Giáo trình Thị trường chứng khoán

1.1. Chứng khoán

1.1.1. Khái niệm

Có nhiều định nghĩa về chứng khoán đƣợc quy định trong các bộ luật có

liên quan ở từng nƣớc. Tuy nhiên, có thể hiểu khái quát chứng khoán là

những chứng thƣ dƣới dạng vật chất hay điện tử xác nhận quyền và lợi ích

hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán và có thể mua bán, trao đổi, chuyển

nhƣợng trên TTCK.

Tại Việt Nam, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng

khoán ngày 24/11/2010, thì “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi

ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát

hành. Chứng khoán đƣợc thể hiện dƣới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ

hoặc dữ liệu điện tử”.

Chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ và các

loại chứng khoán phái sinh chẳng hạn nhƣ quyền mua cổ phần, chứng quyền,

quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tƣơng lai, nhóm chứng khoán hoặc

chỉ số chứng khoán, các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.

1.1.2. Đặc điểm của chứng khoán

Chứng khoán có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Thời hạn: Chứng khoán đƣợc giao dịch trên TTCK là các giấy tờ có giá

trung và dài hạn, tồn tại dƣới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu

điện tử. Mỗi chứng khoán đều có ba thuộc tính sau: tính sinh lời, tính rủi ro và

tính thanh khoản;

+ Tính sinh lời: Đây là các công cụ đầu tƣ nên luôn hàm chứa khả năng tạo

ra lợi nhuận cho những ngƣời nắm giữ chứng khoán đó. Chẳng hạn, cổ phiếu có

tính sinh lời kép từ cổ tức và chênh lệch giá;

+ Tính thanh khoản: Chứng khoán cũng là một loại tài sản nên sẽ có thời

điểm nào đó, Nhà đầu tƣ chuyển hình thái tài sản này sang tiền mặt. Tính thanh

khoản của chứng khoán thể hiện ở khả năng dễ dàng mua bán khi giao dịch loại

chứng khoán đó;

+ Tính rủi ro: Đây là sự đe dọa về an toàn vốn và thu nhập đối với nhà

đầu tƣ, là kết quả đạt đƣợc không đƣợc theo ý muốn của nhà đầu tƣ. Đối với4

chứng khoán, rủi ro của mỗi loại chứng khoán là không giống nhau, phụ thuộc

vào tính sinh lời của từng loại chứng khoán. Ví dụ: Trái phiếu có khả năng sinh

lời thấp nhƣng rủi ro thấp, ngƣợc lại cổ phiếu có tính sinh lời cao thì rủi ro

cũng cao hơn.

- Các loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở

hữu chứng khoán, bao gồm: quyền chủ nợ đối với chứng khoán nợ, quyền sở hữu

đối với chứng khoán vốn và quyền về tài chính đối với chứng khoán phái sinh.

- Chứng khoán đƣợc pháp luật bảo hộ thông qua Luật chứng khoán

của TTCK.

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 1

Trang 1

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 2

Trang 2

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 3

Trang 3

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 4

Trang 4

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 5

Trang 5

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 6

Trang 6

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 7

Trang 7

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 8

Trang 8

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 9

Trang 9

Giáo trình Thị trường chứng khoán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 154 trang baonam 6720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thị trường chứng khoán

Giáo trình Thị trường chứng khoán
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2019 
ThS. ĐÀO THỊ HỒNG 
 ThS. DƯƠNG THỊ THANH TÂN 
 THÞ TR­êng chøng kho¸n 
ThS. ĐÀO THỊ HỒNG, ThS. DƢƠNG THỊ THANH TÂN 
BÀI GIẢNG 
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2019 
 i 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC ............................................................................................................................ i 
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 
Chƣơng 1. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN .................. 3 
1.1. Chứng khoán .............................................................................................. 3 
1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................3 
1.1.2. Đặc điểm của chứng khoán ........................................................................3 
1.1.3. Phân loại chứng khoán ...............................................................................4 
1.1.4. Các loại chứng khoán điển hình .................................................................5 
1.2. Thị trƣờng chứng khoán ........................................................................... 31 
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ................. 31 
1.2.2. Khái niệm và bản chất của thị trường Chứng khoán ............................. 32 
1.2.3. Phân loại thị trường chứng khoán .......................................................... 32 
1.2.4. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán ................................ 35 
1.2.5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán ....................................... 37 
1.3. Phát hành chứng khoán ............................................................................ 38 
1.3.1. Chủ thể phát hành .................................................................................... 38 
1.3.2. Điều kiện phát hành hay chào bán chứng khoán tại Việt Nam ............. 39 
1.3.3. Điều kiện chào bán chứng khoán ra nước ngoài ................................... 40 
1.3.4. Điều kiện chào bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam của tổ chức tài 
chính quốc tế ....................................................................................................... 40 
1.3.5. Phương thức phát hành ............................................................................ 40 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1 ................................................................................... 43 
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƢƠNG 1 ..................................................................................... 43 
Chƣơng 2. CÁC BỘ PHẬN CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ................ 44 
2.1. Thị trƣờng chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) .............. 44 
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 44 
2.1.2. Hình thức tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán ................................. 44 
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán ...................................... 45 
2.1.4. Điều kiện tham gia vào Sở GDCK .......................................................... 49 
2.1.5. Quá trình thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán ............... 50 
2.2. Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung ..................................................... 51 
2.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 51 
 ii 
2.2.2. Đặc điểm .................................................................................................... 52 
2.2.3. Cơ sở xác định giá .................................................................................... 53 
2.2.4. Phương thức giao dịch .............................................................................. 54 
2.3. Công ty chứng khoán ............................................................................... 55 
2.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 55 
2.3.2. Các mô hình hoạt động của Công ty chứng khoán ................................. 56 
2.3.3. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán .................................... 58 
2.3.4. Các nghiệp vụ của Công ty chứng khoán ................................................ 58 
2.4. Quỹ đầu tƣ chứng khoán .......................................................................... 65 
2.4.1. Khái niệm Quỹ đầu tư chứng khoán ........................................................ 65 
2.4.2. Vai trò của quỹ đầu tư .............................................................................. 65 
2.4.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán .......................................................... 66 
2.4.4. Chủ thể liên quan đến quỹ đầu tư chứng khoán ...................................... 71 
2.4.5. Hoạt động của quỹ đầu tư ............................ ... Chỉ số này lấy quyền số là số lƣợng cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo nên 
nó là tƣ liệu và sẽ phản ánh đƣợc vai trò của các cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ 
tính toán. Tuy nhiên, chỉ số này có nhƣợc điểm là phải thƣờng xuyên cập nhật số 
liệu về số lƣợng cổ phiếu niêm yết thời kỳ báo cáo. 
+ Chỉ số giá bình quân gia quyền Laspeyres: Đây là chỉ số giá cổ phiếu áp 
dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền với quyền số là số lƣợng cổ phiếu niêm 
yết thời kỳ gốc. 
Công thức tính: 
Trong đó: 
+ IL: Chỉ số giá bình quân Laspeyres; 
+ qio: Khối lƣợng cổ phiếu i niêm yết thời kỳ gốc. 
Chỉ số này lấy quyền số là số lƣợng cổ phiếu niêm yết tại thời kỳ gốc nên 
số liệu này có sẵn, không phải cập nhật. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của hệ số này là 
không phản ánh đƣợc cơ cấu biến đổi của thị trƣờng. Các chỉ số của Đức (Chỉ số 
DAX, FAX) áp dụng chỉ số này. 
- Chỉ số bình quân nhân: 
Đây là chỉ số giá bình quân nhân của chỉ số Paascher và chỉ số Laspeyres 
và đƣợc xác định bởi công thức: IF = Lp II * 
Trong đó: IF là chỉ số giá Fisher. 
Chỉ số này có ƣu điểm là khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của chỉ số Paascher 
và chỉ số Laspeyres. Các chỉ số Value - line của Mỹ, chỉ số FT-30 của Anh áp 
dụng chỉ số này. 
Ip = 


n
i
n
i
Pioqit
Pitqit
1
1
*
*
IL = 


n
i
n
i
Pioqio
Pitqio
1
1
*
*
 143 
4.1.3.3. Chỉ số chứng khoán tại Việt Nam 
Ở Việt Nam chúng ta hiện nay đang có 3 chỉ số chính là VN-Index, HNX-
Index và UPCoM-Index để đại diện cho 3 sàn là Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh 
(Sàn HOSE), Sở GDCK Tp. Hà Nội (Sàn HNX), Thị trƣờng OTC hiện đại - Thị 
trƣờng giao dịch của các công ty đại chúng chƣa đƣợc niêm yết chính thức (Sàn 
UPCoM). 
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hƣớng biến động giá của tất cả cổ phiếu 
niêm yết và giao dịch tại SGDCK TPHCM. Chỉ số VN-Index so sánh giá trị vốn 
hóa thị trƣờng hiện tại với giá trị vốn hóa thị trƣờng cơ sở vào ngày gốc 
28/07/2000, ngày đầu tiên thị trƣờng chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. 
Giá trị vốn hóa thị trƣờng cơ sở tính trong công thức chỉ số đƣợc điều chỉnh 
trong các trƣờng hợp nhƣ niêm yết mới, hủy niêm yết và các trƣờng hợp có thay 
đổi về vốn niêm yết. Các chỉ số HNX-index và chỉ số UPCoM-index cũng đƣợc 
Sở GDCK Tp. Hà Nội xác định tƣơng tự chỉ số VN-index. 
 Công thức tính các chỉ số chứng khoán tại Việt Nam: 
4.2. Quản lý và giám sát thị trƣờng chứng khoán 
4.2.1. Quản lý hoạt động trên thị trường chứng khoán 
4.2.1.1. Khái niệm 
Quản lý TTCK có thể đƣợc hiểu là việc ban hành và sử dụng các văn bản 
pháp quy, các quy định chung trong lĩnh vực chứng khoán và các lĩnh vực khác 
có liên quan nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra đối với TTCK. 
4.2.1.2. Mục tiêu quản lý 
Quản lý TTCK là nhằm để đảm bảo 3 mục tiêu sau: 
- Đảm bảo tính trung thực, minh bạch của thị trƣờng: Qua việc ban 
hành các quy định pháp lý mang tính bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia thị 
trƣờng để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trƣờng; 
- Đảm bảo tính hiệu quả của thị trƣờng: Hiệu quả hoạt động của TTCK 
đƣợc đánh giá thông qua khả năng huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, 
nói cụ thể hơn hiệu quả hoạt động chính là sự an toàn, ổn định và sự phát triển 
của thị trƣờng; 
 I = 


n
i
n
i
Pioqio
Pitqit
1
1
*
*
*100 
 144 
- Đảm bảo tính công bằng: Công bằng và bình đẳng trên TTCK bao gồm: 
công bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trƣờng với nhau; công 
bằng và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trƣờng với chủ thể quản lý nhà 
nƣớc. Tính công bằng đƣợc thể hiện thông qua việc dễ dàng trong việc gia nhập 
hay rút lui khỏi thị trƣờng, hoặc sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị 
trƣờng không phân biệt quy mô lớn, nhỏ, chuyên nghiệp hay nghiệp dƣ. 
4.2.1.3. Các cơ quan quản lý 
Có hai nhóm các cơ quan quản lý về TTCK nhƣ sau: 
- Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về TTCK: Các cơ quan này thực hiện 
chức năng quản lý thông qua việc ban hành hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên 
nhƣ Chính phủ, Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật định hƣớng và điều 
tiết hoạt động của thị trƣờng. Ngoài ra, các cơ quan này có thể sử dụng các hình 
thức khác để can thiệp vào thị trƣờng trong các trƣờng hợp cần thiết, khẩn cấp. 
Thông thƣờng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về TTCK gồm có: Ủy ban chứng 
khoán và các bộ ngành có liên quan nhƣ Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ƣơng, 
Bộ Tƣ pháp trong đó Ủy ban chứng khoán là cơ quan đóng vai trò chủ trì; 
- Các tổ chức tự quản: Là các tổ chức hoạt động trên thị trƣờng chứng 
khoán đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc về TTCK phân cấp quản lý một số 
lĩnh vực trên TTCK. Các tổ chức này có 2 đặc điểm cơ bản là phải tự cân đối thu 
- chi dựa vào nguồn thu từ các hoạt động trên thị trƣờng và hoạt động nhằm 
phục vụ lợi ích chung của toàn thị trƣờng. Thông thƣờng trên thị trƣờng chứng 
khoán có hai hình thức tổ chức tự quản: 
+ Sở giao dịch chứng khoán: Đây là tổ chức bao gồm các công ty chứng 
khoán thành viên, chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động 
giao dịch chứng khoán diễn ra trên Sở; 
+ Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Đây là một tổ chức xã hội - 
nghề nghiệp đại diện cho ngành chứng khoán nhằm đảm bảo và dung hoà lợi ích 
của các thành viên trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung của thị trƣờng. Hoạt động 
chính của Hiệp hội là điều hành các giao dịch qua quầy, đại diện cho ngành 
chứng khoán nêu lên những kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm tăng 
cƣờng tính hiệu quả và ổn định của thị trƣờng. Ngoài ra, Hiệp hội còn thu thập 
và phản ánh các khiếu nại của khách hàng đến các đơn vị thành viên. 
4.2.1.4. Các hình thức quản lý 
Có hai hình thức quản lý TTCK là quản lý bằng pháp luật và tự quản, 
tƣơng ứng với hai nhóm tổ chức quản lý TTCK là cơ quan quản lý nhà nƣớc về 
TTCK và tổ chức tự quản trên thị trƣờng. 
 145 
- Quản lý bằng pháp luật: 
 Đây là hình thức quản lý dựa trên việc sử dụng các văn bản pháp quy của 
Nhà nƣớc, các quy định của chính các cơ quan quản lý ban hành làm công cụ để 
quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trƣờng chứng khoán. Đây là hình thức 
quản lý cổ điển và thông dụng đƣợc sử dụng phổ biến ở hầu hết các thị trƣờng 
trên thế giới. 
Hình thức này có những ƣu điểm chủ yếu sau: Các quyết định đƣa ra có 
tính thực thi cao bởi nó dựa trên cơ sở là hệ thống các văn bản pháp quy mang 
tính bắt buộc đối với tất cả mọi thành viên tham gia thị trƣờng. Đồng thời, thông 
qua việc áp dụng các quy định hiện hành, mọi chủ thể đều cảm thấy công bằng 
vì pháp luật đƣợc xây dựng và ban hành dựa trên nguyện vọng của số đông. 
Ngoài ra, với việc quản lý bằng pháp luật, tính rõ ràng, minh bạch và công khai 
đƣợc đảm bảo, cơ quan quản lý dễ dàng trong việc phát hiện và xử lý các sai 
phạm xảy ra trên thị trƣờng chứng khoán 
Tuy nhiên, hình thức quản lý này còn tồn tại những nhƣợc điểm sau: Hình 
thức này làm giảm tính năng động và sáng tạo của thị trƣờng do có những thay 
đổi, biến động trên thị trƣờng đôi khi không đƣợc hoặc chƣa đƣợc đề cập đến 
trong hệ thống các văn bản pháp quy. Ngoài ra, hình thức này có tính ỳ rất cao 
do các thủ tục hành chính rƣờm rà dẫn đến sự lạc hậu của các văn bản pháp quy 
so với thực tế thị trƣờng. Hơn thế nữa, hình thức quản lý bằng pháp luật sẽ tiêu tốn 
một phần của ngân sách nhà nƣớc bởi đây là các hoạt động mang tính hành chính. 
- Tự quản: 
 Hình thức này dựa trên các văn bản pháp quy, sự định hƣớng và phân cấp 
quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức nhƣ Sở giao dịch chứng 
khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán tự quản lý một số hoạt động 
của ngành mình. Phƣơng thức tự quản đã khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm 
của phƣơng pháp quản lý bằng pháp luật. 
4.2.1.5. Nội dung quản lý 
Quản lý thị trƣờng chứng khoán có thể phân chia ra hai nội dung chủ yếu là 
quản lý hàng hóa chứng khoán và quản lý các chủ thể tham gia thị trƣờng. 
- Quản lý hàng hóa trên thị trƣờng: Bao gồm 2 hoạt động là quản lý phát 
hành và quản lý các hàng hóa đã đƣợc giao dịch trên thị trƣờng. 
+ Quản lý phát hành là hoạt động quản lý những chứng khoán lần đầu tiên 
đƣợc phát hành ra công chúng. Hoạt động quản lý phát hành đƣợc thực hiện theo 
 146 
2 chế độ là đăng ký và cấp phép. Theo chế độ cấp phép, ngƣời phát hành phải 
xin phép đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nƣớc trƣớc khi phát hành. Hồ sơ 
đăng ký bao gồm các vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động của công ty, tình 
hình nhân sự, kế hoạch phát hành và kế hoạch sử dụng số tiền thu đƣợc và giấy 
xin phép phát hành. Hồ sơ này sẽ đƣợc cơ quan có thẩm quyền thẩm tra kỹ càng 
để quyết định cho phép hoặc đình chỉ phát hành. Theo chế độ cấp phép, tổ chức 
phát hành trƣớc khi phát hành chứng khoán ra công chúng phải đƣợc cấp giấy 
phép phát hành của cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền. 
+ Quản lý các giao dịch trên TTCK là hoạt động quản lý giao dịch của các 
loại chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán và trên thị trƣờng phi tập trung. 
Việc quản lý giao dịch phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh 
tranh và trung thực. 
- Quản lý các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán (Quản lý các 
nhà kinh doanh chứng khoán): 
Nhà kinh doanh chứng khoán trên thị trƣờng là những tổ chức, cá nhân 
thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK nhƣ: Môi giới chứng khoán; Tự doanh; Bảo 
lãnh phát hành; Tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tƣ; Lƣu ký 
chứng khoán... Nhà kinh doanh chứng khoán là một trong các chủ thể quan 
trọng, ảnh hƣởng lớn đến sự ổn định và phát triển của thị trƣờng. Chính vì vậy, 
quản lý các nhà kinh doanh chứng khoán là một nhiệm vụ trọng tâm của nội 
dung quản lý thị trƣờng chứng khoán. Tại hầu hết các thị trƣờng, cơ quan quản 
lý Nhà nƣớc quy định các tổ chức kinh doanh chứng khoán phải là những tổ 
chức có số vốn tối thiểu, có trụ sở làm việc, có đội ngũ nhân viên đủ kiến thức, 
kinh nghiệm và có giấy phép hành nghề. Hoạt động của các nhà kinh doanh 
chứng khoán phải tuân theo các quy định trên thị trƣờng, chịu sự quản lý, giám 
sát của các tổ chức quản lý và tự quản.. 
4.2.2. Giám sát hoạt động trên thị trường chứng khoán 
4.2.2.1. Khái niệm 
Giám sát thị trƣờng chứng khoán là việc tiến hành theo dõi, kiểm tra các 
hoạt động của các chủ thể tham gia thị trƣờng và các hoạt động diễn ra trên thị 
trƣờng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, khuyến khích phát huy kịp 
thời các hành vi tốt đảm bảo tính bình ổn của thị trƣờng. 
 147 
4.2.2.2. Nội dung giám sát 
- Giám sát Sở giao dịch: 
 Việc giám sát Sở giao dịch đƣợc thực hiện thông qua một loạt các hoạt 
động nhƣ giám sát phát hành, giám sát niêm yết, giám sát giao dịch Tuy 
nhiên, hoạt động giám sát có thể tập trung vào hai nhiệm vụ chính: theo dõi 
chứng khoán và giám sát thị trƣờng. 
Theo dõi chứng khoán nhằm các mục đích: 
 + Theo dõi liên tục giá chứng khoán và khối lƣợng giao dịch ở các thời điểm 
khác nhau, phân tích mức độ tăng giảm để phát hiện ra các giao dịch bất thƣờng; 
+ Thu thập các thông tin liên quan đến các công ty niêm yết và giá cả 
thị trƣờng; 
+ Theo dõi tình trạng sở hữu của các nhà đầu tƣ quốc tế. 
 Giám sát thị trƣờng chứng khoán nhằm các mục đích sau: 
+ Phát hiện các giao dịch nội gián, thao túng thị trƣờng; 
+ Thi hành kỷ luật đối với các giao dịch gian lận, bất hợp pháp trên thị trƣờng; 
+ Báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nƣớc những bất ổn của thị trƣờng nhằm 
có sựu điều chỉnh hợp lý. 
- Giám sát thành viên Sở giao dịch chứng khoán: 
+ Giám sát tổ chức niêm yết: Việc giám sát tổ chức niêm yết bao gồm 3 nội 
dung chính là: Việc lập hồ sơ của các tổ chức niêm yết để theo dõi; việc tuân 
thủ, duy trì các tiêu chuẩn niêm yết; hoạt động công bố thông tin. 
+ Giám sát công ty môi giới, kinh doanh chứng khoán và công ty quản lý quỹ: 
(i) Đối với nghiệp vụ môi giới: Pháp luật yêu cầu các công ty phải có trách 
nhiệm thực hiện giao dịch một cách công bằng, đúng luật; 
(ii) Đối với nghiệp vụ kinh doanh: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc 
giám sát các công ty chứng khoán theo các nội dung nhƣ: cung cấp thông tin 
giao dịch kịp thời chính xác, phƣơng thức nhập lệnh của khách hàng hợp 
pháp; 
(iii) Đối với công ty quản lý quỹ: Sở giao dịch chứng khoán giám sát về cơ 
cấu tổ chức, phƣơng thức hình thành quỹ, tình hình tài chính và các hoạt động 
trên thị trƣờng. 
4.2.2.3. Phương thức giám sát thị trường chứng khoán 
Việc giám sát thị trƣờng chứng khoán thƣờng đƣợc thực hiện thông qua hai 
phƣơng pháp chủ yếu là theo dõi chứng khoán và thanh tra. 
 148 
- Phƣơng pháp theo dõi chứng khoán: 
+ Theo dõi chứng khoán trong ngày: Phƣơng pháp theo dõi chứng khoán 
trong ngày đƣợc áp dụng đối với những chứng khoán không theo chuẩn mực về 
khối lƣợng và giá cả hoặc trong quá trình niêm yết và giao dịch có những tin 
đồn bất lợi gây ảnh hƣởng đến giá cả; 
+ Theo dõi chứng khoán theo khoảng thời gian (theo dõi dài ngày): Những 
chứng khoán thuộc đối tƣợng theo dõi nhiều ngày khi kết quả theo dõi trong 
ngày chƣa rõ ràng hoặc có những tin đồn nghiêm trọng, những tin tức quan 
trọng bị tiết lộ. 
- Phƣơng pháp thanh tra: 
+ Đối tƣợng thanh tra thị trƣờng chứng khoán bao gồm: Các công ty niêm 
yết, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu 
tƣ, thành viên lƣu ký chứng khoán, ngân hàng giám sát, Sở giao dịch chứng 
khoán, Ngƣời hành nghề kinh doanh chứng khoán, Tổ chức và cá nhân có liên 
quan đến hoạt động chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán; 
+ Phạm vi giám sát thanh tra bao gồm: Hoạt động phát hành chứng 
khoán, các giao dịch chứng khoán, các hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh 
toán bù trừ, lƣu ký chứng khoán, việc công bố thông tin, có thể nói, giám sát 
chứng khoán là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển thị 
trƣờng chứng khoán. 
 149 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 
1. Phân biệt phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật? 
2. Nêu ứng dụng của phân tích kỹ thuật? 
3. Nội dung chính của phân tích cơ bản là gì? 
4. Các mô hình chủ yếu trong phân tích kỹ thuật? 
 150 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài chính (2015). Thông tƣ 202/2015/TT-BTC. Thông tư hướng dẫn về 
niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán. 
2. Bộ Tài chính (2017). Thông tƣ 29/2017/TT-BTC. Thông tư sửa đổi, bổ sung 
một số điều của thông tư số 202/2015/tt-btc ngày 18 tháng 12 năm 2015 hướng 
dẫn về niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán. 
3. Bạch Đức Hiển (2009). Giáo trình Thị trường chứng khoán. Nxb Tài chính, 
Hà Nội. 
4. Nguyễn Đăng Nam, Hoàng Văn Quỳnh (2009). Giáo trình phân tích và đầu 
tư chứng khoán. Nxb Tài chính, Hà Nội. 
5. Lê Hoàng Nga (2015). Sách chuyên khảo Thị trường chứng khoán. Nxb Tài 
chính, Hà Nội. 
6. Hoàng Văn Quỳnh (2009). Giáo trình Thị trường chứng khoán và đầu tư 
chứng khoán. Nxb Tài chính, Hà Nội. 
7. Hoàng Văn Quỳnh (2008). Câu hỏi và bài tập Thị trường chứng khoán. Nxb 
Tài chính, Hà Nội. 
8. Quốc Hội (2006). Luật số 70/2006/QH11. Luật chứng khoán. 
9. Quốc Hội (2010). Luật số 62/2010/QH12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của luật chứng khoán. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thi_truong_chung_khoan.pdf