Hành động theo quy luật cuộc sống là bài học thiết thực của người diễn viên
Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng của mình, ở văn học là nghệ thuật
ngôn từ, văn phong, cú pháp; hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối; âm nhạc là nghệ
thuật âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu. Còn nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật hành động của
người diễn viên. Trên thế giới, người ta khẳng định “Hành động là ngôn ngữ nghệ thuật
của người diễn viên” [1, tr 47]. Cũng chính vì thế, các nước phương Tây người ta gọi
diễn viên là hành động (Acteur hoặc Action).
Nhưng người diễn viên hành động trên sân khấu như thế nào để đúng với tiêu
chuẩn bình thường như cuộc sống lại không hề dễ bởi vì: Trong quá trình sáng tạo,
người diễn viên phải thực hiện hai nhiệm vụ phức tạp nhất: Tạo nên hình tượng biểu
diễn, nghĩa là sống bằng cuộc sống của người khác - nhân vật, đồng thời phải khắc phục
những điều kiện khó khăn của một sự sáng tạo công khai trước khán giả.
Trên sân khấu từ bục, cảnh trí đến dãy đèn, những đôi mắt của khán giả chăm chú
nhìn diễn viên, những hoàn cảnh không phải có thật mà là tưởng tượng ra và cuộc sống
sân khấu phải phụ thuộc vào hoàn cảnh quy định. Tất cả những thứ đó ảnh hưởng đến tự
cảm của người diễn viên, dẫn đến sự vi phạm những tiêu chuẩn bình thường của cuộc
sống. Đem những hành vi ấy trở lại tiêu chuẩn bình thường là một trong những nhiệm
vụ đầu tiên, quan trọng nhất của kỹ thuật tâm lý, là điều kiện tiên quyết để phát triển
đúng đắn quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong nghệ thuật biểu diễn, ngay cả khi dàn tập
diễn viên không thể suy nghĩ, cảm xúc thực sự và hành động có hiệu quả, nếu quá trình
sống bị vi phạm. Trong trường hợp này, diễn viên chỉ lo khắc phục sự lúng túng,
ngượng ngập chứ không phải chỉ lo xử lí cho tốt những nhiệm vụ biểu diễn, khi ấy
không còn có khả năng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hành động theo quy luật cuộc sống là bài học thiết thực của người diễn viên
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG THEO QUY LUẬT CUỘC SỐNG LÀ BÀI HỌC THIẾT THỰC c ủ a n g ư ờ i d i ễ n v i ê n Đạo diễn Dương Anh Tuấn1 Tóm tắt: Trong cuộc sống, chúng ta hành động do nhu cầu của công việc, cuộc sống đòi hỏi, không phải diễn cho người xem do đó hành động hết sức tự nhiên, thoải mái. Trước tiên, bao giờ chúng ta cũng phải cảm nhận, tiếp thu, suy nghĩ và cuối cùng mới có phản ứng tác động lại đối tượng nhằm cải biến đối tượng theo mục đích của mình (cảm thụ - phán đoán - quyết định hành động). Nhưng không ít diễn viên hành động trên sân khấu lại bỏ qua quá trình đó, người diễn viên muốn đưa hành vi của mình trên sân khấu trở về với tiêu chuẩn bình thường của cuộc sống thì phải nghiên cứu cuộc sống, biết rõ những quy luật cuộc sống của con người và phải biết sử dụng sự tác động của những quy luật ấy trong quá trình sáng tạo. Từ khóa: diễn viên, sân khấu, quy luật cuộc sống, sáng tạo... Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng của mình, ở văn học là nghệ thuật ngôn từ, văn phong, cú pháp; hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối; âm nhạc là nghệ thuật âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu. Còn nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật hành động của người diễn viên. Trên thế giới, người ta khẳng định “Hành động là ngôn ngữ nghệ thuật của người diễn viên” [1, tr 47]. Cũng chính vì thế, các nước phương Tây người ta gọi diễn viên là hành động (Acteur hoặc Action). Nhưng người diễn viên hành động trên sân khấu như thế nào để đúng với tiêu chuẩn bình thường như cuộc sống lại không hề dễ bởi vì: Trong quá trình sáng tạo, người diễn viên phải thực hiện hai nhiệm vụ phức tạp nhất: Tạo nên hình tượng biểu diễn, nghĩa là sống bằng cuộc sống của người khác - nhân vật, đồng thời phải khắc phục những điều kiện khó khăn của một sự sáng tạo công khai trước khán giả. Trên sân khấu từ bục, cảnh trí đến dãy đèn, những đôi mắt của khán giả chăm chú nhìn diễn viên, những hoàn cảnh không phải có thật mà là tưởng tượng ra và cuộc sống sân khấu phải phụ thuộc vào hoàn cảnh quy định. Tất cả những thứ đó ảnh hưởng đến tự cảm của người diễn viên, dẫn đến sự vi phạm những tiêu chuẩn bình thường của cuộc sống. Đem những hành vi ấy trở lại tiêu chuẩn bình thường là một trong những nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của kỹ thuật tâm lý, là điều kiện tiên quyết để phát triển đúng đắn quá trình sáng tạo nghệ thuật. Trong nghệ thuật biểu diễn, ngay cả khi dàn tập diễn viên không thể suy nghĩ, cảm xúc thực sự và hành động có hiệu quả, nếu quá trình sống bị vi phạm. Trong trường hợp này, diễn viên chỉ lo khắc phục sự lúng túng, 1 Bộ môn Sân khấu, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 104 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU ngượng ngập chứ không phải chỉ lo xử lí cho tốt những nhiệm vụ biểu diễn, khi ấy không còn có khả năng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật . Muốn đưa hành vi của mình trên sân khấu trở về với tiêu chuẩn bình thường, người diễn viên phải nghiên cứu cuộc sống, biết rõ về nó, biết rõ những quy luật cuộc sống hữu cơ của con người và phải biết sử dụng sức tác động của những quy luật ấy trong quá trình sáng tạo. Người nghệ sĩ sân khấu trong quá trình sáng tạo khác với người nghệ sĩ thuộc các ngành nghệ thuật khác, diễn viên vừa là tác giả lại vừa là “chất liệu” sáng tạo, đồng thời diễn viên tạo nên hình tượng biểu diễn bằng chính bản thân mình . Muốn tạo nên được hình tượng con người đương thời sinh động, có đầy đủ những tư tưởng, khát vọng lớn, những ý nghĩ và cảm xúc, người diễn viên phải là người có tâm hồn phong phú, và muốn có được sự phong phú đó họ phải khai thác từ trong cuộc sống. Kiến thức, trình độ văn hóa, thẩm mỹ nghệ thuật, tầm nhìn xa, rộng đều đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cuộc sống. Thiếu sự phong phú về tâm hồn thì người diễn viên không thể trở thành người nghệ sĩ chân chính, dù kỹ thuật có tinh vi đến mấy đi chăng nữa cũng chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích nếu như nó không chuyển tải được nội dung tư tưởng nhất định của tác phẩm kịch bản. Trong khi đi sâu vào thế giới tâm hồn con người, thấu hiểu bản chất sâu sắc của các sự kiện và hiện tượng trong cuộc sống, một nghệ sĩ có kinh nghiệm không bao giờ tách rời nội dung tư tưởng của những hiện tượng đó khỏi chất liệu riêng biệt để thể hiện chúng, cũng như người hoạ sĩ tư duy bằng màu sắc, đường nét, hình khối, người nhạc sĩ tư duy bằng âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, còn người diễn viên tư duy trên chất liệu là tâm hồn và thân thể mình - hành động tâm lý và hành động hình thể. Qua kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu, Xtanixlapki kết luận “Nền tảng của cuộc sống con người là quá trình hành động nhằm những mục tiêu cuộc sống, nhằm thực hiện những nhiệm vụ mà cuộc sống đặt ra. Trong khi nghiên cứu những sự biến của cuộc sống nhân vật kịch, người diễn viên cần phải tập trung chú ý vào quá trình hành động, vào logic hành động của con người. Bản chất của toàn bộ quá trình sống của con người gắn bó hữu cơ với quá trình hành động của anh ta và được cụ thể hóa vào logic hành động của người ấy” [2, tr 90]. Trong quá trình con người tiếp xúc qua lại với thế giới chung quanh (tiếp xúc với mọi người, mọi đồ vật và hoàn cảnh) anh ta bộc lộ ra các tư tưởng, ý nghĩ, cảm xúc. Trong thực tế cuộc sống, cách đánh giá con người căn cứ vào logic hành động của con người trước những sự kiện có ý nghĩa xã hội quan trọng. Thế giới quan, cảm xúc, tính cách của con người đều bộc lộ ra qua các logic hành động. Người diễn viên khi quan sát cuộc sống để trau dồi vốn sống hãy biết chọn lọc, ghi nhớ những hành vi tiêu biểu nhất, bản chất nhất, thể hiện bản chất nội tâm của con người đó. 105 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Khẳng định nền tảng của nghệ thuật biểu diễn là hành động chân thực, có hiệu quả và có định hướng. Hành động là sự thể hiện toàn bộ các quá trình diễn biến tâm lý và thân thể của cuộc sống con người. Chính vì vậy, việc lựa chọn hành động chính là phương pháp hiệu quả nhất để phân tích tác phẩm kịch bản, để khám phá bản chất, tư tưởng của kịch bản và là phương tiện giúp diễn viên khám phá và nhận thức được vai kịch. Hành động giúp diễn viên nắm được cái lõi của vai kịch, trong quá trình tập luyện vai kịch, hành động đóng vai trò tổ chức có hiệu quả cho việc sáng tạo của diễn viên. Nhờ hành động , diễn viên huy động được toàn thể bộ máy tâm lý và thân thể, bắt nó phục vụ cho việc sáng tạo hình tượng biểu diễn. Trong khi biểu diễn, hành động là phương tiện tốt nhất để bộc lộ bản chất tư tưởng của tác phẩm, phương tiện mạnh mẽ bộc lộ toàn diện cuộc sống của mỗi nhân vật. Quá trình hành động của mỗi con người trong cuộc sống diễn ra rất tự nhiên do nhu cầu của cuộc sống, nhưng khi tái hiện trên sân khấu lại phức tạp, người diễn viên thường mắc lỗi vì hành động đã bỏ quá trình: cảm thụ, phán đoán và quyết định hành động. Diễn viên thường hành động mà không cảm thụ hoặc suy nghĩ phán đoán, vì tất cả mọi sự việc xảy ra trên sân khấu họ đều đã biết trước từ lúc dàn tập và qua hàng đêm diễn. Trong cuộc sống, chúng ta hành động do nhu cầu của công việc, cuộc sống đòi hỏi, không phải diễn cho ai xem do đó hành động hết sức tự nhiên, thoải mái, trước tiên bao giờ chúng ta cũng phải cảm nhận, tiếp thu và rồi suy nghĩ cuối cùng mới có phản ứng tác động lại đối tượng nhằm cải biến đối tượng theo mục đích cuả mình (cảm thụ - phán đoán - quyết định hành động). Ta thử quan sát cảnh khi học sinh sinh viên (HSSV) trong giờ nghỉ giải lao ở sân trường: từng tốp HSSV, tốp thì đá cầu, tốp thì ngồi ghế đá xem, có tốp lại đang trao đổi về một vấn đề gì đó. Có một chàng trai có vẻ bí mật nói điều gì, các bạn gái liền giơ tay về phía chàng trai, chàng trai xua tay và lùi lại, các bạn gái bèn vây lấy chàng trai người cầm tay, người nắm vai giữ chặt, chàng trai lúng túng không cựa quậy được và rồi chàng trai nói một điều gì đó các bạn gái thả chàng trai và chàng trai lấy trong túi ra một lá thư giơ lên cao, cả nhóm bạn gái nhảy lên cướp lá thư. Trong số đó, có một bạn cướp được và bỏ chạy, cả nhóm bạn gái đuổi theo còn chàng trai chỉ tay theo cười nghặt nghẽo. Cảnh tượng sinh hoạt ở sân trường hết sức tự nhiên, vui vẻ và không hề “diễn” cho ai xem cả. Nhưng khi tái tạo cảnh sinh hoạt ấy trên sân khấu thì diễn viên diễn lại mất tự nhiên, gượng gạo, giả tạo. Cái chính ở đây là khi tái tạo lại trên sân khấu, người diễn viên đã bỏ qua quy luật hành động trong cuộc sống, thiếu quá trình của hành động. Thiếu suy nghĩ sáng tạo trong hành động. Chính vì vậy trong đào tạo, người thầy cần hướng cho học sinh, diễn viên phải quan sát cuộc sống và bằng óc tưởng tượng sáng tạo, kỹ thuật điêu luyện để thực hiện tốt đời sống nhân vật trên sân khấu. Quan sát cuộc sống giúp cho chúng ta tập trung chú ý vào quá trình diễn biến tâm lý và thân thể của 106 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU con người nhờ đó mà diễn viên dần dần hiểu được cuộc sống con người qua logic hành động và hiểu được rằng mỗi một hành động thân thể đều thể hiện một quá trình tâm lý. Chúng ta trau dồi cho diễn viên những yếu tố về kỹ thuật tâm lý và những thành phần cần thiết của quá trình hành động sáng tạo, nhưng các yếu tố đó (tập trung chú ý, tưởng tượng, phán đoán, giao lưu...) hoàn toàn không phải là tồn tại độc lập mà phải hiểu rằng hành động mới là sự tổng hợp của các yếu tố đó. Người diễn viên không bao giờ thực sự có được những tình cảm và ý nghĩ của nhân vật nếu như anh ta vi phạm những quy luật hữu cơ trong quá trình hành động của con người và chắc chắn rằng người diễn viên đó sẽ không bao giờ có thể hành động một cách chân thực, nếu như không dùng trí tưởng tượng của mình tạo nên được cả một loạt hoàn cảnh với toàn bộ tính cụ thể và chân thực của nó. Vì chính những hoàn cảnh ấy mà diễn viên hành động, và cũng chính hoàn cảnh ấy gợi lên cả một loạt quá trình diễn biến nội tâm của nhân vật. Đào tạo diễn viên là một công việc khó nhọc, công phu đòi hỏi người thầy phải kiên nhẫn. Để có được một lớp diễn viên trong tương lai có nghề nắm bắt được những kiến thức cơ bản, vững vàng đứng trên sân khấu thể hiện các nhân vật kịch mang tính sáng tạo thì quá trình học và hành trong nhà trường phải dày công luyện tập. Những bài tập sơ đẳng nhất khi mới bắt đầu học cho đến những bài tập phức hợp sẽ theo suốt cuộc đời làm nghề của người diễn viên. Cứ mỗi lần nhận một vai diễn mới thì người diễn viên lại làm mới từ đầu: phân tích kịch bản, vai kịch, tìm hành động cho nhân vật, hành động xuyên, nhiệm vụ tối cao... từ những bài học cơ bản nhất đã được học từ ghế nhà trường. Từ kinh nghiệm của bản thân, trong quá trình hoạt động nghệ thuật ở nhà hát, quá trình đào tạo ở nhà trường, cũng cần trao đổi với bạn nghề về phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả nhằm tạo dựng được những thế hệ diễn viên trong tương lai mang tính chuyên nghiệp. Thời gian đầu nên đề ra những bài tập đơn giản, gần gũi với đời sống của HSSV, với những tình cảnh quy định không khó khăn, phức tạp mấy như trong không gian phòng học, ký túc xá, nhà trọ, sao cho những hành động về tâm lý và thân thể đều đơn giản trong cảnh sinh hoạt bình dị để giúp HSSV có sự thoải mái về gân bắp. Việc ấy làm cho HSSV bắt đầu nhận thức được bộ máy tâm lý, hình thể của mình, biết cách điều khiển nó, biết tiết chế năng lực gân bắp để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết và cụ thể sau này. Bên cạnh đó, cũng giúp cho HSSV hiểu rằng không thể có hành động chung chung, mà bất cứ hành động nào cũng có một mục đích cụ thể. HSSV khi luyện tập cần có sự tập trung chú ý cao độ “tập trung chú ý là chìa khóa mở ra mọi sự sáng tạo” [3, tr 181]. Tập trung chú ý là một quá trình tích cực nhận thức thế giới bên ngoài, cái thế giới mà con người sống trong đó tìm cách chuyển biến nó cho phù hợp với mong muốn của mình. Bước ban đầu này làm sao tạo được cho HSSV một không khí say mê, suy nghĩ 107 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU sáng tạo chứ không phải những giáo điều hoặc áp đặt. Tiếp theo là những bài tập với vật tưởng tượng (vô vật thực) để rèn luyện trí tưởng tượng của HSSV giúp cho họ trong thực tiễn sáng tạo sau này. Loại bài tập này nhằm giúp cho HSSV tính logic của hành động, tính tuần tự trong hành động. Sau đó, tăng dần thời gian của hành động bằng cách đề ra những nhiệm vụ khó hơn và quy định những hoàn cảnh, tình huống phức tạp hơn. Cứ dần dần phát triển khả năng của HSSV đến những bài tập phức tạp hơn. Những bài tập này sẽ phải ôn luyện hàng ngày và còn theo suốt cả cuộc đời làm nghề biểu diễn. Trong quá trình rèn luyện các yếu tố cơ bản, HSSV sẽ nắm bắt được những kỹ thuật về tâm lý và thân thể, nó gắn bó khăng khít thành một thể thống nhất, không thể tách rời nhau và từ đó là cơ sở cho HSSV tập luyện vai kịch, thể hiện ý đồ nghệ thuật, bộc lộ bản chất tư tưởng của hình tượng nhân vật, của kịch bản. Ý đồ nghệ thuật của người diễn viên dù có đúng đến mấy nhưng không được thể hiện bằng phương tiện có sức thuyết phục thì cũng không thể tác động đến khán giả được. Chỉ khi nào nắm bắt được hành động hữu cơ - như cuộc sống mới có khả năng chủ động tạo nên được hình tượng sống và chân thực, chinh phục được khán giả và tác động được vào tâm hồn của họ. Tài liệu tham khảo [1] . GS.TS Đình Quang (1978), Nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý, Nxb Văn hóa. [2] . Xtanixlapxki (1984), Những bài học đạo diễn, Vũ Đình Phòng dịch từ tiếng Nga, Nxb Văn hóa. ACTING BY THE REGULATIONS OF THE LIFE - THE PRACTICAL LESSON OF AN ACTOR Duong Anh Tuan Abstract: In life, we naturally and comfortably act by the demands of jobs and the requirements of the life. We must firstly feel, perceive, think and finally respond to change the objects as our want (feeling - judging - deciding to act). But many actors ignore these procedures when they perform on the stage. If an actor wants to act by the normal regulations of the life, he will have to understand deeply the life and the regulations of people and apply the impacts of these regulations in his creative process. Key words: actor, stage, regulations of the life, creative process ... 108
File đính kèm:
- hanh_dong_theo_quy_luat_cuoc_song_la_bai_hoc_thiet_thuc_cua.pdf