Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non

 Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em

1. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ em

1.1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp

Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội (C.Mác). Con người

muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng

của người. "Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng nhất của con người"

(V.I.Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau

hành động vì những mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển

xã hội.

1.2. Ngôn ngữ là một công cụ để phát triển tư duy, nhận thức

- Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất là trí tuệ. Công cụ để

phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực (sự hiện

hữu) của tư duy. Tư duy của con người có thể hoạt động được (nhất là tư duy trừu

tượng) cũng chính là nhờ có phương tiện ngôn ngữ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự thân. Có ngôn ngữ,

tư duy của trẻ được phát triển. Ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy phát triển.

Ngược lại, tư duy phát triển càng đẩy nhanh sự phát triển của ngôn ngữ. Mối quan

hệ đó có thể sơ đồ hóa như sau:

Tư duy <-> ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi - những hoạt động chủ yếu

của trường mầm non. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động

giáo dục, ở mọi nơi, mọi lúc. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và

ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.

1.3. Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện

- Sự phát triển toàn diện của đứa trẻ bao gồm cả sự phát triển về đạo đức,

chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp.

Điều này làm cho trẻ có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh trẻ.10

- Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ

ca, truyện kể - những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem

đến cho trẻ. Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu

giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 1

Trang 1

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 2

Trang 2

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 3

Trang 3

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 4

Trang 4

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 5

Trang 5

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 6

Trang 6

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 7

Trang 7

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 8

Trang 8

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 9

Trang 9

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 69 trang baonam 17981
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non

Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non
 1 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG 
HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TUỔI 
MẦM NON 
LỚP DẠY: ĐHMN- K3(CHÍNH QUI) 
 Họ và tên giảng viên: Nguyễn Thị Hải Yến 
 Chức danh khoa học: Thạc sỹ 
 Bộ môn: Giáo dục học mầm non 
Năm học 2016 – 2017 
 2 
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN 
NGỮ CỦA TRẺ MẦM NON 
(3 tiết) 
A. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Sinh viên nắm vững bản chất của ngôn ngữ. Hiểu được hoạt động của lời 
nói trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. 
- Nắm vững vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức của trẻ. 
- Nắm vững sự phát triển ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mầm non. 
2. Kĩ năng 
- Vận dụng kiến thức đã học trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau này. 
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. 
- Tìm hiểu, liên hệ với thực tiễn giáo dục ở các trường mầm non. 
 - Vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành tại các trường mầm non. 
3. Thái độ 
 - Sinh viên tích cực tìm hiểu bản chất, vai trò và sự phát triển ngôn ngữ đối 
với trẻ em lứa tuổi mầm non. 
 - Tích cực học tập có thái độ nghiêm túc, tự giác, ham học hỏi và hoàn thành 
tốt các nhiệm vụ của môn học. 
B. Chuẩn bị 
1. Giảng viên 
Tài liệu chính 
[1] Đinh Hồng Thái(2013), Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, 
Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 
Tài liệu tham khảo 
[2] Lê Thu Hương (2007), Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
mầm non theo hướng tích hợp, Nxb giáo dục, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Xuân Khoa (2004), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
mẫu giáo, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 
[4] Đinh Hồng Thái (2006), Giáo trình Phương pháp phát triển lời nói trẻ 
em, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội . 
[5] Đinh Hồng Thái- Trần Thị Mai (2011), Giáo trình Phương pháp phát 
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non,Nxb Giáo dục Việt Nam. 
 3 
2. Ngƣời học 
 - Tài liệu chính và tài liệu tham khảo. 
 - Bút, vở. 
 - Đọc trước chương 1 (tài liệu chính). 
C. Nội dung 
I. Bản chất của ngôn ngữ 
1. Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt 
1.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội 
 - Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền của con người. Nó chỉ được hình 
thành tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con 
người. Bên ngoài xã hội loài người, ngôn ngữ không thể phát sinh. 
 - Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát trển gắn liền với sự 
tồn tại và phát triển của xã hội. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội cũng vì nó phục 
vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp, nó góp phần thể hiện ý thức xã hội, 
đặc biệt là ý thức xã hội của một cộng đồng người; Mỗi tập thể khác nhau có một 
phong tục, tập quán, một cách thức cộng cư khác nhau, và theo đó các từ ngữ để 
gọi tên các khái niệm tương ứng cũng khác nhau. Thoát khỏi tập thể ấy, những từ 
ngữ ấy sẽ không được sử dụng và thậm chí không còn tồn tại nữa. 
- Ngôn ngữ ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội 
loài người cũng là để phục vụ cho cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực: lao 
động, sản xuất, đấu tranh xã hội, nghệ thuật, giải trí 
1.2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt 
- Ngôn ngữ là một hiện tượng không thuộc về cơ sở hạ tầng và kiến trúc 
thượng tầng. Không thuộc về cơ sở hạ tầng vì ngôn ngữ không phải là của cải vật 
chất của xã hội, không phải là công cụ mang tính vật thể để tạo ra của cải vật chất 
cho xã hội, nhưng nó lại là công cụ giao tiếp và tư duy để duy trì và phản ánh mọi 
hoạt động của con người. Không thuộc về kiến trúc thượng tầng vì ngôn ngữ 
không giống các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng khác. Khi cơ sở hạ tầng thay 
đổi thì những yếu tố thuộc kiến trúc tượng tầng sẽ thay đổi theo, nhưng ngôn ngữ 
lại không biến đổi. 
 - Ngôn ngữ không có tính giai cấp. Lịch sử hình thành và phát triển ngôn 
ngữ đã khẳng định chủ nhân của ngôn ngữ chính là quần chúng nhân dân. Vì thế 
nó đã ra đời là để phục vụ toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội, không phân biệt địa 
vị, đẳng cấp, tôn giáo, đảng phái. Như vậy nó ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi 
người trong xã hội và không bị biến đổi bởi bất cứ mọi cuộc cách mạng chính trị 
xã hội nào. 
 - Rõ ràng ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và không thuộc kiến trúc 
thượng tầng; nó phát triển hay biến mất không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, không 
giống với kiến trúc thượng tầng mà theo quy luật riêng của nó. Do đó, ngôn ngữ là 
một hiện tượng xã hội đặc biệt. 
2. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt 
 4 
2.1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu 
- Ngôn ngữ là một hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố (đơn vị; âm 
vị, hình vị, từ, câu và các đơn vị trên câu) và các quan hệ giữa những yếu tố đó 
(quan hệ tuyến tính - ngang và quan hệ liên tưởng - dọc). Ta hiểu khái niệm "tín 
hiệu" là một sự vật (hoặc một thuốc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào 
giác quan của con người, làm cho con người tri giác được và lí giải, suy diễn tới 
một cái gì đó ngoài sự vật đó (đại diện cho một cái gì đó không phả ... rường, trong lớp là một biện pháp để phát 
triển khả năng đọc - viết của trẻ. 
* Cách tạo môi trường chữ viết: 
 - Giáo viên viết vào giấy cứng các từ chỉ đồ dùng, vật dụng, các góc hoạt động ở 
xung quanh lớp. 
 - Cùng trẻ dán các từ được ghi lên các đồ dùng, vật dụng, các góc tương ứng (từ 
Tivi dán vào ti vi,). 
 Các góc hoạt động có thể thay đổi tùy theo chủ đề, tùy theo khung cảnh lớp cho 
phù hợp với trẻ. Ví dụ: Góc sách thư viện có thể đổi là Thư viện của bé. 
 Chủ đề thực vật thì có thể có dòng chữ: bé sưu tầm thế giới thực vật: Hoa và lá. 
 Chủ đề gia đình: Gia đình của bé. 
* Khi tạo môi trường chữ viết cần chú ý: 
 - Khuyến khích trẻ tích cực cùng tham gia với giáo viên: Cùng cắt, dán, tô màu 
các chữ, 
 - Khi làm cùng với bé, cô giáo phải hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể. 
 - Viết các chữ rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận biết. 
 - Cô giáo nên thường xuyên đọc cùng với trẻ các từ đó những lúc có thể 
 - Cần có những hoạt động để ghi: 
 + Ở lớp, nhóm nên có bảng dùng để ghi lại các câu hỏi, câu trả lời của trẻ. 
 + Ghi lại câu chuyện của trẻ vào vở. 
 + Ghi lại lời kể của trẻ vào bức tranh. 
 65 
4. Tạo góc thư viện 
Giáo viên không chỉ đọc cho trẻ nghe mà còn tạo cơ hội để trẻ tự "đọc" lấy. Muốn vậy, 
khu vực góc thư viện phải là nơi êm ái, yên bình. Bìa sách luôn quay ra để thu hút sự 
quan tâm của trẻ và cũng để trẻ dễ lựa chọn. Nếu sách bị rách hay mất bìa thì phải khắc 
phục liền (dán, bọc,). Sách rách sẽ không hấp dẫn trẻ, trẻ có thể nghịch xé rách mà 
không sợ vì chúng nghĩ rằng đã có người làm như thế. Các sách cần được thay đổi 
thường xuyên. 
 Để tạo ra thư viện phong phú, giáo viên có thể đề nghị cha mẹ trẻ cùng góp sách 
cũ. Hàng ngày trẻ có thể mượn sách mang về nhà. Khích lệ các gia đình liên tục đọc cho 
trẻ nghe hoặc tạo hứng thú xem sách cùng với trẻ. 
5. Tạo góc viết 
- Bàn ghế để ngồi viết 
 - Bút bi, bút chì, bút dạ, phấn, bảng. 
 - Các loại giấy: tận dụng giấy một mặt, phong bì, các loại thiếp đã dùng rồi 
 - Hộp ghim giấy. 
 Gợi ý cho trẻ viết thư, kê đơn thuốc, ghi công thức nấu ăn 
III. Cho trẻ làm quen với một số biểu tƣợng đơn vị ngôn ngữ 
1. Biểu tượng về từ và nghĩa của từ 
- Tiến hành cho trẻ tiếp xúc với câu và các thành phần của câu để giúp trẻ nhận 
thức được rằng: lời nói được tạo ra từ các từ, chúng ta nói bằng các từ. Trẻ đã bắt đầu làm 
quen với từ, âm ngay từ trước, từ khi còn ở tuổi mẫu giáo nhỡ khi thực hiện các bài luyện 
tập với mục đích hoàn thiện phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ, Ở đây, đối với trẻ độ 
tuổi này, trong các giờ học tiếng mẹ đẻ sẽ tiến hành một cách hệ thống các bài tập, trò 
chơi trong đó hướng chú ý đặc biệt của trẻ vào từ "từ". Cần phải mở ra cho trẻ hiểu là từ 
có ý nghĩa, nó thể hiện một đồ vật, hiện tượng, hành động, phẩm chất nào đó. 
 - Làm cho trẻ hiểu từ có nghĩa, hiểu các từ ngữ "nghĩa", "nghĩa là", "có 
nghĩa",để làm gì? Điều này cần thiết không chỉ đối với việc làm sâu sắc hóa các biểu 
tượng của trẻ về từ mà còn để cho cô giáo có thể đưa những từ này vào trong các bài tập 
cho trẻ hiểu mặt ý nghĩa của từng ví dụ trong các tiết học từ đồng nghĩa, trái nghĩa. 
 - Thậm chí sự hiểu biết sơ đẳng của trẻ có ý nghĩa các từ "ý nghĩa, nghĩa" kết hợp 
với việc hiểu rằng các từ có thể vang lên giống nhau hoặc khác nhau mở rộng một cách 
căn bản các khả năng của cô trong công việc phát triển vốn từ cho trẻ. Có thể cho trẻ mẫu 
giáo lớn làm quen không chỉ với khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa mà còn cả các khái 
niệm từ đồng âm hay từ gần nghĩa nữa. 
 Các bài tập cấu tạo từ ngoài mục đích chính là phát triển vốn từ còn giúp trẻ hiểu 
được nghĩa của từ "từ" nữa. 
2. Làm quen với cấu trúc tiếng 
- Việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với cấu trúc âm tiết của từ có ý nghĩa quan trọng 
trong việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. 
 - Biểu tượng đầu tiên về từ được cấu tạo từ âm tiết trẻ tiếp thu được khi nghe phát 
âm theo âm tiết trong lời nói của cô giáo. Khi đưa ra câu hỏi cô kích thích sự chú ý của 
trẻ, đặt cho trẻ nhiệm vụ phát âm các từ không phải như khi nói bình thường. Điều này 
làm cho trẻ dễ dàng hiểu được cấu trúc tiếng của một từ. 
Một số biện pháp sau làm quen với cấu trúc tiếng: 
 1) Đưa ra sơ đồ cấu tạo các tiếng thành từ (từ phân tích thành âm tiết). 
 66 
 2) Lựa chọn các từ có số lượng tiếng xác định. Trẻ hoặc nhớ lại một từ tương tự, 
hoặc lựa chọn từ một loạt các bức tranh những từ mà tên gọi của nó nằm trong số lượng 
các âm tiết đã ổn định. Bài tập được đưa ra bằng lời hoặc với sự trợ giúp của sơ đồ. 
 3) Lựa chọn các từ có cùng tiếng (xe, máy ) vị trí của tiếng đó có thể cho trước 
(Hãy tìm một từ trong đó có tiếng "xe" trước). Có thể cho trước cả số lượng các tiếng 
(Hãy tìm bức tranh, tên gọi của nó có hai tiếng, tiếng đầu là xe). 
 4) Lựa chọn các từ bắt đầu bằng một tiếng nào đó. Một trẻ gọi tiếng thứ nhất, các 
trẻ khác gọi ra các từ tương ứng (xe: xe đạp, xe máy, xe ô tô). 
 5) Thay đổi vị trí của âm tiết: xe đạp - đạp xe, đá bóng - bóng đá, 
3. Làm quen với cấu trúc âm thanh của từ 
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học 
viết là cho trẻ làm quen với thành phần âm thanh, cấu trúc âm thanh của từ. Nếu không 
đặt ra nhiệm vụ dạy trẻ mẫu giáo lớn những tiền đề đọc - viết thì sự phân tích âm thanh 
một cách đầy đủ không có trong việc làm quen với cấu trúc âm thanh của từ. Người ta chỉ 
cho trẻ tiếp cận với việc phân tích âm của từ. 
 - Sự phân tích âm thanh đầy đủ bao hàm việc xác định cả thành phần các âm trong 
từ, cả thứ tự của các âm đó. Phân tích âm thanh của từ nhất thiết đòi hỏi sự hình thành 
trình tự của các âm đó, sự phân tích âm thanh của từ một cách đầy đủ - đó là sự hình 
thành tính tuần tự của các âm với những đặc trưng về chất của chúng (bao gồm cả sự 
phân biệt âm tiết trọng âm). 
 - Trẻ bắt đầu làm quen với mặt âm thanh của từ, lĩnh hội những hình thức phân 
tích nó một cách đơn giản nhất từ khi còn ở nhóm nhỡ trong các giờ học phát âm. Trong 
những giờ học phát âm, người ta dạy trẻ điều chỉnh cường độ và tốc độ của lời nói, phát 
âm từ to hơn, nhỏ hơn, nhanh hơn, chậm hơn. 
 - Trong khi nghe từ, tìm ra các âm được nhắc đi nhắc lại, trẻ bắt đầu nhận thức 
được rằng từ được tạo nên bởi các âm khác nhau và vang lên cũng khác nhau. Trong khi 
nghe cô phát âm các từ như vậy, theo yêu cầu của cô, trẻ lựa chọn và phát âm chúng, trẻ 
thu nhận được biểu tượng đầu tiên về từ như một quá trình âm thanh, về tiến trình của từ 
như một quá trình âm thanh, về tiến trình của từ và tính tuyến tính của nó. 
4. Hình thành biểu tượng về câu 
4.1. Làm quen với câu. 
 - Công việc làm quen với câu được bắt đầu bằng việc tách các câu ra khỏi lời nói. 
Để làm được điều này có thể sử dụng câu chuyện ngắn (3-4 câu) kể theo tranh. 
 - Các câu hỏi giáo viên đưa ra (Về ai? Về cái gì? Nói về ai? Về cái gì?) nêu rõ mặt 
ý nghĩa, ngữ nghĩa của câu như là một đơn vị của lời nói. Trong câu, sự vật không chỉ 
đơn giản được gọi tên, nó còn thông báo về một cái gì đó mà người nghe chưa biết. 
4.2. Làm quen với thành phần của câu. 
 - Trong quá trình giao tiếp ngôn ngữ, trẻ chú ý trước hết đến nội dung, ý nghĩa của 
cái nghe được trong lời nói của người khác và cái do chính mình nói ra. Trong khi làm 
quen với thành phần từ của câu, trẻ bắt đầu nhận ra không chỉ nội dung mà cả hình thức 
của nó nữa. 
 - Có thể sử dụng các hình thức khác nhau tự mình tạo sơ đồ: 
 1. Một trẻ tạo ra sơ đồ một câu do cô đặt 
 2. Tất cả trẻ cùng tham gia tạo sơ đồ 
 3. Một trẻ nêu ra yêu cầu, trẻ khác hoặc tất cả các bạn tạo sơ đồ 
 4. Cô vẽ sơ đồ lên bảng. Theo đó trẻ đặt câu. 
- Những hình thức trực quan khác nhau trong khi cho trẻ làm quen với các thành 
phần câu chiếm giữ vị trí cơ bản trong các tiết học đầu tiên. Sau này cô giáo càng chú ý 
 67 
nhiều hơn để cho trẻ học phân chia câu thành từ và dùng từ đặt câu không cần đến 
phương tiện trực quan nữa. 
IV. Cho trẻ làm quen với chữ viết 
1. Nội dung 
- Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm: Những chữ cái ghi âm tiếng Việt theo kiểu 
chữ in thường và chữ viết thường được trẻ làm quen và nhận dạng qua các giác quan: 
thính giác (tai), thị giác (mắt). Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ tìm ra các chữ cái trong các 
từ tương ứng có gắn bên dưới đồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật thật,) hoặc qua các trò 
chơi: nhận chữ, tìm chữ, nối chữ, ghép nét chữ 
 - Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái: Thông qua thẻ chữ, qua trò chơi, cô giáo giúp 
trẻ nhớ được tên chữ cái. Đây là cơ sở ban đầu giúp trẻ chuẩn bị ghép các âm thành vần, 
thành tiếng ở lớp một. Dạy trẻ nhận biết chữ cái theo kiểu chữ in thường, chữ viết thường 
và nhớ được tên âm chữ cái. 
2. Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ viết 
2.1. Giới thiệu chương trình làm quen với chữ cái. 
 Trong chương trình mẫu giáo lớn quy định, các bài dạy trẻ làm quen với chữ cái 
được phân phối theo nhóm chữ cái. Những chữ cái có đặc điểm giống và khác nhau rõ 
nét về hình dạng và cách phát âm được xếp thành một nhóm (mỗi nhóm có 2 - 3 chữ cái), 
29 chữ cái được chia thành 12 nhóm con chữ. Cụ thể như sau: 
Nhóm Chữ cái Nhóm Chữ cái 
1 o, ô, ơ 7 l, m, n 
2 a, ă, â 8 h, k 
3 e, ê 9 p, q 
4 u, ư 10 g, y 
5 i, t, c 11 s, x 
6 b, d, đ 12 v, r 
 - Việc dạy trẻ theo nhóm chữ cái giúp trẻ nhận biết và so sánh các đặc điểm giống 
nhau và khác nhau của các chữ cái trong nhóm. Khi so sánh, trẻ nhận biết được mặt chữ 
một cách chính xác, từ đó phân biệt được các dấu hiệu khác nhau về hình dáng, cách phát 
âm giữa các con chữ. Trẻ không bị nhầm lẫn khi phát âm. 
 - Phân phối số tiết trong năm: 29 chữ cái được chia làm 12 bài với 12 nhóm, mỗi 
nhóm chữ dạy trong 2 tiết (Chương trình đổi mới). Ngoài ra có những hoạt động ngoài 
tiết học nhằm củng cố, rèn luyện các kiến thức về chữ cái cho trẻ. 
2.2. Phương pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái mới. 
* Hướng dẫn trẻ nhận diện chữ cái mới. 
 - Biện pháp chủ yếu là cô sử dụng tranh ảnh, vật thật, có gắn từ chứa các chữ 
cái cần giới thiệu cho trẻ làm quen, dạy trẻ làm quen với từng chữ cái. Cô treo tranh ảnh, 
vật thật,.. có gắn với từ chứa chữ cái. Cho trẻ quan sát tranh ảnh, vật thật, và hỏi trẻ 
qua hệ thống câu hỏi: Trong tranh vẽ gì? (chùm nho); cô chỉ vào từ "chùm nho" dưới bức 
tranh và cho trẻ đọc: chùm nho. 
 - Dùng thẻ chữ rời dạy trẻ làm quen với từng chữ cái: Sau khi trẻ tri giác từ chứa 
chữ cái dưới tranh (hoặc vật thật), dùng thẻ chữ rời ghép thành từ giống từ dưới tranh 
(hoặc vật thật). Giới thiệu chữ cái mới cần làm quen (đối với nhóm chữ đầu). Cho trẻ tìm 
chữ cái đã học, chọn chữ cái giống nhau, tìm chữ cái chưa học (đối với những nhóm chữ 
sau). Cô rút thẻ chữ cái cần cho trẻ làm quen ở tiết học và giới thiệu chữ mới cho trẻ nhận 
diện và phát âm chữ cái đó. 
 68 
 - Dạy trẻ làm quen với chữ cái qua phát âm: Cô sử dụng thẻ chữ để giới thiệu tên 
chữ cái mới cho trẻ. Cô phát âm mẫu, cho trẻ phát âm tên âm chữ cái mới với nhiều hình 
thức khác nhau (đọc cả lớp, đọc theo nhóm, đọc cá nhân). 
 - So sánh các chữ cái với nhau: Sau khi trẻ làm quen với từng chữ cái trong nhóm, 
cho trẻ so sánh các chữ cái. Cô tiến hành hướng dẫn trẻ quan sát, so sánh và rút ra nhận 
xét đặc điểm giống và khác nhau về hình dạng hoặc cách phát âm giữa cặp chữ cái với 
nhau. 
 Lưu ý: Trong trường hợp hai chữ cái hoàn toàn khác nhau về hình dáng và cách 
phát âm (ví dụ: nhóm chữ v - r) thì không cần so sánh. 
* Hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái thông qua trò chơi: 
 - Yêu cầu của các tiết học loại này là trẻ nhận biết và phát âm đúng các âm của 
từng chữ cái qua một số trò chơi. Có nhiều trò chơi để giúp trẻ củng cố sự nhận biết chữ 
cái và cách phát âm. Có thể chia các trò chơi này thành các nhóm: Trò chơi động, trò 
chơi tĩnh và các trò chơi dân gian qua việc đọc thơ, ca dao, đồng dao; dạy trẻ tập tô tranh, 
tô màu chữ cái; xếp hột hạt theo hình dáng chữ cái, tìm nối chữ cái. Nhằm củng cố sự 
nhận biết chữ cái và cách phát âm. Trong các tiết học này, chủ yếu cô hướng dẫn trẻ tự 
hoạt động chơi là chủ yếu. Vấn đề quan trọng ở đây là cô lựa chọn hoặc sáng tạo các trò 
chơi sao cho phong phú và hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào quá trình chơi, cô cần chú ý sao cho 
trẻ nắm được các nguyên tắc chơi, tất cả trẻ cùng tích cực tham gia vào trò chơi để củng 
cố, ôn luyện các chữ cái đã học. 
 - Phương pháp hướng dẫn trò chơi cho trẻ: 
 + Cô giới thiệu tên trò chơi 
 + Cô giới thiệu cách chơi (luật chơi) của trò chơi (có thể cô giáo làm mẫu) 
 + Cô cho trẻ chơi, cô chơi cùng trẻ và theo dõi để sửa sai cho trẻ. 
3. Hướng dẫn soạn giáo án cho trẻ làm quen với chữ cái 
Đề tài: Cho trẻ làm quen với chữ cái mới 
Chủ điểm: 
Ngày soạn:.. 
Ngày dạy: 
Đối tượng: 
Số cháu: 
Tên người dạy:. 
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ cái 
- Trẻ biết chơi và hứng thú chơi trò chơi với các chữ cái; nhằm củng cố nhận biết và phát 
âm cho trẻ 
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định 
- Trẻ có kĩ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các cặp chữ cái 
3. Giáo dục 
- Trẻ tham gia học tập có nề nếp 
- Trẻ hứng thú hoạt động 
- Tỉ lệ (%) trẻ đạt yêu cầu 
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng của cô, của trẻ 
- Bộ tranh có chứa từ tương ứng (tranh Tìm hiểu môi trường xung quanh) 
- Thẻ chữ cái dùng cho cô và trẻ 
 69 
- Một số đồ dùng, đồ chơi (tranh lô tô, tranh ghép nét chữ, các nét chữ rời, hột hạt,). 
2. Đội hình: Bố trí phù hợp theo không gian lớp học 
3. Tích hợp: Bám sát yêu cầu của tiết học theo chủ đề, chủ điểm (tùy vào từng giờ cụ thể) 
III. Hƣớng dẫn 
1. Gây hứng thú 
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp 
- Hướng dẫn: Gồm hai phần 
Phần 1: Dạy trẻ làm quen với từng chữ cái 
- Dạy trẻ làm quen với chữ cái, (Các bước dạy giống phần phương pháp). 
- Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái thứ hai (thứ ba) trong cùng nhóm chữ cái, giáo viên 
tiến hành dạy theo các bước như chữ cái thứ nhất. So sánh đặc điểm giống và khác nhau 
giữa từng cặp chữ cái (nếu chữ đó gần giống nhau về hình dáng, cách viết hoặc cách phát 
âm). 
Phần 2: Dạy trẻ chơi trò chơi với các chữ cái. 
- Cô chuẩn bị 2 - 3 trò chơi giúp trẻ củng cố chữ đã học ở phần 1. 
- Yêu cầu các bước: mục đích, chuẩn bị, cho trẻ chơi phải được trình bày rõ ràng, cụ thể 
trong giáo án. 
3. Củng cố: Ôn lại các chữ cái đã học 
4. Nhận xét, tuyên dương: Cần mang tính động viên, khích lệ 
5. Đánh giá, nhận xét sau tiết học 
D. Câu hỏi, hƣớng dẫn học tập, thảo luận 
I. Câu hỏi 
1. Bản chất và ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền học - viết ở trường mầm 
non là gì? 
2. Cho trẻ làm quen với các biểu tượng về âm, tiếng, từ và câu như thế nào? 
3. Nội dung, biện pháp cho trẻ làm quen với chữ cái. 
II. Hƣớng dẫn học tập 
1. Cần nắm được vai trò của việc chuẩn bị cho trẻ khả năng tiền đọc- viết. 
2. Cần hiểu đây là giai đoạn hình thành một số biểu tượng đơn vị ngôn ngữ cần 
thiết chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 
3. Hướng dẫn trẻ nhận biết, phân biệt 29 chữ cái. 
III. Thảo luận 
 Soạn giáo án và tập dạy. 
**************************** 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phat_trien_ngon_ngu_tuoi_mam_non.pdf