Giáo trình Tài chính tiền tệ

Các khối tiền tệ

* Khối lượng tiền trong lưu thông:

- Khối lượng tiền trong lưu thông là tổng các phương tiện, được chấp nhận

làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa, tại một thị trường nhất định và trong

một thời gian nhất định.

- Khối lượng tiền trong lưu thông được ký hiệu là Ms, bao gồm các bộ

phận sau đây:

M1: Được gọi là khối tiền tệ giao dịch, gồm những phương tiện có “tính

lỏng” cao nhất trong lưu thông. M1 lại được phân loại theo thứ tự sau:

+ Tiền mặt (tiền vàng, giấy bạc ngân hàng, tiền đúc lẻ).

+ Tiền gửi không kỳ hạn.

M2: Được gọi là khối tiền tệ giao dịch mở rộng.Gồm cả những phương

tiện “tính lỏng” thấp hơn. Thành phần M2 có các bộ phận:

+ M1.

+ Tiền gửi có kỳ hạn.

M3:Khối tiền tệ tài sản, có “tính lỏng” thấp nhất. Thành phần M3 bao gồm:

+ M2.

+ Thương phiếu.

+ Tín phiếu.12

+ Trái khoán và cổ phiếu

Như vậy:

Ms = M3 + Các phương tiện có khả năng thanh toán khác.

Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hơn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, trong đó quan trọng nhất là:

- Số lượng các phương tiện được phát hành từ ngân hàng.

- Các phương tiện được phát hành từ doanh nghiệp.

- Các phương tiện được phát hành từ chính phủ.

Nếu tài sản tích lũy của dân cư và doanh nghiệp đưa vào đầu tư lớn, thì số

lượng các phương tiện lưu thông sẽ tăng lên. Nếu tài sản này bị lưu giữ, thì

không những các phương tiện lưu thông bị giảm thấp, mà còn làm cho nền kinh

tế bị trì trệ.

* Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông:

Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là khối lượng tiền do tổng nhu cầu

của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ quyết định.

Khối lượng tiền này được ký hiệu Mn (Necessary Money). Mn phụ thuộc

vào hai yếu tố:

- Tổng giá cả hàng hóa đưa ra lưu thông trong kỳ. Yếu tố này chính là

tổng mức chu chuyển hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế quốc dân.

- Tốc độ lưu thông bình quân của tiền trong kỳ:

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 1

Trang 1

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 2

Trang 2

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 3

Trang 3

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 4

Trang 4

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 5

Trang 5

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 6

Trang 6

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 7

Trang 7

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 8

Trang 8

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 9

Trang 9

Giáo trình Tài chính tiền tệ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 215 trang baonam 17160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính tiền tệ

Giáo trình Tài chính tiền tệ
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 
THS. ĐÀO LAN PHƯƠNG, THS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG, 
THS. HOÀNG THỊ HẢO, THS. LƯU THỊ THẢO 
TµI CHÝNH TIÒN TÖ 
1 
THS. ĐÀO LAN PHƯƠNG, THS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG, 
THS. HOÀNG THỊ HẢO, THS. LƯU THỊ THẢO 
BÀI GIẢNG 
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 
 2 
 3 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Lý thuyết tài chính tiền tệ là môn học cơ sở ngành của khối ngành kinh tế. 
Nội dung cơ bản của môn học là cung cấp cho sinh viên và những người quan 
tâm những kiến thức cơ bản về tài chính và tiền tệ như bản chất, chức năng của 
tài chính; bản chất, chức năng của tiền tệ và hoạt động tài chính của các chủ thể 
trong nền kinh tế như hoạt động của Ngân sách nhà nước, hoạt động của Ngân 
hàng trung ương, hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ 
chức tài chính trung gian, các quan hệ tài chính quốc tế và vai trò của chúng 
trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính, sự vận dụng các chức năng của tài 
chính và tiền tệ để quản lý nền kinh tế vĩ mô... Đây là những vấn đề lý luận giúp 
sinh viên và bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về tài chính và tiền tệ trong nền 
kinh tế để gắn kết được giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời là cơ sở để sinh viên 
tiếp cận dễ dàng các môn học chuyên ngành trong tương lai. 
 Bài giảng Tài chính tiền tệ bao gồm 8 chương: 
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính và tiền tệ; 
Chương 2: Ngân sách Nhà nước; 
Chương 3: Ngân hàng trung ương; 
Chương 4: Tài chính trung gian; 
Chương 5: Tài chính doanh nghiệp; 
Chương 6: Tài chính hộ gia đình; 
Chương 7: Tài chính quốc tế; 
Chương 8: Thị trường tài chính. 
Trong đó, Thạc sỹ Đào Lan Phương biên soạn các chương 4, 6; Thạc sỹ 
Hoàng Thị Hảo biên soạn các chương 5, 7; Thạc sỹ Lưu Thị Thảo biên soạn các 
chương 2, 8; Thạc sỹ Đỗ Thị Thúy Hằng biên soạn các chương 1, 3. 
Vì nhiều lý do nên cuốn bài giảng này còn cần bổ sung để hoàn chỉnh hơn 
trong tương lai. Do đó, tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng 
góp chân thành của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp và bạn 
đọc để bài giảng ngày càng có chất lượng cao hơn. 
 Nhóm tác giả 
 4 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
STT Chữ viết tắt Giải thích 
1 BCNSNN Bội chi ngân sách nhà nước 
2 BHKD Bảo hiểm kinh doanh 
3 BHXH Bảo hiểm xã hội 
4 BHYT Bảo hiểm y tế 
5 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 
6 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 
8 GDP Thu nhập quốc dân 
9 HCSN Hành chính sự nghiệp 
10 KTQT Kinh tế quốc tế 
11 LHQ Liên hợp quốc 
12 NHNN Ngân hàng nhà nước 
13 NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 
14 NHTM Ngân hàng thương mại 
15 NHTƯ Ngân hàng trung ương 
16 NSNN Ngân sách nhà nước 
17 SXKD Sản xuất kinh doanh 
18 TCQT Tài chính quốc tế 
19 TTTC Thị trường tài chính 
 5 
Chương 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 
1.1. Lý luận cơ bản về tiền tệ 
1.1.1. Sự ra đời và phát triển các hình thái tiền tệ 
1.1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ 
Trong kinh tế chính trị học, Các Mác đã khẳng định nguồn gốc của tiền 
bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi. Quá trình ra 
đời của tiền tệ gắn liền với 4 hình thái giá trị: 
* Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên: 
 Trao đổi xuất hiện từ khi công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Hình thức 
trao đổi lúc này là trao đổi trực tiếp vật lấy vật và hoàn toàn mang tính chất 
ngẫu nhiên. 
 Phương thức trao đổi được thể hiện bằng phương trình: 
1 rìu = 20 kg thóc 
 Trong hình thái giá trị này,trao đổi còn chưa trở thành nhu cầu thường 
xuyên của con người. Số lượng hàng hóa tham gia trao đổi ít, hình thức trao đổi 
còn mang tính chất trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định. 
* Hình thái mở rộng: 
 Khi cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất xuất hiện, việc trao 
đổi trở nên thường xuyên hơn, lúc này có nhiều hàng hóa tham gia trao đổi hơn. 
Tương ứng với giai đoạn này là hình thái mở rộng. 
 Phương trình trao đổi trong giai đoạn này: 
1 cái rìu = 20kg thóc 
 = 10 m vải 
 = 1 con cừu 
 Ở hình thái này, tỷ lệ trao đổi được cố định hơn trước. Tuy vậy, việc 
trao đổi vẫn mang tính chất trao đổi trực tiếp. Mỗi hàng hóa là vật ngang giá 
riêng biệt của một hàng hóa khác nên những người trao đổi khó đạt được mục 
đích ngay. 
* Hình thái chung: 
 Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện (thủ công nghiệp 
tách khỏi nông nghiệp), năng suất lao động tăng lên, trao đổi trở thành hiện 
tượng kinh tế phổ biến. 
 Trong quá trình trao đổi xuất hiện nhu cầu tìm một loại hàng hóa được 
 6 
nhiều người ưa thích nhất được tách ra để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa 
khác hình thành vật ngang giá chung. 
 Phương trình trao đổi: 
20 kg thóc = 1 cái rìu 
 10 m vải = 
 1 con cừu = 
  = 
 Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, khi có một hàng hóa 
đóng vai trò vật ngang giá chung để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác, thì 
lúc đó tiền tệ đã xuất hiện và vật ngang giá chung đó chính là tiền của vùng, khu 
vực đó. Tuy nhiên, C.Mác lại cho ... ao dịch đưa ra trên thị trường.Tại giá 
xác định,lệnh mua và lệnh bán được thực hiện nhiều nhất. Định giá chứng khoán 
có thể được thực hiện định kỳ sau những khoảng thời gian nhất định hoặc thực 
hiện theo hệ thống đấu giá liên tục. 
 Thị giá chứng khoán được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị 
trường. Quan hệ này phụ thuộc vào quyết định của các nhà đầu tư. Để quyết 
định mua hay bán một loại chứng khoán nào đó các nhà đầu tư phân tích các 
thông tin liên quan đến chứng khoán, xem tác động tích cực của chúng tới hoạt 
động đầu tư của mình như thế nào? Chính vì vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng 
tới thị giá chứng khoán. 
 Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới thị giá trái phiếu là lãi suất tín dụng mà 
trực tiếp là lãi suất tín dụng dài hạn. Khi lãi suất tín dụng dài hạn hạ thấp thì 
nhiều nhà đầu tư mua trái phiếu hơn, làm cho cầu trái phiếu tăng và giá trái 
phiếu tăng lên và ngược lại. Ngoài ra thị giá trái phiếu còn ảnh hưởng bởi tình 
hình lạm phát, tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp phát hành. 
+ Giao dịch chứng khoánlà hoạt động trả tiền mua và giao dịch chứng 
khoán bán.Có 3 phương thức giao dịch chứng khoán: giao dịch trả tiền ngay, 
giao dịch theo kỳ hạn, giao dịch theo hình thức tín dụng. 
 Qua nghiên cứu về thị trường chứng khoán thứ cấp, cho thấy cơ chế hoạt 
động của thị trường chứng khoán thứ cấp đã tạo ra tính thanh khoản cao của các 
chứng khoản, tạo điều kiện cho nhà đầu tư di chuyển hướng đầu tư từ lĩnh vực 
này sang lĩnh vực khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Thị giá chứng khoán 
được xác định trên thị trường chứng khoán thứ cấp là yếu tố để người phát hành 
tham khảo cho việc phát hành chứng khoán mới trên thị trường sơ cấp. 
 Sự khác nhau chủ yếu của thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường 
chứng khoán thứ cấp là thị trường chứng khoán sơ cấp làm gia tăng vốn đầu tư 
trong nền kinh tế, còn hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi chủ thể 
cung ứng nguồn tài chính mà không thay đổi chủ thể phát hành chứng khoán và 
không tác động trực tiếp làm tăng vốn trong toàn xã hội. Có sự khác nhau như 
vậy nhưng thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp có 
 209
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thị trường chứng khoán sơ cấp mới có thị 
trường chứng khoán thứ cấp. Thị trường sơ cấp tạo ra công cụ cho thị trường thứ 
cấp. Hiệu quả hoạt động của thị trường sơ cấp lại phụ thuộc rất lớn vào sự tổ 
chức hoạt động của thị trường thứ cấp. Khả năng thanh khoản của chứng khoán 
càng cao bao nhiêu trên thị trường thứ cấp thì việc phát hành chứng khoán trên 
thị trường sơ cấp càng thuận lợi, càng tận dụng được nhiều nguồn tài chính nhàn 
rỗi để cung cấp cho các hoạt động kinh tế - xã hội bấy nhiêu. Vì vậy, việc phát 
triển thị trường chứng khoán với đầy đủ hai bộ phận: thị trường sơ cấp và thị 
trường thứ cấp là cần thiết đối với nền kinh tế. 
 210
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8 
1. Thế nào là thị trường tài chính? Nêu các công cụ của thị trường tài chính? 
2. Nêu đối tượng và công cụ của thị trường tiền tệ? 
3. Kể tên các thị trường bộ phận của thị trường tiền tệ và phân biệt chúng? 
4. Nêu đối tượng và công cụ của thị trường vốn? 
5. So sánh thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Ngọc Dũng, PGS.TS Đinh Xuân Hạng (2014).Giáo trình tài 
chính tiền tệ, Nxb Tài Chính. Hà Nội. 
2. Đặng Thị Việt Đức, Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ 
thống hóa). 
3. Nguyễn Hữu Tài (2011).Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nxb Đại 
học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội. 
 211
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 3 
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN 
TỆ .......................................................................................................................... 5 
1.1. Lý luận cơ bản về tiền tệ .............................................................................. 5 
1.1.1. Sự ra đời và phát triển các hình thái tiền tệ ............................................... 5 
1.1.2. Các quan niệm và chức năng của tiền tệ. ................................................... 8 
1.1.3. Lưu thông tiền tệ và lạm phát ................................................................... 11 
1.2. Lý luận cơ bản về tài chính ........................................................................ 25 
1.2.1.Khái niệm về tài chính ................................................................................ 25 
1.2.2.Chức năng của tài chính ............................................................................ 27 
1.2.3.Hệ thống tài chính ...................................................................................... 29 
1.2.4. Chính sách tài chính .................................................................................. 35 
Chương 2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................................. 40 
2.1. Những vấn đề chung về Ngân sách nhà nước .............................................. 40 
2.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước ................................................................ 40 
2.1.2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nước .......................................................... 41 
2.1.3. Vai trò của Ngân sách nhà nước ............................................................... 41 
2.2.Thu Ngân sách nhà nước ............................................................................... 45 
2.2.1. Khái niệm thu NSNN ................................................................................. 45 
2.2.2. Nội dung thu NSNN và phân loại thu NSNN ............................................. 45 
2.2.3. Phân loại thu ngân sách nhà nước............................................................ 47 
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN ..................................................... 48 
2.2.5. Một số vấn đề chung về thuế ..................................................................... 49 
2.3.Chi Ngân sách nhà nước ............................................................................... 54 
2.3.1. Khái niệm và đặc điểm chi NSNN ............................................................. 54 
2.3.2. Nội dung chi NSNN ................................................................................... 54 
2.3.3. Phân loại chi NSNN .................................................................................. 57 
 212
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN ..................................................... 58 
2.4. Cân đối thu – chi NSNN............................................................................... 59 
2.4.1. Những vấn đề chung về cân đối thu – chi NSNN ...................................... 59 
2.4.2. Bội chi Ngân sách nhà nước ..................................................................... 60 
Chương 3. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ....................................................... 67 
3.1. Lý luận cơ bản về ngân hàng trung ương ..................................................... 67 
3.1.1. Quá trình ra đời của Ngân hàng trung ương ............................................ 67 
3.1.2. Khái niệm Ngân hàng Trung ương ............................................................ 69 
3.1.3. Chức năng của Ngân hàng trung ương ..................................................... 69 
3.2. Mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương ...................................................... 71 
3.2.1. Mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ ................ 71 
3.2.2. Mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội .................. 72 
3.3. Chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô của Ngân hàng trung ương ................. 73 
3.3.1. Khái niệm chính sách tiền tệ ..................................................................... 73 
3.3.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................................................. 73 
3.3.3. Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ .................................................... 75 
3.3.4. Công cụ của chính sách tiền tệ .................................................................. 77 
3.4. Giới thiệu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................. 80 
3.4.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .................... 80 
3.4.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .............................. 81 
Chương4. TÀI CHÍNH TRUNG GIAN .............................................................. 83 
4.1. Tín dụng ........................................................................................................ 83 
4.1.1. Lý luận cơ bản về tín dụng ........................................................................ 83 
4.1.2. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường ................................ 88 
4.1.3. Lãi suất tín dụng ........................................................................................ 96 
4.2. Bảo hiểm ..................................................................................................... 103 
4.2.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm ........................................................... 103 
4.2.2. Bảo hiểm kinh doanh ............................................................................... 110 
4.2.3. Bảo hiểm xã hội ....................................................................................... 118 
 213
4.3. Các định chế tài chính trung gian ............................................................... 126 
4.3.1. Những vấn đề chung về các định chế Tài chính trung gian .................... 126 
4.3.2. Một số định chế tài chính trung gian chủ yếu trong nền kinh tế thị trường 127 
Chương 5. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................................... 140 
5.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp ....................................... 140 
5.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp .......................................................... 140 
5.1.2. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp ...................................................... 140 
5.1.3. Quyết định tài chính doanh nghiệp ......................................................... 141 
5.1.4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ......................................................... 142 
5.2. Tổ chức tài chính doanh nghiệp ................................................................. 143 
5.2.1. Khái niệm tổ chức tài chính doanh nghiệp ............................................. 143 
5.2.2. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp ............................................ 143 
5.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính doanh nghiệp ................. 144 
5.3. Nội dung chủ yếu của tài chính doanh nghiệp ........................................... 144 
5.3.1. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh............................................................. 145 
5.3.2. Quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm ............................... 150 
5.3.3. Quản lý doanh thu và lợi nhuận .............................................................. 150 
5.3.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp ................ 152 
Chương 6. TÀI CHÍNH HỘ GIA ĐÌNH........................................................... 156 
6.1. Khái niệm, đặc trưng của tài chính hộ gia đình ......................................... 156 
6.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 156 
6.1.2. Đặc trưng của tài chính hộ gia đình ....................................................... 156 
6.2. Các nhân tố ảnh hưởng và nguyên tắc quản lý tài chính hộ gia đình ........ 156 
6.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính hộ gia đình ....................... 156 
6.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính hộ gia đình ............................................... 158 
6.3. Các hoạt động tài chính cơ bản của hộ gia đình ........................................ 159 
6.3.1. Tiết kiệm .................................................................................................. 159 
6.3.2. Đầu tư ...................................................................................................... 160 
6.3.3. Bảo hiểm .................................................................................................. 162 
 214
6.3.4. Lựa chọn nguồn tài trợ ............................................................................ 164 
Chương 7. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ .................................................................. 168 
7.1. Những vấn đề cơ bản về tài chính quốc tế ................................................. 168 
7.1.1. Sơ lược về quan hệ kinh tế quốc tế .......................................................... 168 
7.1.2. Tài chính quốc tế ..................................................................................... 172 
7.2. Các hình thức chủ yếu của tài chính quốc tế .............................................. 175 
7.2.1. Đầu tư quốc tế trực tiếp........................................................................... 175 
7.2.2. Đầu tư quốc tế gián tiếp (FPI) ................................................................ 178 
7.3. Công cụ chủ yếu của tài chính quốc tế ....................................................... 182 
7.3.1. Cán cân thanh toán quốc tế ..................................................................... 182 
7.3.2. Tỷ giá hối đoái ......................................................................................... 183 
7.4. Các định chế tài chính quốc tế chủ yếu ...................................................... 184 
7.4.1. Quỹ tiền tệ quốc tế (Internatinal Monetary Fund: IMF) ........................ 184 
7.4.2. Ngân hàng thế giới (World Bank: WB) ................................................... 185 
7.4.3. Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank; ADB) .... 185 
Chương 8. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ........................................................... 188 
8.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính ............................................. 188 
8.1.1. Khái niệm và đặc điểm Thị trường tài chính .......................................... 188 
8.1.2. Phân loại thị trường tài chính ................................................................. 188 
8.1.3 Đối tượng và công cụ của thị trường tài chính ........................................ 190 
8.2. Các bộ phận chủ yếu của TTTC ................................................................. 198 
8.2.1. Thị Trường tiền tệ .................................................................................... 198 
8.2.2. Thị trường vốn ......................................................................................... 202 
8.2.3 Thị trường chứng khoán ........................................................................... 204 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_tien_te.pdf