Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất

6. Mong con hoàn hảo

Khi ai đó nhận xét rằng, con ngày càng hư hỗn, không biết kính trên nhường

dưới hay vô kỷ luật phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là ‘xù lông

nhím’ tức giận hoặc hỏi tới tấp nguyên nhân vì sao nhận xét thế. Sự thật

thường mất lòng nhưng nếu chúng ta nghe sự thật với trái tim và tâm hồn

rộng mở thì sẽ hưởng nhiều lợi ích. Như vậy, chúng ta sẽ sớm có biện pháp

can thiệp, ‘uốn nắn’ lại con để chỉnh chúng theo đường đúng. “Nhân vô thập

toàn”, đừng đòi hỏi trẻ phải hoàn hảo khi chính bạn là tấm gương đầy lỗi.

5. Quá đắm đuối vì con

Luôn tự hảo vì con là đức tính cố hữu tự nhiên và dễ hiểu của tất cả các bậc

cha mẹ. Và nhiều khi, thành công của con khiến cha mẹ mừng vui, hạnh phúcgấp vạn lần thành công của chính mình. Chính bởi thế, cha mẹ nào cũng có

tâm lý hi sinh, sẵn sàng đánh đổi để dành cho con cuộc sống đủ đầy về vật

chất. Nhưng quá đắm đuối vì con thì sao chúng ta có được hạnh phúc của

riêng mình? Sự chở che bao bọc nếu quá đà chỉ khiến con trẻ cảm thấy mệt

mỏi mà thôi.

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 1

Trang 1

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 2

Trang 2

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 3

Trang 3

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 4

Trang 4

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 5

Trang 5

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 6

Trang 6

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 7

Trang 7

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 8

Trang 8

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 9

Trang 9

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 9102
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất

Giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục trẻ tốt nhất
Giúp cha mẹ có phương pháp giáo 
dục trẻ tốt nhất 
Thời gian gần đây, tôi suy nghĩ khá nhiều về khái niệm ‘tương lai lâu 
dài’. Tôi nghĩ về con người sau nay tôi mong con sẽ trở thành và tự hỏi. 
“Tôi có thể làm gì để thúc đẩy điều đó?” Suy nghĩ cẩn trọng về tương lai 
của con đã thay đổi cách tôi nuôi dạy chúng, bởi tôi nhận ra rằng những 
điều khiến con hạnh phúc khi chúng 10 hay 15 tuổi hoàn toàn khác với 
những điều khiến chúng hạnh phúc vào năm 25, 30, 40 tuổi hoặc nhiều 
hơn thế nữa. 
Dưới đây, tôi xin chia sẻ với bạn một số lỗi lầm nuôi dạy con thường gặp 
nhất, được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi và nhiều bậc cha 
mẹ khác nữa. 
7. Quá đề cao con 
Nhiều bậc cha mẹ yêu con một cách mù quáng, luôn quá đề cao hoặc tôn thờ 
con dẫn đến việc trẻ ngày càng trở nên ích kỷ. Để rồi đến một ngày, khi thấy 
trẻ sống quá vì mình, không biết sẻ chia và giúp đỡ, cha mẹ lại than trách ‘vô 
phúc’. 
Thực tế, sự ích kỷ không phải là tính cách cố hữu mang tính di truyền của 
con người mà hoàn toàn do giáo dục, do môi trường sống tạo nên. Hãy nhớ, 
con cái là để yêu thương chứ không phải để tôn thờ, đề cao hay ‘trang sức’ 
của cha mẹ. 
 Luôn tự hảo vì con là đức tính cố hữu tự nhiên và dễ hiểu của tất cả các bậc 
cha mẹ. 
6. Mong con hoàn hảo 
Khi ai đó nhận xét rằng, con ngày càng hư hỗn, không biết kính trên nhường 
dưới hay vô kỷ luật phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ là ‘xù lông 
nhím’ tức giận hoặc hỏi tới tấp nguyên nhân vì sao nhận xét thế. Sự thật 
thường mất lòng nhưng nếu chúng ta nghe sự thật với trái tim và tâm hồn 
rộng mở thì sẽ hưởng nhiều lợi ích. Như vậy, chúng ta sẽ sớm có biện pháp 
can thiệp, ‘uốn nắn’ lại con để chỉnh chúng theo đường đúng. “Nhân vô thập 
toàn”, đừng đòi hỏi trẻ phải hoàn hảo khi chính bạn là tấm gương đầy lỗi. 
5. Quá đắm đuối vì con 
Luôn tự hảo vì con là đức tính cố hữu tự nhiên và dễ hiểu của tất cả các bậc 
cha mẹ. Và nhiều khi, thành công của con khiến cha mẹ mừng vui, hạnh phúc 
gấp vạn lần thành công của chính mình. Chính bởi thế, cha mẹ nào cũng có 
tâm lý hi sinh, sẵn sàng đánh đổi để dành cho con cuộc sống đủ đầy về vật 
chất. Nhưng quá đắm đuối vì con thì sao chúng ta có được hạnh phúc của 
riêng mình? Sự chở che bao bọc nếu quá đà chỉ khiến con trẻ cảm thấy mệt 
mỏi mà thôi. 
4. Để con cãi lại 
Khuyến khích con tranh luận khác với việc để con cãi lại. Cảnh mẹ nói một 
câu, con cãi một câu là không bao giờ được phép tồn tại trong một gia đình 
có văn hóa. “Nhà có lề, quê có thói”, quan hệ cha mẹ với con cái dù có tự do, 
dân chủ thế nào cũng cần phân biệt rạch ròi trên dưới. Cha mẹ thông thái 
luôn đặt ra cho con những giới hạn nhất định, nếu con vượt qua sẽ phải chịu 
phạt thích đáng. 
3. “Đánh cắp” tuổi thơ của con 
Con thành danh, có địa vị trong xã hội là ước mơ lớn của đại đa số cha mẹ. 
Nhưng đừng để điều đó ‘đánh cắp’ thời thơ ấu mà con xứng đáng được 
hưởng. Nếu bạn muốn con vững vàng tiến về phía trước, hãy bảo vệ con khỏi 
những áp lực điểm số, học hành, thi cử Để con được vui chơi và phát triển 
tự nhiên theo ‘nhịp’ riêng của mình. Như vậy, bạn mới phát hiện ra ưu điểm 
và thế mạnh cần phát huy của con. 
2. Nuôi dạy con theo cách bạn muốn chứ không phải theo những gì con 
có 
Dạy dỗ và hướng con theo một hình mẫu thành công có sẵn là điều không 
tưởng. Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã mang trong mình một cá tính nhất định. 
Quan tâm và hiểu cá tính của trẻ sẽ giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục 
trẻ tốt nhất. Có thể trẻ không giống như những gì chúng ta đã tưởng – không 
thông minh, không hài hước, thậm chí còn khó gần và ương ngạnh Dù thế 
nào, hãy nhìn nhận đúng con người của trẻ và yêu thương con người đó. 
1. Phán xét phụ huynh và những đứa trẻ khác 
Đừng bao giờ ‘mèo chê mèo dài đuôi’, phát xét những phụ huynh và trẻ khác 
trước mặt con. Cho dù chúng ta không đồng tình với cách chăm sóc hay dạy 
dỗ con của một ai đó thì cũng không có quyền chê bai, bình phẩm. “Mỗi cây 
mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nếu cha mẹ 
cứ dè bỉu người này, chê trách người kia thì đừng giật mình khi một ngày 
kia con phán xét tất cả những việc cha mẹ làm cho chúng. 
Cách giáo dục con bằng phương pháp “không roi vọt” 
20-10-2012 
“Phát hiện con trộm tiền, tôi lôi nó ra giữa nhà đánh cho một trận.Thấy 
con khóc mà thương, nhưng mình ghét tật trộm cắp. Từ hôm đó tôi thấy 
cháu cứ lầm lì chẳng chịu ăn cơm, tôi lại phải quát mắng cháu mới ngồi 
vào bàn. Liệu tôi đánh con như thế có quá không?” 
Ông bố trẻ hiện sống ở quận 10, TP HCM, kể bé Huy con trai anh năm nay 7 
tuổi. Vợ chồng anh rất thương con, nhưng không phải bé đòi gì cũng được 
chiều. “Tôi chỉ cho tiền mua dụng cụ học tập hay đồ chơi lành mạnh, chứ 
cháu xin tiền mua đồ ăn vặt là tôi không cho”, anh Trung nói. 
Cuối tuần rồi, đi làm về anh Trung phát hiện bé Huy đang móc tiền trong túi 
áo của bố treo trên tường. Vừa tức giận vừa thất vọng về hành động của con, 
anh đã lôi bé ra giữa nhà đánh đòn một trận thật đau. “Thấy con khóc mà 
thương, nhưng mình ghét tật trộm cắp. Từ hôm đó tôi thấy cháu cứ lầm lì 
chẳng chịu ăn cơm, tôi lại phải quát mắng cháu mới ngồi vào bàn. Liệu tôi 
đánh con như thế có quá không?”, người cha băn khoăn. 
Cũng chung tâm trạng, chị Lan (quận 12) cho biết, con trai chị năm nay 14 
tuổi. Chị rất buồn vì cậu bé không chịu học hành chăm chỉ, thường trốn học, 
bị cô giáo gọi phụ huynh lên phàn nàn về thái độ học tập. Người mẹ thở dài 
bảo: “Ngày xưa, tôi bằng tuổi nó đã biết lo nghĩ nhiều thứ, không ham chơi 
như cháu bây giờ. Tôi thật sự rất buồn và chưa biết phải giáo dục cháu như 
thế nào?”. 
Trong một buổi trò chuyện với chuyên viên tâm lý, chị Hòa (quận Gò vấp) 
hỏi: “Con tôi năm nay 16 tuổi, mặc toàn đồ kỳ quái, thích chơi game, sẵn 
sàng bỏ học để đi chơi với các bạn. Đôi khi tôi phát hiện cháu còn ăn trộm 
tiền của bố mẹ. Vợ chồng tôi thấy bất lực với cháu vì đã nói to nói nhỏ đủ 
điều mà con vẫn chứng nào tật đó. Giờ tôi phải làm sao?”. 
 Dạy trẻ hư không dùng roi vọt. 
Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính 
Quốc gia TP HCM, thực trạng trên là vấn đề gặp phải của rất nhiều gia đình 
hiện nay, khi mà bố mẹ cảm thấy “bất lực” với chính đứa con mình sinh ra. 
Để dạy con, biện pháp tiêu cực thường được họ sử dụng đầu tiên như đánh 
đập, chửi mắng, tra tấn đứa trẻ bằng nhiều hình thức. Cuối cùng vấn đề chính 
là “giáo dục con” vẫn không được giải quyết. 
Bà Minh cho rằng, trong giáo dục trẻ, việc đánh đập, chửi mắng không những 
không giúp ích mà còn có tác dụng ngược khiến đứa trẻ sẽ lì lợm hơn, cứng 
đầu và vi phạm lỗi nặng hơn. “Đứa trẻ thể hiện những hành vi, thái độ của 
mình như vậy để làm gì? Có phải chúng không biết suy nghĩ hay chúng ghét 
cha mẹ của mình? Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện chưa ngoan khác nhau 
tùy thuộc vào mục đích mà chúng hướng đến”, bà nói. 
Qua đây, bà Minh gợi ý với các bậc phụ huynh về cách giáo dục con bằng 
phương pháp “không roi vọt” dưa theo nghiên cứu của Plan (Tổ chức nhân 
đạo phi chính phủ, hoạt động tập trung vào việc giúp đỡ trẻ em). Phương 
pháp này liệt kê rõ mục đích của trẻ khi biểu hiện những thái độ và hành vi 
chưa ngoan, tương ứng với với mỗi hành vi mà cha mẹ có cách ứng xử như 
thế nào. Cụ thể như sau: 
1. Mục đích của trẻ là thu hút sự chú ý: 
Trẻ biểu hiện: 
Với mục đích này, đứa trẻ sẽ biểu hiện là thường làm hề, trò láu cá, ăn mặc 
khác thường, hay quên, lơ là việc phải làm. Trong trường hợp này, 
Cha mẹ nên: 
 Nếu có thể, giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của trẻ vào lúc đó. 
 Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì cả. 
 Hướng trẻ vào hành vi khác phù hợp hơn. 
 Nhắc nhở (tên, công việc phải làm), cho trẻ có sự lựa chọn ví dụ: Con 
có thể nấu cơm ngay bây giờ hoặc chút nữa nhưng đến 11h mẹ về đến 
là phải nấu cơm xong. 
 Phân tích hành vi và hậu quả. 
 Lập nội quy hay các bước tiếp theo mà cha mẹ sẽ thực hiện với trẻ. 
2. Mục đích của trẻ là nhằm chứng tỏ quyền lực, sức mạnh: 
Trẻ biểu hiện: 
Đứa trẻ sẽ biểu hiện hành vi hung hăng, đánh nhau, đôi co, cãi lý, thù địch, 
thách thức, không nghe lời, nói dối, “mặc kệ”, bướng bỉnh, chống đối, kháng 
cự. 
Cha mẹ nên: 
 Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, tránh xung đột, không tham chiến, để 
trẻ nguôi nóng nảy. 
 Cố gắng hiểu cảm xúc của trẻ, thể hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ 
cảm xúc của mình về tình huống đó, trao đổi để phòng tránh vấn đề 
tương tự trong tương lai. 
 Giúp trẻ thấy có thể sử dụng “sức mạnh, quyền lực” theo cách tích cực 
hơn. Nếu cha mẹ tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm 
trẻ mong muốn có quyền lực hơn. 
 Quyết định xem bạn sẽ làm gì, chứ không phải bạn sẽ bắt trẻ sẽ làm gì. 
 Lập nội quy hay các bước tiếp trong đó, cha mẹ sẽ cần dành thời gian 
cho trẻ. 
3. Mục đích để trả đũa: 
Trẻ biểu hiện: 
Bằng cách làm tổn thương ai đó, hỗn láo, bạo lực, phá phách đồ đạc, ăn trộm, 
nhìn người khác bằng thái độ hằn học, nói năng xúc phạm đến người khác. 
Cha mẹ nên: 
 Kiên nhẫn. Rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh trừng 
phạt. 
 Duy trì sự thân thiện trong khi kiên nhẫn chờ đợi để trẻ nguôi dần. 
 Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin. 
 Hợp tác làm việc riêng với trẻ để giải quyết khó khăn. 
 Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho trẻ thấy được yêu thương, tôn trọng. 
 Lập nội quy hay các bước tiếp theo, trong đó cha mẹ sẽ cần dành thời 
gian cho trẻ. 
4. Mục đích thể hiện hành vi không thích hợp hoặc né tránh thất bại: 
Trẻ biểu hiện: 
Dễ dàng bỏ cuộc, không cố gắng, không tham gia, trốn việc, trốn học, có khi 
tìm lối thoát qua ma túy. 
Cha mẹ nên: 
 Không phê phán, chê bai. 
 Dành thời gian rèn luyện hoặc phụ đạo cho trẻ (đặc biệt về học tập). 
 Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để trẻ có thành công ban đầu. 
 Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh của trẻ. 
 Không thể hiện thương hại, không đầu hàng. 
 Dành thời gian thường xuyên cho trẻ, giúp trẻ. 
5. Mục đích là tìm kiếm sự phấn khích: 
Trẻ biểu hiện: 
Trốn công việc thường ngày đơn điệu, dễ quan tâm đến sở thích khác thường 
(trò nghịch tinh quái, mạo hiểm, rượu, ma túy, sex) thường giao du với bạn 
“cùng hội cùng thuyền”. 
Cha mẹ nên: 
 Cố gắng đa dạng hóa hay cân bằng giữa các hoạt động trẻ phải làm 
(học tập, việc nhà) và những hoạt động giải trí lành mạnh theo sở thích 
của trẻ. 
 Cùng hợp tác để tìm ra cách thức làm cho cuộc sống vui vẻ, thích thú 
hơn. 
 Khi trẻ tham gia vào các hành vi vô trách nhiệm hay mạo hiểm, cha mẹ 
có thể giúp trẻ nhận thức về hệ quả của các hành vi đó và khích lệ trẻ 
tìm các hành vi tích cực hơn để thay thế. 
6. Mục đích tìm kiếm sự chấp nhận của bạn bè: 
Trẻ sẽ biểu hiện: 
Thường xuyên cố gắng và thể hiện để được nhiều bạn cùng trang lứa chấp 
nhận, sẵn sàng trốn học đi chơi với bạn, ăn trộm tiền để bao bạn bè. 
Cha mẹ nên: 
 Phân tích cho trẻ hiểu về những giá trị về bạn bè, điều gì nên và không 
nên khi chơi với bạn. 
 Dạy trẻ kỹ năng trì hoãn để có thêm thời gian xử lý những tình huống 
bị bạn bè rủ rê, thách thức. Ví dụ như: “Tớ chưa thấy thích làm việc đó 
lắm”, “tớ không nói là không bao giờ hay không dám mà là chỉ nói là 
không phải bây giờ, thế thôi”, “tớ thấy đói quá, phải ăn cái gì đã rồi 
làm gì mới làm”. Trong một số trường hợp thì đi vào nhà vệ sinh rồi 
nghĩ cách; hoặc nói lái đi “nếu về nhà muộn quá, bố mẹ nói sẽ không 
cho đi tiếp nữa, thế thì không có lần sau đâu” 

File đính kèm:

  • pdfgiup_cha_me_co_phuong_phap_giao_duc_tre_tot_nhat.pdf