Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế

Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế

 Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại – tài chính giữa các nước.

 Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài

điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và

các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:

o Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều

tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác

nhau với nhau

o Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt

động tài chính quốc tế và các quốc gia.

o Hệ thống thị trường tài chính quốc tế.

o Các tổ chức tài chính quốc tế.

 Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài điều

tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong các

giai đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể:

o Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết.

o Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế.

Tiền tệ là gì?

 Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa,

dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa.

Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những

người sản xuất hàng hóa.

 Có quan điểm lại cho rằng: Tiền tệ là đơn vị để đo lường giá trị trao đổi và để bảo

tồn giá trị.

 Các nhà kinh tế học đương đại cho rằng: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận

chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các

món nợ.

Như vậy, Tiền tệ là tất cả những gì thỏa mãn những điều kiện sau: Được chấp nhận

một cách rộng rãi để làm phương tiện tính toán, thanh toán, chi trả các khoản nợ

nần cuả cá nhân và công cộng.

 Tiền tệ ra đời như là một tất yếu của hoạt động trao đổi. Tiền tệ chỉ thực sự phát

triển trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa. Kể từ khi ra đời đến nay, tiền tệ tồn tại

nhiều hình thái khác nhau.

o Vật ngang giá chung (hình thái cổ xưa).

o Tiền kim loại: Vàng và bạc là phổ biến nhất. Vàng đại diện cho sự giàu có và

của cải và được gọi là kim loại quý. Do khối lượng vàng hạn chế nên người ta

sử dụng kim loại khác để đúc tiền (Cu, Pb, Al) những đồng tiền kim loại đầu

tiên được đúc do các địa chỉ, tầng lớp quý tộc.

o Tiền giấy do sự phát triển của ngành in.

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 1

Trang 1

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 2

Trang 2

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 3

Trang 3

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 4

Trang 4

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 5

Trang 5

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 6

Trang 6

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 7

Trang 7

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 8

Trang 8

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 9

Trang 9

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang baonam 13640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế

Giáo trình Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 1 
BÀI 1 
HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Đọc tài liệu: 
1. C. Paul Hallwood va Ronald McDonald – Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (International
Money and Finance). 
2. Jeff Madura – Quản trị Tài chính Quốc tế (International Financial Management). 
3. Nguyễn Văn Tiến – Tài chính Quốc tế hiện đại. 
4. Nguyễn Văn Tiến – Thị trường Ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối. 
5. Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán Quốc tế. 
6. Nguyễn Thị Thu Thảo và Hoàng Thị Lan Hương – Hướng dẫn nghiệp vụ kinh 
doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
Bài 1 trong học phần Tài chính quốc tế nghiên cứu những vấn đề: 
 Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế. 
 Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914). 
 Hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn hai chiến tranh thế giới (1914 – 1944). 
 Hệ thống tiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1944 – 1990s). 
 Các tổ chức tài chính quốc tế 
Mục tiêu 
 Sự hình thành và phát triển của các chế độ tiền tệ: Cơ sở và quy tắc xác định, điều tiết 
tỷ giá trong các giai đoạn lịch sử. 
 Phương thức và công cụ điều tiết việc xác định và duy trì giá trị của đồng tiền của 
mỗi nước. 
 Sự hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính quốc tế. 
 Tác động của hệ thống tài chính quốc tế đối với sự ổn định và phát triển của các nước. 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
2 TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 
Tình huống dẫn nhập 
Trong năm 2008, 1 EUR đổi được 1,6 USD, đổi được 1,39 USD vào thời điểm tháng 3/2014, 
nhưng đến nay đã giảm xuống gần ngang bằng với 1 USD. 
Đây là mức thấp nhất của cặp tỷ giá này trong 12 năm qua, đặc biệt là sau đà rơi liên tục và rất 
mạnh của đồng EUR từ đầu năm đến nay. 
Đồng EUR do ai phát hành và tại sao lại suy giảm mạnh? 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 3 
1.1. Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế 
 Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại – tài chính giữa các nước. 
 Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài 
điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và 
các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm: 
o Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều 
tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác 
nhau với nhau 
o Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt 
động tài chính quốc tế và các quốc gia. 
o Hệ thống thị trường tài chính quốc tế. 
o Các tổ chức tài chính quốc tế. 
 Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài điều 
tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong các 
giai đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể: 
o Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết. 
o Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế. 
Tiền tệ là gì? 
 Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa, 
dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa. 
Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những 
người sản xuất hàng hóa. 
 Có quan điểm lại cho rằng: Tiền tệ là đơn vị để đo lường giá trị trao đổi và để bảo 
tồn giá trị. 
 Các nhà kinh tế học đương đại cho rằng: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận 
chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các 
món nợ. 
Như vậy, Tiền tệ là tất cả những gì thỏa mãn những điều kiện sau: Được chấp nhận 
một cách rộng rãi để làm phương tiện tính toán, thanh toán, chi trả các khoản nợ 
nần cuả cá nhân và công cộng. 
 Tiền tệ ra đời như là một tất yếu của hoạt động trao đổi. Tiền tệ chỉ thực sự phát 
triển trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa. Kể từ khi ra đời đến nay, tiền tệ tồn tại 
nhiều hình thái khác nhau. 
o Vật ngang giá chung (hình thái cổ xưa). 
o Tiền kim loại: Vàng và bạc là phổ biến nhất. Vàng đại diện cho sự giàu có và 
của cải và được gọi là kim loại quý. Do khối lượng vàng hạn chế nên người ta 
sử dụng kim loại khác để đúc tiền (Cu, Pb, Al) những đồng tiền kim loại đầu 
tiên được đúc do các địa chỉ, tầng lớp quý tộc. 
o Tiền giấy do sự phát triển của ngành in. 
o Tiền tín dụng: Sự phát triển cuả hệ thống ngân hàng giữa các nước với nhau, 
trong hệ thống thanh toán đã xuất hiện tiền tín dụng. Việc sử dụng tiền tín dụng 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
4 TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 
rất thuận lợi và an toàn. Đối với bản thân nền kinh tế thì tất cả đồng tiền của 
nền kinh tế được đưa vào lưu thông, tốc độ luân chuyển nhiều nên tăng GDP. 
 Khác nhau giữa tiền tệ quốc gia và tiền tệ quốc tế: Chúng đều là tiền, có chức năng 
giống nhau là lưu thông, trao đổi, buôn bán. Tuy nhiê ...  minh kinh tế và tiền tệ châu Âu 
o Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của ba nước có 
mức lạm phát thấp nhất. 
o Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3%GDP. 
o Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định 
trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM). 
o Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn 10 năm trở lên) không quá 2% so 
với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. 
Tháng 1 năm 2002 tiền mặt được đưa vào trong lưu thông, tiền của các quốc gia bị 
loại khỏi trong lưu thông và nhường chỗ cho việc sử dụng thống nhất một loại tiền 
đó là EURO chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên gồm Pháp, 
Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, TBN, BĐN. 
Liên minh tiền tệ châu Âu – Lợi ích và Chi phí 
Lợi ích Chi phí 
 Kích thích phát triển thương mại trong nội 
bộ EU. 
 Các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả 
hơn trong EU. 
 Tiết kiệm dự trữ ngoại hối và lợi ích từ phát 
hành tiền. 
 Tăng cường thanh khoản cho thị trường 
tài chính. 
 Mất quyền tự chủ trong hoạch định chính 
sách tiền tệ. 
 Mất quyền tự chủ trong chính sách kinh tế 
vĩ mô. 
 Bất bình đẳng khu vực. 
 Chi phí thời kỳ quá độ. 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 13 
 Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay 
o Hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước 
dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hóa của 
các nước. 
o Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên 
nhiều lĩnh vực: đời sống kinh tế – xã hội của các nước. 
o Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu mở ra khả năng hợp tác 
tiền tệ trong các khu vực và trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á. 
1.5. Các tổ chức tài chính quốc tế 
Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) 
Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International 
Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc 
tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo 
dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như 
hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. 
Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ 
đô của Hoa Kỳ. 
a) Tổ chức và mục đích 
IMF được mô tả như "Một tổ chức của 185 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập 
đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương 
mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. 
Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều 
nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng 
việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm 
nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế 
đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính 
bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ 
mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý 
thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong 
khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc 
làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm. 
IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký 
kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống 
với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và 
tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947. 
Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự 
tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung 
Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ 
thống). Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không 
được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, 
trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những 
nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
14 TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 
Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ 
có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục 
tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải 
tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp 
phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân 
gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc 
gia trong IMF. 
Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn 
của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với 
con số 44 thành viên khi nó được thành lập. 
Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần 
lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và 
Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999). 
b) Lịch sử IMF 
Năm 1944, các đồng tiền Châu Âu bị mất hết Vàng bảo chứng trong Chế độ Bản vị 
Vàng (Régime Etalon-Or). Vì vậy Mỹ triệu tập Hội Nghị Tiền tệ Bretton Woods 1944. 
Hội nghị lập Quỹ Tương trợ Tiền tệ (Caisse d’Entraide Monétaire) gọi tắt là là FMI. 
Đây là Quỹ hỗ trợ tiền tệ giữa các thành viên gồm chính yếu là Mỹ và Châu Âu. Mục 
đích căn bản của Quỹ là hỗ trợ về tiền tệ cho quốc gia thành viên bị khủng hoảng về 
tiền tệ. Vì Châu Âu kiệt quệ do Thế chiến II, nên khi thành lập Quỹ tương trợ này, Mỹ 
đóng vào dần dần, IMF đặt thêm mục đích thứ 2 là giúp đỡ những Chương trình Phát 
triển Kinh tế cho những nước nghèo. Nhưng đây không phải là mục đích chính yếu từ 
khi thành lập FMI. Việc thành lập IMF và mục đích chính hoạt động của nó là giữa 
Mỹ và Châu Âu. Mỹ đóng góp rất nhiều vào IMF, nhưng không muốn đứng đầu để bị 
công kích là sử dụng Quỹ như phương tiện thống trị. Mỹ dành cho Châu Âu điều 
hành, bởi lẽ chính Châu Âu mới có những đồng tiền mạnh mang tầm ảnh hưởng đến 
những cựu thuộc địa và thương mại quốc tế. Cái truyền thống này đã có từ khi thành 
lập IMF với mục đích tiền tệ của nó. 
c) IMF vì nước giàu, Ngân hàng Thế giới (WB) vì nước nghèo? 
Mục đích thành lập IMF là tạo một Quỹ tương trợ về Tiền bạc khi có khủng hoảng 
hay một nước có đồng tiền yếu đi do kinh tế đi xuống. Trong lúc ấy IMF cho vay quỹ 
tương trợ để nâng đỡ. Trong suốt những năm trường IMF làm việc với những nước 
giàu khi gặp khủng hoảng. Quỹ IMF thóat thai từ một hội nghị về tiền tệ, đặt mục đích 
chính là cứu giúp tiền tệ, chứ không đặt mục đích chính là cứu giúp những nước 
nghèo về xã hội hay về phát triển kinh tế. Ngân hàng Thế giới đặt mục đích giúp 
những nước nghèo về xã hội hay phát triển kinh tế. Mỗi tổ chức làm việc theo mục 
đích đã định. Không thể phê bình lẫn lộn giữa hai tổ chức. 
Ngân hàng thế giới (WB) 
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những 
khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình 
vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình là giảm thiểu đói nghèo. 
Ngân hàng Thế giới khác với Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó Ngân hàng Thế 
giới bao gồm hai cơ quan: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD) và Hội 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 15 
Phát triển Quốc tế (IDA), trong khi Nhóm Ngân hàng Thế giới còn bao gồm thêm ba 
cơ quan khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu 
thuẫn Đầu tư (ICSID) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA). 
Ngân hàng Châu Âu (ECB) 
Tổ chức của ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) theo mô hình của ngân hàng trung 
ương Đức (Bundesbank) và Landesbank (Đức). Điều hành ngân hàng là ban giám đốc, 
đứng đầu là Chủ tịch và hội đồng các thống đốc bao gồm thành viên của ban giám đốc 
và đại diện các ngân hàng trung ương trong thuộc hệ thống các ngân hàng trung ương 
Châu Âu (ESCB). 
a) Ban giám đốc điều hành 
Ban điều hành của ECB gồm 6 người hoạch định các chiến lược cho chính sách của 
ngân hàng. Họ được chỉ định bằng quyết định đồng thuận của các thành viên khu vực 
đồng Euro. Như một mặc định không thành văn, bốn thành viên của ban điều hành 
phải là các đại điện của ngân hàng trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. 
b) Chủ tịch 
Năm 1999, Wim Duisenberg – cựu chủ tịch ngân hàng trung ương Hà Lan, cựu bộ 
trưởng tài chính Hà Lan được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng trung ương 
Châu Âu. Người thay thế ông vào tháng 11 năm 2003 là Jean-Claude Trichet – cựu 
thống đốc ngân hàng trung ương Pháp. Hiện nay, làm phó cho Jean-Claude Trichet tại 
ECB là Lucas Papademos – nhà kinh tế học người Hi Lạp. 
c) Hệ thống các ngân hàng trung ương Châu Âu 
Hệ thống các ngân hàng trung ương Châu Âu (ESCB) bao gồm ECB và các ngân hàng 
trung ương của 27 thành viên Liên minh Châu Âu. Bởi lý do này mà cơ quan quản lý 
tiền tệ của khu vực đồng Euro được gọi là Eurosystem, nó bao gồm ECB và các thống 
đốc của các ngân hàng quốc gia khu vực đồng Euro. 
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 
Ngân hàng Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) 
là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật 
nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội. ADB được 
thành lập vào năm 1966, có trụ sở chính tại Manila, và chủ tịch là một người Nhật Bản. 
a) Lịch sử phát triển 
 Những năm 1960: 
o 1963: Liên Hợp Quốc đã quyết định thiết lập 
thể chế tài chính để tăng cường sự phát triển 
kinh tế và hợp tác. 
o 1965: Tổng thống Philippin là Diosdado 
Macapagal đem đến sự đột phá cho khu vực 
của trụ sở chính đầu tiên ở Manila. 
o 1966: ADB được thành lập ở Manila vào 
ngày 12/12 với 31 thành viên để phục vụ 
phần lớn khu vực nông thôn. 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
16 TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 
o 1967: ADB phê duyệt dự án hỗ trợ kĩ thuật đầu tiên để giúp đỡ sản xuất thức 
ăn ngũ cốc. 
 Những năm 1970: 
o 1970: Với mục đích mở rộng hoạt động, ADB thúc đẩy nguồn tài nguyên thêm 
nữa từ các tổ chức song phương và đa phương khác. 
o 1972: ADB chuyển đến trụ sở chính mới ở trước vịnh của Manila. 
o 1974: Quỹ phát triển Châu Á được thiết lập để cung cấp các khoản vay ưu đãi 
cho các thành viên nghèo nhất của ADB. 
o 1978: ADB tập trung cải thiện đường xá và cung cấp điện. 
 Những năm 1980: 
o 1980: Tiến đến hành động chú tâm đến các vấn đề xã hội như giới tính, môi 
trường, giáo dục và sức khoẻ. 
o 1981: Ý thức được cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần 2, ADB tiếp tục hỗ trợ phát 
triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án năng lượng. 
o 1985: Chính sách mới chú tâm đến nhu cầu liên quan đến phụ nữ tích cực hơn 
trong tiến trình hội nhập. 
o 1986: Thúc đẩy hỗ trợ bộ phận tư nhân, với khoản vay đầu tiên không có đảm 
bảo của chính phủ với Pakistan. 
 Những năm 1990: 
o 1991: ADB chuyển đến trụ sở chính mới thường trú ở Ortigs, mà ngay sau đó 
nổi lên như một khu vực thương mại và tài chính của Manila. 
o 1992: ADB bắt đầu xúc tiến sự hợp tác khu vực, tiến gần hơn đến sợi dây liên 
kết giữa các Quốc gia trong khu vực Greater Mekong. 
o 1997: Nguyên Cộng hoà Liên Xô cũ của Trung Á gia nhập ADB, trong khi đó, 
một cuộc khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển Châu Á. 
o 1999: ADB chấp nhận giảm đói nghèo là mục tiêu hàng đầu và phê duyệt một 
số chính sách bước ngoặt. 
 Những năm 2000: 
o 2001: ADB thúc đẩy cơ cấu xã hội chiến lược dài hạn đển hướng dẫn hoạt 
động xuyên suốt đến 2015. 
o 2002: ADB giúp đỡ các nước hậu chiến như Afghlistan, Timor Leste. 
o 2004: ADB bổ nhiệm bà Khempheng Pholseno của Lào PDR làm phó chủ tịch 
nữ đầu tiên. 
b) Chức năng 
 Chức năng của ADB là hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát 
triển xã hội, quản lý kinh tế tốt. 
 Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự 
nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng trưởng bền 
vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một sự phát triển 
thân thiện với thị trường. 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 17 
 Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những rủi 
ro trong quá trình phát triển kinh tế. 
 Quản lý kinh tế tốt: thực hiên các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm, có 
sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chống tham nhũng. 
c) Các mục tiêu hoạt động 
 Để thực hiện được chức năng nói trên, ADB 
đề ra các mục tiêu cho hoạt động của mình, 
bao gồm: bảo vệ môi trường, hỗ trợ giới và phát 
triển, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ hợp tác 
khu vực. 
 Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị 
buộc phải sống ở những khu vực có điều kiện 
môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường. 
 Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát 
triển là một biện pháp xóa nghèo. 
 Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính 
sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước 
và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và thể 
chế tài chính tư nhân. 
 Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các chính 
phủ để phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư. 
d) Cơ cấu tổ chức 
 Về cơ cấu tổ chức, cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc do 
mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt nó ban Thống đốc lại tự 
bầu ra trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ. 8 trong 
số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực (các quốc gia châu 
Á – Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực. 
 Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc 
và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo 
dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một 
trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB đã luôn là 
người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là Haruhiko Kuroda. 
 Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại 6 ADB Avenue, thành phố Mandaluyong, 
Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB 
có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia thành viên (theo 
web ADB.org tính đến 2/2007) và gần một nửa số nhân viên của họ là người 
Philippine. 
 Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế 
18 TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 
Tóm lược cuối bài 
Sau khi học xong bài này, sinh viên đã nắm được: 
 Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế và sự phát triển lịch sử của hệ thống tiền tệ, sự ra đời 
các đồng tiền chung. 
 Sự hình thành các tổ chức tài chính quốc tế. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_quoc_te_bai_1_he_thong_tien_te_quoc_te.pdf