Hát bội, đàn ca tài tử và sự hình thành cải lương. Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
Bài này có mục đích trình bày lịch sử phát triển từ hát bội, nhạc tài tử,
đến cải lương, từ cuối thế kỷ 19 đến các thập niên đầu thế kỷ 20, đặc biệt là
qua các tư liệu bằng tiếng Pháp và hình ảnh còn lại ở nhiều nơi chưa được
khai thác đúng mức. Nhiều người chưa biết là khi hát bội lần đầu tiên diễn ở
Pháp năm 1889 đã gây sự tò mò thích thú từ quần chúng và giới nghệ thuật.
Nhạc sĩ Debussy đã có xem nhạc Gamelan và tuồng hát bội, và âm nhạc
sáng tác sau này của ông có sự ảnh hưởng của nhạc Gamelan Java
và nhạc hát bội Việt Nam.
Nhiều người chưa biết là khi hát bội lần đầu tiên diễn ở Pháp năm 1889 đã
gây sự tò mò thích thú từ quần chúng và giới nghệ thuật. Nhạc sĩ Debussy đã
có xem nhạc Gamelan và tuồng hát bội, và âm nhạc sáng tác sau này của ông
có sự ảnh hưởng của nhạc Gamelan Java và nhạc hát bội Việt Nam.
Các tư liệu về lịch sử nhạc tài tử ở Việt Nam đều ghi là ban nhạc tài tử đầu
tiên do ông Nguyễn Tống Triều thành lập ở Mỹ Tho, sau đó qua Pháp trình
diễn ở hội chợ quốc tế năm 1910 (có tư liệu nói năm 1911).
Nhưng các tài liệu này đều không cho chi tiết gì thêm và cũng không ghi chú
tài liệu tham khảo. Qua sự tìm hiểu về nhạc tài tử qua các hình ảnh tư liệu,
cùng với sự hợp tác nghiên cứu của cô Mai Mỹ Duyên của Đại học Văn hóa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hát bội, đàn ca tài tử và sự hình thành cải lương. Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
Hát bội, đàn ca tài tử và sự hình thành cải lương . Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Biên Khảo: Nguyễn Đức Hiệp – Nguyễn Lê Tuyên Giới thiệu Bài này có mục đích trình bày lịch sử phát triển từ hát bội, nhạc tài tử, đến cải lương, từ cuối thế kỷ 19 đến các thập niên đầu thế kỷ 20, đặc biệt là qua các tư liệu bằng tiếng Pháp và hình ảnh còn lại ở nhiều nơi chưa được khai thác đúng mức. Nhiều người chưa biết là khi hát bội lần đầu tiên diễn ở Pháp năm 1889 đã gây sự tò mò thích thú từ quần chúng và giới nghệ thuật. Nhạc sĩ Debussy đã có xem nhạc Gamelan và tuồng hát bội, và âm nhạc sáng tác sau này của ông có sự ảnh hưởng của nhạc Gamelan Java và nhạc hát bội Việt Nam. Nhiều người chưa biết là khi hát bội lần đầu tiên diễn ở Pháp năm 1889 đã gây sự tò mò thích thú từ quần chúng và giới nghệ thuật. Nhạc sĩ Debussy đã có xem nhạc Gamelan và tuồng hát bội, và âm nhạc sáng tác sau này của ông có sự ảnh hưởng của nhạc Gamelan Java và nhạc hát bội Việt Nam. Các tư liệu về lịch sử nhạc tài tử ở Việt Nam đều ghi là ban nhạc tài tử đầu tiên do ông Nguyễn Tống Triều thành lập ở Mỹ Tho, sau đó qua Pháp trình diễn ở hội chợ quốc tế năm 1910 (có tư liệu nói năm 1911). Nhưng các tài liệu này đều không cho chi tiết gì thêm và cũng không ghi chú tài liệu tham khảo. Qua sự tìm hiểu về nhạc tài tử qua các hình ảnh tư liệu, cùng với sự hợp tác nghiên cứu của cô Mai Mỹ Duyên của Đại học Văn hóa. Chúng tôi đã khẳng định được là ban nhạc ông Nguyễn Tống Triều đã qua Pháp dự Hội chợ đấu xảo thuộc địa Marseille vào năm 1906,và tìm lại được chân dung của các nghệ sĩ trong ban này, trong đó có cô Ba Đắc và cô Hai Nhiễu (con ông Triều). Năm 1910 hay năm 1911 thật ra không có hội chợ quốc tế nào ở Pháp. Trong lúc tìm hiểu ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều sang Pháp trình diễn vào năm nào, chúng tôi cũng tìm ra được người trách nhiệm ban nhạc; và từ đó biết được ông trưởng đoàn người Việt (người Pháp gọi ông là “M. Viang”) này không những đã dẫn ban nhạc của ông Nguyễn Tống Triều đến Hội chợ Thuộc địa Marseille năm 1906 mà trước đó cũng đã dẫn một ban nhạc tài tử đến Hội chợ triển lãm thế giới ở Paris năm 1900 (Exposition universelle de Paris), năm khởi đầu thời đại nghệ thuật Belle Époque ở Âu châu. Ban nhạc tài tử này có khả năng rất lớn cũng chính là ban nhạc của ông Nguyễn Tống Triều. Đặc biệt ở Nhà hát Đông Dương “Théâtre Indochinois” ở Hội chợ 1900, người đẹp nổi tiếng ở Âu châu thời đó l à: Cléo de Mérode, đã mặc trang phục Cam Bốt múa với tiếng nhạc của ban nhạc tài tử Việt Nam. Báo chí Pháp đã đề cập nhiều về vũ điệu Cam Bốt do Cléo de Mérode trình diễn ở sân khấu Nhà hát Đông Dương. Cléo Diane de Mérode là người đẹp mà các họa sĩ nổi tiếng như Toulouse de Lautrec, Georges Jules Victor Clairin, Giovanni Boldini đã vẽ chân dung, Gustav Klimt đã bị quyến rũ và Alexandre Falguière tạc tượng theo chân dung của Cléo. Cũng trong dịp này, nhạc sĩ và nhà dân tộc nhạc học, ông Julien Tiersot (cũng là bạn của nhạc sĩ Debussy) đã quan sát, tiếp cận và phỏng vấn ông trưởng đoàn nhạc tài tử và ghi lại các dụng cụ và âm nhạc tài tử. Julien Tiersot đã viết giới thiệu về nhạc tài tử Việt Nam trên tạp chí âm nhạc thời đó cho giới học thuật và công chúng. Ngoài ra các ký giả, nhà văn như ông Maurice Talmeyr, Arthur Pougin, B. Marcel đã mô tả chi tiết trong tạp chí nghệ thuật “Le Ménestrel” và báo chí về buổi trình diễn điệu vũ “Cam Bốt” của Cléo de Mérode theo tiếng nhạc do ban tài tử Việt Nam trình diễn. Qua kinh nghiệm đã trình diễn trước công chúng ở Hội chợ Marseille 1906 (và cũng rất có thể ở Hội chợ Thế giới Paris 1900), ban nhạc tài tử của ôngNguyễn Tống Triều sau khi trở về Mỹ Tho đã tự tin để đến với quần chúng lần đầu ở Khách sạn Minh Tân, và từ đó khởi đầu cho sự lan truyền trình diễn trên sân khấu của nhạc tài tử và “ca ra bộ” ở miền Nam. Khi trình bày sự phát triển của nhạc tài tử ở Việt nam trong giai đoạn đầu và ảnh hưởng sau này đến sự hình thành cải lương, chúng tôi cũng nhấn mạnh đến vai trò của ông Nguyễn Phong Cảnh, chủ nhà hàng Cửu Long Giang và khách sạn “Phong Cảnh Khách lầu” gần chợ Bến Thành, trong việc nâng đỡ và phổ thông nhạc tài tử đến giới trí thức và quần chúng ở Saigon nói riêng và Nam bộ nói chung. Hát bội trong bối cảnh Nam Kỳ từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Nguồn gốc hát bội (hát tuồng) vẫn chưa rõ ràng. Có hai giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đã tranh luận: giả thuyết hát bội bắt nguồn từ dân gian và sau đó ảnh hưởng hát tuồng từ Trung quốc và giả thuyết hát bội được truyền vào thời Lý-Trần như đã được ghi trong “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ và Đại Việt Sử ký toàn thư. “Nước Nam ta từ đời nhà Lý, có người đạo sĩ nhà Tống bên Trung Hoa sang dạy dân trong nước múa hát làm trò. Trò tuồng ở nước ta bắt đầu từ đấy. Sau này bọn giáo phường mới bày thêm lối hát Bát đoạn cầm tục âm, gọi lầm là Bắ ... ách” rađời. Năm 1920, ông Trương Văn Thông lập ra gánh Tân Thịnhở đuờng Boresse (nay là đường Yersin). Năm 1921, Vương Có lập ra gánh Tập Ích banvà André Thận lập ra gánh hátThầy Thận(xiếc, chiếu phim câm, ca ra bộ) ở SaĐéc, vào dịp Tết đến Saigon, Mỹ Tho và Phnom Penh trình diễn. Qua năm sau, 1921, thì thầy Năm Tú (Pierre Châu Văn Tú) mua lại đào kép của gánh thầy André Thậnđể lập ra gánh hát Thầy Năm Túở Mỹ Tho và cuối năm gánh này lên Saigon trình diễn ở rạp Moderne(Chợ Lớn) và rạpEden(Saigon). Hãng đĩa Pathésau đó mời gánh Thầy Năm Túthâu đĩa nhạc (23). Năm 1920 cũng là năm bài “Dạcổ Hoài lang”của ông Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sáng tác ở Bạc Liêu. Bài “vọng cổ” này sau đó được phổ biến trong các gánh “cải cách” đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật sân khấu mới gọi là Cải Lương. Nghệ thuật sân khấu mới, Cải Lương, đượcưa chuộng và phổ biến rộng rãi trong quần chúng. Các ban cải lương mọc ra như nấm ở Saigon-Chợ Lớn. Năm 1925, ông Nguyễn Ngọc Cương (thân phụ của nghệ sĩ Kim Cương) lập ra gánh cải lương Phước Cương. Và năm 1926, Trần Đắc Nghĩa lập ra gánh cải lương Trần Đắc, Nguyễn Văn Đẩu lập gánh “Nghĩa Hiệp Ban”và ông Sáu Ngọ (vua cờ bạc) lập ra gánh “Nam Hưng ban”ở Chợ Lớn (23). Theo Trần Quang Hải (3) về nguồn gốc của từ“cải lương”thì " Danh từ « cải lương » có lẽ rút từ câu: Cải biến kỳ sự, Sử ích tự thiên lương " Có nghĩa là đổi những gì cũ còn lại ra thành những gì mới và hay. Danh từ cải lương được xuất hiện đầu tiên trên bảng hiệu của gánh Tân Thịnh của ông Trương Văn Thông vào năm 1920. Sân khấu được trang hoàng đẹp đẽ,có màn nhung, có tranh cảnh, và hát bài La Madelon bằng tiếng Việt trước khi kéo màn." Theo Tuấn Giang trích trong “Lịch sử sân khấu Việt nam”thì lại khác “Ban Tân Thịnh đến năm 1920 mới ra đời, sáng tác hai câu thơ treo trước cửa rạp: Cải lương ca hát theo tiến bộ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh." Và Tuấn Giang đã phân tích thì thực ra từ “cải lương”đã có từ năm 1918 do ông Năm Tú dùng cho tên gánh hát của mình. Ông Năm Tú là người áp dụng thương hiệu từ “cải lương” để gọi gánh hát của mình “Ban hát cải lương Châu Văn Tú”,và nghiêm cấm các ban khác khôngđược dùng thương hiệu cải lương của ông (5). Và hơn nữa, từ “cải lương” cũng đãđược dùng trong báo chí, sách vở của các nhà văn vào nhiều năm trước đó để nói vềtriết lý chính sách cải lương (reformist) theo tư tưởng triết học phương Tây. Ông Năm Tú chỉdùng lại từ đã được dùng phổ thông trong giới trí thức có học thời đó. “Đào kép gánh Thầy Thận mới nhập vô Gánh Thầy Năm Tú (tên thật là Châu văn Tú) ở Mỹ Tho. Đây là một gánh hát đại quy mô, có soạn giả Trương Duy Toản (tác giả vở Kim Vân Kiều), có họa sĩTrần Ngọc Điều vẽ phông sơn thủy. Danh tiếng gánh hát vang tới Saigon. Đoàn hát lên diễn tại rạp hát bóng Moderne ở vùng TânĐịnh. Hãng dĩa Pathé của Phápđã sản xuất rất nhiều dĩa hát 78 vòng. Nhờ vậy tiếng tăm của gánh Thầy Năm Tú vang dội khắp ba miền Nam Trung Bắc. Sự hình thành gánh Thầy Năm Tú đánh dấu sự chào đời sân khấu cải lương và có tầm vóc quốc gia hơn là địa phương. Lần lượt các gánh khác được lập ra một cách mau chóng: Văn Hí Ban ởChợ Lớn, Tập Ích Ban ở Thốt Nốt, Nghĩa Đồng Ban, Tân Thịnh. Gánh Nam Đồng Ban với nữ nghệ sĩ Năm Phỉ nổi tiếng trong vở “Tham phú phụ bần”. Gánh Tái Đồng Ban ở Mỹ Tho với các nghệ sĩ nổi tiếng như Phùng Há, Năm Châu, Ba Du. " (3) Sau này gánh hát Tân Thịnh do ông Năm Thông lên Saigon lập ra năm 1920 gọi là “Đoàn hát cải lương Tân Thịnh”.Lúc này từ cải lương không còn vi phạm bản quyền, nên ông Năm Thông đã dùng để chỉtên gọi chung cho ngành sân khấu mới (5). Đến cuối thập kỷ 1920 thì cải lương thay thế hát bội truyền thống ở vịtrí chính trong nghệ thuật trình diễn sân khấu miền Nam. Năm 1929, đểchuẩn bị cho triển lãm Hội chợthuộc địa quốc tế (Exposition Coloniale internationale de Paris) năm 1931 ở Paris, một ủy ban do thành phố Saigon thành lập để phối hợp tổ chức cho gian hàng Nam kỳ, đã chọn ông Gruet, kiến trúc sư thành phố thiết kế, và chọn chùa“Bà Lụa” chùa làng Phú Cường ở Thủ Dầu Một là đại diện kiến trúc Nam Kỳ. Ngoài ra để thu hút sự chú ý người xem, ngoài Hát bội, Ủy ban cũng chọn nghệ thuật sân khấu mới (Théâtre modern, théâtre reformé, hay théâtre rénové)“Cải Lương”đưa ra trình diễn ở Hội chợ thuộc địa năm 1931 (16). Như vậy từ khi hát bội được coi là nghệ thuật sân khấu chính đại diện cho Nam kỳ ở hội chợ thế giới Paris 1889, và sau đó là nhạc tài tử và hát bội ở Hội chợ thế giới Paris 1900, Hội chợ thuộcđịa Marseille 1906, 1922 cho đến sân khấu Cải Lương ở hội chợ Paris vào năm 1931 thì sự tiến hóa của sân khấu nghệ thuật hát bội đi đến hình thành sân khấu Cải Lương đã hoàn tất. Nếu Hát bội mang đến, gợi cho người xem qua các tuồng các lý tưởng, đạođức cao cả ca tụng đức hạnh anh hùng, lòng ái quốc, sự trung thành, can đảm thì Cải lương thêm vào đó yếu tố tình yêu, tình cảm, hoàn cảnh xã hội: đau buồn hay khôi hài phảnảnh đời sống thực tại của xã hội người xem. Vì thế ta không lạ gì tại sao cải lương đã trở thành phổ thông và được ưa chuộng trong khắp các tầng lớp xã hội Nam kỳ lúc đó. Khác với gánh cải lương của thầy Năm Tú thuộc dòng cải lương tuồng cổ, thì gánh Đồng Bào Namcủa cô Tư Sự là dòng cải lương tân thời với những sựviệc gần với đời sống của người dân, cải lương đềtài cuộc sống mới. Người soạn giả viết nhiều cho đoàn cải lương Đồng Bào Nam là Nguyễn Phong Sắc. Tác giả Nguyễn Phong Sắc, người đầu tiên có hướng đổi mới sân khấu cải lương, khai sinh ra hình thức cải lương đương đại, lên tiếng bệnh vực phụ nữ (5) Trong thập niên 1920, cải lương phát triển rộng rãi và nhiều ban cải lươngđược thành lập ở Saigon và các tỉnh. Các gánh cải lươngđi nhiều nơi trình diễn ở miền Nam. Như câu chuyên dưới đây về cô đào cải lương, gánh cô có đi xuống Cần Thơ trình diễn. Trên báo “L’Ère nouvelle” (Nhựt Tân báo)số ngày 25/2/1929 có câu truyện vềmột cô đào Cải Lương do một người Pháp tên là Bernardoni kể:đó là câu chuyên bi thương về mối tình và cuộc đời của Thi-Hai với một thầy giáo. Và vở kịch mô phỏng kịch hài phương Tây“Vì nghĩa quên nhà”của soạn giả Lê Quang Liêm và Hồ Biểu Chánh ngày 12-9-1917 (sau khi diễn ởrạp Edenngày 11-9-1917). Vở tuồng này, cải tiến hát bộ với kịch phỏng theo cách diễn kịch của phương Tây và nhạc tài tử ca ra bộ, đánh dấu sự ra đời của Cải Lương. Tổng luận Trong bài này chúng tôi đã trình bày các khía cạnh mới trong lịch sử sân khấu hát bội, nhạc tài tử và cải lương mà nhiều tác giảchưa để ý đến. Hát bộiđã gây kinh ngạc và thích thú cho công chúng Pháp năm 1889 và đã có ảnh hưởng đến một vài sáng tác của nhạc sĩ Debussy. Các hình ảnh các diễn viên hát bội năm 1889 ở Paris mà hiện nay còn lưu trữ được có thể được coi là những hình ảnh sớm nhất về nghệ thuật sân khấu hát bội ở Saigon và Nam Kỳ. Chỉ có giámđốc và soạn giả tuồng hát bội là được biết, ông Nguyễn Ngọc Trụ, còn các diễn viên khác hiện chưa được biết rõ. Một vài chi tiết chúng tôi đã tìm ra là ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều đã qua Pháp trình diễn ở Marseille năm 1906 chứ không phải năm 1910, và rất có thể ban nhạc này cũng chính là ban nhạc tài tử do ông “Viang” hướng dẫnđã đến Paris năm 1900 và có trình diễn với cô Cléo de Mérode trong vở múa hát “La Bague enchantée”. Các hình ảnh của ban nhạc tài tử Nguyễn Tống Triều cũng đãđược trình bày trong bài. Chúng tôi cũng đề cập đến khung cảnh xã hội, kinh tế trong thời kỳ đầu phát triển cải lương vào thập niên 1920 và vai trò của ông Nguyễn Phong Cảnh trong thuở ban đầu của lịch sử nhạc tài tử. Hy vọng bàiđã đóng góp một vài khía cạnh mới trong sự nghiên cứu về lịch sử hát bội, nhạc tài tửvà cải lương ở miền nam từcuối thế kỷ 19 đến đầu thếkỷ 20. Chú thích: (1)Đây chính là đàn cò(“violon à deux cordes”),còn đàn Huyền được dịch là “harpe à une seule corde”,đàn kìm là “le Kim” hay “guitar à quatre cordes”,đàn tranh (“guitar à seize cordes”). (2)Theo giáo sư Hue Tam Ho Tai trên Vietnam Study Group (VSG)mailing list (9/10/2012) cho tác giả biết, thì các vua Đường đều có họLý và nhân vật vua trong tuồng “Roi du Duong”là Đường Minh Hoàng. (3)Chúng tôi nhận được sự giúpđỡ của cô Mai Mỹ Duyên đãđi xuống Mỹ Tho tìm hậu duệ của ông Nguyễn Tống Triều để biết thêm thông tin nhưng không thành công. Cô cho biết là hình ông Nguyễn Tống Triều có trong sách của ông Trần Văn Khải và khẳng địnhđược hình trong sách giống nhưhình ông Triều trong tấm hình này. (4)Theo B. Marcel (27) thì truyện “La Bague enchantée”là dựa vào câu chuyện truyền thuyết “Vorvong và Sauvirong”do Ausguste Pavie đầu tiên dịch từ tiếng Khmer ra tiếng Pháp. Pavie là nhà thám hiểm và ngoại giao đã nhiều lần thám hiểm Cam Bốt, Lào và sông Mekong trong các công tác của phái bộ Pavie (“Missions Pavie”)do thống đốc Nam Kỳ Charles Le Myre de Vilers trao cho ông Pavie lãnh đạo thám hiểm các vùng ở lưu vực sông Mekong (5)Ange Michel Filippini là thống đốc Nam Kỳnăm 1886-1887. Ông khuyến khích phát triển thương mại giữa Pháp và Nam Kỳ, Cam Bốt trong giai đoạn đầu khi Pháp thiết lập thuộc địa ở Đông Dương. (6)Sabourain là chủ đồn điền cà phê và cao su ở Nam Kỳ đầu thếkỷ 20. Theo Niên giám Đông Dương 1908 thì ông bà Mme et M. Sabourain ở sốnhà 21 đường Filippini làm nghềnhân viên phục vụ (huissier), sau này ông trở thành chủ đồn điền cà phê và cao su, rất giàu có. Lúc này chợ Saigon (còn gọi là chợ Mới hay chợ Bến Thành ngày nay) chưa xây. Sau này khi chợ xây xong năm 1914, đường hai bên hông chợMới được thành lập (vàđường song song với Filippini ngang hông chợ được đặt tên làđường Sabourain) và đường Batavia không còn (đường Batavia nằmở vị trí quảng trường Quách Thị Trang ngày nay, nối với Boulevard Bonnard). Ông Gustave Sabourain đã đến Nam Kỳ từ cuối thế kỷ 19. G, Sabourain là hội viên và là thư ký của Hội tam điểm (Loge maçonnique,“Reveil de l’Orient”),có trụ sở ở số 17 rue d’Espagne (theo “Annuarie de Indochine française”,năm 1897) sau này dời đến số 38 rue Taberd (Nguyễn Du ngày nay). Đường Sabourain trở thành nơi có cửa hàng buôn bán tấp nập cho đến ngày nay. Trong thập niên 1920, nhà in Tin-Đức thư-xã ở số 37-38-39, Rue Sabourain đã xuất bản nhiều sách tiểu thuyết như tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên, Tần Dân Tử là những tác phẩm của thuở ban đầu trong văn học quốc ngữ Việt Nam và sau này các truyện Tàu nhưThủy Hử,Tam quốc diễn nghĩa,Nhạc phi diễn nghĩavà các sách Pháp về kinh tế,khoa học, báo cáo của các cơquan chính phủ trong các thập niên 1930, 1940, 1950. Cũng trên đường này có nhà sách nhà xuất bản Tủsách "Học làm người"của ông Phạm văn Tươi, số 16 Sabourain khoảng năm 1949-1950 (trước đó là nhà sách Nguyễn Khánh Đàm) (7)Theo tự vị Phalangsa-Annam (Lexique Franco-Annamite)của Ravier và Dronet xuất bản năm 1903 (15) thì từ “amateur” được dịch là “Kẻ thích sự gì riêng”. Điều này có nghĩa là từ tiếng Pháp “amateur”ở thời điểm đầu thế kỷ20 không có nghĩa là “kẻ không chuyên nghiệp”. Tài Liệu Tham khảo 1. Pierre Nicolas, Notices sur l'Indo-Chine, Cochinchine, Cambodge, Annam, Tonkin, Laos, Kouang-Tchéou-Ouan / publiées à l'occasion de l'Exposition Universelle de 1900 sous la direction de M. Pierre Nicolas (18..-19.. ; commissaire de l'Indo-Chine), impr. de Alcan- Lévy (Paris), 1900 2. Exposition universelle de 1900. Publications de la Commission chargée de préparer la participation du ministère des colonies. Les Colonies françaises, A. Challamel (Paris), 1900-1901. 3. Trần Quang Hải, Nguồn gốc cải lương, goc-cai-luong.html(vào link ngày 22/11/2012) 4. Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 năm mê hát, Năm mươi năm cải lương, Nxb Trẻ, 2007. 5. Tuấn Giang, Ca nhạc và sân khấu cải lương, NXB Văn hoá dân tộc 1997. 6. Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1991 7. Vương Hồng Sển, Sàigòn Tạp pín lù, Nxb Văn Hóa, 1997 8. Trần Văn Khê, Hồi ký Trần Văn Khê tập 2 – Đất khách quê người, Nxb Trẻ, 2001. 9. L’Ère Nouvelle, Mardi 7 Septembre 1926, Première Année, No. 7., 112 rue d’Espagne, Saigon. 10. Saigon news, Straits Times Weekly Issue, 5 October 1887, Page 12 11. Annuaire de l'Indo-Chine française, 1re partie: Cochinchine et Cambodge, 1897. 12. Émile Blavet, Le Theatre annammite, in “La vie parisienne : (1889); préface d'Abel Peyrouton”,P. Ollendorff (Paris), 1890, pp. 158-162 13. Arthur Pougin, Le théâtre à l'Exposition universelle de 1889: notes et descriptions, histoire et souvenirs. Fischbacher, Paris, 1890., pp. 89-99 14. Ravier (Cố Khánh), Donier (Cố Ân) (Missionaries apostoliques au Tonkin occidental), Lexique Franco-Annamite – Tự vị Phalangsa – Annam, Kẻ Sở, Imprimerie de la mission, 1903. 15. L'Eveil économique de l'Indochine, Bulletin hebdomadaire, Hanoi 04/09/1927 (Année 11, No. 534), p. 16. 16. Charles Lemire, Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l'itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne, Challamel aîné (Paris), 1869. 17. Henri Latour, Le Journal de la Jeunesse, Nouveau recueil hebdomadaire illustré, 1889, Deuxième semestre, Librairie Hachette et Cie., Paris, 1889, pp. 94-96. 18. Annegret Fauser, Musical Encounters at the 1889 Paris World's Fair, University of Rochester Press, NY, 2005. 19. Julien Tiersot, Notes d’ethnographie musicale, Libraire Fischbachee, Paris, 1906. 20. Schmitz, M. D., 1995. Oriental influences in the piano music of Claude Achille Debussy. Ann Arbor: University of Arizona Press. 21. Joseph Ferrière, Georges Garros, Alfred Meynard, Alfred Raquez, L' Indo-Chine 1906, publié sous les auspices du Gouvernement général de l'Indo-Chine, 1906. 22. Benedictus, Les musiques bizarres à l’Exposition, recueillies et transcrites, G. Hartmann et Cie, Paris, 1889. 23. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Mộc bảnkhắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993. 24. Huỳnh Ngọc Tráng, Trương Ngọc Tường, Phạm Thiếu Hương, Nguyễn Đại Phúc, Đỗ Văn Anh, Saigon Gia Định xưa, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1996. 25. Maurice Talmeyr, La cité du sang: tableaux du siècle passé, Perrin (Paris), 1901. 26. Schmitz, M. D., 1995. Oriental influences in the piano music of Claude Achille Debussy. Ann Arbor: University of Arizona Press. 27. Arthur Pougin, Le théâtre et les spectacles à l’exposition universelle de 1900 (suite), Le Ménestrel, 24 fe’vrier 1901, Paris, pp. 60-61. 28. B. Marcel, Les Théatres à l’Exposition, Le Passe-Temps et Le Parterre Reunis, 28e année, No. 35, Dimanche 2 Septembre 1900, pp. 3-6. 29. Huỳnh Tịnh Paulus Của, Dictionaire Annamite, Đại Nam Quốc âm Tự vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol& Cie, 4 rue d’Adran, 1895. NewEditor : Giòng Bách Việt
File đính kèm:
- hat_boi_dan_ca_tai_tu_va_su_hinh_thanh_cai_luong_tu_cuoi_the.pdf