Giáo trình Vật liệu may

1.1 Khái niệm

Vật liệu dệt được hiểu là những vật phẩm làm bằng xơ dệt, bao gồm:

những thành phẩm, kể cả chính bản thân xơ dệt.

Đối với đời sống con người, vật liệu dệt có tầm quan trọng đặc biệt. Con

người sống không thể thiếu quần áo và các vật dụng khác làm bằng vật liệu dệt

Đối tượng nghiên cứu của vật liệu dệt bao gồm tất cả các loại xơ và

những sản phẩm làm ra từ xơ như sợi đơn (sợi con), sợi xe, chỉ khâu, vải các

loại, hàng dệt kim, các loại dây lưới. Ngoài ra những sản phẩm kể trên có thể

sử dụng trực tiếp, trong lĩnh vực vật liệu dệt còn bao gồm các loại bán thành

phẩm chưa sử dụng trực tiếp như quả bông, cúi, sợi thô.

Hiểu biết về đặc trưng cấu tạo và tính chất của vật liệu dệt có liên quan

trực tiếp đến việc sản xuất ra các loại hàng dệt có chất lượng đáp ứng yêu cầu

sử dụng, cũng như thực hiện được các khâu tết kiệm, hợp lý trong sản xuất

Các loại xơ, sợi, và chế phẩm dệt được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản

xuất và đời sống hàng ngày. Ngoài việc dùng trong lĩnh vực may mặc, vải còn

được dùng trong công nghiệp luyện kim, quần áo bảo hộ trong cứu hoả, làm

lưới đánh cá, làm bông băng, chỉ trong y tế, vải dù, vải bạt trong quân đội, vải

che phủ các thiết bị máy móc.

Giáo trình Vật liệu may trang 1

Trang 1

Giáo trình Vật liệu may trang 2

Trang 2

Giáo trình Vật liệu may trang 3

Trang 3

Giáo trình Vật liệu may trang 4

Trang 4

Giáo trình Vật liệu may trang 5

Trang 5

Giáo trình Vật liệu may trang 6

Trang 6

Giáo trình Vật liệu may trang 7

Trang 7

Giáo trình Vật liệu may trang 8

Trang 8

Giáo trình Vật liệu may trang 9

Trang 9

Giáo trình Vật liệu may trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 38 trang baonam 6880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vật liệu may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vật liệu may

Giáo trình Vật liệu may
 1 
LỜI NÓI ĐẦU 
Dân số nước ta hiện nay có hơn 80 triệu dân với trên một nửa là số người 
trong độ tuổi lao động, nhưng số thất nghiệp mà đặc biệt ở nông thôn lên đến 
20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho lao động rất có 
ý nghĩa. Đồng thời, xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu quan trọng cho đất 
nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. 
Để giúp người lao động có tay nghề vững vàng, tiếp cận được với các thị 
trường lao động, Cục quản lý Lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh 
và Xã hội đặt hàng Trường Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may Thời trang Hà Nội 
xây dựng và biên soạn bộ Chương trình, Giáo trình Sơ cấp nghề May công 
nghiệp, phục vụ cho đào tạo người lao động đi xuất khẩu lao động. Với trên 40 
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may, kết hợp 
với khảo sát thực tế các thị trường: Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Malaysia, bộ 
Chương trình, Giáo trình đã được hoàn thiện. Môn học Vật liệu may là môn học 
bắt buộc trong Chương trình đào tạo. Giáo trình Vật liệu may trang bị những 
kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo tính chất của xơ, sợi vải và sản phẩm may, 
giúp cho người công nhân vững vàng, tự tin khi lựa chọn và sử dụng các nguyên 
vật liệu may để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh đạt chất lượng tốt trong quá 
trình gia công sản phẩm. 
Giáo trình được xây dựng với sự tham gia góp ý của các nhà giáo, nhà 
chuyên môn có kinh nghiệm. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như các 
yếu tố chủ quan và khách quan khác, nên không tránh khỏi những sai sót nhất 
định, Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp 
cũng như của bạn đọc để có thể hoàn thiện Giáo trình tốt hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
 Ban Xây dựng Chương trình, Giáo trình 
 2 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
LỜI MỞ ĐẦU 1 
MỤC LỤC 2 
Bài 1 NGUYÊN LIỆU DỆT 3 
1.1 . Khái niệm. 3 
1.2 . Một số loại xơ dệt thường được sử dụng 3 
Bài 2 . CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẢI 
2.1. Cấu tạo của vải dệt thoi. 
10 
2.2 Cấu tạo vải dệt kim 13 
2.3 Tính chất của vải 18 
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI VẬT LIỆU MAY VÀ SẢN PHẨM MAY 
3.1 . Khái niệm 
25 
3.2. Phân loại vải 25 
3.3. Đặc điểm của sản phẩm may và vật liệu may 25 
3.4. Phương pháp nhận biết mặt phải, trái vải theo kiểu dệt 27 
3.5. Phương pháp nhận biết các loại vải theo nguyên liệu 28 
Bài 4. PHỤ LIỆU MAY 
4.1. Vật liệu liên kết 
30 
4.2. Vật liệu dựng. 31 
4.3. Vật liệu cài. 32 
4.4. Nhãn mác. 32 
Tài liệu tham khảo 35 
 3 
BÀI 1. NGUYÊN LIỆU DỆT 
1.1 Khái niệm 
Vật liệu dệt được hiểu là những vật phẩm làm bằng xơ dệt, bao gồm: 
những thành phẩm, kể cả chính bản thân xơ dệt. 
Đối với đời sống con người, vật liệu dệt có tầm quan trọng đặc biệt. Con 
người sống không thể thiếu quần áo và các vật dụng khác làm bằng vật liệu dệt 
 Đối tượng nghiên cứu của vật liệu dệt bao gồm tất cả các loại xơ và 
những sản phẩm làm ra từ xơ như sợi đơn (sợi con), sợi xe, chỉ khâu, vải các 
loại, hàng dệt kim, các loại dây lưới... Ngoài ra những sản phẩm kể trên có thể 
sử dụng trực tiếp, trong lĩnh vực vật liệu dệt còn bao gồm các loại bán thành 
phẩm chưa sử dụng trực tiếp như quả bông, cúi, sợi thô. 
 Hiểu biết về đặc trưng cấu tạo và tính chất của vật liệu dệt có liên quan 
trực tiếp đến việc sản xuất ra các loại hàng dệt có chất lượng đáp ứng yêu cầu 
sử dụng, cũng như thực hiện được các khâu tết kiệm, hợp lý trong sản xuất 
 Các loại xơ, sợi, và chế phẩm dệt được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản 
xuất và đời sống hàng ngày. Ngoài việc dùng trong lĩnh vực may mặc, vải còn 
được dùng trong công nghiệp luyện kim, quần áo bảo hộ trong cứu hoả, làm 
lưới đánh cá, làm bông băng, chỉ trong y tế, vải dù, vải bạt trong quân đội, vải 
che phủ các thiết bị máy móc. 
1.2 Một số loại xơ dệt thường được sử dụng 
 1.2.1. Xơ bông 
a. Đặc điểm 
- Bông là loại xơ tự nhiên bao phủ xung quanh hạt của quả bông, là các tế 
bào đơn có một đầu đóng kín, đầu kia được mở ra khi tách ra khỏi hạt, và các tế 
bào này dài ra tạo thành xơ bông. Cây bông phát triển thuận lợi trong điều kiện 
ấm áp và đủ ánh sáng, bông vẫn là loại nguyên liệu dệt may chủ yếu hiện nay, 
kết hợp pha trộn với các loại xơ hoá học để tạo ra các sản phẩm may đa dạng về 
nguyên liệu. 
Trên mỗi hạt bông có 7000 – 15000 xơ. Mỗi quả bông có 18 – 45 hạt và 
khoảng 2.105 – 5.105 xơ với tổng khối lượng là 1- 2,5g (khối lượng bông hạt là 
3 – 7,5g) 
- Thành phần chính của xơ bông là xenlulo, có công thức hóa học là 
(C6H10O5), 
b. Tính chất 
 4 
 - Tính chất vật lý : 
 + Khối lượng riêng = 1,54 g/cm3 
+ Hút ẩm tương đối tốt : W = 8% - 12 % 
+ Độ bền nhiệt t = 120oC – 140oC, bền với ánh sáng mặt trời nhưng nếu 
để trong thời gian dài sẽ bị vàng và giảm bền. Xơ bông thuộc nhóm vật liệu 
dễ cháy, cháy nhanh, cháy có ngọn lửa khi bỏ ra khỏi ngọn lửa vẫn tiếp tục 
cháy, tro có màu sám trắng dễ bóp vụn. 
- Tính chất cơ học 
+ Xơ bông là một loại xơ có độ bền cơ học trung bình = 40 Kg lực ...  loại dăng ten, các hình giống, dải băng, hoa vải... 
3.3. Đặc điểm của sản phẩm may và vật liệu may 
 3.3.1.Khái niệm về sản phẩm may 
 26 
 Sản phẩm may là những sản phẩm đã hoàn chỉnh tạo ra sau quá trình may bằng 
các vật liệu may. 
 3.3.2. Sự phân loại sản phẩm may 
Sản phẩm may rất đa dạng có nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày của con 
người, để tiện cho việc nghiên cứu cũng như chuẩn bị sản xuất sản phẩm may 
hợp lý người ta chia sản phẩmmay thành nhiều loại: 
a. Sản phẩm may là quần áo: 
 Quần áo là loại sản phẩm được chiếm ưu thế trong ngành may mặc và 
được chú ý đặc biệt vì quần áo có một số đặc điểm sau đây: 
- Quần áo có tác dụng bảo vệ cho cơ thể con người trong mọi sự thay đổi 
của môi trường. Mặt khác quần áo còn làm tăng thêm vẻ đẹpcủa con người, tạo 
ra sự văn minh cho xã hội. Quần áo có nhiều loại và có mục đích sử dụng khác 
nhau, tuỳ theo từng quan điểm mà chia quần áo như sau: 
+ Chia các loại quần áo theo mùa, dựa vào thời tiết, khí hậu trong năm để 
tiện cho việc sản xuất và sử dụng. Quần áo có các loại mùa xuân, mùa hạ, mùa 
thu, mùa đông. 
+ Chia quần áo theo công dụng trực tiếp trong từng điều kiện làm việc cụ 
thể. Quần áo dùng trong lao động, quần áo hàng ngày. quần áo dùng trong ngành 
nghề đặc biệt, quần áo dân tộc, quần áo thể thao. 
 + Chia các loại quần áo theo lứa tuổi và theo giới tính như quần áo cho trẻ 
em, cho người lớn, quần áo cho nam giới, quần áo cho nữ giới. Để đáp ứng ngày 
càng cao của người tiêu dùng, các sản phẩm quần áo phải đạt những yêu cầu sau 
đây: 
- Độ bền vững của sản phẩm quần áo phải xác định được thời gian sử 
dụng của nó. Độ bền vững của quần áo phụ thuộc vào vật liệu, môi trường sử 
dụng và quá trình bảo quản. 
- Tính thẩm mỹ của sản phẩm hay vẻ đẹp của quần áo: Vẻ đẹp của quần 
áo đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng phù hưpự với nền văn hoá của 
từng dân tộc. 
- Tính vệ sinh. Các loại quần áo con người sử dụng nó trong hàng ngày 
nên phải có tính vệ sinh tốt. Quần áo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của 
con người, mùa lạnh giữ nhiệt , ấm mùa nóng thoáng mát. Quần áo giúp cho cơ 
thể an toàn trong quá trình hoạt động. 
- Quần áo phải tiện sử dụng: Quần áo ngày nay có nhiều chủng loại phải 
phù hợp sử dụng cho các đối tượng già, trẻ, nam nữ. Quần áo phải phù hợp với 
 27 
môi trường sử dụng khác nhau. Quần áo phải gọn nhẹ không gây ảnh hưởng đến 
hoạt động của con người, tạo ra sự thoải mái. 
- Quần ấo phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế: Do nền kinh tế không đồng 
đều trên các vùng đất nước khác nhau do đó trình độ văn hóa và phong tục của 
từng nơi cũng khác nhau. Quần áo phải phù hợp với kinh tế của từng nơi. 
3.4. Phương pháp nhận biết mặt phải, trái vải theo kiểu dệt 
 3.4.1. Vải dệt thoi theo kiểu dệt vân điểm 
Là loại vải có cấu tạo hai mặt phải và trái giống nhau vì vậy để phân biệt 
được mặt phải, mặt trái là rất khó, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới phân 
biệt tương đối độ chính xác. Để có cơ sở phân biệt được đúng cần dựa vào mấy 
điểm cụ thể sau: 
 - Mặt phải là mặt được xử lý bề mặt như: Chải lông, đốt lông. xén lông, hồ 
bóng hoặc được in hoa sắc nét.Căn cứ vào các lỗ văng ở mép biên vải (mặt phải 
là mặt trơn lỗ đâm xuyên lõm, mặt trái ráp khi ta vuốt nhẹ theo lỗ văng ở mép 
biên). 
 - Mặt trái không được xử lý bề mặt, mặt in hoa mờ không sắc nét. 
 - Mặt phải còn được ghi rõ trên etikét của cuộn vải. Trong một số mặt hàng cụ 
thể, mặt phải là mặt do chuyên gia xác nhận khi sản xuất các đơn hàng gia công 
cụ thể. Có chuyên gia chọn mặt ngoài cuộn vải làm mặt phải, có chuyên gia 
chọn mặt trong của cuộn vải làm mặt phải. 
Đối với vải in hoa yêu cầu về mặt phải, mặt trái rất quan trọng, còn lại vải uyni 
một màu thường chọn mặt nào là mặt phải cũng được, nếu có bị nhầm lẫn cũng 
không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. 
 3.4.2. Vải dệt thoi theo kiểu dệt vân chéo 
 Là loại vải có hai mặt phải trái phân biệt rất rõ (trừ loại dệt chéo 2/2 ). Mặt phải 
của vải là mặt nổi rõ đường gân từ trái qua phải theo dấu sắc 
hoặc từ phải qua trái theo dấu huyền ( ). Ví dụ vải dệt chéo để may quần 
bò là rất dễ phân biệt vì sợi vải to và thường dệt chéo 2/5 nên đường gân nổi lên 
rất rõ. Mặt trái là mặt vải không nổi rõ đường gân, nhiều gút sợi hơn mặt phải. 
 3.4.3. Vải dệt thoi theo kiểu dệt vân đoạn 
Đây là loại vải có mặt phải trơn bóng, mặt trái không trơn bóng. Ví dụ: 
vải ta tăng, vải láng, vải sa tanh. Mặt phải rất bóng, mặt trái không bóng,mặt 
phải sợi nổi lên nhiều hơn. 
 3.4.4. Vải dệt kim 
( 
) 
 28 
- Để phân biệt mặt phải, mặt trái của vải dệt kim thường dễ phân biệt hơn đối 
với vải dệt thoi. Trừ trường hợp loại vải dệt kim hai mặt phải trái giống nhau 
chọn mặt nào cũng được. 
- Mặt phải của vải dệt kim là mặt vải trơn bóng, nổi rõ hoa văn đường gân, bề 
mặt trông nhẵn đều do cấu tạo mắt sợi trên mặt phải. 
- Mặt trái là mặt vải không trơn bóng, không nỏi rõ hoa văn đường gân, cho cả 
hai loại dệt kim đan ngang và dệt kim đan dọc. 
Trong sáng tác mẫu thời trang đôi khi người ta chọn mặt trái của vải để 
làm mặt phải cho sản phẩm may nhằm gây sự chú ý bất ngờ. 
 3.4.5. Vải không dệt 
Để phân biệt mặt trái, mặt phải của vải không dệt rất dễ dàng. Vì mặt phải 
bao giờ cũng được gia công bề mặt; tráng nhựa, hồ cán bóng in hoa nổi rõ, sắc 
nét, mặt trái để thô. 
- Riêng màng xơ thường có hai mặt phải trái giống nhau chọn mặt nào cũng 
được. Ví dụ như: . Bông PE lót áo jắcket không phân biệt mặt phải, mặt trái. 
- Vải giả da mặt phải tráng nhựa, mặt trái để thô. 
Một nguyên tắc chung khi chọn mặt phải của vải các loại là: mặt phải 
được xử lý bề mặt nên bề mặt thường trơn bóng, hoa văn đường nét rõ ràng sắc 
nét, một số loại được chải xén lông bề mặt như vải lông, vải nỉ, vải nhung. 
3.5. Phương pháp nhận biết các loại vải theo nguyên liệu 
 3.5.1. Phương pháp cảm giác 
Phương pháp này đánh giá sơ bộ nguyên liệu bằng cách sờ tay và mắt 
nhìn đặc điểm của vải, phương pháp này để nhận biết chưa có độ chính xác 
không cao. Ví dụ: Vải bông sờ có mềm vò thì có hiện tượng nhàu; Vải tơ tằm có 
bóng, mềm mại và nhàu. 
 3.5.2. Phương pháp dùng nhiệt 
Phương pháp dung xơ, sợi trong vải đốt để xem đặc điểm cháy của vải. 
Ví dụ: Xơ bông thuộc nhóm vật liệu dễ cháy, cháy nhanh, cháy có ngọn lửa khi 
bỏ ra khỏi ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy, tro có màu sám trắng dễ bóp vụn; Tơ tằm 
cháy có mùi khét going mùi tóc cháy, tro cứng có màu nâu đen 
 3.5.3. Phương pháp dung hóa chất 
 Dùng các loại axit để thử quá trình sảy ra sự phân hủy. Ví dụ: Vải bông 
không bền với các loại axit như HCL, H2SO4 Nếu nhỏ 1 giọt axit vào vải sẽ 
bị phân hủy vải; Vải polyester bền với các loại axit hữu cơ và vô cơ. 
 29 
 3.5.4. Phương pháp quang học 
 Dùng kính hiển vi quang học để soi đặc điểm của xơ, sợi trong vải. Mỗi loại 
xơ đều coa đặc điểm cấu tạo khác nhau nhìn theo chiều dài và mặt cất ngang của 
xơ. Xơ bông có dạng dẹt, hơi xoắn; Xơ len có dạng thẳng có lớp vẩy; Xơ 
polyester có dạng thẳng tròn, trong 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1: Đặc điểm của vật liệu chính và vật liệu phụ? 
Câu 2: Phân loại sản phẩm may? Yêu cầu của sản phẩm may? 
Câu 3: Phương pháp nhận biết mặt phải mặt trái của vải 
Câu 3: Phương pháp nhận biết vải theo nguyên liệu 
 30 
Bài 4. PHỤ LIỆU MAY 
4.1. Vật liệu liên kết 
 4.1.1. Khái niệm 
Chỉ may các loại là loại vật liệu được sản xuất tại các nhà máy xe chỉ, 
theo chỉ số mầu sắc, độ săn, độ bền nhất định nhằm đáp ứng cho yêu cầu của các 
doanh nghiệp may. 
4.1.2. Cấu tạo của chỉ 
+ Hướng xoắn: Chỉ may tạo ra từ sợi xe cho nên hướng xoắn của chỉ là 
hướng xoắn Z và hướng S 
+ Số sợi chập khi xe: Tuỳ thuộc vào độ bền, yêu cầu của chỉ . 
Đối với chỉ may thông thường số sợi chập 2 hoặc 3 
Đối với chỉ may bền số sợi chập là 6 
Đối với chỉ may đặc biệt số sợi chập là 9 
 - Thông thường chọn màu chỉ theo màu vải tương ứng cần may, chỉ to, chỉ 
nhỏ được biểu hiện theo chi số, phụ thuộc vào vải mỏng hay dày. Vải càng 
mỏng cần chọn chỉ có chi số càng to và độ săn thấp, ngược lại vải càng dày càng 
bền cần chọn chỉ có chi số bé và chỉ xe đôi, xe ba hoặc cao nhất chỉ xe 5 để may 
quần bò. 
 - Trong sản xuất công nghiệp thông thường màu chỉ tương xứng màu vải, 
tuy nhiên khi sáng tác mẫu thời trang người ta có thể chọn chỉ khác màu , ví dụ 
vải xanh chọn chỉ trắng. Chỉ tơ thưòng dùng để vắt sổ, chỉ thêu có độ bền màu 
cao và trơn bóng. 
* Yêu cầu về chỉ: 
+ Độ bền: Độ bền của chỉ là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để 
đảm bảo quá trình may được liên tục. 
+ Tính đồng đều: liên quan đến lực căng của chỉ và để mũi may đều tránh 
được hiện tượng đứt chỉ. 
+ Chỉ phải mềm mại: đảm bảo cho các mũi may được ép chặt vào vải trong 
quá trình may để làm cho đường may đồng đều. 
+ Chỉ phải đảm bảo tính đàn hồi: Đạt yêu cầu về độ giãn chỉ.Tính chất này 
của chỉ sẽ đảm bảo tính lâu bền của các đường may trong quá trình sử dụng, vì 
các đường may thường bị kéo giãn khi sử dụng . 
 31 
+ Chỉ phải đảm bảo độ cân bằng xoắn: Tính cân bằng xoắn của chỉ rất quan 
trọng, ảnh hưởng đáng kể tới quá trình may nếu chỉ không cân bằng xoắn thì khi 
tháo chỉ ra khỏi ống chỉ sẽ tự xoắn và tạo ra những mối gút và dẫn tới đứt chỉ. 
 + Độ sạch: Thể hiện tính đồng nhất của chỉ, yêu cầu tạp chất không có hoặc 
ở mức độ ít nhất.( Tạp chất thể hiện ở những xơ nhỏ xoắn lại hoặc những 
mảnhhạt bông vỡ vụn còn dính vào và các dạng khác). 
+ Chỉ phải bền màu: không giây màu, tính bền màu của chỉ ảnh hưởng tới 
chất lượng đường may, ảnh hưởng tới tính chất ngoại quan của sản phẩm may. 
Vì vậy yêu cầu màu của chỉ cũng phải bền như màu của vải trong quá trình sử 
dụng. 
+ Độ co của chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của đường may, thông thường đối 
với loại vải không co hoặc ít co cũng phải sử dụng những loại chỉ có độ co 
tương ứng như vậy để đảm bảo đường may không bị nhăn, dúm trong quá trình 
sử dụng. 
4.2. Vật liệu dựng 
Tuỳ theo các sản phẩm may mà người ta chọn các loại dựng cho thích hợp 
để tạo dáng cho sản phẩm. Vật liệu dựng bao gồm: Mex, xốp, bông tấm  
 * Mex: là loại vải dệt thoi được tạo ra từ sợi bông chịu nhiệt tốt, ít bị biến 
dạng, trên bề mặt vải người ta tráng một lớp hạt nhựa PE. Khi là, ép mex vào chi 
tiết sản phẩm làm cho chi tiết đó cứng phẳng luôn giữ được hình dáng. Mex 
dùng để ép cổ áo, ve áo, nắp túi, trong các sản phẩm may làm cho sản phẩm 
luôn giữ được cứng, phẳng, không nhăn nát, giữ đượchình dáng chi tiết sản 
phẩm được ép mex. Có chất lượng tốt đảm bảo kỹ thuật không bị bong, dộp phụ 
thuộc vào nhựa có tráng đều trên mex hay không và phụ thuộc rất lớn vào chất 
lượng máy ép. 
 * Bông tấm: là loại dựng được dệt từ nguyên liệu cotton, sợi vải hồ cứng. 
Nhằm mục đích dựng các chi tiết trong sản phẩm may, để sản phẩm giữ được 
hình dáng đẹp. Dựng cotton không có nhựa, không phải là ép, chủ yếu là dựng 
nẹp áo. 
 * Dựng xốp: dựng xốp có hai loại, có nhựa và không có nhựa. loại có nhựa có 
tính năng như mex nhưng khác mex là dựng xốp mềm hơn.Dùng thích hợp cho 
các loại vải mỏng, chủ yếu dùng cho sơ mi nữ. Dựng xốp không nhựa tính năng 
tương đương vải dựng cotton. Nhưng dựng xốp mềm hơn, nhẹ hơn, thích hợp 
cho các loại vải mỏng , mềm, mịn. 
 32 
4.3. Vật liệu cài 
- Cúc các loại, cúc nhựa, cúc sắt mạ, cúc đồng, cúc gỗ. 
- Khóa các loại, khóa nhựa, khóa nhôm, khóa đồng băng dính, dây 
buộc 
- Phần lớn các sản phẩm may công nghiệp đều sử dụng cúc nhựa, khóa nhựa, 
băng dính (gai dính). 
4.4. Nhãn mác 
 Phụ liệu nhãn dùng trong ngành may rất nhiều loại: Nhãn mác, nhãn giá, 
nhãn cỡ, nhãn sử dụng..... 
 a) Nhãn mác: Là loại nhãn biểu thị tên của một công ty, một tập đoàn may 
mặc,hoặc tên của một sản phẩm. Nhằm mục đích giới thiệu với khách hàng về 
công ty. 
b) Nhãn giá: Là loại nhãn biểu thị giá cả của sản phẩm, ký hiệu mã vạch để 
quản lý và chống hàng giả. Trong nhãn giá có biểu thị cả cỡ vóc 
c) Nhãn cỡ : Là loại nhãnbiểu thị cỡ sản phẩm và vóc của sản phẩm đó. 
Ví dụ: Sơ mi nữ cỡ 37 vóc 150-160. 
+ Số 37 biểu thị vòng cổ đo được 37 
+ Số 150-160 biểu thị chiều cao của người mặc từ 1,5 m - 1,6 m là thích hợp. 
Nếu thấp dưới 1,50 m mặc sẽ bị dài, cao trên 1,60 m sẽ bị ngắn. 
Tuỳ theo khách hàng người ta thường dùng hai cách trên để biểu thị. 
Số đo cỡ vóc đối với sơ mi: 
Cỡ 37-38 tương đương với cỡ S ( cỡ nhỏ ) 
Cỡ 39-40 tương đương với M (cỡ trung bình) 
Cỡ 41-42 tương đương với cỡ L (cỡ rộng ) 
Cỡ 43-44 tương đương với cỡ LL (cỡ rất rộng) 
Cỡ 45-46 tương đương với cỡ XL (ngoại cỡ) 
Các chữ S, M, L, , , ,là chữ viết tắt từ tiếng Anh (Small, Mediumm, Large,...). 
Đối với quần âu, nhãn cỡ thường tính theo số đo vòng bụng đơn vị INCH số 28, 
29 , 31.... 
d) Nhãn sử dụng: Là loại nhãn rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh hàng 
may mặc. Nó cung cấp và hướng dẫn cho người tiêu dùng một số điểm quan 
trọng trong quá trình giặt, tẩy, là. 
Trên nhãn sử dụng người ta ghi rõ tên nguyên liệu và các loại ký hiệu 
hướng dẫn về giặt, tẩy, là. Ký hiệu của các loại nhãn : 
1. Giặt bằng tay tốt nhất ở nhiệt độ 30 0 
 33 
2. Được phép giặt và vắt khô bằng máy giặt 
3. Cấm giặt bằng máy 
4. Là ở nhiệt độ thấp dưới 120 0 
5. Là ở nhiệt độ trung bình 120 0 - 160 0 
6. Là ở nhiệt độ cao từ 160 0 - 180 0 
7. Cấm dùng bàn là 
8. được phép tẩy dung môi vô cơ, các chất tẩy trắng 
9. Được phép sử dụng thuốc tẩy trắng Cl 
10. Cấm tẩy. 
11. Tẩy bằng xăng Petrol. 
12. Được phép tẩy các loại thuốc tẩy dung môi hữu cơ 
13. Giặt khô 
14. Được phép vắt xoắn 
15. Cấm vắt xoắn 
16. Được phép treo phơi ngoài ánh nắng mặt trời. 
17. Phơi áo trên mặt phẳng 
18. Có thể giặt hấp 
19. Cấm giặt hấp 
20. Phơi áo bằng móc 
21. Được phép sấy 
22. Không được sấy 
23. Được phơi dưới ánh nắng mặt trời 
24. Không được phơi dưới ánh nắng mặt trời. 
25. Giặt bằng tay 
26. Không được giặt 
27. Không được làm sạch bằng hoá chất 
 34 
 35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Thủy Bình , Vật liệu may, NXB KHKT 
2. Trường CĐCN Dệt may Thời trang Hà Nội, Giáo trình vật liệu may 
3. Nguyễn Văn Lân , Vật liệu dệt, NXB TPHCM 
4. Nguyễn Trung Thu , Vật liệu dệt, NXB ĐHBK Hà Nội 
 36 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH 
DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo quyết định số: 521/QĐ-CĐCNDMTTHN ngày 9/10/2012 của Hiệu trưởng 
trường Cao đẳng Công nghiệp – Dệt may thời trang Hà nội) 
1 ThS. Nguyễn Văn Hoàn Chủ nhiệm 
2 ThS. Hoàng Xuân Hiệp Phó chủ nhiệm 
3 ThS. Nguyễn Thị Thu Hường Thư ký 
4 ThS. Nguyễn văn Anh Thành viên 
5 CN. Nguyễn Quang Vinh Thành viên 
6 ThS. Nguyễn Thị Kha Thành viên 
7 ThS. Ngô Thanh Thanh mai Thành viên 
8 ThS. Đặng Thị Thúy Hồng Thành viên 
9 ThS. Nguyễn Ngọc Chính Thành viên 
10 ThS. Phan Đức Khánh Thành viên 
11 ThS. Trương Thị Ngân Thành viên 
 37 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU GIÁO TRÌNH 
DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo quyết định số: 521/QĐ-CĐCNDMTTHN ngày 9/10/2012 của Hiệu trưởng 
trường CĐCNDMTTHN) 
1 .. .. 
2 .. .. 
3 .. .. 
4 .. .. 
5 .. .. 
6 .. .. 
7 .. .. 
8 .. .. 
9 .. .. 
10 .. .. 
11 .. .. 
 38 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_vat_lieu_may.pdf