Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Tiền gửi thanh toán

a. Khái niệm

Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng

cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này

mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh

toán qua ngân hàng.

b. Đặc điểm

Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ

hai nguồn:

− Do khách hàng nộp tiền mặt vào

− Do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác.

Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời

điểm nào.

Ngân hàng rất khó có kế hoạch hóa việc sử dụng loại tiền gửi này

Loại tiền gửi này thường ngân hàng trả lãi suất thấp, hoặc thậm chí không trả lãi

cho khách hàng

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 1

Trang 1

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 2

Trang 2

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 3

Trang 3

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 4

Trang 4

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 5

Trang 5

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 6

Trang 6

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 7

Trang 7

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 8

Trang 8

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 9

Trang 9

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 132 trang baonam 17400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Giáo trình Tài chính ngân hàng - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Miện 
 Học vị: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng 
 Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính 
 Email: nguyenthithanhmien@hotec.edu.vn 
TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là môn học chuyên ngành, là nền tảng cho 
sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng bắt đầu đi làm việc tại ngân hàng. 
 Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại là tài liệu cần thiết cho học sinh 
sinh viên Khối ngành Tài chính ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương 
trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
 Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại gồm 9 chương: 
 Chương 1: Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại 
 Chương 2: Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp 
 Chương 3: Nghiệp vụ cho vay dài hạn khách hàng doanh nghiệp 
 Chương 4: Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân 
 Chương 5: Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ có giá 
 Chương 6: Nghiệp vụ cho thuê tài chính 
 Chương 7: Nghiệp vụ bảo lãnh 
 Chương 8: Nghiệp vụ bao thanh toán 
 Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
 Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học 
củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. 
 Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội 
dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để 
Giáo trình này được hoàn thiện hơn. 
 TPHCM, ngày tháng năm 2020 
Chủ biên 
Nguyễn Thị Thanh Miện 
 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2 
 KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 3 
MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG 
MẠI ................................................................................................................................. 9 
1.1. Các nghiệp vụ huy động vốn ................................................................................ 9 
1.1.1. Huy động mang tính chất thường xuyên ................................................. 9 
1.2. Thực hành tính toán lãi phải trả. ........................................................................ 14 
1.2.1 Tiền gửi thanh toán .............................................................................. 14 
1.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn .................................................................................. 14 
1.2.3 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ............................................................ 15 
1.2.4 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn .................................................................. 16 
1.3. Bài tập chương 1 ................................................................................................ 16 
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG DOANH 
NGHIỆP ....................................................................................................................... 18 
2.1. Cho vay theo hạn mức tín dụng ......................................................................... 18 
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng ....................... 18 
2.1.2. Hồ sơ vay vốn ....................................................................................... 19 
2.1.3. Xác định hạn mức tín dụng ................................................................... 19 
2.1.4. Thực hành tổ chức cho vay theo hạn mức tín dụng .............................. 20 
2.2. Cho vay từng lần ................................................................................................ 21 
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay từng lần .............................................. 21 
2.2.2. Hồ sơ vay vốn ....................................................................................... 22 
2.2.3. Xác định mức cho vay ........................................................................... 22 
2.2.4. Thực hành tổ chức cho vay từng lần ..................................................... 23 
2.3. Bài tập chương 2 ........................................................ ... c kho do ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng thuê kho có sự 
đồng ý của doanh nghiệp nhập khẩu. Mọi chi phí liên quan đến việc lưu kho,bảo quản, 
chuyên chở thì doanh nghiệp nhập khẩu chịu. Trường hợp hàng hóa nhập kho của 
doanh nghiệp, lô hàng phải nhập theo chỉ định của ngân hàng và chịu sự quản lý chặt 
chẽ của ngân hàng. Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thanh toán từng lần, ngân hàng giải 
chấp hàng hóa từng lần cho đến hết. 
Tuy nhiên trên thực tế đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh 
doanh ổn định, có uy tín với ngân hàng, ngân hàng có thể xem xét không cần ký quỹ 
mở L/C nếu có thì rất thấp, không cần có tài sản thế chấp vẫn được vay vốn ngân 
hàng, hàng hóa nhận về mang đến kho của doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu 
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
− Nếu đến hạn mức thanh toán L/C, mà doanh nghiệp nhập khẩu không thanh 
toán thì ngân hàng cho vay bắt buộc lô hàng nhập khẩu theo lãi suất nợ quá hạn. 
− Cho vay bắt buộc. 
Cho vay bắt buộc thực chất cũng chính là cho vay thanh toán bộ chứng từ giao 
hàng. Tuy nhiên, cho vay bắt buộc phát sinh Khi người nhập khẩu không thanh toán 
hoặc không đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ, ngân hàng khi đó sẽ cho vay trên số 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 121 
tiền còn thiếu để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Người nhập khẩu nên tránh 
tình trạng phát sinh nộp vay bắt buộc, với lãi suất quá hạn. 
9.3.2.4 Nghiệp vụ bảo lãnh 
Hiện nay các ngân hàng đang thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh 
nghiệp xuất khẩu và tái bảo lãnh cho các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu cho 
các công ty xuất nhập khẩu. 
Có nhiều hình thức bảo lãnh như: Bảo lãnh vay vốn, tham gia đấu thầu, bảo lãnh 
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đặt cọc... đây là hình thức cam kết của Ngân hàng thực 
hiện nghĩa vụ tài chính trong tương lai nếu như khách hàng không thực hiện thì ngân 
hàng sẽ cho vay để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Bảo lãnh tại các NHTM Việt Nam 
chủ yếu để tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn, được thực hiện dưới các 
hình thức sau: 
+ Phát hành thư bảo lãnh. 
+ Mở L/C trả chậm. 
+ Ký bảo lãnh trên hối phiếu (Bill of exchange). 
+ Ký bảo lãnh lệnh phiếu (Promissory Note) nhập nợ nước ngoài. 
+ Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ. 
9.3.2.5 Chấp nhận hối phiếu 
Chấp nhận hối phiếu là hình thức cấp tín dụng qua chữ ký, khi ngân hàng đồng 
ý chấp nhận thanh toán có nghĩa là ngân hàng cam kết thanh toán hối phiếu khi đến 
hạn nếu như người mua không đủ khả năng thanh toán, tức là ngân hàng đã cho vay 
thanh toán. Đến hẹn khách hàng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. 
9.3.3 Các hình thức tài trợ khác 
9.3.3.1 Tài trợ kho vận (Logistic financing) 
a. Khái niệm 
Logistic có nguồn gốc từ Hylap-Logictikok là môn học nghiên cứu tính quy luật 
về tổ chức cung ứng sản xuất dịch vụ. Thực tế Logistic đã tồn tại từ lâu từ thời cổ đại 
con người biết cách bảo quản, vận chuyển cung ứng hàng hóa dịch vụ an toàn từ nước 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 122 
này sang nước khác. Cho đến ngày nay khi hoạt động mua bán hàng hóa vượt ra khỏi 
phạm vi trong nước, hình thành nên các hoạt động giao thông quốc tế, cần thiết hệ 
thống các giao dịch như: bảo quản kho hàng, vận chuyển, giao hàng, cung ứng hàng 
hóa từ nơi sản xuất đến tận nước người mua. Cùng với xu hướng phát triển hội nhập 
quốc tế hoạt động Logistic không chỉ giới hạn giới hạn trong lĩnh vực ngoại thương 
mà còn kết hợp với các sản phẩm tài chính và các ngân hàng cung cấp sản phẩm trọn 
gói đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Logistic 
financing là sản phẩm tài trợ tín dụng trọn gói đáp ứng nhu cầu vốn cùng với dịch vụ 
kho vận, bảo hiểm, thuế quan... cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 
 + 
- Tín dụng. - Dịch vụ kho bãi. 
- Bảo lãnh - Dịch vụ giao nhận. 
- Thanh toán quốc tế - Dịch vụ bốc dỡ. 
- Bảo hiểm hàng hóa - Dịch vụ khai thuế hả quan. 
→ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KHO VẬN TRỌN GÓI 
b.Đặc điểm 
Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng thời kết hợp với các 
dịch vụ như: Bảo quản kho hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế hải quan... nhằm cung 
cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng. 
Có sự kết hợp giữa ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm, vận chuyển bán 
chéo sản phẩm với nhau. 
Hình thành mạng lưới dịch vụ trên toàn cầu tạo điều kiện tiết kiệm thời gian, chi 
phí nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách hàng. 
c.Vai trò 
 Đối với ngân hàng 
− Cung cấp dịch vụ tài chính kết hợp với các dịch vụ kho vận tạo thành dịch 
vụ khép kín từ khâu sản xuất đến phân phối, thu hút được khách hàng góp phần nâng 
cao uy tín thương hiệu cho NHTM. 
NGÂN HÀNG CÔNG TY LOGISTIC 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 123 
− Thực hiện nghiệp vụ Logistic là phát triển mạng lưới và phạm vi hoạt động của 
ngân hàng trên thị trường thế giới. 
− Thu hút nguồn ngoại tệ và giải quyết nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng. 
Đối với khách hàng: 
− Cung cấp dịch vụ trọn gói kết hợp với các dịch vụ tài chính đáp ứng một cách 
đầy đủ các nhu cầu đa dạng của khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí. 
− Khách hàng được ngân hàng tư vấn lựa chọn dịch vụ tài chính phù hợp theo yêu 
cầu của mình và nhận ưu đãi từ phía ngân hàng. 
− Thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển là điều kiện khách hàng tìm kiếm thị 
trường nâng cao năng lực cạnh tranh. 
Ví dụ quy trình thực hiện sản phẩm Logistic tại ngân hàng như sau: 
1. Nhà nhập khẩu và xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng ngoại thương. 
2. Nhà xuất khẩu lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng hỗ trợ vốn trong quá trình sản xuất. 
3. Nhà xuất khẩu sau khi sản xuất hàng hóa tiến hành giao hàng trực tiếp vào kho 
ngoại quan nhận chứng chỉ kho hoặc biên lai gửi hàng. 
4. Sau đó nhà xuất khẩu xuất trình chứng chỉ kho vào ngân hàng xin chiết khấu. 
Ngân hàng tiến hành kiểm tra nếu hợp lý thì ngân hàng thanh toán tiền cho nhà xuất 
khẩu. 
5. Nhà nhập khẩu cam kết chấp nhận thanh toán 
6. Ngân hàng ra lệnh xuất kho gửi đến kho ngoại quan. 
7. Hàng hóa được giao cho nhà nhập khẩu từ kho ngoại quan. 
8. Ngân hàng tiến hành thanh toán Số tiền còn lại cho nhà xuất khẩu. 
9.3.3.2 Bao thanh toán 
Bao thanh toán (factoring): Là một hình thức tài trợ xuất khẩu, ngân hàng mua 
các khoản phải thu ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ các hợp đồng xuất 
khẩu, cung ứng hàng hóa dịch vụ. 
Bao thanh toán chủ yếu chỉ áp dụng cho những hoạt động xuất khẩu thường 
xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng ngắn hạn, có thể cho nhiều nhà xuất khẩu khác 
nhau trong cùng một nước, cùng một thời điểm. Chỉ có những khoản thanh toán đáp 
ứng những điều kiện sau mới được phép mua bán: 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 124 
+ Những khoản mua bán phải tồn tại một cách hợp pháp. 
+ Hàng hóa đã được cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng theo hợp đồng. 
+ Thời hạn thanh toán này tối đa là 180 ngày. 
+ Không có quyền cấm chuyển nhượng các khoản thanh toán này của người 
nhập khẩu hoặc nước nhập khẩu. 
9.3.3.4 Tín dụng thuê mua 
Thuê mua là hình thức tài trợ vốn, ra đời ở Mỹ vào năm 1952, sau đó nhanh 
chóng thâm nhập vào Châu Âu đầu những năm năm 1960 và dần dần hiện nay đang 
được các nước trên thế giới áp dụng. 
Thuế mua là hình thức thuê tài sản dài hạn trong một thời gian đó người cho thuê 
chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người đi thuê sử dụng. Người thuê có 
trách nhiệm thanh toán thiền thuê trong suốt thời gian thuê và khi kết thúc thời hạn họ 
có thể được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được mua lại tài sản thuê hay là được 
quyền thuê tiếp. Điều này tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên khi ký hợp đồng thuê. 
9.3.3.5 Tài trợ bão lãnh và tái bảo lãnh 
Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố Luôn luôn xuất hiện trong các 
thương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng). từ đó nảy 
sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro. 
Trong thương mại quốc tế, trong một số trường hợp nhà xuất khẩu không nắm 
chắc được khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu. 
Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân 
hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán. Ngược lại, có thể do không tin tưởng nhau, nhà 
nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc 
bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 
Thông qua bảo lãnh của ngân hàng, theo đó có thể sử dụng hợp đồng bảo lãnh để 
nhận được các khoản tín dụng thương mại. Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là 
đảm bảo thực hiện đúng cam kết nghĩa vụ tài chính trong trường hợp người sinh bảo 
lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết của mình. 
Trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh cũng có nhiều hình thức như sau: 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 125 
+ Bảo lãnh hợp đồng. 
+ Bảo lãnh thanh toán, mở thư tín đụng trả chậm. 
+ Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận trên các hối phiếu. 
+ Phát hành thư bảo lãnh với người nước ngoài. 
Có thể nói tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu xuất hiện như là một yêu cầu thực tế 
khách quan, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như đối 
với nền kinh tế. Với sự phát triển ngày càng phong phú và đa dạng của các hình thức 
tài trợ xuất nhập khẩu không chỉ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mà còn thực hiện 
thanh toán trong ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 
9.4. Thực hành quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 
 Thủ tục chiết khấu 
− Khi khách hàng đến ngân hàng xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất thanh toán 
theo L/C hoặc D/P, D/A. Hồ sơ gồm có: 
+ Giấy đề nghị chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng). 
+ L/C, sửa đổi L/C (bản gốc) 
+ Hợp đồng ngoại thương, đơn đặt hàng. 
+ Bộ chứng từ (bản gốc, bản sao). 
Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ, đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ, 
nếu đồng ý chiết khấu ngân hàng thông báo tỷ lệ chiết khấu, tính số tiền chiết khấu và 
ghi có vào tài khoản, thực hiện thủ tục chuyển bộ chứng từ, ngân hàng nước ngoài đòi 
nợ đồng thời thu phí. 
Số tiền chiết khấu = 
Tỷ lệ chiết 
khấu 
x Giá trị bộ chứng từ 
− Khi nhận được báo có chuyển tiền từ ngân hàng nước ngoài về ngân hàng thu 
nợ, tính và thu lãi cho vay chiết khấu, phí phát sinh nếu có. Số tiền còn dư lại sẽ 
chuyển vào tài khoản của khách hàng. 
Số tiền lãi cho 
vay chiết khấu 
= Số tiền CK x 
Thời hạn chiết 
khấu 
x LS vay 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 126 
Thời hạn chiết khấu là khoản được tính từ lúc ngân hàng đồng ý chiết khấu cho 
đến ngày hối phiếu , bộ chứng từ được thanh toán nhận báo từ ngân hàng nước ngoài. 
Lãi xuất cho vay là lãi suất được ngân hàng áp dụng khi khách hàng chiết khấu. 
Số tiền phí còn 
lại 
= 
Số tiền ghi trên 
hối phiếu 
- 
Số tiền chiết 
khấu 
- Lãi CK 
9.5. Bài tập chương 9 
Bài 1: Công ty Thuận Phát xuất khẩu một lô hàng theo L/C chi tiết như sau 
Tên sản phẩm: ABC 
Số lượng: 6.000 MT (biên độ dao động +/- 5%) 
Đơn giá: 300 USD/MT, FOB cảng Sài Gòn 
Thanh toán: 90 ngày kể từ ngày giao hàng 
 Ngày 15/02/2015 Công ty Thuận Phát tiến hành giao hàng, số lượng hàng hóa 
ghi trên B/L là 6.200 MT. 
 Ngày 18/02/2015 Công ty Thuận Phát xuất trình bộ chứng từ cho NH XYZ 
đồng ý chiết khấu 95% giá trị hối phiếu với các điều kiện như sau: 
Lãi suất chiết khấu: LIBOR (USD) +2% 
Phí chiết khấu 0,05% số tiền chiết khấu, thu ngay khi thực hiện chiết khấu. 
Phí gửi chứng từ bằng DHL là 108 USD. 
Yêu cầu: 
1. Xác định số tiền công ty Thuận Phát nhận được khi chiết khấu bộ chứng từ tại ngân 
hàng XYZ vào ngày 20/02/2015. 
2. Xác định số tiền còn lại của Công ty Thuận Phát khi đến hạn thanh toán. Biết rằng: 
Điện phí đòi nợ: 10USD 
Sau 2 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán ngân hàng XYZ nhận được điện chuyển tiền 
từ một ngân hàng nước ngoài, ngân hàng XYZ tiến hành đòi nợ, lãi và các khoản phí 
phát sinh liên quan đến việc đòi nợ. 
Tài liệu bổ sung: 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại Chương 9: Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 127 
LIBOR (USD)” 6%/năm 
Cơ sở tính lãi là 360 ngày/năm 
Thời hạn chiết khấu tối thiểu là 15 ngày. 
Bài 2: Công ty xuất nhập khẩu ABC xuất khẩu lô hàng theo L/C với các điều khoản 
chủ yếu sau: 
Tiêu đen Việt Nam, số lượng 300 MT biên độ giao động +/- 10%. 
Đơn giá 200 USD/MT FOB cảng sài gòn. 
Trả chậm 90 ngày sau ngày giao hàng. 
Ngày 15/01/20xx công ty tiến hành giao hàng và nhận được B/L. Số lượng hàng hóa 
ghi trên B/L là 298 MT. Công ty lập hối phiếu và chuẩn bị bộ chứng từ. 
Ngày 18/01/20xx công ty xuất trình bộ chứng từ vào NH X đề nghị chiết khấu bộ 
chứng từ. 
Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ, ngày 20/01/20xx, NH X đồng ý chiết khấu và ghi 
có vào tài khoản của công ty ABC với số tiền bằng 98% giá trị hối phiếu. 
Sau hai ngày kể từ ngày đến hạn NH X đã nhận được điện chuyển từ ngân hàng nước 
ngoài và tiến hành thu nợ, lãi cùng các chi phí phát sinh. 
Yêu cầu: 
1. Xác định số tiền khách hàng có được khi NH X đồng ý chiết khấu. 
2. Tính lãi chiết khấu bộ chứng từ. 
3. Số tiền còn lại khách hàng nhận được. 
Biết rằng: 
NH X thông báo lãi suất chiết khấu = LIBOR + 2%. Hiện nay, LIBOR USD là 6%/ 
năm 
Phí chiết khấu:0,05% số tiền chiết khấu 
Điện phí chuyển điện ra nước ngoài đòi nợ là 10USD. 
Phí chuyển chứng từ đến ngân hàng nước ngoài bằng DHL là 34 USD. Số ngày tính lãi 
trong năm là 365 ngày. 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 128 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1, Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 7/5/2014 về hoạt động tài chính và công ty cho 
thuê tài chính. 
2, Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015, “ Quy định về bảo lãnh ngân hàng”. 
3, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “Quy định về hoạt động cho vay của 
các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khác hàng”. 
4, Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 “ Quy định cho vay tiêu dùng của 
công ty tài chính. 
5, Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học quốc gia, 2011. 
6, Trầm Thị Xuân Hương, Hệ thống bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương 
mại, Kinh tế TP.HCM, 2012. 
7, Trầm Thị Xuân Hương, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Kinh tế TP.HCM, 
2017. 
8, Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Lao động, 2012. 
9, Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh. 
Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 129 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
GTCG Giấy tờ có giá 
BTT Bao thanh toán 
NHTM Ngân hàng thương mại 
CMND Chứng minh nhân dân 
TGTK Tiền gửi tiết kiệm 
VLĐ Vốn lưu động 
TSLĐ Tài sản lưu động 
HMTD Hạn mức tín dụng 
TSCĐ Tài sản cố định 
NHNN Ngân hàng nhà nước 
TCTD Tổ chức tín dụng 
NHNNg Ngân hàng nước ngoài 
SXKD Sản xuất kinh doanh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tai_chinh_ngan_hang_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_ma.pdf