Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Thị trường tài chính
Khái niệm về thị trường tài chính
Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa từ trình độ thấp đến trình độ ngày
càng cao và càng hoàn thiện, tất yếu phát sinh nhu cầu giao lưu trao đổi vốn trong nền
kinh tế. Đối với những người tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu giao
lưu trao đổi vốn là rất cần thiết và tất yếu. Trong quá trình kinh doanh, do tính chất
luân chuyển vốn với những chu kỳ khác nhau, với những đặc điểm khác nhau trong
các ngành nghề, sẽ dẫn đến hiện tượng lúc thì thiếu vốn do phải mua sắm vật tư hàng
hóa, trả lương, trả các phí kinh doanh. Có lúc lại phát sinh tình trạng thừa vốn do đã
tiêu thụ được hàng hóa, nhưng chưa đến lúc lúc phải mua sắm vật tư hàng hóa, chưa
đến kỳ phải trả lương.
Đối với những người không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vẫn
phát sinh tình trạng tạm thời thừa tiền và và tạm thời thiếu tiền. Các tổ chức đoàn thể
xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp v.v cũng sẽ phát sinh những trạng thái tương tự.
Những tình trạng có vẻ như mâu thuẫn đó phải được giải quyết. Thị trường tài chính ra
đời xuất phát từ những nguyên nhân như vậy. Nhờ có thị trường tài chính mà tình
trạng thừa, thiếu vốn sẽ được giải quyết bằng một cơ chế tự phát và phát triển ngày
càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được lợi ích của các chủ thể một cách vô tư, công bằng
và có tính đồng thuận cao.
Đối với các chủ thể “thừa” vốn: Thị trường tài chính giúp họ có cơ hội không
những bảo toàn số tiền của họ, mà còn tạo ra thu nhập cho họ thông qua hoạt động
đầu tư với những quy mô và mức độ khác nhau. Thị trường tài chính tạo cơ hội thật tốt
cho những người có thu nhập dư giả, hoặc cho những người tuy thu nhập không cao
nhưng cũng còn để dành tiết kiệm. Đặc biệt đối với những người có thu nhập cao hoặc
rất cao (Bác sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng, các vận động viên chuyên nghiệp ) cần tìm
cơ hội đầu tư sinh lời lớn, thị trường tài chính sẽ là môi trường và không gian lý tưởng
cho hoạt động đầu tư với các quy mô và mức độ khác nhau.
Đối với các chủ thể “thiếu” vốn: Thị trường tài chính sẽ là cứu cánh cho họ, thị
trường tài chính như “kênh” dẫn nước cho những cánh đồng khô hạn, khiến cho cây
cối được xanh tươi đâm chồi nảy lộc. Về phương diện kinh tế và và kinh doanh, thị
trường tài chính là kênh dẫn vốn để đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, làm
lợi cho những người kinh doanh và đồng thời làm lợi cho xã hội. Tuy nhiên nếu
chỉ dừng lại ở chỗ giải quyết vấn đề thừa hay thiếu vốn một cách thuần túy và đơn
giản như vậy, thì chưa thể nói đến vấn đề cốt lõi của thị trường tài chính. Vấn đề ở chỗ
là là việc xử lý và giải quyết vấn đề thừa, thiếu vốn bằng công cụ và phương thức nào,
sao cho hợp lý, hiệu quả tả và an toàn đồng thời mang tính kinh tế và xã hội sâu sắc.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và những kinh nghiệm được tích lũy và đúc
kết qua cuộc sống, với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, các sản phẩm và
công cụ tài chính được sử dụng ngày càng phổ biến trong các quan hệ giao dịch giữa
các chủ thể trong nền kinh tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Thị trường tài chính
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thị Thanh Miện Học vị: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính Email: nguyenthithanhmien@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 1 LỜI GIỚI THIỆU Thị trường tài chính là môn học cơ sở, là nền tảng cho sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp bắt đầu làm quen với các nghiệp vụ của thị trường tài chính. Giáo trình thị trường tài chính là tài liệu hỗ trợ cho sinh viên Khối ngành Tài chính doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình Thị trường tài chính gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính Chương 2: Thị trường tiền tệ Chương 3: Thị trường hối đoái Chương 4: Thị trường chứng khoán Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng cố lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này được hoàn thiện hơn. TPHCM, ngày tháng năm 2020 Chủ biên Nguyễn Thị Thanh Miện KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ...................................... 8 1.1. Thị trường tài chính .................................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm về thị trường tài chính .......................................................................... 8 1.1.2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính .................................................................... 9 1.1.3. Chức năng của thị trường tài chính ..................................................................... 12 1.2. Phân loại thị trường tài chính ................................................................................. 16 1.2.1. Phân loại thị trường tài chính theo thời gian luân chuyển vốn............................ 16 1.2.2. Phân loại thị trường tài chính theo cơ cấu của thị trường ................................... 17 1.2.3. Phân loại thị trường tài chính theo tính chất luân chuyển vốn ............................ 17 1.3. Vai trò của thị trường tài chính .............................................................................. 18 1.3.1. Tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế ..................................................................... 18 1.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế ..................................................... 19 1.3.3. Đẩy nhanh quá trình tự do hóa quá trình tài chính và hội nhập quốc tế ............. 19 CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ........................................................................ 23 2.1. Tổng quan về thị trường tiền tệ .............................................................................. 23 2.1.1. Khái niệm về thị trường tiền tệ ............................................................................ 23 2.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ ............................................................... 23 2.1.3. Công cụ của thị trường tiền tệ ............................................................................. 25 2.1.4. Chức năng của thị trường tiền tệ ......................................................................... 26 2.2. Cơ cấu của thị trường tiền tệ .................................................................................. 27 2.2.1. Thị trường tiền gửi và cho vay ............................................................................ 27 2.2.2. Thị trường liên ngân hàng ................................................................................... 29 2.2.3. Thị trường mở ...................................................................................................... 30 KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 3 2.3. Bài tập chương 2 ...................................................................... ... iá thỏa thuận và có vai trò của các nhà tạo lập thị trường. 4.8.2. Đặc điểm thị trường phi tập trung Thỏa thuận song phương Đặc điểm thỏa thuận song phương truyền thống của thị trường OTC thể hiện giao dịch trực tiếp giữa khách hàng với khách hàng, giữa khách hàng với tổ chức phát hành hoặc với các tổ chức tài chính trung gian, hoặc giữa các tổ chức này với nhau, trong đó giữa hai bên có nhu cầu mua, bán sẽ thống nhất với nhau về giá, số lượng giao dịch cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên. Trong khi đó, giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch được thực hiện trên cơ sở đấu giá đa phương, trong đó khớp lệnh được hình thành trên cơ sở khớp cùng lúc với nhiều mức giá của các đối tác tại một điểm như trong phương thức khớp lệnh định kỳ. Giao dịch không tập trung Tại các Sở Giao dịch chứng khoán tập trung tất cả các phương tiện, giao dịch phương tiện công bố thông tin... trong khi đó, các giao dịch trên thị trường OTC có thể diễn ra ở bất cứ địa điểm nào, từ các công ty môi giới, công ty chứng khoán, các ngân hàng, và ngay cả các quán cafe Tại các địa điểm đó, bên mua và bên bạn có thể thỏa thuận giao dịch chứng khoán với nhau. Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 125 Hàng hóa phong phú và đa dạng Hàng hóa trên thị trường OTC phong phú và đa dạng vì các chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC chủ yếu là các chứng khoán của những doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chuẩn tham gia giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC thấp hơn so với tiêu chuẩn niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán tập trung. Do đó, rủi ro trên thị trường OTC cũng thường cao hơn trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Thanh toán linh hoạt Các phương thức thanh toán, bù trừ trên thị trường OTC rất linh hoạt do tính chất thỏa thuận song phương của các giao dịch chứng khoán với những ngày thanh toán khác nhau, có thể là T+1 hoặc T+2 tùy theo sự thỏa thuận của hai bên. Nhà tạo lập thị trường đóng vai trò chính trên thị trường Nhà tạo lập thị trường giữ vai trò chính trên thị trường OTC. Nhà tạo lập thị trường thường là những công ty chứng khoán có nghĩa vụ liên tục duy trì báo giá hai chiều mua và bán các chứng khoán trong danh mục chứng khoán giao dịch. Các nhà tạo lập thị trường có khả năng thực hiện được ít nhất một loại báo giá. Chính vì vậy các nhà tạo lập thị trường giúp duy trì tính thanh khoản cho các chứng khoán trên thị trường OTC, nên có vai trò chủ chốt trong việc tạo ra một thị trường giao dịch chứng khoán công bằng và ổn định. Nhà tạo lập thị trường có thể thực hiện mua, bán chứng khoán cho chính họ nhằm giúp cho thị trường OTC hoạt động liên tục. Họ mua khi giá chứng khoán xuống thấp và bán khi giá chứng khoán lên cao. Có mức độ rủi ro cao Việc giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC có mức độ rủi ro cao hơn so với việc giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Những rủi ro trên thị trường OTC gồm có: thông tin có thể không đầy đủ, chính xác và kịp thời; có thể dễ dàng phát sinh các giao dịch nội gián, gian lận, lũng đoạn thị trường; thiếu tính an toàn, ổn định; chi phí giao dịch cao Do đó, việc giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC phải được quản lý chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư một cách tốt nhất. Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 126 4.8.3. Phương thức giao dịch trên thị trường phi tập trung Giao dịch thông qua mô giới Công ty chứng khoán làm môi giới và đại lý chứng khoán cho khách hàng. Khách hàng mở tài khoản tại Công ty chứng khoán đã thực hiện giao dịch. Khách hàng muốn mua hoặc bán một loại chứng khoán nào với số lượng và giá cả bao nhiêu thì gửi lệnh đến Công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán kiểm tra lệnh của khách hàng và thực hiện theo yêu cầu của khách hàng khi điều kiện cho phép (khớp lệnh liên tục ngoài sàn). Công ty chứng khoán được thu phí môi giới khi giao dịch được thực hiện. Giao dịch tự doanh Công ty chứng khoán mua chứng khoán cho chính mình để hưởng thu nhập (Cổ tức, lợi tức trái phiếu), theo hình thức đầu tư lâu dài ổn định. Công ty chứng khoán mua và bán các chứng khoán để hưởng chênh lệch giá chứng khoán. Giao dịch trao tay trực tiếp Nhà đầu tư trực tiếp giao dịch với nhau mà không qua Công ty chứng khoán, họ tự thỏa thuận giá cả, khối lượng giao dịch và trực tiếp thanh toán với nhau, sau khi đã được Hội đồng quản trị làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Giao dịch trên thị trường tự do chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro vì vậy nhà đầu tư cần thận trọng khi giao dịch trên thị trường này. 4.8.4. Vai trò của thị trường phi tập trung Tạo ra môi trường huy động nguồn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hầu hết các quốc gia đều có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và từ. Các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các doanh nghiệp, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, thu hút người lao động.... nhưng luôn luôn thiếu vốn kinh doanh; đặc biệt ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như ở Việt Nam chẳng hạn. Những doanh nghiệp này thường không đủ điều kiện để niêm yết chứng Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 127 khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán, và cũng bị hạn chế nhiều trong khả năng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tài chính trung gian. Do đó, thị trường OTC có thể tạo ra môi trường huy động nguồn vốn hiệu quà cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Duy trì môi trường đầu tư cho công chúng Hàng hóa trên thị trường OTC phong phú và đa dạng nên nó tạo ra được một môi trường đầu tư đa dạng và phong phú cho các nhà đầu tư. Hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tập trung Có thể nói thị trường OTC là bước đệm cho Sở Giao dịch chứng khoán, bởi vì các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán có thể niêm yết giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC, cho đến khi đủ điều kiện niêm yết giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Thu hẹp hoạt động của thị trường tự do Thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước, của một tổ chức tự quản nên quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được bảo vệ; đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản về doanh nghiệp; giảm thiểu được các rủi ro cũng như các chi phí giao dịch so với thị trường tự do. Do đó, thị trường OTC phát triển rộng rãi sẽ tạo ra khả năng thu hẹp hoạt động của thị trường tự do vốn mang lại rất nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Tạo ra nhân tố kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thị trường chứng khoán Sự cạnh tranh giữa hai thị trường: thị trường tập trung và thị trường không tập trung là động lực phát triển của thị trường chứng khoán. Hai thị trường cạnh tranh với nhau nhằm thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư... nên mỗi thị trường đều không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ... Thị trường OTC sẽ có ưu thế hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó kích thích phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán. 4.9. Một số giao dịch đặc biệt 4.9.1. Giao dịch cổ phiếu mới niêm yết lần đầu Cổ phiếu mới niêm yết lần đầu không có giá tham chiếu, nên giá sẽ được xác định dựa trên quan hệ cung cầu thực tế của thị trường trong ngày giao dịch đầu tiên. Ở Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 128 Việt Nam, cổ phiếu mới niêm yết lần đầu được xác định giá tham chiếu theo cách riêng, với biên độ dao động ±20%. 4.9.2. Tách, gộp cổ phiếu Tách, gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, nhằm làm giảm hoặc tăng mệnh giá cổ phiếu của một công ty cổ phần, nhưng không làm thay đổi vốn cổ phần và giá trị thị trường cổ phiếu của công ty cổ phần đó tại thời điểm tách hoặc một cổ phiếu. Việc tách cổ phiếu thường được thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng quá cao khiến cho cho việc giao dịch khó thực hiện, nên giảm tính thanh khoản. Trường hợp gộp cổ phiếu là nhằm mục đích tránh cho giá thị trường của cổ phiếu thấp hơn mệnh giá. 4.9.3. Giao dịch lô lớn Giao dịch lô lớn là việc giao dịch với khối lượng chứng khoán lớn, nên khi đưa vào hệ thống giao dịch điện tử sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành giá chứng khoán. Thông thường các giao dịch lô lớn được thực hiện bởi các tổ chức như các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ hưu trí Ở Việt Nam, giao dịch lô lớn thông qua phương thức giao dịch thỏa thuận. Mục đích của các giao dịch lô lớn là để duy trì một thị trường chứng khoán hoạt động trật tự và công bằng, đảm bảo các yêu cầu: − Giá chứng khoán ít chịu tác động của giá giao dịch với số lượng lớn. − Cho phép nhiều nhà đầu tư giao dịch số lượng chứng khoán nhỏ cùng được tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán 4.9.4. Giao dịch lô lẻ Giao dịch lô lẻ có số lượng giao dịch chứng khoán nhỏ hơn một đơn vị giao dịch, được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư với công ty chứng khoán theo phương thức thỏa thuận về giá. Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 129 Mục đích của các giao dịch lô lẻ nhằm giúp những nhà đầu tư sở hữu chứng khoán không đủ số lượng một đơn vị giao dịch, có thể mua, bán chứng khoán của họ khi cần. 4.9.5. Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền Giao dịch không hưởng cổ tức và quyền là giao dịch trong ngày chốt quyền được hưởng cổ tức và các quyền khác của cổ đông. Nhà đầu tư mua cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức sẽ không được hưởng cổ tức, trong khi người bán được quyền hưởng. Giá cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức sẽ được giảm trừ một mức tương ứng với giá trị quyền được hưởng. 4.9.6. Giao dịch ký quỹ Giao dịch ký quỹ là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Với việc sử dụng giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể mang lại những tác động tích cực như ổn định giá chứng khoán và tăng cường tính thanh khoản. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ có thể phát sinh rủi ro. Giao dịch ký quỹ gồm có: − Mua ký quỹ: Nhà đầu tư chỉ cần có một phần tiền trong tổng giá trị số chứng khoán đặt mua, phần còn lại gia công ty chứng khoán cho vay. Sau khi giao dịch được thực hiện, số chứng khoán đã mua của nhà đầu tư được công ty chứng khoán giữ lại làm tài sản cầm cố. − Bán khống: Là việc nhà đầu tư bán một loại chứng khoán mà nhà đầu tư không sở hữu, nên nhà đầu tư phải vay của công ty chứng khoán. Nhà đầu tư bán khống chứng khoán vì dự báo trong tương lai giá chứng khoán đó sẽ giảm, nên sau đó khi giá giảm nhà đầu tư sẽ mua chứng khoán để trả nợ cho công ty chứng khoán. 4.10. Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số dùng để đo lường sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường tập trung. Chỉ số chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam ký hiệu là VN - Index. Chỉ số này áp dụng trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). VN - Index được xây dựng căn cứ vào giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết. Với hệ thống chỉ số này, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích thị trường Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 130 một cách tổng quát nhất, nhằm làm cơ sở đánh giá và dự báo xu hướng vận động của thị trường, từ đó đề ra chính sách đầu tư một cách hợp lý. Chỉ số VN – Index được tính theo công thức sau: 0 0 100it it i i P xQ VN INDEX x P xQ − = ∑ ∑ Trong đó: : Giá thị trường hiện hành của cổ phiếu i : Số lượng niêm yết hiện hành của cổ phiếu i : Giá thị trường vào ngày gốc của cổ phiếu i : Số lượng niêm yết vào ngày gốc của cổ phiếu i Ví dụ: Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có ba chứng khoán A, B và C như sau: Thời điểm Cổ phiếu A Cổ phiếu B Cổ phiếu C (Ngày) Số lượng Giá Số lượng Giá Số lượng Giá N gốc 1.000 15 2.300 12 2.000 13 N-1 1.000 14 2.300 13 2.000 15 V 1.000 18 2.300 15 2.000 14 Tính chỉ số VN – Index tại thời điểm ngày N-1 1.000 14 2.300 13 2.000 15 100 1.000 15 2.300 12 2.000 13 14.000 29.900 30.000 100 15.000 27.600 26.000 73.900 100 107, 73% 68.600 x x x x x x x x x + + = + + + + = + + = = Tính chỉ số VN Index tại thời điểm ngày N Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 131 1.000 18 2.300 15 2.000 14 100 1.000 15 2.300 12 2.000 13 18.000 34.500 28.000 100 15.000 27.600 26.000 80.500 100 117,35% 68.600 x x x x x x x x x + + = + + + + = + + = = Tính tăng giảm Số điểm ngày N so với ngày N-1 = 117,35 – 107,73 = 9,62 điểm (tăng) Tỷ lệ % tăng = (80.500 – 73.900)/73.900 = 6.600/73.900 = 9,93% Hay = (117,35 – 107,73)/107,73 = 9,62/107,73 = 8,93% 4.11. Bài tập chương 4 Bài 1: Xác định gía tham chiếu và giá trần giá sàn trong trường hợp sau đây: CTG HSX/ Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 31,9 Khối lượng khớp 10 Tổng khối lượng khớp 3.716.290 Room NN 16.914.844 Trần X Cao nhất 32,45 Tham chiếu 32,1 Trung bình 32,107 Sàn Y Thấp nhất 31,85 NN mua 7.050 NN bán 753.910 Yêu cầu: Xác định X và Y trong trường hợp trên. Bài 2: Xác định gía tham chiếu và giá trần giá sàn trong trường hợp sau đây: Thị trường tài chính Chương 4: Thị trường chứng khoán KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 132 TAR HNX/ Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An 21,7 Khối lượng khớp 300 Tổng khối lượng khớp 137.100 Room NN 20.383.000 Trần X Cao nhất 22,2 Tham chiếu 21,9 Trung bình 21,912 Sàn Y Thấp nhất 21,6 NN mua 500 NN bán 100 Yêu cầu: Xác định X và Y trong trường hợp trên. Bài 3: Xác định gía tham chiếu và giá trần giá sàn trong trường hợp sau đây: VGI UPCOM/ Tổng công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel 27,8 Khối lượng khớp 2.000 Tổng khối lượng khớp 323.800 Room NN 1.549.431,8 Trần X Cao nhất 28,1 Tham chiếu 27,4 Trung bình 27,899 Sàn Y Thấp nhất 27,6 NN mua 1.300 NN bán Yêu cầu: Xác định X và Y trong trường hợp trên. KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. QUYẾT ĐỊNH/341/QĐ-SGDHCM, Về việc ban hành quy chế giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 2. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019 3. Nguyễn Đăng Dờn, Lý Hoàng Ánh, Thị trường tài chính, Phương Đông, 2015. 4. Bùi Kim Yến, Trần Huy Hoàng, Thân Thị Thu Thủy, Giáo trình thị trường tài chính, Kinh Tế TP.HCM, 2016. 5. Nguyễn Đăng Dờn, Thị trường tài chính, Phương Đông, 2014. 6. NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN (b.s), Giáo trình thị trường tài chính, Tổng hợp, 2011. 7. Tham khảo wesite: vietstock.vn, mbbstock. Vn KHOA: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH 134 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTCG Giấy tờ có giá NHTM Ngân hàng thương mại VLĐ Vốn lưu động TSLĐ Tài sản lưu động TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định NHTW Ngân hàng trung ương NHNNg Ngân hàng nước ngoài SXKD Sản xuất kinh doanh TTCK Thị trường chứng khoán UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước
File đính kèm:
- giao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_thi_truong_tai_chinh.pdf