên nhiên cho vùng ven biển, Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 50 nhận thức của cán bộ quản lý, chính quyền và người dân về giá trị và các giải pháp bảo tồn rừng ngập mặn còn yếu... Để bảo vệ rừng ngập mặn hiệu quả, đòi hỏi có sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất, tăng cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Bên cạnh đó cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp để cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Đồng thời cần ứng dụng các mô hình sinh kế bền vững gắn với bảo vệ và phát triển rừng nhằm đa dạng sinh kế cho cộng đồng địa phương tạo điều kiện cho quản lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn huyện Kim Sơn. Bài báo này là sản phẩm của đề tài khoa học cấp cơ sở “Lượng giá một số giá trị kinh tế của rừng ngập mặn xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” do Viện Địa lí nhân văn chủ trì, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1999. 2. Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường (2017), Giới thiệu về lượng giá kinh tế dịch vụ hệ sinh thái, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2017. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDP) - Bản cập nhật năm 2020. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (2020), Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Kim Sơn, Báo cáo công tác quản lý tài nguyên rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2020. 5. Nguyễn Thị Vân (2014), Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người và vùng rừng ngập mặn xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ Quản lý tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình (2018), Báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020. 7. Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (2011), Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 8. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình (2019), Báo cáo giám sát hiện trạng bảo vệ môi trường bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2016),Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng tỉnh Ninh Bình đến năm 2020. 10. Cifor (2019), Cơ hội và thách thức trong quản lý rừng ngập mặn của Việt Nam, Báo cáo chuyên đề Tổ chức Lâm nghiệp quốc tế, 2019. 11. Tô Văn Vượng (2009), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp kĩ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho vùng bãi bồi ven biển, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, 2009. 12. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2020), Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình năm 2020. 13. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Kim Sơn (2020),Kim Sơn phát triển nông nghiệp toàn diện và hiệu quả, báo Ninh Bình, 2020. 14. Hạnh Chi (2018), Hội Chữ thập đỏ Ninh Bình: trồng, chăm sóc thành công trên 250 ha rừng ngập mặn. Báo Ninh Bình, 2018. Thông tin tác giả: Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Thu Hà - Viện Địa lí nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Địa chỉ: Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Email: nguyendinhdap@gmail.com; ĐT: 0903285940 Nhật ký tòa soạn Ngày nhận bài: 08-01-2021 Biên tập:03-2021
File đính kèm:
- hien_trang_quan_ly_va_su_dung_rung_ngap_man_ven_bien_huyen_k.pdf