Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát

MỤC TIÊU MÔ ĐUN

Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng:

- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.

- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đú ng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống hệ thống bôi trơn và làm mát.

- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống hệ thống bôi trơn và làm mát.

- Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng của các bộ phận hệ thống hệ thống bôi trơn và làm mát.

- Sử dụng đú ng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.

 

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 1

Trang 1

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 2

Trang 2

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 3

Trang 3

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 4

Trang 4

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 5

Trang 5

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 6

Trang 6

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 7

Trang 7

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 8

Trang 8

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 9

Trang 9

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang Trúc Khang 09/01/2024 5781
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát

Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm mát
1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
LỜI GIỚI THIỆU 
Việc tổ chức biên soạn giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn và làm 
mát nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của trường Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt - 
Khoa Cơ khí Động lực - ngành công nghệ ôtô. Giáo trình là sự cố gắng lớn của tập thể 
Khoa Cơ khí Động lực công nghệ ôtô nhằm từng bước thống nhất nội dung dạy và 
học môn Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phanh. 
Nội dung của giáo trình đã được xây dựng trên cơ sở thừa kế những nội dung đã 
được giảng dạy ở các trường kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp ứng yêu 
cầu nâng cao chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo trình 
cũng là cẩm nang về Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phanh riêng cho nhưng sinh viên 
của Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt - Khoa Cơ khí Động lực. 
Giáo trình được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, bổ sung nhiều kiến thức mới phù 
hợp với ngành nghề đào tạo mà Khoa Cơ khí Động lực đã tự điều chỉnh cho thích hợp 
và không trái với quy định của chương trình khung đào tạo của trường. 
Xin chân trọng cảm ơn Khoa Cơ khí Động lực - Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt 
cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. 
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất 
mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được 
hoàn thiện hơn. 
Đà Lạt, ngày tháng năm 2017 
Tham gia biên soạn 
Chủ biên: Trần Đức Thắng 
2 
MỤC LỤC 
Nội dung các bài Trang 
LỜI NÓI ĐẦU 
BÀI 1 : HỆ THỐNG BÔI TRƠN 5 
1. Nhiệm vụ. 5 
2. Phân loại. 5 
3. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 5 
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống bôi trơn ( tháo 
trên động cơ xe U oát). 
7 
5. Tháo lắp hệ thống bôi trơn 9 
BÀI 2 : SỬA CHỮA BƠM DẦU 10 
1. Nhiệm vụ. 10 
2. Phân loại. 10 
3. Bơm dầu kiểu bánh răng. 10 
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa 
các hư hỏng của bơm dầu. 
12 
5. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm dầu. 13 
6. Sửa chữa bơm dầu. 14 
BÀI 3 : SỬA CHỮA KÉT LÀM MÁT DẦU 17 
1. Nhiệm vụ. 17 
2. Phân loại 17 
3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của két làm mát dầu. 17 
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng két làm mát dầu. 18 
5. Sửa chữa két làm mát dầu. 18 
BÀI 4 : SỬA CHỮA BẦU LỌC DẦU 20 
1. Nhiệm vụ 20 
2. Phân loại 20 
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa 
các hư hỏng của bầu lọc ly tâm 
23 
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bầu lọc thấm, bầu lọc ly tâm. 24 
5. Sửa chữa lọc ly tâm 26 
3 
BÀI 5 : BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN 28 
1. Mục đích 28 
2. Nội dung bảo dưỡng 28 
3. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 29 
BÀI 6 : HỆ THỐNG LÀM MÁT 32 
1. Nhiệm vụ. 32 
2. Phân loại. 32 
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống làm mát bằng nước 
cưỡng bức. 
38 
4. Tháo lắp hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức tuần hoàn 39 
BÀI 7 : SỬA CHỮA BƠM NƯỚC 42 
1. Bơm nước 42 
2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa 
các hư hỏng của bơm nước. 
44 
3. Quy trình và yêu cầu tháo lắp bơm nước. 46 
4. Sửa chữa bơm nước 46 
BÀI 8 : SỬA CHỮA QUẠT GIÓ 50 
1. Nhiệm vụ 50 
2. Cấu tạo 50 
3. Phân loại. 51 
4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa quạt 
gió 
51 
5. Sửa chữa quạt gió truyền động bằng cơ khí. 52 
6. Kiểm tra, thay thế quạt gió truyền động bằng điện. 53 
BÀI 9 : SỬA CHỮA KÉT NƯỚC 55 
1. Nhiệm vụ 55 
2. Cấu tạo 55 
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa 
két nước. 
57 
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp két nước. 60 
5. Sửa chữa két nước. 60 
BÀI 10 : KIỂM TRA THAY THẾ VAN HẰNG NHIỆT 63 
1. Nhiệm vụ. 63 
4 
2. Cấu tạo 63 
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra van 
hằng nhiệt 
65 
4. Kiểm tra, sửa chữa van hằng nhiệt. 66 
BÀI 11 : BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT 68 
1. Mục đích 68 
2. Nội dung bảo dươỡng 68 
3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát. 69 
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN 73 
ĐÁP ÁN NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN 75 
5 
MÔ ĐUN 18 : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI 
TRƠN VÀ LÀM MÁT 
Mã số mô đun : MĐ 18 
Thời gian mô đun : 75h ( Lý thuyết : 15h, Thực hành : 60h) 
MỤC TIÊU MÔ ĐUN 
Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: 
- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ 
thống bôi trơn và hệ thống làm mát. 
- Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn và hệ thống 
làm mát đú ng quy trình, quy phạm, đú ng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật 
do nhà chế tạo quy định 
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ 
thống hệ thống bôi trơn và làm mát. 
- Phân tích được n ... ng nước dẫn van hoạt động tốt.từ 
động cơ đến két nước đột ngột nóng lên chứng tỏ 
4. Kiểm tra, sửa chữa van hằng nhiệt. 
4.1. Kiểm tra. 
-Kiểm tra phát hiện hư hỏng của van hằng nhiệt 
-Kiểm tra van hằng nhiệt ngay trên động cơ; 
-Kiểm tra van hằng nhiệt đã tháo ra khỏi động cơ. 
4.2. Thay thế khi hư hỏng 
- Sửa chữa các chi tiết để có thể sử dụng. 
• Thay mới những chi tiết hư hỏng nặng hoặc thay quạt gió để hệ thống 
làm mát hoạt động tốt. 
Câu hỏi kiểm tra đánh giá chất lượng xếp. 
 100 C (273 F) 
67 
Trắc nghiệm đa lựa chọn: 
Đánh dấu (X) vào câu trả lời đú ng nhất cho mỗi câu hỏi sau: 
1. Van nhiệt có vai trò : 
- Nâng cao nhiệt độ động cơ nhanh khi mới làm việc. 
- Giữ cho nhiệt độ động cơ ở nhiệt độ thích hợp trong quá trình làm việc. 
- Cả hai các vai trò nêu trên. 
2. Van chính của van nhiệt sẽ mở khi: 
- Nhiệt độ động cơ bằng nhiệt độ quy đinh 
- Nhiệt độ động cơ cao hơn nhiệt độ quy định 
- Nhiệt độ động cơ thấp hơn nhiệt độ quy định 
3. Hệ thống làm mát không dùng van nhiệt 
- Làm mát bằng nước bốc hơi. 
- Làm mát bằng nước cưỡng bức. 
- Làm mát bằng nước đối lưu. 
II. Trắc nghiệm đú ng / sai: 
Đánh dấu (X) và câu trả lời được chọn với mỗi câu hỏi sau 
- Điều khiển van nhiệt hoạt động là chất lỏng dễ bay hơi chứa trong hộp 
a. Đú ng b. Sai 
- Các van đóng hay mở phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ.a. Đú 
ng b. Sai 
- Van chính không mở do chất lỏng trong hộp xếp bị rò rỉ. 
a. Đú ng b. Sai 
- Khi nhiệt độ động cơ ổn định, van chính và van phụ đều ở trạng thái 
a. Đú ng b. Sai 
- Sự giản nở chất lỏng trong van nhiệt có tác dụng đóng mở van nhiệt. 
a. Đú ng b. sai 
68 
BÀI 11 : BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG 
LÀM MÁT 
Thời gian (giờ) 
Tổng số Lý thuyết 
Thực 
hành 
7 1 6 
MỤC TIÊU 
- Trình bày được mục đích, phương pháp và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ 
thống làm mát 
- Bảo dươỡng được hệ thống làm mát đú ng phương pháp và đạt yêu cầu kỹ 
thuật do nhà chế tạo quy định. 
NỘI DUNG 
1. Mục đı́ch 
Động cơ không được làm mát tốt sẽ quá nóng và ảnh hưởng đến công 
suất cũng như thời gian sử dụng. Vì vậy, cần chú ý bảo dưỡng hệ thống làm 
mát. Mục đích bảo dưỡng hệ thống làm mát là đảm bảo lượng nước làm mát 
đầy đủ và nhiệt độ ổn định, với sự lưu thông nước được liên tục trong hệ thông 
làm mát. 
2. Nội dung bảo dưỡng 
2.1. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên 
- Đối với động cơ làm mát bằng gió phải bảo đảm các phiến tản nhiệt luôn luôn 
sạch sẽ. 
- Đối với động cơ làm mát bằng nước phải kiểm tra nước trong két nước 
- Kiểm tra để phát hiện kịp thời hiện tượng rò chảy nước của hệ thống làm 
mát. 
2.2. Nội dung bảo dưỡng định kỳ. 
- Kiểm tra tất cả các chỗ nối của hệ thống làm mát xem có bị rò chảy không, 
nếu cần phải khắc phục chỗ rò chảy nước. 
69 
- Bơm mỡ vào các ổ bi của bơm nước cho đến khi mỡ trào ra ở vú mỡ là được. 
- Kiểm tra sự hoạt động của van không khí ở két nước. 
- Tháo rửa két nước. 
- Kiểm tra độ căng dây đai quạt gió và bơm nước: dùng ngón tay ấn vào dây 
đai một lực P = 3 - 4 KG, nếu dây đai võng xuống 10 - 15 mm là đạt, nếu cần 
thiết thì điều chỉnh độ căng dây đai bằng cách nới lỏng đai ốc h•m xe dịch 
máy phát điện ra hoặc vào, sau đó xiết chặt đai ốc. 
- Rửa hệ thống làm mát hai lần trong năm. 
3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát. 
3.1 Bảo dưỡng thường xuyên 
- Đối với động cơ làm mát bằng gió phải bảo đảm các phiến tản nhiệt luôn 
luôn sạch sẽ. 
- Đối với động cơ làm mát bằng nước phải kiểm tra nước trong két nước, mức 
nước phải thấp hơn miệng két nước 15 - 20mm, nếu nước cạn thì phải đổ thêm 
nước nhưng cần chú ý là khi động cơ quá nóng, đặc biệt đối với động cơ làm 
mát bằng nước kiểu bốc hơi, không nên đổ ngay nước vào thùng vì dễ làm nứt 
xi lanh. Nước làm mát nên dùng nước mềm sạch, nghĩa là nước không có các 
chất muối khoáng và bùn cát bẩn. 
- Kiểm tra để phát hiện kịp thời hiện tượng rò chảy nước của hệ thống làm 
mát. 
3.2 Bảo dưỡng định kỳ 
- Kiểm tra tất cả các chỗ nối của hệ thống làm mát xem có bị rò chảy không, 
nếu cần phải khắc phục chỗ rò chảy nước. 
- Bơm mỡ vào các ổ bi của bơm nước cho đến khi mỡ trào ra ở vú mỡ là được. 
- Kiểm tra sự hoạt động của van không khí ở két nước. 
- Tháo rửa két nước. 
- Kiểm tra độ căng dây đai quạt gió và bơm nước: dùng ngón tay ấn vào dây 
70 
đai một lực P = 3 - 4 KG, nếu dây đai võng xuống 10 - 15 mm là đạt, nếu cần 
thiết thì điều chỉnh độ căng dây đai bằng cách nới lỏng đai ốc h•m xe dịch 
máy phát điện ra hoặc vào, sau đó xiết chặt đai ốc. 
- Rửa hệ thống làm mát hai lần trong năm. 
Dung dịch rửa hệ thống làm mát thường có thể dùng một trong ba loại sau: 
+ Loại thứ nhất: Pha một lít nước với 0,75 - 0,80 kg xú t ăn da và 0,15 lít dầu 
hoả, tốt nhất là dùng nước đun sôi để xú t hoà tan hoàn toàn. 
+ Loại thứ hai: Pha 10 lít nước với 1 kg naricácbônát ngậm nước với 0,5 lít 
dầu hoả. 
+ Loại thứ ba: Dùng nước dung dịch hỗn hợp 2,5% axít clohiđríc và 97,5% 
nước. 
*/ Quy trình rửa hệ thống làm mát 
• Tháo nước làm mát trong hệ thống làm mát; 
• Lấy van hằng nhiệt ra; 
• Rót dung dịch đã pha chế sẵn vào hệ thống làm mát; Nếu dùng loại 
dung dịch thứ nhất và thứ hai hì sau khi rót dung dịch vào hệ thống làm mát 
nên để khoảng 10 - 12 giờ để dung dịch hoà tan hoàn toàn cặn bẩn. Nếu dùng 
loại dung dịch thứ ba thì sau khi rót vào phải khởi động ngay và để động cơ 
làm việc trong 1 giờ ở chế độ không tải sau đó xả dung dịch ra, không ngâm 
dung dịch quá lâu trong hệ thống làm mát để tranh hiện tượng axít tác dụng 
ăn mòn. 
• Mở khoá, xả dung dịch ra, sau đó dùng nước sạch để rửa hệ thống 
làm mát. Khi rửa lượng nước chảy qua hệ thống làm mát không được ít hơn 
3 lần dung tích nước của hệ thống làm mát để tẩy sạch dung dịch axít. 
71 
• Đối với động cơ nắp máy chế tạo bằng hợp kim nhôm không nên dùng 
dung dịch có tính axít mà nên dùng nước sạch có áp suất cao để rửa. 
Phương pháp rửa như sau: 
Mở khoá xả nước và xả hết nước làm mát ra rồi khoá lại; 
• Tháo ống nước ra của nắp máy; 
• Lấy van hằng nhiệt ra, rồi lắp trở lại ống nước ra của nắp máy; 
• Dùng nước sạch với áp suất cao cho vào ống nước ra của nắp máy để 
rửa các ngăn chứa nước của động cơ và khử cặn bẩn cho đến khi thấy 
nước sạch chảy ra ở bơm nước là được. 
• Từ ống nước ra ở dưới két nước, cho nước ngược với chiều tuần hoàn 
bình thường của nước, khử sạch cặn bẩn cho đến khi thấy nước sạch 
chảy ra ở lỗ rót nước mới thôi. 
• Sau khi rửa xong, lắp van hằng nhiệt và các chi tiết trở lại, cho nước 
vào hệ thống làm mát, khởi động động cơ để kiểm tra các bộ phận có rò 
nước không, nếu có chỗ rò nước thì phải khắc phục. 
72 
Câu hỏi kiểm tra đánh giá chất lượng 
I. Trắc nghiệm đa lựa chọn: 
Đánh dấu (X) vào câu trả lời đú ng nhất cho mỗi câu hỏi sau: 
1. Hệ thống làm mát được thực hiện bảo dưỡng theo chế độ: 
a. Bảo dưỡng thường xuyên. 
b. Bảo dưỡng định kỳ. 
c. Cả hai chế độ nêu trên. 
2. Mức nước làm mát cho vào két nước cần phải: 
a. Cao hơn miệng két nước từ 15 – 20mm. 
b. Thấp hơn miệng két nước từ 15 – 20mm. 
c. Ngang bằng miệng két nước. 
3. Nên bổ sung nước làm mát vào động cơ trong điều kiện: 
a. Động cơ đang hoạt động với nhiệt độ thích hợp 
b. Động cơ ngừng hoạt động và động cơ đang nóng 
c. Động cơ ngừng hoạt động và động cơ đ• nguội. 
4. Điều chỉnh độ căng dây đai được thực hiện bằng biện pháp: 
a. Thay dây đai mới và puly mới 
b. Xê dịch máy phát diện vào hoặc ra 
c. Tuỳ nguyên nhân thực tế để chọn một trong hai biện pháp trên. 
II. Trắc nghiệm đú ng / sai: 
Đánh dấu (X) và câu trả lời được chọn với mỗi câu hỏi sau: 
1. Đú ng / sai: Làm mát bằng nước cưỡng bức không cần dùng nước 
mềm vì nước được lưu thông nhanh trong hệ thống. 
2. Đú ng / sai: Bảo dưỡng thường xuyên không cần tháo các bộ phận 
của hệ thống làm mát để kiểm tra. 
3. Đú ng / sai: Chỉ nên dùng nước có áp lực cao để sú c rửa nắp máy 
bằng hợp kim nhôm, không nên dùng dung dịch có tính axít. 
73 
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc 
NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN/ MÔN HỌC 
BD&SC HT BÔI TRƠN LÀM MÁT 
Hình thức kiểm tra: Thưc̣ hành 
Thời gian kiểm tra: 45 phút (không tính thời gian phát hoặc ghi đề) 
Áp dụng cho nghề: Công nghê ̣ô tô trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề 
- Yêu cầu đối với thí sinh/giám thị: Mỗi thí sinh thực hành phải nộp bảng thu 
hoạch kiểm tra sửa chữa ngay sau khi hết giờ thi thực hành. 
Mã đề: ThH01 
Câu 1. (10 điểm): Tháo, lắp, kiểm tra, đo kiểm bơm nhớt trên động cơ. 
Mã đề: ThH02 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống bôi trơn trên xe Kia 
Morning 
Mã đề: ThH03 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống bôi trơn trên xe 
Mitsubishi Triton 
Mã đề: ThH04 
Câu 1. (10 điểm): Thay nhớt và thay lọc nhớt trên động cơ 
Mã đề: ThH05 
Câu 1. (10 điểm): Xác định mạch nhớt bôi trơn của động cơ 
Mã đề: ThH06 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống làm mát trên xe Kia 
Morning 
Mã đề: ThH07 
74 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống làm mát trên xe 
Mitsubishi Triton 
Mã đề: ThH08 
Câu 1. (10 điểm): Xác định mạch nước làm mát của động cơ 
Mã đề: ThH09 
Câu 1. (10 điểm): Tháo, lắp, kiểm tra, đo kiểm bơm nước trên động cơ. 
Mã đề: ThH10 
Câu 1. (10 điểm): Tháo, lắp, kiểm tra, đo kiểm van hằng nhiệt trên động cơ. 
------Hết------ 
75 
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ LẠT 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc 
ĐÁP ÁN NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN/ MÔN HỌC 
BD&SC HT BÔI TRƠN LÀM MÁT 
Hình thức kiểm tra: Thưc̣ hành 
Thời gian kiểm tra: 45 phút(không tính thời gian phát hoặc ghi đề) 
Áp dụng cho trình độ Cao đẳng nghề, trung cấp nghề 
Yêu cầu đối với thí sinh/giám thị: Mỗi thí sinh thực hành phải nộp bảng thu hoạch 
kiểm tra sửa chữa ngay sau khi hết giờ thi thực hành. 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH01 
Câu 1. (10 điểm): Tháo, lắp, kiểm tra, đo kiểm bơm nhớt trên động cơ 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra chất lượng tốt: 
+ Tháo bơm nhớt đúng quy trình 2,0đ 
+ Kiểm tra, đo kiểm các bộ phận của bơm dầu 3,0đ 
+ Lắp bơm nhớt đúng quy trình 2,0đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH02 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống bôi trơn trên xe Kia 
Morning 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
76 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Kiểm tra, đánh giá đúng quy trình và đạt chất lượng tốt: 
 + Kiểm tra mực nhớt, đánh giá chất lượng nhớt động cơ 2,0đ 
 + Kiểm tra đồng hồ báo nhớt 1,0đ 
 + Kiểm tra áp suất nhớt của hệ thống bôi trơn 2,0đ 
 +Kiểm tra mức độ nhớt lên dàn cò mổ 2,0đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH03 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống bôi trơn trên xe 
Mitsubishi Triton 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Kiểm tra, đánh giá đúng quy trình và đạt chất lượng tốt: 
 + Kiểm tra mực nhớt, đánh giá chất lượng nhớt động cơ 2,0đ 
 + Kiểm tra đồng hồ báo nhớt 1,0đ 
 + Kiểm tra áp suất nhớt của hệ thống bôi trơn 2,0đ 
 +Kiểm tra mức độ nhớt lên dàn cò mổ 2,0đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH04 
Câu 1. (10 điểm): Thay nhớt và thay lọc nhớt trên động cơ 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
77 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Thay nhớt và thay lọc nhớt đúng quy trình và chất lượng tốt: 
+ Thay nhớt động cơ đúng quy trình 3,0đ 
+ Thay lọc nhớt động cơ đúng quy trình 2,0đ 
+ Kiểm tra, vận hành động cơ 2,0 đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH05 
Câu 1. (10 điểm): Xác định mạch nhớt bôi trơn của động cơ 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Xác định đúng và đủ mạch nhớt: 
 + Mạch nhớt bôi trơn trục khuỷu 1,5đ 
 + Mạch nhớt bôi trơn cụm piston và thanh truyền 1,5đ 
+ Mạch nhớt bôi trơn các chi tiết của cơ cấu phân phối khí 1,5đ 
+ Mạch nhớt bôi trơn các bô ̣phâṇ khác 1,5đ 
+ Mạch nhớt hồi về cạc te 1,0đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH06 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống làm mát trên xe Kia 
Morning 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
78 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Kiểm tra, đánh giá đúng quy trình và đạt chất lượng tốt: 
 + Kiểm tra mực nước làm mát 1,0đ 
 + Kiểm tra đồng hồ báo nhiệt độ động cơ 2,0đ 
 + Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát 2,0đ 
 +Kiểm tra hoạt động của quạt làm mát động cơ 2,0đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH07 
Câu 1. (10 điểm): Kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống làm mát trên xe 
Mitsubishi Triton 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Kiểm tra, đánh giá đúng quy trình và đạt chất lượng tốt: 
 + Kiểm tra mực nước làm mát 1,0đ 
 + Kiểm tra đồng hồ báo nhiệt độ động cơ 2,0đ 
 + Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát 2,0đ 
 +Kiểm tra hoạt động của quạt làm mát động cơ 2,0đ 
 Tổng: 10đ 
79 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH08 
Câu 1. (10 điểm): Xác định mạch nước làm mát của động cơ 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Xác định đúng và đủ mạch nước làm mát: 
 + Mạch nước làm mát khi van hằng nhiệt chưa hoạt động 3,0đ 
+ Mạch nước làm mát khi van hằng nhiệt hoạt động 4,0đ 
 Tổng: 10đ 
 ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH09 
Câu 1. (10 điểm): Tháo, lắp, kiểm tra, đo kiểm bơm nước trên động cơ. 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra chất lượng tốt: 
+ Tháo bơm nước đúng quy trình 2,0đ 
+ Kiểm tra, đo kiểm các bộ phận của bơm nước 2,0đ 
+ Lắp bơm nước đúng quy trình 2,0đ 
+ Kiểm tra, vận hành động cơ 1,0đ 
 Tổng: 10đ 
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ ThH10 
80 
Câu 1. (10 điểm): Tháo, lắp, kiểm tra, đo kiểm van hằng nhiệt trên động cơ. 
Đáp án: 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý: 1,0đ 
- Đúng quy trình: 1,0đ 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn và thời gian: 1,0đ 
- Tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra chất lượng tốt: 
+ Tháo van hằng nhiệt đúng quy trình 2,0đ 
+ Kiểm tra, đo kiểm hoạt động của van hằng nhiệt 2,0đ 
+ Lắp van hằng nhiệt đúng quy trình 2,0đ 
+ Kiểm tra, vận hành động cơ 1,0đ 
 Tổng: 10đ 
81 
Tài liệu tham khảo 
1. Phạm Minh Tuấn - năm 1999 - Động cơ đốt trong - Nhà xuất bản khoa học kỹ 
2. Nguyễn Tất Tiến và Đỗ Xuân Kính - năm 2002. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa 
ôtô, máy kéo - Nhà xuất bản giáo dục 
3. Trịnh Văn Đại, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện – năm 2005 - Cấu tạo và sửa 
chữa động cơ ô tô - Xe máy – Nhà xuất bản Lao động –Xã hội 
4. Nguyễn Đức Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế – năm 2009 - Sử dung, bảo dưỡng và 
sửa chữa ô tô - Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_va_bao_duong_he_thong_boi_tron_va_lam_ma.pdf