Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu

Ô nhiễm không khí (ÔNKK), đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn là vấn đề đã và đang được quan tâm do các tác

động bất lợi của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bụi mịn (PM2.5) là bụi có đường kính khí động

học 2,5 µm. PM2.5 gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, kết quả

quan trắc cho thấy, nồng độ PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội và nhiều địa phương cao hơn Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia, QCVN 05:2013/BTNMT (25 µg/m3) và mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới - WHO

(10 µg/m3). Nồng độ PM2.5 trung bình ngày tại Hà Nội và nhiều địa phương cũng bị vượt Quy chuẩn (50 µg/

m3) và mức khuyến nghị của WHO (25 µg/m3) vào nhiều ngày trong năm. Các nghiên cứu cho thấy, ngoài

những nguồn sơ cấp, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội còn được đóng góp bởi vận chuyển từ xa và phần thứ cấp.

Một số nghiên cứu đã ghi nhận sự xuất hiện của các đợt ô nhiễm với nồng độ PM2.5 cao (ví dụ như >100 µg/

m3). Tuy nhiên, chưa có thông tin về thành phần, nguồn đóng góp lên nồng độ PM2.5 trong các giai đoạn này.

Phần bụi thứ cấp được dự đoán là có đóng góp đáng kể tới nồng độ PM2.5 vào các đợt ô nhiễm. Thông tin về

sự đóng góp của các nguồn có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình kế hoạch kiểm soát, ứng phó hiệu quả với

các đợt ô nhiễm.

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu trang 1

Trang 1

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu trang 2

Trang 2

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu trang 3

Trang 3

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu trang 4

Trang 4

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu trang 5

Trang 5

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 15460
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu

Hiện trạng, nguồn và các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội: Tổng quan các nghiên cứu
TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 9
HIỆN TRẠNG, NGUỒN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
TỚI NỒNG ĐỘ BỤI PM2.5 TẠI HÀ NỘI: TỔNG QUAN 
CÁC NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chung 
ÔNKK là vấn đề đang được quan tâm do tác động 
bất lợi của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 
Các chất ÔNKK bao gồm bụi (particulate matter, 
aerosol) và các chất ô nhiễm dạng khí. PM2.5 là bụi có 
đường kính khí động học 2,5 µm, là tác nhân ÔNKK 
được quan tâm nhất hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ 
ra ảnh hưởng xấu của PM2.5 lên sức khỏe [1, 2]. Gần đây, 
chất lượng không khí kém trong nhiều thời điểm, thể 
hiện qua Chỉ số chất lượng không khí - AQI đã thu hút 
sự chú ý của truyền thông trong nước và quốc tế cũng 
như sự quan tâm của cộng đồng. AQI được quyết định 
bởi thông số thành phần có giá trị chất lượng quy đổi 
kém nhất. Hiện nay, tại Việt Nam, AQI chủ yếu được 
quyết định bởi nồng độ PM2.5. Dữ liệu đo bụi PM2.5 ở 
Việt Nam rải rác theo cả thời gian và và không gian. 
Tuy nhiên, những kết quả đo được cho thấy nồng độ 
PM2.5 ở Việt Nam cao tại nhiều địa phương cũng như 
nhiều thời điểm. Ví dụ như trong giai đoạn 2010 - 2018, 
nồng độ hàng năm sẵn có của PM2.5 tại các trạm quan 
trắc quốc gia đặt tại Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh 
đều cao hơn ngưỡng cho phép trong Quy chuẩn quốc 
gia là 25 µg/m3, trong khi đó, ở một số thành phố khác 
như Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, nồng độ bụi PM2.5 
đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mặc dù vẫn cao hơn 
mức khuyến nghị của WHO (10 µg/m3) [3]. Kết quả 
quan trắc [3, 4] và mô hình, vệ tinh đều cho thấy nồng 
độ bụi PM2.5 có xu hướng phân vùng không gian rõ rệt 
với nồng độ tại khu vực miền Bắc cao hơn miền Nam 
và miền Trung. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về chất 
lượng không khí chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Thành 
phố Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ của bài báo này, 
chúng tôi tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu 
về nguồn, yếu tố ảnh hưởng lên nồng độ bụi PM2.5 tại 
Hà Nội. Chúng tôi cũng tổng hợp và phân tích một số 
kết quả nghiên cứu về các đợt ô nhiễm bụi.
2. Ô nhiễm bụi PM2.5 tại Hà Nội
Những nghiên cứu đầu tiên về hiện trạng ô nhiễm 
bụi của Hà Nội đã được thực hiện và công bố vào 
khoảng những năm 2000. Nồng bộ bụi PM2.5 trung 
Lý Bích Thủy* 
Văn Diệu Anh
(1)
1 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT
Ô nhiễm không khí (ÔNKK), đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn là vấn đề đã và đang được quan tâm do các tác 
động bất lợi của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bụi mịn (PM2.5) là bụi có đường kính khí động 
học 2,5 µm. PM2.5 gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, kết quả 
quan trắc cho thấy, nồng độ PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội và nhiều địa phương cao hơn Quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia, QCVN 05:2013/BTNMT (25 µg/m3) và mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới - WHO 
(10 µg/m3). Nồng độ PM2.5 trung bình ngày tại Hà Nội và nhiều địa phương cũng bị vượt Quy chuẩn (50 µg/
m3) và mức khuyến nghị của WHO (25 µg/m3) vào nhiều ngày trong năm. Các nghiên cứu cho thấy, ngoài 
những nguồn sơ cấp, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội còn được đóng góp bởi vận chuyển từ xa và phần thứ cấp. 
Một số nghiên cứu đã ghi nhận sự xuất hiện của các đợt ô nhiễm với nồng độ PM2.5 cao (ví dụ như >100 µg/
m3). Tuy nhiên, chưa có thông tin về thành phần, nguồn đóng góp lên nồng độ PM2.5 trong các giai đoạn này. 
Phần bụi thứ cấp được dự đoán là có đóng góp đáng kể tới nồng độ PM2.5 vào các đợt ô nhiễm. Thông tin về 
sự đóng góp của các nguồn có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình kế hoạch kiểm soát, ứng phó hiệu quả với 
các đợt ô nhiễm.
Từ khóa: PM2.5, nguồn bụi, đợt ô nhiễm cao, phần bụi thứ cấp.
Nhận bài: 10/3/2021; Sửa chữa: 18/3/2021; Duyệt đăng: 22/3/2021.
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202110
bình năm hoặc vài năm tại Hà Nội được tổng hợp tại 
Hình 1. Bên cạnh đó, kết quả diễn biến nồng độ bụi 
PM2.5 tại trạm Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 2010 - 2018 
cũng có thể tìm thấy trong một số nghiên cứu [3, 5]. 
Những kết quả trên cho thấy, nồng độ PM2.5 trung bình 
năm ở Hà Nội cao hơn nhiều lần ngưỡng khuyến nghị 
của WHO và hiện nay cao gấp khoảng 1,5 lần ngưỡng 
quy định trong Quy chuẩn quốc gia. Mặc dù bộ số liệu 
có được chưa đầy đủ, kết quả tổng hợp ở Hình 1 cho 
thấy nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội không tăng lên trong 
giai đoạn 2000 - 2020, khác với xu hướng gia tăng nhận 
thức về ÔNKK. Nồng độ bụi PM2.5 tại các đô thị cũng 
được nhận định là có xu hướng giảm [5]. Việc nồng độ 
bụi PM2.5 tại Hà Nội không gia tăng hay giảm trong khi 
dân số, quy mô các nguồn nội sinh/lân cận như giao 
thông, công nghiệp và các nguồn bên ngoài như nhiệt 
điện gia tăng đáng kể, thể hiện hiệu quả của các chính 
sách kiểm soát ÔNKK trong nước cũng như tác động 
của việc cải thiện chất lượng không khí của các nước 
khác trong khu vực. Có thể liệt kê một số hoạt động 
nhằm kiểm soát chất lượng không khí của Việt Nam 
nói chung và Hà Nội nói riêng như sau: Thắt chặt quy 
chuẩn/tiêu ... ác thành phần hóa học 
điển hình của một nguồn nhất định không được đưa 
vào mô hình thì có thể mô hình sẽ không thể nhận 
dạng được nguồn đó. Do đó, sự khác biệt trong loại 
thành phần bụi được sử dụng trong ba nghiên cứu 
trên cũng có thể góp phần dẫn đến sự khác biệt trong 
nhận dạng và phân bổ nguồn.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng mô 
hình vận chuyển hóa học để xác định nguồn ÔNKK ở 
Hà Nội do sự thiếu hụt các số liệu kiểm kê chính xác. 
Một báo cáo về nguồn của bụi PM2.5 dựa trên mô hình 
GAINS đã xác định mức đóng góp của các nguồn nội 
sinh và bên ngoài bao gồm: Nguồn tự nhiên và các 
nguồn khác; nhiệt điện và gia nhiệt; công nghiệp lớn; 
công nghiệp nhỏ; đốt dân dụng; giao thông; đốt rác 
nông nghiệp; sử dụng phân bón và vật nuôi trong 
nông nghiệp; rác thải [20].
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202112
Sự đóng góp của nguồn nhiệt điện đốt than lên 
nồng độ bụi tại Hà Nội là một đề tài được tranh luận 
rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng 
và mạng xã hội tại Việt Nam. Trong 3 mô hình tiếp 
nhận đã trình bày ở trên, chỉ có 1 mô hình thể hiện 
mức độ đóng góp của nguồn đốt nhiệt điện đốt than 
nằm trong phần đốt than nói chung là (17 ± 7)% 
[11]. Một nghiên cứu sử dụng mô hình vận chuyển 
hóa học GEOS-Chem đã tính toán các nhà máy nhiệt 
điện than ở Việt Nam đóng góp 3 µg/m3 (trung bình 
năm) lên nồng độ PM2.5 ở miền Bắc Việt Nam vào 
năm 2011 [21]. Bên cạnh đó, một nghiên cứu sử 
dụng mô hình quỹ đạo khối khí HYSPLIT, PMF với 
bộ số liệu như nghiên cứu [11] (thời điểm 2001 - 
2008) đã xác định số ngày ô nhiễm bởi nguồn đốt 
than là 25 trong số 748 ngày nghiên cứu [22]. Tiêu 
chí để xác định những ngày ô nhiễm bởi nguồn đốt 
than là khi mức đóng góp của nguồn này lên nồng độ 
bụi PM2.5> 30 µg/m3. Có 3 nhà máy nhiệt điện Việt 
Nam và 7 nhà máy Trung Quốc nằm trong quỹ đạo 
của các khối khí tới Hà Nội vào ngày ô nhiễm do đốt 
than. Những nhà máy khác có tần suất khối khí này 
đi qua không đáng kể. Tần suất các khối khí đi qua 3 
nhà máy tại Việt Nam là 15%. 
Các thông tin trên đây cho thấy, thông tin/số liệu 
về nguồn đóng góp đến nồng độ bụi PM2.5 tại Hà 
Nội chưa đầy đủ, đặc biệt là những số liệu mới. Độ 
chính xác của các số liệu cũng cần được cải thiện. Để 
có thể thu được số liệu tốt về nguồn đóng góp lên 
bụi PM2.5,việc chuẩn hóa hoạt động kiểm kê nguồn 
thải chính để làm dữ liệu đầu vào cho mô hình vận 
chuyển hóa học là rất cần thiết. Ngoài ra cũng cần 
tiếp tục tiến hành quan trắc/phân tích đặc tính hóa 
lý của bụi để làm đầu vào cho mô hình tiếp nhận.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ 
và thành phần của bụi PM2.5
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của 
các yếu tố khí tượng lên biến thiên nồng độ bụi PM2.5 
[14, 16, 17, 18]. Một nghiên cứu sử dụng mô hình 
hồi quy cho thấy, có nhiều thông số khí tượng ảnh 
hưởng đến biến thiên nồng độ bụi, trong đó, tốc 
độ gió và nhiệt độ là ảnh hưởng đáng kể đến biến 
thiên theo ngày của nồng độ bụi PM2.5; mưa và độ 
ẩm tương đối có ảnh hưởng đáng kể đến biến thiên 
theo ngày của PM2.5-10 [17]. Một số nghiên cứu đã xác 
định tính quy luật của hiện tượng tăng nồng độ một 
số chất ÔNKK sau mỗi đợt gió lạnh tràn về (cold 
surge) [14, 18]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, điều 
kiện khí tượng bất lợi, bao gồm nghịch nhiệt dẫn đến 
việc gia tăng nồng độ chất ÔNKK trong đợt ô nhiễm 
[14]. Việc gia tăng nồng độ chất ô nhiễm sau mỗi đợt 
gió lạnh tràn về cũng được ghi nhận tại một số nước 
xung quanh. 
4. Nghiên cứu tại Việt Nam và trong khu vực 
về các đợt ô nhiễm và nguyên nhân/cơ chế hình thành 
4.1. Nghiên cứu trong khu vực
Trong khu vực đã có nhiều nghiên cứu về nồng 
độ, thành phần, cơ chế và ảnh hưởng đến sức khỏe 
của các đợt ô nhiễm hay khói mù (haze). 
Tại Trung Quốc, sau sự kiện xảy ra các đợt nồng 
độ ô nhiễm cao kéo dài vào năm 2013, nhiều nhà 
khoa học đã tập trung tìm hiểu đặc trưng nồng độ 
và cơ chế khiến cho nồng độ bụi tăng cao vào các 
đợt ô nhiễm [23]. Kết quả cho thấy, tại nhiều địa 
phương, mức đóng góp của phần thứ cấp lên nồng 
độ bụi PM2.5 vào các đợt ô nhiễm lớn hơn thời điểm 
bình thường. Hay nói cách khác, việc hình thành bụi 
thứ cấp với tốc độ cao hơn đã góp phần làm gia tăng 
đáng kể nồng độ trong các đợt ô nhiễm. Điều kiện 
khí tượng ảnh hưởng lên tốc độ hình thành bụi thứ 
cấp cũng đã được nghiên cứu. Một nghiên cứu gần 
đây tại quốc gia này cho thấy, phần ô nhiễm thứ cấp 
hữu cơ và vô cơ chiếm ưu thế trong các đợt ô nhiễm 
với độ ẩm cao, trong khi đó, phần sơ cấp chiếm ưu 
thế trong các đợt ô nhiễm với độ ẩm thấp và điều kiện 
khí tượng tù đọng [24].
Một nghiên cứu tại Malaixia cũng cho thấy, vào 
giai đoạn khói mù, phần thứ cấp vô cơ đóng góp lên 
nồng độ bụi PM2.5 nhiều hơn 2, 3 lần so với giai đoạn 
trước và sau đó [25].
4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Hà Nội có nhiều ngày nồng độ PM2.5 cao hơn mức 
quy định trong Quy chuẩn là 50 µg/m3 [4]. Những 
đợt ô nhiễm (episode) bụi, với tiêu chí là nồng độ 
bụi PM2.5 > 100 µg/m3, xảy ra 13 lần trong thời gian 
10/2016 - 3/2017 [19]. Vào một đợt ô nhiễm được 
phân tích, nồng độ bụi PM2.5 tăng cao vào ban đêm, 
muộn hơn vài giờ so với thời điểm nồng độ CO tăng 
cao [19]. Nếu điều kiện khí tượng tù đọng chỉ đơn 
thuần làm các chất ô nhiễm tích tụ lại thì nồng độ 
PM2.5, CO phải tăng đồng thời. Việc nồng độ PM2.5 
tăng cao sau CO gợi ý khả năng tốc độ lớn lên và 
hình thành của bụi được tăng lên. Sự gia tăng tốc độ 
phản ứng tạo thành phần thứ cấp được dự đoán. Mức 
đóng góp của phần thứ cấp lên nồng độ bụi PM2.5 
vào các đợt ô nhiễm có thể được đánh giá đựa vào 
kết quả phân tích nồng độ bụi trong giai đoạn này. 
Tuy nhiên, hiện nay chưa có công bố nào về bộ số 
liệu này.
Để có thể ứng phó/kiểm soát các đợt ô nhiễm 
nồng độ cao, việc hiểu rõ cơ chế hình thành các đợt ô 
nhiễm này là rất quan trọng. Trong trường hợp phần 
bụi thứ cấp đóng góp đáng kể lên nồng độ bụi vào các 
đợt ô nhiễm thì việc kiểm soát các khí tiền chất hình 
thành nên phần bụi thứ cấp rất quan trọng. 
TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN
Chuyên đề I, tháng 3 năm 2021 13
5. Kết luận
Tổng quan này đã tổng hợp và phân tích hiện 
trạng, nguồn, các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ 
bụi PM2.5 tại Hà Nội. Trong thời gian qua, nồng độ 
PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội luôn cao hơn Quy 
chuẩn kỹ thuật quốc gia, QCVN 05:2013/BTNMT 
và mức khuyến nghị của WHO. Nồng độ bụi PM2.5 
không có xu hướng tăng lên nhưng cần được tiếp 
tục kiểm soát để đạt mức quy định trong Quy chuẩn 
và tiến tới đạt mức khuyến nghị của WHO. Bên 
cạnh các nguồn tại chỗ, nồng độ PM2.5 được đóng 
góp bởi vận chuyển từ xa và phần bụi thứ cấp. Biến 
thiên nồng độ bụi chịu ảnh hưởng của các yếu tố 
khí tượng.
Sự đóng góp đáng kể của phần bụi thứ cấp lên 
nồng độ bụi PM2.5 vào một số đợt ô nhiễm cũng như 
việc hình thành các đợt này được dự đoán dựa trên 
các quả nghiên cứu hiện tại ở Việt Nam và khu vực. 
Một số kiến nghị về các hoạt động cần thiết để cải 
thiện chất lượng không khí cũng đã được trình bày.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi 
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia 
(NAFOSTED) trong Đề tài mã số 105.99-2019.322■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Landrigan, P.J., Fuller, R., Acosta, N.J.R., Adeyi, O., 
Arnold, R., Basu, N.N., Baldé, A.B., Bertollini, R., Fuster, 
V., Greenstone, M., Haines, A., Hanrahan, D., Hunter, D., 
Khare, M., Krupnick, A., Lanphear, B., Lohani, B., Martin, 
K., Mathiasen, K. V., Mcteer, M. A., Murray, C.J.L., 
Ndahimananjara, J.D., Perera, F., Potočnik, J., Preker, 
A.S., Ramesh, J., Rockström, J., Salinas, C., Samson, L. D., 
Sandilya, K., Sly, P.D., Smith, K.R. and Steiner, A., "The 
Lancet Commission on pollution and health," 2017.
2. Cohen, A. J., Brauer, M., Burnett, R., Anderson, H. R., 
Frostad, J., Estep, K.,  Forouzanfar, M. H. "Estimates and 
25-year trends of the global burden of disease attributable to 
ambient air pollution: An analysis of data from the Global 
Burden of Diseases Study (2015)", The Lancet, 389(10082), 
p.1907 - 1918, 2019. 
3. Hoang Anh L., Nam D.T., Luan V.N, "Ô nhiễm bụi PM 
tại một số thành phố ở Việt Nam - Biến động theo không 
gian, thời gian của PM10 và PM2.5" Tạp chí Môi trường. Số 
chuyên đề IV năm 2018, 2018. 
4. Luận V.N. và Trà M.T.M, "Ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) tại 
một số thành phố châu Á" Tạp chí Môi trường. Số Chuyên 
đề tháng 4 năm 2019, 2019. 
5. Phạm Ngọc Đăng, "Đánh giá diễn biến chất lượng không 
khí một số đô thị nước ta và đề xuất giải pháp cải thiện" 
Tạp chí Môi trường. Số 2/2021, 2020.
6. Vu, V.T., Shi, Z., Cheng, J., Zhang, Q., He, K., Wang, S., 
Harison, M.R., "Assessing the impact of clean air action 
on air quality trends in Beijing using a machine learning 
technique" Atmos. Chem. Phys. 19, pp. 11303 - 11314, 2019.
7. Nguyen, T.N.T., Le, H.A., Mac, T.M.T., Nguyen, T.T.N., 
Pham, V.H., Bui, Q.H., "Current status of PM2.5 and its 
mitigation in Vietnam" Glob. Environ. Res. 22, pp. 073 - 
083, 2018. 
8. Nhung N.T.T., Schindler C., Dien T.M., Probst-Hensch N., 
Perez L., Künzli N., "Acute effects of ambient air pollution on 
lower respiratory infections in Hanoi children: An eight-year 
time series study,=" Environ Int. 110, pp. 139 - 148, 2018. 
9. Luong L.M., Phung D., Sly P.D., Morawska L, T.P., 
"The association between particulate air pollution and 
respiratory admissions among young children in Hanoi, 
Vietnam" Sci Total Environ, 578, p. 249 - 255, 2017. 
10. Hopke, P.K., Cohen, D.D., Begum, B.A, Biswas, S.K., Ni, B., 
Pandit, G.G., Santoso, M., Chung, Y. S., Davy, P., Markwitz, 
A., Waheed, S., Siddique, N., Santos, F.L., Pabroa, P.C.B., 
Seneviratne, M.C.S., Wimolwattanapun, W., Bunprapob, 
S., Vuong, T.B., Hien, "Urban air quality in the Asian 
region" Sci. Total Environ., p. 404 103 - 112, 2008. 
11. Cohen, D.D., Crawford, J., Stelcer, E. and Bac, V.T., 
"Characterisation and source apportionment of fine 
particulate sources at Hanoi from 2001 to 2008" Atmos. 
Environ. 44 (3), pp. 320 - 328, 2010a. 
12. Phạm Ngọc Hóa, "Tính toán mức độ đóng góp của bụi 
PM2.5, PM1 trong bụi PM10 tại khu vực Long Biên, Hà Nội 
và khả năng ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người" 
Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự 
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội., 2015. 
13. Hien, P. D., V. T. Bac, and N. T.H. Thinh., "PMF Receptor 
Modelling of Fine and Coarse PM10 in Air Masses 
Governing Monsoon Conditions in Hanoi, Northern 
Vietnam," Atmospheric Environment 38(2) , p. 189 - 201, 
2004. 
14. Hien, P.D., Loc, P.D., & Dao, N.V., "Air pollution episodes 
associated with East Asian winter monsoons" Science of the 
Total Environment, 409(23), p. 5063 - 5068, 2011. 
15. Tổng cục Môi trường, "Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc 
gia giai đoạn 2011 - 2015" 2015.
16. Hai C.D, Kim Oanh N.T., "Effects of local, regional 
meteorology and emission sources on mass and compositions 
of particulate matter in Hanoi" Atmos. Environ. 78, pp. 105 
- 122, 2013. 
17. Hien, P.D., Bac, V.T., Tham, H.C., Nhan, D.D., & Vinh, 
L.D., " Influence of meteorological conditions on PM2.5 
and PM2.5-10 concentrations during the monsoon season 
in Hanoi, Vietnam" Atmospheric Environment, 36(21), p. 
3473 - 3484, 2002. 
18. Bich-Thuy L., Matsumi Y., Nakayama T., Sakamoto Y., 
Kajii Y., and Nghiem D. T., "Characterizing PM2.5 in Hanoi 
with new high temporal resolution sensor" Aerosol Air 
Qual. Res. 18(9), pp. 2487 - 2497, 2018. 
Chuyên đề I, tháng 3 năm 202114
OCCURRENCE, SOURCES AND AFFECTED FACTORS OF PM2.5 IN 
HANOI: A REVIEW 
Ly Bich Thuy*, Van Dieu Anh
School of Environmental Science and Technology
ABSTRACT
Air pollution, especially PM2.5, has recently raised a great concern due to its adverse effects on the 
environment and public health. PM2.5 is particulate matter with an aerodynamic diameter less than or equal 
to 2.5 µm. PM2.5 causes serious health effects and economic impacts worldwide. In Vietnam, the monitoring 
data showed that the annual PM2.5 concentration in many places was higher than the permitted levels of 
national technical regulation, QCVN 05:2013/BTNMT (25 µg/m3) and recommendation level of World 
Health Organization (WHO) (10 µg/m3). Daily concentration of PM2.5 also exceeded the permitted values of 
national regulation (50 µg/m3) and the recommendation level of WHO (25 µg/m3) in many days of the year. 
Studies showed that beside the primary sources there were contribution of long-range transportation and 
secondary formation to PM2.5 concentrations in Hanoi. The occurrence of pollution episodes with high PM2.5 
concentration (e.g. >100 µg/m3) has been reported, but the information on the composition and sources of 
PM2.5 in these periods has not been reported yet. Secondary formation is assumed to have a large contribution 
to PM2.5 concentration in pollution episodes. Source apportionment of PM2.5 pollution is important to plan 
effective pollution control. 
Key words: PM2.5, sources, episode, secondary particulate matter.
19. Bich Thuy L., Matsumi Y., Tuan V.V., Sekiguchi K., Thu-
Thuy N., Chau-Thuy P., Trung-Dung N., Ich-Hung N., 
Kurotsuchi Y., Thu-Hien N., NakayamT., "The effects of 
meteorological conditions and long-range transport on 
PM2.5 levels in Hanoi revealed from multi-site measurement 
using compact sensors and machine learning approach." J. 
Aerosol Science, 152, 105716, 2021. 
20. Koplitz, S.N., Jacob, D.J., Sulprizio, M.P., Myllyvirta, L., 
Reid C., "Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power 
Plant Emissions in Southeast Asia" Environmental Science 
& Technology, 51(3), pp. 1467 - 76, 2017. 
21. Cohen, D.D., Crawford, J., Stelcer, E. and Bac, V.T., "Long 
range transport of fine particle windblown soils and coal 
fired power station emission into Hanoi between 2001 to 
2008" Atmos. Environ. 44 (31), pp. 3761 - 3769, 2010b. 
22. Huang, R.J., Zhang, Y., Bozzetti, C., Ho, K.F., Cao, J.J., Han, 
Y., Daellenbach, K.R., Slowik, J.G., Platt, S.M., Canonaco, 
F., Zotter, P., Wolf, R., Pieber, S.M., Bruns, E.A., Crippa, M., 
Ciarelli, G., Piazzalunga, A., Schwikowski, M., Abbaszade, 
G., Schnelle-Kreis, J., Zimmermann, R., An, Z., Szidat, S., 
Baltensperger, U., Haddad, I.E. and Prévôt, A.S.H., "High 
secondary aerosol contribution to particulate pollution 
during haze events in China" Nature, 514, pp. 218 - 222, 
2014. 
23. Huang R., Wang Y., Cao J., Lin C., Duan J., Chen Q.,  
Dowd, C. D. O., "Primary emissions versus secondary 
formation of fine particulate matter in the most polluted city 
(Shijiazhuang ) in North China" Atmospheric Chemistry 
and Physics, 19, p. 2283 - 2298, 2019. 
24. Sulong N.A., Latif M.T., Khan M.F., Amil N., Ashfold 
M.J., Wahab M.I.A., Chan K.M., Sahani M., "Source 
apportionment and health risk assessment among specific 
age groups during haze and non-haze episodes in Kuala 
Lumpur, Malaysia" Sci Total Environ, pp. 601 - 602:556-
570, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_nguon_va_cac_yeu_to_anh_huong_toi_nong_do_bui_pm2.pdf