Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Tài chính tiền tệ
Khái niệm tài chính
Hiện nay, nghiên cứu về tài chính có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện
và cũng đưa ra nhiều khái niệm về tài chính. Theo quan điểm của P.J.Drake tiếp
cận tài chính theo hai quan điểm, theo nghĩa hẹp, tài chính đơn thuần phản ánh
hoạt động thu, chi tiền tệ của chính phủ; còn theo nghĩa rộng hơn, tài chính phản
ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.
Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền
tệ, nghĩa là ở dạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị
trường tài chính hay định chế tài chính. Tóm lại, có hai quan điểm chính về tài
chính, quan điểm thứ nhất, đưa ra khái niệm về tài chính dựa vào hoạt động tài
chính của chính phủ và quan điểm thứ hai đưa ra khái niệm về tài chính trên cơ
sở vốn dưới dạng tiền tệ, cụ thể như sau:
- Quan điểm 1: Tài chính phản ánh hoạt động thu – chi của chính phủ;
hoặc phản ánh các khoản vay và cho vay.
- Quan điểm 2: Tài chính là vốn dưới dạng tiền tệ; tức là sự tạo lập và sử
dụng quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu khác nhau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Tài chính tiền tệ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NGÀNH: TCDN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NGÀNH: TCDN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Bùi Thị Phương Linh Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính Email: buithiphuonglinh@hotec.com.vn TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG BỘ MÔN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƢỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình Tài chính tiền tệ. Mục đích của giáo trình Tài chính tiền tệ giới thiệu cho học sinh một cách có hệ thống cơ sở lý luận về tài chính tiền tệ và có thể nghiên cứu để giải thích các hiện tượng tài chính tiền tệ xảy ra hàng ngày trong đời sống. Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập nhật về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính Chương 2: Tài chính công và chính sách tài khóa Chương 3 : Tài chính doanh nghiệp Chương 4 : Tiền tệ và lưu thông tiền tệ Chương 5 : Các định chế tài chính trung gian Chương 6 : Ngân hàng trung ương Chương 7: Thị trường tài chính Chương 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên trong quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. TP.HCM, ngày tháng năm Chủ biên Bùi Thị Phương Linh Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH ...................... 10 1.1 Sự ra đời và phát triển tài chính.............................................................. 10 1.1.1 Khái niệm tài chính ..................................................................................... 10 1.1.2 Đặc điểm của tài chính ................................................................................ 11 1.1.3 Lịch sử ra đời tài chính ............................................................................... 11 1.2 Bản chất của tài chính .................................................................................... 11 1.3 Chức năng của tài chính ................................................................................. 14 1.3.1. Huy động nguồn tài chính .......................................................................... 14 1.3.2. Phân bổ nguồn tài chính ............................................................................. 15 1.3.3. Kiểm tra tài chính ....................................................................................... 16 1.3 Hệ thống tài chính .......................................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính ..................................................... 17 1.3.2. Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính ............................................ 19 1.3.2.1 Thị trường tài chính .................................................................................. 19 1.3.2.2 Các chủ thể tài chính ................................................................................ 19 1.3.2.3 Cơ sở hạ tầng tài chính ............................................................................. 19 1.3.3. Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính ..................................................... 20 1.4 Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường .......................................... 23 CHƢƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ............ 24 2.1 Những vấn đề chung về tài chính công .... ... ban hành UCP 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. *Qui tắc thực hành thống nhất nhờ thu (URC) - URC cũng là văn bản do ICC soạn thảo và ban hành nhằm thống nhất trên phạm vi quốc tế về phương thức thanh toán nhờ thu. - URC đầu tiên ra đời 1956, đến nay đã được đều chỉnh 3 lần. *Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu - Công ước Geneve 1930-Luật thống nhất về hối phiếu. - Luật hối phiếu của Anh 1982 và luật thương mại thống nhất Mỹ 1962. - Công ước của Liên hiệp quốc 1980 về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế. *Các nguồn luật điều chỉnh Séc - Những quy định có liên quan đến việc lưu thông séc trong công ước Geneve 1931. - Hệ thống luật về séc của Anh – Mỹ *Qui tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ (URR 525) - Qui tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ số 525 được ủy ban NH của ICC soạn thảo và ban hành năm 1995, có hiệu lực ngày 1/7/1996. - Qui tắc này nhằm tạo sự thống nhất trong vấn đề hoàn trả giữa các NH trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 8.1.3.Các điều kiện thanh toán quốc tế - Điều kiện tiền tệ. - Điều kiện về địa điểm thanh toán - Điều kiện về thời gian thanh toán - Điều kiện về phương thức thanh toán *Điều kiện tiền tệ - Mỗi QG và một liên minh tiền tệ có một đồng tiền khác nhau. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 201 - Trong các HĐ, các bên tham gia thỏa thuận và thống nhất sử dụng đồng tiền trong thanh toán. - Để tránh những rủi ro về tiền tệ, giá trị HĐ có thể: Đảm bảo bằng vàng Đảm bảo bằng đồng tiền mạnh Đảm bảo bằng theo rổ tiền tệ Với điều kiện đảm bảo bằng vàng: Nếu giá vàng tại thời điểm thanh toán biến động so với giá vàng tại thời điểm ký HĐ thì 2 bên sẽ điều chỉnh lại trị giá HĐ theo chỉ số vàng ở thời điểm hiện tại. Với điều kiện đảm bảo bằng một đồng tiền mạnh - Nếu đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán giống nhau thì 2 bên thống nhất chọn đồng tiền tương đối ổn định làm đảm bảo. - Nếu đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán khác nhau thì thông thường khi ký HĐ 2 bên sẽ chọn đồng tiền tương đối ổn định làm đồng tiền thanh toán. Với điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ: Cũng tương tự như đảm bảo bằng một đồng tiền mạnh, nhưng thay vào đó là dựa vào một số đồng tiền mạnh để đảm bảo giá trị HĐ. * Điều kiện về địa điểm thanh toán Tùy vào nhu cầu thanh toán cụ thể, các bên tham gia thanh toán có thể lựa chọn địa điểm thanh toán linh hoạt. * Điều kiện về thời gian thanh toán Có thể chọn một trong 3 cách sau: - Trả tiền trước: đây là trường hợp bên mua trả tiền trước cho bên bán, trả toàn bộ hay một phần giá trị của hợp đồng. - Trả tiền ngay: đây là trường hợp thanh toán diễn ra đồng thời quá trình giao hàng hóa. - Trả tiền sau: đây là trường hợp bên mua chỉ thực hiện trả tiền sau một thời gian nhất định kể từ khi nhận hàng hóa. * Điều kiện về phương thức thanh toán Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 202 Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức giao chứng từ trả ngay, ..v.v.v.. Mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng nên chọn phương thức nào là do các bên thỏa thuận. 8.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế - Hối phiếu - Séc - Giấy chuyển tiền - Thẻ thanh toán *Hối phiếu Hối phiếu là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhận được nó phải trả ngay hoặc vào một ngày xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng hoặc theo lệnh của người này trả cho ngƣời khác, hoặc trả cho ngƣời cầm tờ hối phiếu. *Phân loại Hối phiếu - Căn cứ vào thời hạn thanh toán: hối phiếu trả ngay và hối phiếu có kỳ hạn. - Căn cứ vào chứng từ kèm hối phiếu: hối phiếu trơn và hối phiếu kèm chứng từ. - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu: Hối phiếu đích danh và hối phiếu theo lệnh. - Căn cứ vào chủ thể ký phát: Hối phiếu thương mại và hối phiếu Ngân hàng. *Hối phiếu thƣơng mại - Là hối phiếu do nhà xuất khẩu lập để làm chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu trong các nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ. - Hối phiếu thương mại thường đi kèm với chứng từ hàng hóa trong các hình thức thanh toán bằng lệnh chi hay ủy thác. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 203 *Hối phiếu Ngân hàng - Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành ra để đòi tiền một người nào đó, hoặc chỉ định một người nhất định trả số tiền ghi trên tờ hối phiếu cho người thụ hưởng có tên trên tờ hối phiếu. - Loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng. * Séc Là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng ký phát lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình ở ngân hàng để trả cho người có tên trong tờ séc hoặc trả theo lệnh của người đó, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định. Phân loại séc - Séc thanh toán theo lệnh chi: là séc có ghi rõ trả theo lệnh của người thụ hưởng, loại này được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu chuyển nhượng. - Séc tiền mặt : loại này được đến ngân hàng rút tiền mặt để chi trả. - Séc chuyển khoản : không được rút tiền mặt - Séc du lịch : được sử dụng đối với khách du lịch có tiền gửi tại ngân hàng phát hành séc. Trên tờ séc có chữ ký của người được hưởng và khi lãnh tiền phải ký tại chỗ để ngân hàng kiểm tra. Loại này do ngân hàng phát hành và được trả tiền ở chi nhánh, hay đại lý của ngân hàng phát hành séc nơi khách hàng du lịch đến. *Giấy chuyển tiền - Là giấy ủy nhiệm do khách hàng lập gửi NH phục vụ mình yêu cầu NH chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại một địa điểm nhất định. - Trong giấy chuyển tiền ghi rõ: tên, địa chỉ người thụ hưởng, người gửi, chữ ký xác nhận. *Thẻ thanh toán - Là phương tiện chi trả được sử dụng phổ biến trên thế giới để mua sắm bất cứ hàng hóa nào ở bất cứ nước nào. - Ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho khách hàng mở tài khoản tại NH và có thể cấp một hạn mức tín dụng cho khách hàng để họ mua hàng, thanh toán dịch vụ, rút tiền mặt. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 204 8.1.5. Phương thức thanh toán quốc tế * Phƣơng thức chuyển tiền Là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định. Được thực hiện dưới 2 hình thức: - Chuyển tiền bằng thư (MT) - Chuyển tiền bằng điện (TT) - Chuyển tiền bằng thư (MT): Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách gửi thư cho NH nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. - Chuyển tiền bằng điện (TT): Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện cho NH nước ngoài trả tiền cho người thụ hưởng. * Phƣơng thức thanh toán nhờ thu Là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người NK và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người XK nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu người NK, nhưng không kèm theo một điều kiện nào cả. Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán mà trong đó người XK nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu người NK, có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. * Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ Là phương thức thanh tóan mà trong đó ngân hàng phục vụ nhà NK dựa theo yêu cầu của người này tiến hành mở một thư tín dụng (L/C) để nhà NK nhập hàng hóa. * Phƣơng thức giao chứng từ trả tiền ngay Là phương thức thanh toán mà trong đó nhà NK yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở TK ký thác để thanh toán cho tiền cho nhà XK với điều kiện nhà XK xuất trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thỏa thuận cho ngân hàng để được thanh toán. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 205 * Phƣơng thức mở tài khoản Là phương thức thanh toán mà nhà XK sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ mở tài khoản ghi nợ cho nhà NK, định kỳ nhà NK thanh toán nợ. 8.2. Tín dụng quốc tế 8.2.1.Khái niệm Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua Chính Phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty, cá nhân, Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước. 8.2.2 Các hình thức tín dụng quốc tế - Căn cứ vào chủ thể tín dụng Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng, Tín dụng nhà nước. - Căn cứ vào tính đảm bảo: Tín dụng đảm bảo Tín dụng không đảm bảo. - Căn cứ vào mục đích sử dụng Tín dụng sản xuất Tín dụng phi sản xuất. - Căn cứ vào thời hạn của tín dụng Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung hạn Tín dụng dài hạn. Các hình thức tín dụng nghiên cứu chủ yếu *Tín dụng thương mại - Tín dụng thương mại quốc tế là quan hệ tín dụng phát sinh trên cơ sở mua bán trao đổi, cung ứng dịch vụ giữa các nhà XNK với nhau theo hợp đồng ngoại thương. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 206 - Thực chất tín dụng thương mại là hình thức mua bán chịu quốc tế giữa các nước với nhau. Các hình thức tín dụng thƣơng mại *Tín dụng thương mại cấp cho nhà xuất khẩu *Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu - Tín dụng mở tài khoản - Tín dụng chấp nhận hối phiếu *Tín dụng của người môi giới cho các nhà XNK *Tín dụng thương mại cấp cho nhà xuất khẩu - Nhà nhập khẩu cấp tín dụng dưới hình thức ứng trước tiền cho nhà XK. - Số tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ sau mỗi chuyến giao hành như sau: Khấu trừ theo tỷ lệ cố định sau mỗi chuyến giao hàng. Khấu trừ theo tỷ lệ tăng dần sau mỗi chuyến giao hàng. Khấu trừ một lần vào chuyến giao hàng cuối cùng. *Tín dụng mở tài khoản - Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, nhà XK mở tài khoản sau mỗi lần giao hàng ghi nợ cho nhà NK. - Đinh kỳ nhà nhập khẩu thanh toán nợ cho nhà xuất khẩu. - Hạn chế hình thức này: nhà NK thanh toán chậm hay phá sản thì nhà XK sẽ bị ứ động vốn. - Chỉ sử dụng hình thức này khi: Hai bên có mối thường xuyên giao dịch và có mối quan hệ tốt đẹp. Các công ty liên doanh với nhau. Thị trường hối đoái ổn định *Tín dụng chấp nhận hối phiếu - Nhà XK sau khi giao hàng, ký phát hối phiếu có kỳ hạn đòi tiền nhà NK. - Nhà NK ký chấp nhận hối phiếu, cam kết thanh toán đúng hạn. - Thực chất đây là hình thức mua bán chịu trên cơ sở hối phiếu. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 207 - Đến hạn nhà NK thanh toán tiền cho nhà XK hay người cầm hối phiếu. *Tín dụng của người môi giới cho các nhà XNK - Là hình thức cấp tín dụng mà những người môi giới cấp trực tiếp cho nhà kinh doanh XNK. - Thực chất nguồn vốn này là của Ngân hàng mà những nhà môi giới chỉ đóng vai trò là trung gian như: chiếu khấu hối phiếu, chấp nhận hối phiếu, cầm cố chứng từ, hàng hóa,.. *Tín dụng ngân hàng - Là quan hệ tín dụng mà các ngân hàng cung cấp vốn cho các nhà XNK dưới các hình thức sau: Tín dụng ngân hàng cấp cho nhà XK Tín dụng ngân hàng cấp cho nhà NK Tín dụng Facctoring Tín dụng Leasing (tín dụng thuê mua) *Tín dụng NH cấp cho nhà XK Ngân hàng cấp tín dụng cho nhà XK dưới hình thức sau: Chiết khấu hối phiếu chưa đến hạn Cho vay dưới hình thức cầm cố hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Cho vay khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ hợp lệ *Tín dụng NH cấp cho nhà NK Ngân hàng cấp tín dụng cho nhà NK bằng các hình thức sau: Cho vay để thanh toán hàng NK NH thay mặt cho nhà NK chấp nhận hối phiếu. Cho vay dưới hình thức bảo lãnh hối phiếu Cho vay thanh toán hàng ngân hàng trên cơ sở chứng từ hợp lệ. Thực chất của hình thức tín dụng này là tài trợ cho nhà NK thanh toán khi hối phiếu đến hạn. *Tín dụng Factoring Các công ty Factoring đứng ra cấp vốn cho các nhà XNK bằng cách mua lại các khoản thanh toán, các giấy tờ, chứng từ chưa đến hạn thanh toán của nhà XNK. Tài chính tiền tệ Chƣơng 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 208 *Tín dụng Leasing (tín dụng thuê mua) Các công ty Leasing cấp cho nhà XNK dưới hình thức các hợp đồng thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa, *Tín dụng nhà nước Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa chính phủ các nước với nhau hoặc giữa chính phủ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Tín dụng nhà nước bao gồm: Tín dụng ngắn hạn Tín dụng trung và dài hạn *Tín dụng ngắn hạn - Xuất hiện trong trường hợp ký hiệp định clearing. - Hai bên giao hàng và cuối năm kết toán TK clearing. - Số dư nợ phải xuất vàng hay ngoại tệ trả nợ. *Tín dụng trung và dài hạn - Do Chính Phủ các nước cấp cho nhau trên cơ sở ký kết các hiệp định nhằm cá mục đích sau: Phát triển dự án kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng Chính trị, quân sự Cân bằng thiếu hụt ngân sách CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1. Trình bày các điều kiện thanh toán quốc tế. 2. Trình bày các phương tiện thanh toán quốc tế. 3. Trình bày nội dung phương thức thanh toán quốc tế. 4. Phân biệt phương thức nhờ thu trơn và phương thức nhờ thu kèm chứng từ. 5. Tại sai phương thức tín dụng chứng từ lại được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế? KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 209 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội, Luật doanh nghiệp, 2014,. 2. Quốc hội, Luật các tổ chức tín dụng, 2010. 3. Quốc hội, Luật Ngân sách Nhà nước, 2015. 4. Bộ tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. 5. Bộ tài chính, Thông tư số 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016. 6. Bộ tài chính, Thông tư số 45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013. 7. Bộ tài chính, Thông tư số 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013. 8. Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 2004. 9. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 2006. 10. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 2004. 11. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nộ, 2001i. 12. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội, 2001. 13. Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, 2002.
File đính kèm:
- giao_trinh_tai_chinh_doanh_nghiep_tai_chinh_tien_te.pdf