Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác

Lắng nghe

Hãy để con nói một cách thoải mái về những cảm giác của mình, hay đơn

giản là thấu hiểu cảm giác đó của con, thay vì ngay lập tức đưa ra lời khuyên

dạy. Bạn có thể nói “mẹ hiểu, chắc là con thích mái tóc uốn quăn của bạn con

lắm nhỉ”. Kể cho con nghe về cái thời mà bạn cũng cảm thấy ghen tị và them

muốn giống một ai đó về vẻ ngoài hay một khả năng nào đó, để con hiểu rằng

cảm giác đó là chuyện bình thường, dễ hiểu.Cho con thấy tính cách và khả năng của mỗi người có giá trị như thế nào

Ca ngợi tính hài hước của người bạn của bạn (hoặc của con) thay vì đôi giày

của người đó. Với việc này, bạn có thể hướng con tránh khỏi sa vào chủ

nghĩa vật chất.

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 1

Trang 1

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 2

Trang 2

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 3

Trang 3

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 4

Trang 4

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 5

Trang 5

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 6

Trang 6

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 04/01/2022 8940
Bạn đang xem tài liệu "Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác

Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen tị với người khác
Giúp con thoát khỏi cảm giác ghen 
tị với người khác 
Cậu con ghen tị với đứa bạn có iPhone mới, còn cô con gái bạn thích cái 
áo của bạn đến mức “chết mất nếu không có cái áo đó. Bạn nên làm gì 
khi con ghen tị như vậy? 
Làm khi khi con ghen tị với bạn? Câu trả lời phụ thuộc vào việc điều con bạn 
muốn là gì, Phylis Katz, Tiến sĩ, nhà tâm lý phát triển ở Miami Beach 
khuyên. Nếu cái con bạn muốn là một loại đồ vật đặc biệt nào đó, bạn có thể 
chỉ cho con cách dành dụm để có nó. Nhưng nếu là mong muốn được giống 
ai đó thì câu chuyện lại phức tạp hơn. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp 
dụng trong trường hợp này 
Lắng nghe 
Hãy để con nói một cách thoải mái về những cảm giác của mình, hay đơn 
giản là thấu hiểu cảm giác đó của con, thay vì ngay lập tức đưa ra lời khuyên 
dạy. Bạn có thể nói “mẹ hiểu, chắc là con thích mái tóc uốn quăn của bạn con 
lắm nhỉ”. Kể cho con nghe về cái thời mà bạn cũng cảm thấy ghen tị và them 
muốn giống một ai đó về vẻ ngoài hay một khả năng nào đó, để con hiểu rằng 
cảm giác đó là chuyện bình thường, dễ hiểu. 
 Cho con thấy tính cách và khả năng của mỗi người có giá trị như thế nào 
Ca ngợi tính hài hước của người bạn của bạn (hoặc của con) thay vì đôi giày 
của người đó. Với việc này, bạn có thể hướng con tránh khỏi sa vào chủ 
nghĩa vật chất. 
Giúp con có những đam mê 
Nếu những thứ mà con khao khát là điểm số hay khả năng chơi tennis giống 
như của bạn mình, khuyến khích con cố gắng để đạt được mục đích con 
muốn. Học hành chăm chỉ hơn sẽ giúp con đạt điểm cao trong kỳ thi tới, và 
điều đó sẽ củng cố lòng tự tin của con cũng như dễ dàng giúp con thoát khỏi 
cảm giác ghen tị của mình. 
Đọc những chuyện liên quan 
Sự ghen tị có thể tạo nên nỗi bực dọc oán trách, và có thể hủy hoại một tình 
bạn tốt. Hãy cho con hiểu sâu hơn về điều này bằng việc đọc hay kể những 
câu chuyện có nội dung về chủ đề này. 
Làm sao để bé không ghen tỵ với em? 
Hỏi: Làm thế nào để chị 3 tuổi thương và chơi vói em được gần 1 tuổi, vì chị 
rất hay ganh và đánh em. 
Trả lời: Việc chị hoặc anh đánh em cũng giống như đứa trẻ thứ nhất ghen tỵ 
khi mẹ mang thai và sinh đứa con thứ hai. Trẻ ghen tỵ như vậy hầu như là do 
người lớn. Thực chất trẻ làm vậy vì muốn bảo vệ sự quan tâm của cha mẹ đối 
với mình. Trẻ sợ khi có em bé thì bố mẹ sẽ không quan tâm đến mình nữa và 
nảy sinh sự ghen tỵ, đến mức nào đó sẽ thành hành vi đánh em (trên thực tế 
hiện tượng này xảy ra tương đối nhiều). Vậy vấn đề cần thiết ở đây là cha mẹ 
hãy quan tâm đến các con như nhau, không nên thiên vị, đặc biệt nên lôi kéo 
chị hoặc anh vào việc chăm sóc em. Điều này không những làm cho tình cảm 
chị em tốt hơn mà còn giúp trẻ trưởng thành hơn. 
Giúp con ngoan, dễ gây thiện cảm với người khác 
Muốn con được đánh giá là ngoan, dễ gây thiện cảm với người khác thì 
mẹ cần biết cách ‘uốn nắn’ từ sớm. “Cùng tuổi nhưng sao con chị A, anh 
B mau mồm mau miệng còn con em thì chậm chạp?”, “Con vụng lắm, 
gặp ai cũng chỉ giương mắt nhìn” đây là lời kêu ca, phàn nàn của 
không ít bậc phụ huynh trong việc giao tiếp hàng ngày của con trẻ. 
Con gặp ai cũng ‘im như thóc ngâm’, chẳng chịu chào hỏi và đôi khi còn có 
những hành động bị đánh giá là thô lỗ khiến bạn buồn lòng? Thực ra, trẻ con 
chẳng mấy đứa quan tâm đến lễ nghi, chúng nói và hành động theo bản năng 
là nhiều. Do đó, một đứa trẻ ngoan hay hư, giao tiếp tốt hay không là do cách 
uốn nắn của cha mẹ từ tấm bé. 
Dưới đây là 17 quy tắc giao tiếp – những viên gạch nền đầu tiên cho sự thành 
công của trẻ khi trưởng thành – cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt. 
Ngoáy mũi chỗ đông người là hành động kém văn hóa con ạ 
1. Khi đề nghị hay yêu cầu bất kỳ điều gì, con cần nói “Làm ơn”. 
2. Nhận từ ai vật dụng hay món quà nào, con đừng quên “Cảm ơn” 
3. Tuyệt đối không chen ngang hay ngắt lời người lớn lúc đang nói chuyện, 
trừ trường hợp khẩn cấp. 
4. Không tự ý lục lọi/ động vào đồ của người khác nếu chưa nhận được sự 
đồng ý. 
5. Trước khi vào phòng ai đó, con cần gõ cửa đấy! 
6. Đến nhà bạn chơi, lúc ra về, con nên nói “Cảm ơn” vì họ đã niềm nở đón 
tiếp con. 
7. Đừng dè bỉu, chê bai tính cách của người khác. 
8. Đặt một chiếc khăn ăn lên đùi để dùng lau miệng khi cần thiết. Giải thích 
cho trẻ hiểu rằng đây là thói quen ăn uống của những người lịch thiệp. 
9. Ăn uống từ tốn, đúng cách. Không bê cả bát lên húp, đặc biệt, khi nhai 
không phát ra tiếng nhóp nhép. 
10. Đừng quên “Cảm ơn” khi con nhận được sự giúp đỡ. Lời cảm ơn đôi 
khi như ‘tiên dược’ khiến người khác phấn chấn, hài lòng và sẵn sàng giang 
tay nâng đỡ con lần sau, sau nữa 
11. Nếu cha mẹ, ông bà hay người thân nhờ con giúp, con hãy mỉm cười thật 
tươi và vui vẻ làm nhé! 
12. Thấy cha mẹ, thầy cô hay cô/chú hàng xóm đang khệ nệ bê đồ hoặc làm 
việc gì đó con nên đề nghị được ‘chung tay, góp sức’. “Lời nói chẳng mất 
tiền mua”, sự tốt bụng và thái độ sẵn lòng hỗ trợ người khác của con được 
đánh giá rất cao. 
13. Con bước qua cửa vào nhà và sau con vẫn con đôi ba người? Vậy thì 
đừng quên giữ cánh cửa mở rộng cho đến khi những người đi sau con vào tới 
nhà. 
14. Sẽ là vô cùng thô lỗ nếu con ngoáy mũi liên tục nơi đông người, chỗ công 
cộng. 
15. Vô tình va phải ai đó, hãy nói “Tôi xin lỗi” ngay và luôn con ạ! 
16. Đừng đùa dai hay trêu trọc ai đó cho tới khi họ òa khóc. Hành động này 
có thể khiến ‘nạn nhân’ bị tổn thương ghê gớm đấy. 
17. Con không được phép nói thiếu chủ – vị khi trò chuyện với người lớn. 
Như thế là hư và vô lễ. 

File đính kèm:

  • pdfgiup_con_thoat_khoi_cam_giac_ghen_ti_voi_nguoi_khac.pdf