Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2

Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người, là điều kiện tiên quyết

tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường

và thu về lợi nhuận. Đó là quá trình mà mỗi doanh nghiệp bỏ ra những chi phí nhất định, là chi

phí về lao động đời sống gồm: tiền lương, tiền công, trích BHXH; còn chi phí về lao động vật hóa

gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng

thước đo tiền tệ.

“Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống

và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một

thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm”.

Trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc xác định chính xác các khoản chi

phí tính vào giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn.

Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất còn có những hoạt động

khác không có tính chất sản xuất như: bán hàng, quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp.

Nhưng chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí

sản xuất kinh doanh. Như vậy thực chất chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sự dịch

chuyển vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ

vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thường xuyên, hàng ngày, gắn liền với từng vị trí sản

xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tính toán, tổng hợp chi phí sản

xuất kinh doanh cần được tiến hành trong thời gian nhất định, có thể là tháng, quý, năm. Các chi

phí này cuối kỳ sẽ được bù đắp bằng doanh thu kinh doanh trong kỳ đó của doanh nghiệp

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 1

Trang 1

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 2

Trang 2

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 3

Trang 3

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 4

Trang 4

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 5

Trang 5

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 6

Trang 6

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 7

Trang 7

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 8

Trang 8

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 9

Trang 9

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 115 trang baonam 17680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Tài chính doanh nghiệp 2
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT 
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường 
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2 
NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Lê Hà Huệ Trinh 
 Học vị: Cử nhân 
 Đơn vị: Khoa Kế toán Tài chính 
 Email: lehahuetrinh@hotec.edu.vn 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu 
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
1 
LỜI GIỚI THIỆU 
Tài chính doanh nghiệp 2 là môn học chuyên ngành, giúp cho học sinh các ngành 
Kinh tế nói chung và ngành Tài chính nói riêng qua đó tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu 
môn học liên quan như thẩm định dự án, phân tích tài chínhcác môn học nghiệp vụ liên 
quan đến tài chính. 
 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương 
trình môn học bậc trung cấp; là tài liệu cần thiết cho học sinh ngành tài chính doanh nghiệp 
đáp ứng chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ 
thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2 bậc trung cấp ngành tài chính doanh nghiệp gồm 
5 chương: 
Chương 1: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
 Chương 2: Doanh thu doanh nghiệp 
 Chương 3: Hoạch định lợi nhuận doanh nghiệp 
 Chương 4: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và quyết định cấu trúc tài chính 
 Chương 5: Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
 Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng 
cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả 
cập nhật theo các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như thực tế diễn ra trong nước 
và quốc tế. 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung 
và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình 
này được hoàn thiện hơn trong quá trình sử dụng. 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ..tháng..năm. 
Chủ biên 
Lê Hà Huệ Trinh 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1 
CHƯƠNG 1. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................ 6 
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................. 6 
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................................ 6 
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ....................................................................... 7 
1.1.3. Giá thành sản phẩm ................................................................................................... 9 
1.2. Ý nghĩa và phương hướng của việc hạ thấp chi phí ................................................... 30 
1.2.1. Ý nghĩa hạ thấp chi phí sản xuất .............................................................................. 30 
1.2.2. Phương hướng hạ thấp chi phí sản xuất ................................................................... 30 
1.3. Bài tập chương 1 ......................................................................................................... 31 
CHƯƠNG 2. DOANH THU DOANH NGHIỆP .............................................................. 36 
2.1. Doanh thu của doanh nghiệp ....................................................................................... 36 
2.1.1. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp ............................................................. 36 
2.1.2. Phân loại doanh thu .................................................................................................. 37 
2.2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu .......................................................................... 38 
2.2.1. Công thức tính doanh thu bán hàng: ........................................................................ 38 
2.3. Phương hướng tăng doanh thu bán hàng ..................................................................... 40 
2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng: ................................................... 40 
2.3.2. Kiểm tra, giám sát đối với quá trình bán hàng của doanh nghiệp ........................... 41 
2.4. Bài tập chương 2 .................................................................................. ... hủ nợ có thu hồi được tiền của họ không? Vì thế, các nhà phân tích phải xem 
mệnh giá của các khoản nợ như một phần của tổng giá thị trường của nợ và vốn cổ phần. Lý do 
chính để các kế toán viên làm như thế - như đã đề cặp ở phàn đầu chương này là bởi vì giá thị 
trường không có sẵn. Có phải như thế này không? Có lẽ là không. Giá thị trường bao gồm giá trị 
tài sản cố định vô hình thể hiện trong chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo,.. Những tài 
sản này thường không sẵn sàng để bán nếu công ty rơi vào tình cảnh khó khăn về tài chính thì 
tất cả giá trị này sẽ biến mất. Có thể vì một lí do nào đó việc các kế toán viên bỏ qua tài sản cố 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 104 
định vô hình lại tốt cho công ty như khi người cho vay yêu cầu người đi vay không được phép 
dử dụng tỷ số nợ theo sổ sách để gia tăng các hạn mức vay. 
Tỷ số nợ trên trên vốn cổ phần - Debt -to- equity ratio 
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = 
Tổng nợ
Vốn cổ phần
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần của công ty VDEC năm 2011: 
383.1
367.34
523.47
)11(
)10()9()8()7()6(
 hay 138.3% 
Tính toán trên cho thấy trong năm 2011 các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần 
38.3%. Điều này dường như công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết 
các khoản vốn vay lại là tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả nagwsn ahnj. 
Vì vậy để thấy được mứ cdodoj tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được 
rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu), ta dùng: 
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần: 
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = 
Nợ dài hạn
Vốn cổ phần
Ở công ty VDEC tỷ số này là 6401.0
367.34
000.22
)11(
)10(
 hay 64.01% 
Vì tỉ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn tỷ sổ nợ trên vốn cổ phần điều này 
có nghĩa là phần lớn nợ công ty VDEC là nợ ngắn hạn. Mặc dù vậy, những người cho vay dài 
hạn đã cung cấp cho công ty VDEC 64.01% ngân quỹ so với cổ đông. 
Tỷ số tài sản trên vốn cổ phần - Equity multilier ratio 
Một tỷ số khác cũng được sử dụng đến để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà 
công ty đang gánh chịu đó là tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần. 
Tổng tài sản trên vốn cổ phần = 
Toàn bộ tài sản
Vốn cổ phần
Ở công ty VDEC tỷ số này là: 
 %28.2383828.2
367.34
890.81
)11(
)11()10()9()8()7()6(
Tỷ số này cho thấy năm 2011coong ty đã có được tổng tài sản gấp 2.383 lần so với vốn 
cổ phần. Điều này cũng cho thấy tình hình vay nợ của công ty. Lãi vay từ những khoản nợ dài 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 105 
hạn như vậy sẽ làm gia tăng những rủi ro về tài chính nếu lợi nhuân của công ty làm ra không đủ 
trả lãi vay. 
5.5.3. Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 
Các tỉ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt 
động, các nhà quản trị phải biết những tài sản chưa dùng hoặc không dùng, không tạo ra thu nhập 
vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt 
động đôi khi còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. 
Số vòng quay khoản phải thu - Account receivable turnover ratio 
Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do công ty thực hiện chính 
sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán, 
Số vòng quay khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận thanh toán các khoản phải 
thu, Khi khách hàng thanh toán tất cả hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được 
một vòng. 
Vòng quay các khoản phải thu = 
Doanh thu
Nợ ngắn hạn
Số vòng quay các khoản phải thu của công ty VDEC 
155.6
320.18
760.112
)3(
)12(
 (lần) 
Tỷ số trên cho thấy trong năm 2011 các khoản phải thu luân chuyển 6.155 lần. Điều này có 
nghĩa là bình quân khoản 49.58
155.6
360
 (ngày) mới thu hồi được nợ. 
Tỷ số này có thể được thể hiện ở dạng khác đó là: 
số kỳ thu tiền bình quân (average collection period) 
Kỳ thu tiền bình quân = 
Các khoản phải thu
Doanh thu bình quân ngày
49.58
360:760.112
320.18
360:)12(
)3(
 (ngày) 
Số vòng quay các khoản phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào 
chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị 
chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh 
tranh dẫn đến giảm doanh thu. 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 106 
Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giauwx các năm, so sách với các công ty cùng 
ngành, công ty cần xem xét kỹ lưỡng từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá 
hạn và có biện pháp xử lý. 
Số vòng quay hàng tồn kho - Inventory turnover ratio 
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của 
mình hiệu quả như thế nào. 
Vòng quay hàng tồn kho = 
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho của công ty 09.4
530.27
760.112
)4(
)12(
 VDEC (lần) 
Tính toán trên cho thấy rằng trong năm 2011hàng tồn kho của công ty VDEC luân chuyển 
4.09 vòng có nghĩa lag khoảng 88 ngày một vòng. 
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. 
Nếu công ty VDEC là nhà máy sản xuất rượu vang với số vòng luân chuyển hàng tồn kho 4.09 
vòng/ năm cho thấy công ty đã sản xuất sản phẩm quá nhanh đến nổi rượu vang chưa thích hợp 
để uống. Ngược lại, nếu công ty VDEC kinh doanh rau quả tươi với hàng hóa 88 ngày quay vòng 
một lần thì có lẽ hàng hóa chưa kịp bán đã bị hư hỏng. 
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Sales-to-Fixed asstets ratio 
Tỷ suất này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó 
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. 
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = 
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty: 
 55.3
700.31
760.112
)5(
)12(
 VDEC 
Tỷ số này cho thấy tại công ty VDEC một đồng tài sản cố định đã tạo ra được 3.55 đồng 
doanh thu. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả không phải so sánh với các 
công ty khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trước. 
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản - Sales - to - total assets ratio 
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất 
kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 107 
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = 
Doanh thu thuần
Toàn bộ tài sản
Tại công ty 377.1
)54321(
)12(
890.81
760.112 
 VDEC (lần) 
Điều này có nghĩa là, tại công ty VDEC trong năm 2011 một đồng tài sản đã tạo ra được 
1.377 đồng doanh thu. Nếu chỉ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và 
rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn. 
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần - Sales -to- equity ratio 
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài 
chính của công ty mà sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần đo lường 
mối quan hệ doanh thu và vốn cổ phần. 
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phẩn = 
Doanh thu thuần
Vốn cổ phần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần công ty 28.3
367.34
760.112
)11(
)12(
 VDEC (lần) 
Việc tính toán trên cho thấy rằng công ty VDEC có doanh thu 3.28 lần lớn hơn vốn cổ phần 
trong năm 2011. Lý do mà hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của công ty lớn hơn tổng tài sản của 
công ty vì công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay: 
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần được xác định bằng: 
= 
Doanh thu thuần 
Vốn cổ phần
= 
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
= 
Tổng tài sản 
Vốn cổ phần
= Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần x bội số tài sản so với vốn cổ phần 
28.3
367.34
890.81
*37.1 
5.5.4. Tỷ số doanh lợi 
Tỷ số sinh lợi - Profitability ratios 
Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như 
doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần. 
Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau 
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu - Net profit margin ratio 
Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 108 
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = 
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
 x 100% 
Chỉ tiêu này ở công ty VDEC %45.40445.0
760.112
016.5
)11(
)21(
 . Ở công ty VDEC phải có 
100 đồng doanh thu mới sinh ra được 4.45 đồng lợi nhuận. 
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - Return on total assets ratio (ROA) 
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty 
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = 
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
 x 100% 
Công ty VDEC có tỷ suất sinh lượi trên tổng tài sản năm 2011: 
%12.60612.0
890.81
016.5
)11()10()9()8()7()6(
)21(
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần - Return on equity ratio (ROE) 
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng 
vốn họ bỏ ra đầu tư vào công ty. 
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = 
Lợi nhuận ròng
Vốn cổ phần
 x 100% 
Công ty VDEC có tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần năm 2011: 
%59.141459.0
367.34
016.5
)11(
)21(
Sự khác nhau giauwx tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần 
là do công ty có sử dụng vốn vay. Nếu công ty không có vốn vay thì hai tỉ số này sẽ bằng nhau. 
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty VDEC là 6.12% trong khi tỷ suất sinh lợi trên 
vốn cổ phần là 14.59% điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khếch 
đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. 
5.5.5. Tỷ số giá thị trường 
Tỷ số giá thị trường - Market -value ratio 
Các nhà đầu tư cổ phần đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởng mạnh đến giá 
thị trường của cổ phần như sau: 
Thu nhập mỗi cổ phần - Earning per share (EPS) 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 109 
Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì 
nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập 
mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. 
Thu nhập trên mỗi cổ phần = 
Thu nhập ròng của cổ đông thường
Số lượng cổ phẩn thường
Thu nhập ròng của cổ đông thường được tính bằng cách lấy lãi ròng trừ đi tiền lãi của cổ 
phần ưu đãi. 
Ví dụ ở công ty VDEC, thu nhập mỗi cổ phần 86.3
300.1
016.5
 ( triệu đồng) 
Sự tính toán trên cho thấy trong năm 2011 công ty VDEC sẽ mang lại thu nhập cho một cổ 
phần là 3.86 triệu đồng. 
Tỷ lệ chi trả cổ tức - Payout ratio 
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Cổ tức mỗi cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phần
Trong đó: 
Thu nhập mỗi cổ phần =
Tổng cổ tức 
Số lượng cổ phần thường
Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổng đông hay giữ 
lại để tái đầu tư. Đây nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần. 
Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty VDEC %8.55558.0
86.3
15.2
Từ đó ta tính được tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - tỉ lệ trả cổ tức 
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập - Price - earning ratio (P/E) 
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập =
Giá thị trường mỗi cổ phần
Thu nhập mỗi cổ phẩn
Đây cũng là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với 
thu nhập. 
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập của VDEC 181.5
89.3
20
)28(
)26(
 lần 
Điều này có nghĩa giá cổ phần của công ty VDEC được bán gấp 5.181 lần so với thu nhập 
hiện hành của nó. 
Tỷ suất cổ tức - Dividend yield 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 110 
Tỷ suất cổ tức = 
Cổ tức mỗi cổ phần
Giá thị trường mỗi cổ phần
Tỷ suất cổ tức %75.101075.0
20
15.2
Điều này có nghĩa là cổ tức của công ty VDEC chiếm 10.75% so với giá thị trường của cổ 
phần. 
Như ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm hai phần: cố tức và chênh lệch giá do chuyển 
nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cố tức một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư 
có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư. Họ mong đợi 
một tăng trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phần. 
5.6. Bài tập chương 5 
Bài 1: 
Công ty B có tài sản lưu động là 3 triệu $. Tỷ số thanh toán hiện hành là 1,5 và tỷ số thanh toán 
nhanh là 1,0. Hỏi nợ ngắn hạn của công ty là bao nhiêu? Hàng tồn kho của công ty là bao nhiêu? 
Bài 2: 
Công ty X có kỳ thu tiền bình quân là 40 ngày. Doanh số bình quân hàng ngày của công ty là 
20.000 $. Hỏi khoản phải thu của công ty là bao nhiêu? Giả định một năm có 360 ngày. 
Bài 3: 
Công ty K hiện đang có tỷ lệ thanh toán nhanh là 1,4, tỷ lệ thanh toán hiện hành là 3,0. Số vòng 
quay hàng tồn kho là 6 vòng, Tổng TSLĐ 810.000$ và tiền mặt, chứng khoán thị trường là 
120.000$ vào năm 2010. Hỏi doanh số bán hàng và kỳ thu tiền bình quân của công ty này vào 
năm 2010 là bao nhiêu? 
Bài 4: 
Công ty B có các dữ liệu sau: 
Tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn 100 triệu $ 
Tài sản cố định 283,5 triệu $ 
Doanh số (Doanh thu) 1.000 triệu $ 
Lợi nhuận ròng 50 triệu $ 
Tỷ số thanh toán nhanh 2,0 
Tỷ số thanh toán hiện hành 3,0 
Kỳ thu tiền bình quân 40 ngày 
 Tài chính doanh nghiệp 2 Chương 5. Phân tích tài chính trong doanh nghiệp 
KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 111 
ROE 12% 
Công ty không có phát hành cổ phần ưu đãi, chỉ phát hành cổ phần thường, nợ ngắn hạn và nợ 
dài hạn. 
1. Tính Khoản phải thu 
2. Nợ ngắn hạn 
3. Tài sản lưu động 
4. Tổng tài sản 
5. ROA 
6. Vốn cổ phần thường 
7. Nợ dài hạn 
Bài 5: 
Công ty Y có tổng tài sản trên vốn cổ phần 2,4. Tài sản của công ty được tài trợ kết hợp bởi nợ 
dài hạn và vốn cổ phần thường. Tỷ số nợ của công ty là bao nhiêu? 
Bài 6: 
Công ty A có thu nhập trên mỗi cổ phần là 4$ (EPS) vào cuối năm qua và công ty đã chi trả cổ 
tức là 2$ cho một cổ phần.Tổng thu nhập giữ lại đã gia tăng 12 triệu $ trong năm, trong khi giá 
trị sổ sách mỗi cổ phần vào cuối năm là 40$. Công ty A không có phát hành cổ phần ưu đãi và 
không có phát hành thêm cổ phần thường trong năm. Nếu tổng nợ công ty vào cuối năm là 120 
triệu $, hãy tính tỷ số nợ trên tổng tài sản vào cuối năm? 
 KHOA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 112 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Hữu Phước, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2014 
2. Phan Thị Cúc, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, năm 2013. 
3. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Tài chính, năm 2012. 
4. Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiêp, NXB Lao động, năm 2012 
5. Bộ Tài chính, Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25/4/2013 về khấu hao tài sản 
cố định, năm 2013. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_ngan_hang_tai_chinh_doanh_nghiep_2.pdf