“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh

“Giờ vàng” của trẻ sơ sinh là giờ đầu tiên sau sanh. Các biện pháp can thiệp trong “giờ vàng” gồm tất

cả thực hành dựa trên chứng cớ cho trẻ non tháng và đủ tháng, được thực hiện trong trong 60 phút đầu

tiên ngay sau sanh cho dự hậu lâu dài tốt hơn. Các biện pháp gồm hồi sức sơ sinh, chăm sóc sau hồi sức,

chuyển sơ sinh bệnh lý và trẻ sanh rất non đến đơn vị chăm sóc tăng cường sơ sinh, hỗ trợ hô hấp và tuần

hoàn và các chăm sóc ban đầu tại khu dưỡng nhi. Các nghiên cứu lượng giá các biện pháp chăm sóc trong

giờ vàng ở trẻ non tháng cho thấy giảm rõ hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, xuất huyết trong não thất, loạn

sản phế quản phổi, và bệnh lý võng mạc. Mặc dù vẫn chưa đủ bằng chứng có lợi của giờ vàng áp dụng cho

trẻ đủ tháng, nhưng các nhà sơ sinh trên thế giới đồng thuận về tầm quan trọng của giờ vàng cho cả trẻ

non tháng và đủ tháng. Trong bài tổng quan nầy chúng tôi sẽ giới thiệu về các biện pháp can thiệp áp dụng

trong “Giờ vàng” trong chăm sóc trẻ non tháng và trẻ đủ tháng.

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 1

Trang 1

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 2

Trang 2

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 3

Trang 3

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 4

Trang 4

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 5

Trang 5

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 6

Trang 6

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 7

Trang 7

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 8

Trang 8

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 16580
Bạn đang xem tài liệu "“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: “Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh

“Giờ vàng” các biện pháp can thiệp nhằm giảm tử vong chu sinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 1
“GIỜ VÀNG” CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP 
NHẰM GIẢM TỬ VONG CHU SINH 
Phạm Thị Thanh Tâm* 
TÓM TẮT 
“Giờ vàng” của trẻ sơ sinh là giờ đầu tiên sau sanh. Các biện pháp can thiệp trong “giờ vàng” gồm tất 
cả thực hành dựa trên chứng cớ cho trẻ non tháng và đủ tháng, được thực hiện trong trong 60 phút đầu 
tiên ngay sau sanh cho dự hậu lâu dài tốt hơn. Các biện pháp gồm hồi sức sơ sinh, chăm sóc sau hồi sức, 
chuyển sơ sinh bệnh lý và trẻ sanh rất non đến đơn vị chăm sóc tăng cường sơ sinh, hỗ trợ hô hấp và tuần 
hoàn và các chăm sóc ban đầu tại khu dưỡng nhi. Các nghiên cứu lượng giá các biện pháp chăm sóc trong 
giờ vàng ở trẻ non tháng cho thấy giảm rõ hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, xuất huyết trong não thất, loạn 
sản phế quản phổi, và bệnh lý võng mạc. Mặc dù vẫn chưa đủ bằng chứng có lợi của giờ vàng áp dụng cho 
trẻ đủ tháng, nhưng các nhà sơ sinh trên thế giới đồng thuận về tầm quan trọng của giờ vàng cho cả trẻ 
non tháng và đủ tháng. Trong bài tổng quan nầy chúng tôi sẽ giới thiệu về các biện pháp can thiệp áp dụng 
trong “Giờ vàng” trong chăm sóc trẻ non tháng và trẻ đủ tháng. 
Từ khóa: giờ vàng, chăm sóc sơ sinh, non tháng, đủ tháng 
ABSTRACT 
“GOLDEN HOUR” MANAGEMENT FOR REDUCING PERINATAL MORTALITY RATE 
Pham Thi Thanh Tam 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 01 – 09 
“Golden hour” of neonate is defined as the first hour after birth. The “Golden hour” concept includes 
practicing all the evidence based intervention for term and preterm neonates, in the initial sixty minutes of 
postnatal life for better long-term outcome. There are neonatal resuscitation, post-resuscitation care, 
transportation of sick newborn to NICU, respiratory and cardiovascular support and initial course in nursery. 
The studies that evaluates the concept of golden hour in preterm neonates showed marked reduction in 
hypothermia, hypoglycemia, intraventricular hemorrhage (IVH), bronchopulmonary dysplasia (BPD), and 
retinopathy of prematurity (ROP). Although still there is no evidence seeking the benefit of golden hour approach 
in term neonates, the neonatologists around the globe agreed with the importance of golden hour concept equally 
in both preterm and term neonates. In this review article, we discuss various components of neonate care in 
“golden hour” of preterm and term neonatal care. 
Key words: golden hour, neonatal care, preterm, term 
ĐẠI CƯƠNG “GIỜ VÀNG” TRONG HỒI 
SỨC SAU SANH CHO TRẺ SƠ SINH 
Khái niệm “Giờ vàng – Golden hour” – 
Thuật ngữ rất quen thuộc trong chấn thương 
người lớn – gần đây được phổ biến trong ngành 
sơ sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng trong chăm 
sóc sơ sinh trong 60 phút đầu sau sanh, được tác 
giả Reynolds và cộng sự lần đầu tiên áp dụng(13). 
Xử trí sơ sinh trong giờ đầu của cuộc sống có 
tầm quan trọng ngay lập tức và cả tiên lượng lâu 
dài cho mọi trẻ, nhất là các trẻ có tuổi thai cực 
thấp (extremly low gestatinal age neonates-
ELGAN)(14). 
*Bệnh viện Nhi Đồng 1 
Tác giả liên lạc: ThS.BSCK2. Phạm Thị Thanh Tâm ĐT: 0918205626 Email: tamptt@nhidong.org.vn 
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 2
“Giờ vàng” của trẻ sơ sinh là giờ đầu tiên sau 
sanh. Các biện pháp can thiệp trong “giờ vàng” 
gồm tất cả thực hành dựa trên chứng cớ cho trẻ 
non tháng và đủ tháng, được thực hiện trong 
trong 60 phút đầu tiên ngay sau sanh cho dự hậu 
lâu dài tốt hơn. Các biện pháp gồm hồi sức sơ 
sinh, chăm sóc sau hồi sức, chuyển sơ sinh bệnh 
lý và trẻ sanh rất non đến đơn vị chăm sóc tăng 
cường sơ sinh, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn và các 
chăm sóc ban đầu tại khu dưỡng nhi. Các nghiên 
cứu lượng giá các biện pháp chăm sóc trong giờ 
vàng ở trẻ non tháng cho thấy giảm rõ hạ thân 
nhiệt, hạ đường huyết, xuất huyết trong não 
thất, loạn sản phế quản phổi, và bệnh lý võng 
mạc. Mặc dù vẫn chưa đủ bằng chứng có lợi của 
giờ vàng áp dụng cho trẻ đủ tháng nhưng các 
nhà sơ sinh trên thế giới đồng thuận về tầm 
quan trọng của giờ vàng cho cả trẻ non tháng và 
đủ tháng. Trong bài tổng quan nầy chúng tôi 
giới thiệu về các biện pháp can thiêp áp dụng 
trong “Giờ vàng” trong chăm sóc trẻ non tháng 
và trẻ đủ tháng(14) (Bảng 1). 
Bảng 1. Các nội dung chăm sóc khác nhau theo từng 
trường hợp cho trẻ đủ tháng và trẻ non tháng trong 
giờ vàng 
1 Tham vấn trước sanh & chuẩn bị ekip 
2 Kẹp rốn trễ 
3 Phòng hạ thân nhiệt / Ổn định thân nhiệt 
4 Hỗ trợ hô hấp 
5 Hỗ trợ tuần hoàn 
6 Chăm sóc dinh dưỡng sớm 
7 Phòng ngừa hạ đường huyết 
8 Dinh dưỡng sữa mẹ sớm 
9 Phòng ngừa nhiễm trùng 
10 Chuyển viện 
11 Tiến hành hạ thân nhiệt điều trị cho sanh ngạt 
12 Khảo sát cận lâm sàng 
13 Theo dõi / ghi chú 
14 Tư vấn với gia đình 
Trẻ càng non tháng thì tỉ lệ sống sót càng 
thấp và tỉ lệ biến chứng di chứng càng cao. Ở các 
nước có thu n ... hí mặt nạ và đặt nội khí quản 
quá khó khăn, có thể dùng mặt nạ thanh quản để 
cứu sống trẻ. Hẹp mũi sau có thể gây suy hô hấp 
ngay sau sanh. Cần giữ miệng trẻ mở bằng núm 
vú cao su bú sữa hoặc núm vú giả cắt đầu (núm 
vú McGovern), ống thông miệng hầu. Trẻ bị 
nghẽn tắt đường thở trên bẩm sinh, dùng mặt nạ 
thanh quản hay mở khí quản. Nếu trẻ đã được 
chẩn đoán tiền sản, cần đội ngũ có thể xử trí cấp 
cứu đường thở tại phòng sanh. 
Trẻ có suy hô hấp sau sanh cần chuyển đến 
NICU để tìm nguyên nhân và điều trị. 
HỖ TRỢ TUẦN HOÀN 
Mục đích: thời gian đổ đầy mao mạch, nhịp 
tim, huyết áp bình thường ở trẻ đủ tháng và non 
tháng. Chỉ số đầu tiên để chỉ hiệu quả của hồi 
sức là cải thiện nhịp tim. Nghe và đếm nhịp tim 
bên trái lồng ngực trong 6 giây x 10 là phương 
pháp khám chính xác nhất để đánh giá nhịp tim 
trong các bước hồi sức ban đầu(2,6,14). Nếu trẻ cần 
thông khí áp lực dương, đo ECG 3 chuyển đạo sẽ 
cho giá trị nhịp tim tin cậy hơn là theo dõi nhịp 
tim qua máy pulse oxymeter. Trong hướng dẫn 
hồi sức sơ sinh 2015, dùng ECG 3 chuyển đạo 
được khuyến cáo để theo dõi nhịp tim nhanh và 
chính xác khi cần hồi sức tuần hoàn, thông khí 
áp lực dương, ấn ngực, dùng Adrenaline tại 
phòng sanh. Thiết lập đường truyền từ tĩnh 
mạch rốn (catheter luồn sauu 2-4 cm cho đến khi 
có máu chảy ra). Thuốc Adrenaline hàm lượng 
1:10.000 cho qua tĩnh mạch rốn, qua ống nội khí 
quản, tĩnh mạch khác, trong tủy xương. Liều 
lượng theo hướng dẫn hồi sức SS 2015. Trẻ có 
sốc giảm thể tích do mất máu cấp (XH mẹ-thai 
nhi cấp; nhau tiền đạo, XH âm đạo ồ ạt, chấn 
thương thai nhi, vỡ cuống rốn, sa dây rốn, chèn 
ép cuống rốn nặng) cần được bồi hoàn thể tích 
khẩn cấp. Truyền hồng cầu lắng để bồi hoàn thể 
tích nếu trẻ bị thiếu máu nặng. Nếu phản ứng 
chéo không thực hiện được thì truyền hồng cầu 
lắng nhóm O, Rh âm. Thể tích bồi hoàn liều đầu 
là 10 ml/kg trong 5-10 phút. Lập lại nếu không 
cải thiện sau liều đầu. 
Nguyên nhân của sốc ở trẻ non tháng và đủ 
tháng: non tháng (thứ phát do trương lực mạch 
kém, cơ tim chưa trưởng thành), ngạt, nhiễm 
trùng khởi phát sớm, hội chứng rò rỉ khí, rối loạn 
chức năng cơ tim, giảm thể tích, gây mê ở mẹ, rối 
loạn nhịp tim thai, mất máu thai (hội chứng XH 
trước sanh, XH mẹ-thai, hội chứng truyền máu 
song thai. 
Cao áp phổi tồn tại (PPHN) cũng đôi khi găp 
ở trẻ bệnh trong giờ vàng, do tăng kháng lực 
mạch máu phổi hoặc chênh áp giữa mạch máu 
phổi/mạch máu hệ thống, do nhiều nguyên nhân 
khác nhau. 
Trẻ cần được hỗ trợ tuần hoàn phải được 
chuyến đến NICU càng nhanh càng tốt, để xử trí 
cấp cứu tuần hoàn và tìm trị nguyên nhân. 
HỖ TRỢ DINH DƯỠNG SỚM - PHÒNG 
NGỪA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT 
Khi cuống rốn đã được cắt, cần hỗ trợ dinh 
dưỡng ngay cho trẻ. Các trẻ đủ tháng mà không 
có chống chỉ định của dinh dưỡng qua tiêu hóa, 
cần được bú mẹ trong vòng nữa giờ sau sanh, 
tiếp xúc da kề da(1,5,21). 
Ở trẻ rất nhẹ cân, cực nhẹ cân, cực non, và trẻ 
đủ tháng mà không thể ăn qua tiêu hóa ngay, 
cần được hỗ trợ dinh dưỡng. Mục tiêu của hỗ trợ 
dinh dưỡng là cung cấp năng lượng, protein, 
lipid và dịch mất thích hợp. Các trẻ có bệnh lý 
ngoại khoa như hở thành bụng bẩm sinh, thoát 
vị cuống rốn vỡ cần được ổn định ngay từ phòng 
sanh để giảm mất nước qua khoang thứ ba và 
bảo vệ ruột tránh tổn thương thanh mạc. 
Ở các trẻ sơ sinh mà có nguy cơ cao hạ 
đường huyết (trẻ non tháng, chậm phát triển 
trong tử cung, trẻ lớn cân, trẻ bệnh, mẹ bị tiểu 
đường, ngạt) cần được theo dõi đường huyết 
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 6
trong giờ vàng. Và các trẻ có triệu chứng hoặc 
có ngưỡng đường huyết thấp cần được 
chuyển đến NICU. 
PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN 
Nhiễm khuẩn sơ sinh và non tháng là 2 
nguyên nhân gây tử vong và di chứng thường 
gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện lâm sàng nhiễm 
khuẩn huyết sơ sinh thay đổi và các trẻ nghi ngờ 
cần được chẩn đoán sớm nhiễm trùng huyết(14,19). 
Các biện pháp phòng ngừa: rửa tay và các 
khuyến cáo vô khuẩn phải được thực hiện 
ngay từ sau sanh. Các dụng cụ hồi sức, dây 
máy thở CPAP, nước bình làm ẩm cần được 
vô khuẩn. Các thủ thuật xâm lấn: đặt catheter 
tĩnh mạch (TM) rốn, tĩnh mạch ngoại biên, 
bơm surfactant, dịch dinh dưỡng tĩnh mạch và 
tiêm truyền thuốc kháng sinh phải được thực 
hiện vô khuẩn theo các khuyến cáo về kiểm 
soát nhiễm khuẩn hiện hành. 
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết khởi phát 
sớm, liều kháng sinh đầu tiên phải được cho 
trong giờ vàng sau khi cấy máu bằng biện pháp 
vô khuẩn. Ở các nước đang phát triển, tác nhân 
thường gặp nhất là Klebsiella spp, Enterobacter spp, 
E.coli và Coagulase Negative Staphylococi, trong khi 
ở các nước đã phát triển, tác nhân thường gặp 
nhất là GBS (đủ tháng) và E.coli (non tháng). 
Kháng sinh điều trị cần hướng đến tác nhân 
thường dùng nhất là Ampicillin cho GBS và 
Aminoglycoside cho tác nhân Gram âm. Chiến 
lược điều trị kháng sinh theo khuyến cáo từng 
vùng. Thử CPR trong giờ vàng không giúp chẩn 
đoán nhiễm khuẩn vì CRP tăng sau 10-12 giờ sau 
khởi phát nhiễm khuẩn. Quản lý sử dụng kháng 
sinh chặt chẽ để không bị lạm phát hoặc dùng 
kéo dài tránh đề kháng kháng sinh. 
Các trẻ sanh ra bất kỳ tuổi thai và cân nặng 
có mẹ có nhiễm viêm gan siêu vi (VGSV) B, cần 
được tiêm HB immuoglobulin và 1 liều đơn 
vaccin HB trong vòng 12 giờ sau sanh nếu không 
có chống chỉ định. Các trường hợp (TH) trẻ có 
mẹ bị giang mai, nhiễm HSV, Toxoplasmosis và 
HIV theo các khuyến cáo chi tiết. 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ CHO SANH 
NGẠT 
Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ (HIE) 
là bệnh cảnh não do ngạt chu sinh với tần suất 
HIE trung bình-nặng là 1-3/1.000 trẻ sinh sống ở 
các nước phát triển và đến 20/1.000 trẻ sinh sống 
ở các nước đang phát triển. Sự khác biệt trong 
tần suất sanh ngạt là do sự khác biệt ở cấp độ 
chăm sóc tiền sản mà bà mẹ nhận được, có 
những nơi còn sanh ngoài bệnh viện mà không 
đủ các biện pháp chăm sóc và xử trí(17). 
Trẻ đủ tháng và gần đủ tháng có ngạt trung 
bình hoặc nặng cần phải được hạ thân nhiệt điều 
trị nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn sau: 
- CN ≥ 2.000 g, tuổi thai ≥ 36 tuần. 
- Bằng chứng ngạt chu sinh: Bệnh sử có biến 
cố chu sinh cấp (nhau bong non, sa dây rốn, nhịp 
tim thai bất thường nặng); pH ≤7,0 hoặc BE lớn 
hơn 16 mmol/L (khí máu cuống rốn, khí máu sau 
sanh trong vòng 1 giờ); Apgar ở phút thứ 10 ≤ 5 
điểm; Thông khí hỗ trợ từ lúc sanh và liên tục ít 
nhất 10 phút. 
- Bằng chứng HIE trung bình đến nặng bằng 
khám lâm sàng (theo Sarnat Staging): Lâm sàng: 
li bì, lơ mơ, hôn mê, co giật. (Lưu ý bị nhiễu bởi 
các thuốc an thần và dãn cơ); và/hoặc trên aEEG: 
trong vòng 20 phút: biên độ bờ trên <10 V; bờ 
trên >10V và bờ dưới <5V; co giật. 
Hạ thân nhiệt điều trị ở mức 33,50C (33-340C) 
phải được thực hiện càng sớm càng tốt và trong 
vòng 6 giờ sau sanh cho các trẻ có chỉ định, điều 
trị trong 72 giờ và thêm 6-8 giờ để làm ấm lại từ 
từ sau điều trị. Biện pháp điều trị đã được phân 
tích gộp của Cochrane chứng minh hiệu quả làm 
giảm tử vong và di chứng. Các biến chứng của 
điều trị hạ thân nhiệt cũng thường gặp ở trẻ sơ 
sinh như: chậm nhịp tim, giảm tiểu cầu, hoại tử 
mô mỡ dưới da, hạ huyết áp, tăng tiêu sợi huyết, 
kéo dài thời gian PT và aPTT. Cho nên bác sĩ (BS) 
sơ sinh phải xác định ca bệnh có đúng tiêu chuẩn 
điều trị và cần thực hiện nhanh nhất có thể trong 
giờ vàng ở NICU. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 7
KHẢO SÁT CẬN LÂM SÀNG 
Tùy thuộc vào từng trẻ, can thiệp tối thiểu 
cho BN(14). 
Các XN cần làm 
Tổng phân tích tế bào máu, cấy máu, đường 
huyết, khí máu (động mạch/ mao mạch), X 
quang ngực (giúp chẩn đoán nguyên nhân gây 
suy hô hấp). 
Trong TH ngạt 
Khí máu và lactate máu giúp chẩn đoán và 
xử trí, Lactate máu cũng giúp theo dõi điều trị 
thiếu oxy mô. 
Trong TH phù nhau thai 
Bilirubin, Coombs test trực tiếp, hồng cầu 
lưới, Hct để hướng dẫn thay máu hoặc chiếu đèn. 
THEO DÕI/GHI CHÚ 
Là phần quan trọng nhất trong giờ vàng. Các 
chỉ số theo dõi: nhịp tim, nhịp thở, độ bảo hòa 
oxy, huyết áp xâm lấn hoặc không xâm lấn, thời 
gian đổ đầy mao mạch cần được theo dõi định 
kỳ và ghi chú cẩn thận(14). Các phương tiện theo 
dõi các chức năng sống, chức năng não, độ bão 
hòa oxy máu não đắc tiền cũng giúp theo dõi, 
can thiệp khi cần và can thiệp kịp thời. 
Các phiếu theo dõi và bảng kiểm các thủ 
thuật, kỹ thuật, y lệnh thuốc đã thực hiện, cần 
được ghi chú cẩn thận theo từng mốc thời gian là 
cơ sở hồi cứu và cho các can thiệp tiếp theo. 
THÔNG BÁO – TƯ VẤN VỚI GIA ĐÌNH BÉ 
Là khía cạnh quan trọng trong giờ vàng cung 
cấp các thông tin cập nhật đến cha mẹ của bé và 
người liên quan về tình trạng sau sanh của 
bé(12,14,15). 
Các trẻ đủ tháng khỏe mạnh nằm với mẹ: gia 
đình cần được hướng dẫn bảo vệ thân nhiệt trẻ, 
duy trì bú mẹ thường xuyên, chăm sóc vệ sinh 
và các dấu hiệu trẻ bệnh. 
Các trẻ non tháng, trẻ bệnh cần phải chuyển 
đến trung tâm chăm sóc sơ sinh: cần tư vấn cho 
gia đình về tình trạng hiện tại, lý do cần chuyển 
trẻ, các biện pháp cần làm và các điều trị tiếp 
theo và cần ghi lại bằng biên bản. Trả lời các câu 
hỏi của gia đình về các vấn đề liên quan, bên 
cạnh chuyên môn. 
CHUYỂN VIỆN TRONG GIỜ VÀNG 
Mục tiêu của chuyển viện: chuyển các trẻ 
đến nơi có cấp độ chăm sóc phù hợp với tình 
trạng của trẻ an toàn và kịp thời(9,13,18). 
Ổn định trẻ trước và trong khi chuyển như: 
Ổn định đường huyết (S sugar), 
Ổn định thân nhiệt (Temperature): tùy theo 
bệnh lý có cần điều trị hạ thân nhiệt trên đường 
chuyển viện không, 
Đảm bảo đường thở, 
Hỗ trợ hô hấp với CPAP/thở máy khi trẻ có 
suy hô hấp, sử dụng vận mạch khi trẻ có sốc, 
Dịch truyền tĩnh mạch (khi cần). 
KẾT LUẬN 
“Giờ vàng” là một chiến lược tiếp cận mới 
cho dự hậu tốt hơn cho trẻ non tháng và trẻ đủ 
tháng. Tất cả nhân viên y tế nên được hướng dẫn 
về các biện pháp chăm sóc và tầm quan trọng 
trong các tiếp cận trong giờ vàng. Bác sĩ sơ sinh 
chịu trách nhiệm cho các cuộc sanh của trẻ rất 
nhẹ cân, cực nhẹ cân, cực non hoặc trẻ đủ tháng 
nguy cơ cao nên được huấn luyện và nên thực 
hành đầy đủ tất cả các biện pháp chăm sóc của 
giờ vàng trong giờ đầu tiên sau khi trẻ được 
sanh ra. 
Bảng kiểm trước sanh nên được thực hiện 
thành qui trình. Các biện pháp can thiệp trong 
giờ vàng gồm tham vấn trước sanh & chuẩn bị 
ekip, kẹp rốn trễ, phòng hạ thân nhiệt, hỗ trợ hô 
hấp – tuần hoàn, hỗ trợ dinh dưỡng, phòng ngừa 
nhiễm khuẩn, điều trị hạ thân nhiệt, xét nghiệm 
cận lâm sàng, theo dõi – ghi chú và tham vấn cho 
gia đình trẻ. Các bằng chứng hiện có hỗ trợ cho 
việc áp dụng Giờ vàng đã chỉ ra làm giảm tỉ lệ di 
chứng não (hạ thân nhiệt điều trị), giảm biến 
chứng loạn sản phế quản phổi và bệnh lý võng 
mạc trẻ non tháng vì vậy giúp giảm tử vong và 
di chứng cho trẻ non tháng và trẻ đủ tháng. 
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4* 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 8
Hình 1: Lưu đồ các biện pháp can thiệp trong “Giờ vàng” ngay sau sanh(14) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Tổng Quan
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Adamkin DH, Radmacher PG (2014). Current trends and future 
challenges in neonatal parenteral nutrition. J Neonatal-Perinat 
Med, 7(3):157–64. 
2. Bhat BV, Plakkal N (2015). Management of Shock in Neonates. 
Indian J Pediatr, 82(10):923–9. 
3. Chang HY, Sung YH, Wang SM, Lung HL, Chang JH, Hsu CH, 
et al (2015). Short and Long-Term Outcomes in Very Low Birth 
Weight Infants with Admission Hypothermia. PloS One, 10(7): 
e0131976. 
4. Committee on Fetus and Newborn (2012). Policy Statement: 
Level of Neonatal Care. Pediatrics, 130(3):587-597. 
5. Howson ECP, Kinney MV, Lawn JE (2012). Born too soon: the 
global ation report on preterm birth. World Health Organization, 
Geneva. 
6. Kalish BT (2017). Management of Neonatal Hypotension. 
Neonatal Netw, 36(1):40–7. 
7. Kim AJH, Warren JB (2015). Optimal Timing of Umbilical Cord 
Clamping: Is the Debate Settled? Part 2 of 2: Evidence in Preterm 
and Term Infants, Alternatives and Unanswered Questions. 
NeoReviews, 16(5):e270–7. 
8. Kim AJH, Warren JB (2015). Optimal Timing of Umbilical Cord 
Clamping: Is the Debate Settled? Part 1 of 2: History, Rationale, 
Influencing Factors and Concerns. NeoReviews, 16(5):e263–9. 
9. Kumar PP, Kumar CD, Shaik F, Yadav S, Dusa S, 
Venkatlakshmi A (2011). Transported neonates by a specialist 
team - how STABLE are they. Indian J Pediatr, 78(7):860–2. 
10. Lasswell SM, Barfield WD, Rochat RW, Blackmon L (2010). 
Perinatal regionalization for very low-birth-weight and very 
preterm infants: a meta-analysis. JAMA, 304(9):992-1000. 
11. Mathur NB, Krishnamurthy S, Mishra TK (2005). Evaluation of 
WHO classification of hypothermia in sick extramural neonates 
as predictor of fatality. J Trop Pediatr, 51(6):341-5. 
12. Phạm Thị Thanh Tâm (2017). Tỉ lệ tử vong và chi phí điều trị trẻ 
sơ sinh non tháng nhẹ cân suy hô hấp tại khoa HSSS-BVNĐ1. Y 
học TP. Hồ Chí Minh, 21(S4):54-61. 
13. Reynolds RD, Pilcher J, Ring A, Johnson R, McKinley P (2009). 
The Golden Hour: care of the LBW infant during the first hour of 
life one unit’s experience. Neonatal Netw, 28(4):211-219. 
14. Sharma D (2017). Golden hour of neonate life: Need of the hour. 
Maternal Health, Neonatology and Perinatology, 
https://mhnpjournal.biomedcentral.com/articles. 
15. Smith PB, Ambalavanan N, Li L, Cotten CM, Laughon M, 
Walsh MC, et al (2012). Approach to Infants Born at 22 to 24 
Weeks’ Gestation: Relationship to Outcomes of More-Mature 
Infants. Pediatrics, 129(6):e1508–16. 
16. Sweet DG, Carnielli V, Greisen G, Hallman M, Ozek E, Plavka 
R, et al (2017). European Consensus Guidelines on the 
Management of Respiratory Distress Syndrome. Neonatology, 
111(2):107–25. 
17. Tagin MA, Woolcott CG, Vincer MJ, Whyte RK, Stinson DA 
(2012). Hypothermia for neonatal hypoxic ischemic 
encephalopathy: an updated systematic review and meta-
analysis. Arch Pediatr Adolesc Med, 166(6):558–66. 
18. Ventoa M, Cheungc PY, Aguar M (2009). The First Golden 
Minutes of the Extremely-Low-Gestational-Age Neonate: A 
Gentle Approach. Neonatology, 95:286–298. 
19. Verani JR, McGee L, Schrag SJ (2010). Division of Bacterial 
Diseases, National Center for Immunization and Respiratory 
Diseases, Centers for Disease Control and Prevention (CDC), 
Prevention of perinatal group B streptococcal disease–revised 
guidelines from CDC. MMWR, 59(RR-10):1–36. 
20. Weiner GM, et al (2015). Textbook of Neonatal resuscitation, 7th 
edition, eBook:978-1-61002-025. American Academy of Pediatrics, 
21. WHO (2015). Recommendations on interventions to improve 
preterm birth outcomes, pp.46-47. 
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019 

File đính kèm:

  • pdfgio_vang_cac_bien_phap_can_thiep_nham_giam_tu_vong_chu_sinh.pdf