Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Bài viết này phân tích về phát thải KNK của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2030,

đặc biệt là các biến động trong 05 lĩnh vực chính gồm: năng lượng; nông nghiệp; các quá

trình công nghiệp; chất thải; và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Từ đó,

những cơ hội và thách thức trong giảm phát thải KNK đã được chỉ rõ. Tiêu biểu, nước ta

đang có lợi thế với nhiều biện pháp “không hối tiếc” (no–regret), với chi phí giảm phát thải

âm nhưng tổng tiềm năng giảm phát thải lên tới 4,9%, tức hơn một nửa so với mức cam kết

9% theo NDC cập nhật, trong khi nhu cầu tài chính ứng trước là 3,9 tỷ USD cho giai đoạn

2021–2030. Bài viết cũng phân tích 05 thách thức nổi bật nhất hiện nay, đặc biệt nhấn mạnh

02 thách thức về (i) Thiếu các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể để thực hiện giảm phát thải KNK

theo NDC ở cấp địa phương và (ii) Thiếu cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để thu hút sự tham

gia của khu vực tư nhân. Từ những phân tích đó, bài viết đã đề xuất các vấn đề Việt Nam cần

tập trung trong thời gian tới.

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 1

Trang 1

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 2

Trang 2

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 3

Trang 3

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 4

Trang 4

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 5

Trang 5

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 6

Trang 6

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 7

Trang 7

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 8

Trang 8

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 9

Trang 9

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 17580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức
TẠP CHÍ 
KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 51-66; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).51-66  
Bài báo khoa học 
Hiện trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam: Cơ hội và thách 
thức 
Nguyễn Văn Hiếu1*, Nguyễn Hoàng Nam2 
1 Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường (CEN); 
hieunguyen@cen.org.vn; 
2 Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE); 
nguyenhoangnam275@gmail.com; 
*Tác giả liên hệ: hieunguyen@cen.org.vn; Tel.: +84–901828895 
Ban Biên tập nhận bài: 18/5/2021; Ngày phản biện xong: 14/6/2021; Ngày đăng bài: 
25/8/2021 
Tóm tắt: Bài viết này phân tích về phát thải KNK của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2030, 
đặc biệt là các biến động trong 05 lĩnh vực chính gồm: năng lượng; nông nghiệp; các quá 
trình công nghiệp; chất thải; và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Từ đó, 
những cơ hội và thách thức trong giảm phát thải KNK đã được chỉ rõ. Tiêu biểu, nước ta 
đang có lợi thế với nhiều biện pháp “không hối tiếc” (no–regret), với chi phí giảm phát thải 
âm nhưng tổng tiềm năng giảm phát thải lên tới 4,9%, tức hơn một nửa so với mức cam kết 
9% theo NDC cập nhật, trong khi nhu cầu tài chính ứng trước là 3,9 tỷ USD cho giai đoạn 
2021–2030. Bài viết cũng phân tích 05 thách thức nổi bật nhất hiện nay, đặc biệt nhấn mạnh 
02 thách thức về (i) Thiếu các kế hoạch, hướng dẫn cụ thể để thực hiện giảm phát thải KNK 
theo NDC ở cấp địa phương và (ii) Thiếu cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn để thu hút sự tham 
gia của khu vực tư nhân. Từ những phân tích đó, bài viết đã đề xuất các vấn đề Việt Nam cần 
tập trung trong thời gian tới. 
Từ khóa: Phát thải khí nhà kính; Giảm nhẹ; Cơ hội; Thách thức. 
1. Đặt vấn đề 
Năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 21 của các bên tham gia Hội nghị Công ước khung của 
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), 175 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký thoả thuận 
Paris với mục tiêu giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng dưới 2°C so với 
thời kỳ tiền công nghiệp, nỗ lực để hạn chế mức tăng ở dưới 1,5°C và đạt được cân bằng giữa 
phát thải và hấp thụ khí nhà kính (KNK) (phát thải bằng 0) vào nửa cuối thế kỷ này [1]. Hầu 
hết các nước ký kết đã đệ trình Đóng góp quốc gia tự quyết định (Nationally Determined 
Contributions–NDC) bản thứ nhất của mình tới Ban thư ký Công ước khung của Liên Hiệp 
Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) vào năm 2016. Năm 2020, bản sửa đổi lần cuối của các 
quốc gia sẽ được trình lên Ban thư ký UNFCCC [2]. Đây là thoả thuận toàn cầu đầu tiên ràng 
buộc trách nhiệm pháp lý đối với tất cả các bên về giảm phát thải KNK, ứng phó với biến đổi 
khí hậu (BĐKH) để phát triển bền vững. 
Mặc dù Việt Nam chỉ đóng góp tỷ lệ thấp lượng phát thải KNK toàn cầu và là quốc gia 
không thuộc Phụ lục 1 của UNFCCC (nhóm các nước phát triển với lượng phát KNK lớn, 
chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải KNK theo Nghị định thư Kyoto 
1997), Việt Nam vẫn thể hiện sự cam kết mạnh mẽ việc giảm phát thải KNK thông qua việc 
chủ động cùng các nước trên thế giới cam kết và thực hiện các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về 
BĐKH, trong đó có Thỏa thuận Paris này. Theo đó, Việt Nam đã gửi Ban thư ký UNFCCC 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 51-66; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).51-66 52 
tại Hội nghị COP21 Dự kiến đóng góp quốc gia tự quyết định INDC (INDC–Intended 
Nationally Determined Contributions) vào năm 2015. Việt Nam thể hiện cam kết cắt giảm 
phát thải của mình tới năm 2030 thông qua các mục tiêu tự cắt giảm 8% so với kịch bản phát 
thải thông thường (BAU) quốc gia và lên tới 25% với sự hỗ trợ quốc tế [3]. Với việc tham gia 
Thỏa thuận Paris và ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH (Quyết định số 
2053/QĐ–TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) [4], INDC của Việt Nam đã 
chính thức trở thành Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). 
Ngày 24/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua nội dung NDC cập nhật của Việt 
Nam cho UNFCCC tại văn bản số 1982/VPCP–QHQT. Theo đó, NDC cập nhật của Việt 
Nam xác định bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng 
phát thải KNK so với kịch bản BAU và có thể tăng đóng góp lên tới 27% khi nhận được hỗ 
trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa 
thuận Paris về BĐKH [5]. 
Bài viết này được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng và dự báo về phát thải 
KNK của Việt Nam, đồng thời làm nổi bật các cơ hội và thách thức mà Việt Nam cần vượt 
qua để đạt được mục tiêu giảm phát thải KNK đã đề ra. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này đánh giá thực trạng và xu hướng phát thải KNK tại Việt Nam trong giai 
đoạn 2000–2030 đối với 05 lĩnh vực, gồm: năng lượng; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử 
dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF); chất thải; các quá trình công nghiệp (IP). Khung đánh 
giá được trình bày tại Hình 1. 
Hình 1. Khung đánh giá thực trạng và xu hướng phát thải KNK tại Việt Nam. 
Số liệu về thực trạng  ... g trình đào tạo, nâng cao nhận thức cho nhiều đối tượng khác nhau trong 
xã hội. Như vậy, có thể thấy các thách thức trên đều chỉ có thể được giải quyết triệt để trong 
dài hạn. Do đó, những nỗ lực cải thiện cần được bắt đầu sớm nhất có thể. 
Trước mắt, về chính sách, nên tập trung vào việc ban hành kế hoạch thực hiện NDC ở các 
cấp độ và tạo cơ chế thu hút khu vực tư nhân tham gia trong việc giảm phát thải KNK. Hiện 
tại, trong các chính sách ứng phó với BĐKH quốc gia, nội dung liên quan đến vai trò của 
doanh nghiệp còn rất hạn chế. Hầu hết các văn bản chính sách trước 2015 đều không đề cập 
hoặc đề cập rất ít đến vai trò của doanh nghiệp [34]. Cần lưu ý rằng ngay cả các biện pháp 
được coi là “không hối tiếc” và đáng được ưu tiên thực hiện nhưng cũng cần có tài chính cho 
các khoản đầu tư trước (thay đổi thiết bị, thay đổi mô hình hay chuỗi sản xuất). Vì vậy, việc 
thu hút đa dạng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ khu vực tư nhân sẽ giúp giải quyết 
được tốt hơn thách thức về tài chính này. Tiếp theo đó, chính các biện pháp “không hối tiếc” 
này sẽ tạo ra lợi ích ròng cho các bên thực hiện, đồng thời tạo hiệu ứng kéo theo việc giảm 
phát thải KNK trong các lĩnh vực khác. Trong quá trình tham gia thực hiện này, nhận thức 
của các bên liên quan cũng sẽ được nâng cao, kết hợp với các chương trình đào tạo và nâng 
cao nhận thức, giúp việc giảm phát thải KNK được lồng ghép mở rộng trong mọi hoạt động 
kinh tế–xã hội. 
Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các cơ chế thúc đẩy giảm phát thải 
như thị trường mua bán phát thải; chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của hệ sinh 
thái;...) để tạo nguồn tài chính bền vững hỗ trợ thực thi các biện pháp giảm phát thải. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 51-66; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).51-66 63 
4. Kết luận 
Mặc dù phát thải KNK của Việt Nam hiện chưa lớn nhưng đang gia tăng với tốc độ cao 
(tăng 1,88 lần trong giai đoạn 2000–2014 và dự báo sẽ tăng hơn 3 lần trong giai đoạn 
2014–2030 nếu không có các biện pháp tích cực). Nghiên cứu này thực hiện phân tích trong 
các giai đoạn 2000–2014 và 2014–2030 cho thấy có sự thay đổi về thứ tự các lĩnh vực phát 
thải. Kể từ năm 2002, năng lượng đã vượt qua nông nghiệp, trở thành lĩnh vực phát thải lớn 
nhất (chiếm 53,4% năm 2014 và 71,3% năm 2030). Đến năm 2025, phát thải trong lĩnh vực 
IP theo dự báo vượt lên đứng thứ hai (chiếm 15,2% năm 2025 và 14,4% năm 2030). Tỷ lệ 
phát trong nông nghiệp giảm mạnh, từ đứng thứ nhất vào năm 2020 (chiếm 47,9%) tụt xuống 
vị trí thứ ba kể từ năm 2025 và chiếm 11,5% tổng lượng phát thải KNK quốc gia vào năm 
2030. Phát thải trong lĩnh vực chất thải chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (chiếm 5,8% năm 2020, giảm 
xuống còn 4,7% vào năm 2030). Lĩnh vực LULUCF chuyển từ phát thải KNK năm 2000 
sang hấp thụ kể từ năm 2005. 
Bài báo này cũng phân tích các cơ hội giảm phát thải của Việt Nam. Đó trước hết là các 
biện pháp “không hối tiếc” (no–regret) có chi phí giảm phát thải ròng âm, với tổng tiềm năng 
giảm phát thải năm 2030 ước tính 45,5 triệu tấn CO2tđ (chiếm 4,9% tổng lượng phát thải theo 
dự báo) và tổng nhu cầu tài chính để thực hiện trong giai đoạn 2021–2030 ước tính khoảng 
3,9 tỷ USD. Khi ngân sách quốc gia còn hạn chế, việc giảm phát thải KNK trước hết cần ưu 
tiên những biện pháp này. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích 05 thách thức chính đối 
với việc giảm phát thải KNK. Đó là thách thức về chính sách gồm (i) Thiếu hướng dẫn, cơ 
chế và kế hoạch để thực hiện giảm phát thải KNK theo NDC ở cấp địa phương; (ii) Chưa có 
cơ chế chính sách đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân trong các hoạt động 
giảm phát thải KNK; và những thách thức về nguồn lực, đặc biệt là (iii) Vốn đầu tư ban đầu 
cho các giải pháp giảm phát thải KNK thường cao, trong khi đó tài chính cho các hoạt động 
giảm phát thải KNK còn hạn chế; (iv) Năng lực tài chính và kỹ thuật của doanh nghiệp chưa 
cao và (v) Nhận thức chung của xã hội về các giải pháp giảm phát thải KNK còn hạn chế. 
Theo đó, các vấn đề cần tập trung trước hết là ban hành kế hoạch thực hiện NDC ở các cấp và 
tạo cơ chế thu hút khu vực tư nhân tham gia trong việc giảm phát thải KNK; ưu tiên thực hiện 
24 biện pháp giảm phát thải “không hối tiếc”, từ đó tạo hiệu ứng dẫn dắt nỗ lực chung trong 
các lĩnh vực khác; kết hợp với các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức nhằm mở rộng 
việc áp dụng các biện pháp giảm phát thải KNK trong mọi hoạt động kinh tế–xã hội. 
Đóng góp cho nghiên cứu: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: N.H.N.; Lựa chọn phương pháp 
nghiên cứu: N.H.N., N.V.H.; Thu thập, phân tích, xử lý số liệu: N.V.H.; Viết bản thảo bài 
báo: N.V.H.; Chỉnh sửa bài báo: N.H.N. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ của đề tài khoa học công nghệ 
cấp Bộ “Nghiên cứu, đề xuất chính sách huy động nguồn lực của khu vực tư nhân trong hoạt 
động giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam”, mã số TNMT.2018.05.12. 
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể tác 
giả, chưa được công bố ở đâu, không sao chép từ nghiên cứu trước đây; không có sự tranh 
chấp lợi ích trong nhóm tác giả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Gao, Y.; Gao, X.; Zhang, X. The 2oC global temperature target and the evolution of 
the long–term goal of addressing climate change–from the United Nations 
framework convention on climate change to the Paris agreement. Eng. 2017, 3(2), 
272–278. https://doi.org/10.1016/J.ENG.2017.01.022. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 51-66; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).51-66 64 
2. Mulia, R.; Nguyen, D.D.; Nguyen, M.P. Enhancing Vietnam’s Nationally 
Determined Contribution with Mitigation Targets for Agroforestry: A Technical and 
Economic Estimate. Land 2020, 9(12), 528. https://doi.org/10.3390/land9120528. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo kỹ thuật Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự 
quyết định của Việt Nam (INDC), Hà Nội, Việt Nam, 2015. 
4. Quyết định số 2053/QĐ–TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 ban hành Kế hoạch hành 
động thực hiện Thỏa thuận Paris về Biến Đổi Khí hậu, 2016. 
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo kỹ thuật đóng góp do quốc gia tự quyết định 
của Việt Nam (cập nhật năm 2020), Hà Nội, Việt Nam, 2020. 
6. UNFCCC. Time Series – Annex I: GHG total with LULUCF, in kt CO₂ equivalent, 
2021. Online avaliable: https://di.unfccc.int/time_series (truy cập: 25/03/2021). 
7. Climate Watch. Climate Analysis Indicators Tool (CAIT). 2021. Online avaliable: 
https://www.climatewatchdata.org/data–explorer/ (truy cập: 10/04/2021). 
8. Mitchell, N.; Triska, M.; Liberatore, A.; Ashcroft, L. Weatherill, R. & Longnecker, 
N. Benefits and challenges of incorporating citizen science into university education. 
PLoS One 2017, 12(11), 1–15. https://www.doi.org/10.1371/journal.pone.0186285 
9. Friedrich, J.; Ge, M.; Pickens, A. This Interactive Chart Shows Changes in the 
World's Top 10 Emitters, World Resources Institute, 2020. 
https://www.wri.org/insights/interactive–chart–shows–changes–worlds–top–10–em
itters 
10. Environment and Climate Change Canada. Canadian Environmental Sustainability 
Indicators: Global greenhouse gas emissions. Consulted on month day, year, 2021. 
www.canada.ca/en/environment–climate–change/services/environmental–indicator
s/globalgreenhouse–gas–emissions.html 
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho 
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Hà Nội, Việt Nam, 2010. 
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của 
Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Hà Nội, Việt 
Nam, 2014. 
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông báo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam cho 
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Hà Nội, Việt Nam, 2019. 
14. EPA. Inventory of U.S. Greenhouse Gas Emissions and Sinks: 1990–2011, 2013. 
https://www.epa.gov/sites/production/files/2015–12/documents/us–ghg–inventory–
2013–main–text.pdf. 
15. EPA. Inventory of U.S. Greenhouse Gas Emissions and Sinks: 1990–2018, 2020. 
https://www.epa.gov/sites/production/files/2020–04/documents/us–ghg–inventory–
2020–main–text.pdf. 
16. Government of India. Third Biennial Update Report of India to the UNFCCC, 2021. 
https://unfccc.int/documents/268470. 
17. Government of Japan. Japan's Seventh National Communication under the 
UNFCCC, 2017. https://unfccc.int/documents/193414. 
18. Government of Japan. Report on the Technical Review of the Fourth Biennial Report 
of Japan, 2021. https://unfccc.int/documents/268441. 
19. Government of Thailand. Thailand’s Third National Communication to the 
UNFCCC, 2018. https://unfccc.int/documents/181765. 
20. Government of Thailand. Thailand’s Third Biennial Update Report to the UNFCCC, 
2020. https://unfccc.int/documents/267629. 
21. Government of the Republic of Korea. Third Biennial Update Report of the Republic 
of Korea under the UNFCCC, 2019. https://unfccc.int/documents/202576. 
22. Worldbank. Số liệu về dân số và GDP, 2020. https://data.worldbank.org/indicator 
(truy cập: 10/04/2021). 
23. Nguyen, H.N. Some economics of climate change adaptation in Vietnam, Doctor of 
Philosophy Ph.D. Thesis, La Trobe University, Melbourne, Australia, 2014. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 51-66; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).51-66 65 
24. Cục Biến đổi khí hậu. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia và vai trò của khối tư 
nhân, Hội thảo tham vấn và đối thoại về đánh giá công nghệ các bon thấp 
(28/08/2017), Hà Nội, Việt Nam, 2017. 
25. Minh, N.V.; Phong, N.V.; Anh, N.Q.; My, P.T.T.; Huyền, N.D. Vai trò của thị 
trường các–bon trong việc hỗ trợ thực hiện NDC – cơ hội và thách thức khi triển khai 
tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Biến đổi khí hậu 2020, 16, 36–47. 
26. Công, N.T.; Dũng, T.T. Đánh giá tình hình thực hiện Cơ chế tín chỉ chung JCM tại 
Việt Nam: Kinh nghiệm để tiến tới triển khai Điều 6 của Thỏa thuận Paris về biến đổi 
khí hậu. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 715, 49–58. 
https://doi.org/10.36335/VNJHM.2020(715).68–77. 
27. Đạt, T.T.; Trường, Đ.Đ. Tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và hàm 
ý về chính sách. Tạp chí Tài chính 2019. Online available: 
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tai-chinh-ung-pho-voi-bien-doi-khi-h
au-o-viet-nam-va-ham-y-ve-chinh-sach-305149.html. 
28. Pham, T.T.; Hoang, T.L.; Nguyen, D.T.; Dao, T.L.C.; Ngo, H.C.; Pham, V.H. The 
context of REDD+ in Vietnam: Drivers, agents and institutions, Occasional Paper 
196, CIFOR, Indonesia, 2019. https://doi.org/10.17528/cifor/007402. 
29. Trung, N.D.; Thang, N.T.; Babu, T.A.; Sebastian, L. Analysing the challenges in 
implementing Vietnam’s Nationally–Determined Contribution (NDC) in the 
agriculture sector under the current legal, regulatory and policy environment. Cogent 
Environ. Sci. 2020, 6(1), 1792670. https://doi.org/10.1080/23311843.2020.1792670 
30. Quang, N.T.; Hương, H.T.L.; Hiển, N.X.; Trà, T.V; Nhung, D.H. Đánh giá những 
thành quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường tại Việt 
Nam và định hướng nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo. Tạp chí Khí tượng Thủy 
văn 2020, 714, 40–49. https://doi.org/10.36335/VNJHM.2020(714).40-49. 
31. Tuệ, N.V.; Nhật, L.M.; Liên, M.K. Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật vể biến 
đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2014, 646, 
10–14. 
32. Thuận, H.T. Nghiên cứu cơ sở khoa học về hợp tác công tư trong ứng phó với biến 
đổi khí hậu ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và 
Biến đổi khí hậu, Hà Nội, Việt Nam, 2020. 
33. Thái, T.H. Hoan, H.V.; Hương, P.T.T.; Liên, M.K.; Anh, T.Đ. Kinh nghiệm của một 
số nước trên thế giới trong huy động, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính ứng phó 
với biến đổi khí hậu và giải pháp của Việt Nam. Tạp chí Khí tượng thủy văn 2014, 
643, 45–51. 
34. Huy, N; Thi, T.T.M.; Quang, V.Đ.Đ.; Nga, T.T.T. Sự tham gia của thành phần tư 
nhân thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Cục 
Biến đổi khí hậu, Hà Nội, Việt Nam, 2020. 
35. Giles, J.; Grosjean, G.; Le Coq, J.F.; Huber, B.; Le, B.V.; Läderach, P. Barriers to 
implementing climate policies in agriculture: A case study from Viet Nam. Front. 
Sustainable Food Syst. 2021, 5, 1–15. https://doi.org/10.3389/fsufs.2021.439881. 
36. Audinet, P.; Singh, B.; Kexel, D.T.; Suphachalasai, S.; Makumbe, P.; Mayer, K. 
Exploring a Low–Carbon Development Path for Vietnam. Directions in 
Development–Environment and Sustainable Development, World Bank, 
Washington, DC, 2016. https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/23522 
37. Hai, N.H.; Anh, T.T. The Vietnamese Enterprise’s Technological Capacity in the 
Context of the 4th Industrial Revolution. VNU J. Sci.: Policy Manage. Studies 2019, 
35(3), 1–11. https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4195. 
38. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Tiềm năng phát triển năng lượng 
tái tạo ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2015. 
–uploads/tong–luan/2015/tl5_2015.pdf. 
39. Phương, T. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các giải pháp công nghệ giảm phát thải 
khí nhà kính trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sỹ, 
Viện Khoa học Khí Tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu, Hà Nội, Việt Nam, 2020. 
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2021, 728, 51-66; doi:10.36335/VNJHM.2021(728).51-66 66 
Current situation of greenhouse gas emissions in Vietnam: 
Opportunities and challenges 
Nguyen Van Hieu1*, Nguyen Hoang Nam2 
1 Capacity Development Center for Environment and Natural Resources (CEN); 
hieunguyen@cen.org.vn 
2 Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment (ISPONRE); 
nguyenhoangnam275@gmail.com 
Abstract: This paper evaluates the current situation and the forecast of GHG emissions in 
Vietnam for the period of 2000–2030 and analyses the insights of 5 main sectors including: 
energy, agriculture, industrial processes, waste and land use, land use change and forestry. 
The paper also sheds light on the opportunities and challenges in the field of GHG emission 
reduction. Accordingly, Vietnam has an advantage with plenty of “no–regret” measures, 
which have negative emission reduction costs but can result a total emission reduction of 
4.9%, which is more than half of the commitment level of 9% according to the updated 
NDC, while required up-front investment is 3.9 billion VND for the period of 2021–2030. 
The article also analyzes the five most prominent challenges today, especially emphasizing 
(i) Lack of specific plans and guidelines to reduce GHG emissions at the local level; and (ii) 
Lack of effective policies and mechanisms to mobilize the private sector for greenhouse gas 
mitigation. Accordingly, the article proposes the main focuses for Vietnam in the coming 
years. 
Keywords: Greenhouse gas emissions; Mitigation; Opportunities; Challenges. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_phat_thai_khi_nha_kinh_tai_viet_nam_co_hoi_va_tha.pdf