Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương
I. Nguồn gốc nhà nước
1. Một số quan điểm phi mác xít về nguồn gốc và bản chất nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, liên quan chặt chẽ tới lợi ích của giai cấp, tầng lợp và dân tộc. Để nhận thức đúng đắn hiện tượng nhà nước cần phải làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề liên quan như: nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất của nhà nước,.
Trong lịch sử chính trị - pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng trong lịch sử đã có những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước.
Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học (đại diện thời trung cổ Ph. Ácvin, thời kỳ tư sản có: Masiten, Koct,.) cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự trong xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung xã hội. Nhà nước là do đấng tối cao sinh ra, là sự thể hiện ý chí của chúa trời. Do vậy, quyền lực của nhà nước là hiện thân quyền lực của chúa, vì thế nó vĩnh cửu.
Những người theo thuyết gia trưởng (Arixtôt, Philmer, Mikhailốp, Merđoóc,.) cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình, nó chỉ là sự tiếp tục của quyền lực của người gia trưởng trong gia đình.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Pháp luật Việt Nam đại cương
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG HUẾ - 2008 CHỦ BIÊN: GVC.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG CÁC TÁC GIẢ: THS. LÊ THỊ NGA – THS. TRẦN VIỆT DŨNG – THS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG – THS. NGUYỄN THỊ XUÂN – TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG – THS. LÊ THỊ HẢI NGỌC- THS. ĐÀO MỘNG ĐIỆP – THS. NGUYỄN SƠN HẢI – THS. LÊ THỊ THẢO – THS. LÊ THỊ PHÚC – THS. NGUYỄN THỊ HÀ PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc nhà nước 1. Một số quan điểm phi mác xít về nguồn gốc và bản chất nhà nước Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, liên quan chặt chẽ tới lợi ích của giai cấp, tầng lợp và dân tộc. Để nhận thức đúng đắn hiện tượng nhà nước cần phải làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề liên quan như: nguồn gốc xuất hiện nhà nước, bản chất của nhà nước,... Trong lịch sử chính trị - pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng trong lịch sử đã có những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước. Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học (đại diện thời trung cổ Ph. Ácvin, thời kỳ tư sản có: Masiten, Koct,...) cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự trong xã hội, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung xã hội. Nhà nước là do đấng tối cao sinh ra, là sự thể hiện ý chí của chúa trời. Do vậy, quyền lực của nhà nước là hiện thân quyền lực của chúa, vì thế nó vĩnh cửu. Những người theo thuyết gia trưởng (Arixtôt, Philmer, Mikhailốp, Merđoóc,...) cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền lực nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình, nó chỉ là sự tiếp tục của quyền lực của người gia trưởng trong gia đình. Vào thế kỷ XVI, XVII và thế kỷ XVIII, cùng với trào lưu cách mạng tư sản, trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý đã xuất hiện nhiều quan điểm mới về nhà nước nói chung và về nguồn gốc của nó. Thuyết khế ước xã hội được hình thành trong điều kiện như vậy. Theo Thuyết khế ước xã hội mà đại diện tiêu biểu là: Grooxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rút xô,... cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của một bản hợp đồng (khế ước) được ký kết giữa các thành viên sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Về bản chất nhà nước phản ánh lợi ích của các thành viên sống trong xã hội, lợi ích của mỗi thành viên đều được nhà nước ghi nhận và bảo vệ. Với sự ra đời của thuyết khế ước xã hội đánh dấu một bước tiến trong nhận thức của con người về nguồn gốc nhà nước, đó là một cú đánh mạnh vào thành trì xã hội phong kiến, chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của chế độ phong kiến. Theo thuyết khế ước, chủ quyền trong nhà nước thuộc về nhân dân và trong trường hợp nhà nước không làm tròn vai trò của mình, các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ bị mất hiệu lực, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. Về mặt lịch sử, thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc nhà nước có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn, nó chứa đựng những yếu tố tiến bộ xã hội, coi nhà nước và quyền lực nhà nước là sản phẩm của sự vận động xã hội loài người. Tuy nhiên, thuyết khế ước xã hội vẫn có những hạn chế nhất định, về căn bản các nhà tư tưởng vẫn đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa duy tâm để giải thích sự xuất hiện của nhà nước, bản chất của nhà nước và sự thay thế nhà nước nhưng chưa lý giải được nguồn gốc vật chất và bản chất giai cấp của nhà nước. Ngày nay, trước những căn cứ khoa học và sự thật lịch sử, ngày càng có nhiều nhà tư tưởng tư sản thừa nhận nhà nước là sản phẩm của đấu trang giai cấp, là tổ chức quyền lực của xã hội có giai cấp, nhưng mặt khác họ vẫn không chịu thừa nhận bản chất giai cấp của nhà nước mà coi nhà nước vẫn là công cụ đứng ngoài bản chất giai cấp, không mang tính giai cấp, là cơ quan trọng tài để điều hoà mâu thuẫn giai cấp. Vì thế, trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý hiện một số học thuyết khác của các nhà tư tưởng tư sản về nguồn gốc nhà nước như: thuyết bạo lực, thuyết tâm lý xã hội. Theo thuyết bạo lực nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộ này với thị tộc khác, thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch thị tộc chiến bại (đại diện cho những nhà tư tưởng theo học thuyết này là Gumplôvích, E. Đuyrinh, Kauxky). Theo thuyết tâm lý nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ,... Vì vậy, nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội (đại diện cho những nhà tư tưởng theo học thuyết này là L.Petơrazitki, Phơređơ,...). Nhìn chung, tất cả các quan điểm trên hoặc do hạn chế về mặt lịch sử hoặc do nhận thức còn thấp kém ... vụ đã cam kết ở đây chủ yếu gồm những nghĩa vụ phát sinh từ điều ước, và những và những nghĩa vụ phát sinh từ các nguồn khác, ví dụ, từ tập quán quốc tế. Nhưng tất cả những nghĩa vụ đó phải phù hơp với những điêu quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc mà trước hết là nhưng mục đích và nguyên tắc của tổ chức này. Như vậy, đối với những nghĩa vụ không phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc thì sẽ không được thi hành. Các quốc gia cũng sẽ không thi hành các cam kết bất bình đẳng. Lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy không ít những điều ước quốc tế không hợp pháp. Điển hình là hiệp ước Mu-ních ngày 29 tháng 9 năm 1938. Những điều ước như vậy không có giá trị pháp lý cho nên không thể ràng buộc các bên đã ký kết. Vì vậy các quốc gia không có nghĩa vụ phải thực hiện chúng. - Nếu những cam kết phát sinh từ điều ước quốc tế trái với những cam kết theo Hiến chương Liên hợp quốc thì những cam kết theo Hiến chương Liên hợp quốc sẽ được ưu tiên thi hành. Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế rộng rãi nhất bao gồm hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc tham gia Liên hợp quốc không cản trở các quốc gia ký kết những điều ước tay đôi, cũng như nhiêu bên. Nhưng nội dung của những điều ước này không được trái với Hiến chương Liên hợp quốc(Điều 52 Hiến chương Liên hợp quốc). Do vậy, trong trường hợp những cam kết phát sinh từ điều ước quốc tế trái với nhưng cam kết theo Hiến chương Liên hợp quốc quy định, thì những cam kết theo Hiến chương Liên hợp quốc sẽ được ưu tiên thi hành một cách nghiêm chỉnh (điều 103 hiến chương liên hợp quốc). Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda cũng không áp dụng với những điều ước khi ký kết vi phạm những quy định về thẩm quyền và thủ tục ký kết chúng. Trong thực tiễn, điều ước quốc tế, cam kết quốc tế cũng có thê không được thi hành khi những điều kiện để thi hành nó đã thay đổi về cơ bản (Rebus Sic Stantibus). Tóm lại, có thể nêu tóm tắc nội dung của nguyên tắc pacta sunt servanda như sau: Các quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ những nghĩa vụ của mình, trước hết là những nghĩa vụ phát sinh từ những điều ước quốc tế được ký kết một cách hợp pháp và có nội dung không trái với những nguyến tắc cơ bản của Luật quốc tế. h, Các quốc gia có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau 3. Chủ thể của Luật quốc tế hiện đại a, Quốc gia - Chủ thể của Luật quốc tế b, Các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết và chủ thể của Luật quốc tế hiện đại c, Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế hiện đại: Các tổ chức liên chính phủ là chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế bao gồm: Tổ chức y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức giáo dục, khao học- văn hoá (UNESCO), Quỹ trẻ em Liên Hiệp Quốc (UNICEP), Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), II. TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Khái niệm về tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập và là một ngành luật độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. a, Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Tất cả các lĩnh vực quan hệ pháp lý giữa các quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế nhưng những quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trong đời sống quốc tế thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài được khẳng định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “... Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Theo Điều 758 BLDS 2005 thì có 3 loại yếu tố nước ngoài mà một quan hệ dân sự có sự hiện diện của một trong ba loại yếu tố đó thì thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Đó là: Thứ nhất, chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thứ hai, khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài (di sản thừa kế ở nước ngoài). Thứ ba, sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài (hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Canada ...). b, Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Có hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Phương pháp xung đột. Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến một hay nhiều quốc gia khác nghĩa là liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải chọn luật pháp nước nào áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự đã phát sinh. Việc chọn luật áp dụng phải căn cứ vào quy phạm xung đột. Quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế. Như vậy, phương pháp xung đột là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột nhằm điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế. Phương pháp thực chất. Đây là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất. Khác với quy phạm xung đột, quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh và quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Quy phạm pháp luật thực chất bao gồm: quy phạm thực chất thống nhất (được ghi nhận trong Điều ước quốc tế) và quy phạm thực chất thông thường (được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia). c, Chủ thể của Tư pháp quốc tế Chủ thể của Tư pháp quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ Tư pháp quốc tế, là thực thể đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ Tư pháp quốc tế một cách độc lập có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo vệ theo các quy định của Tư pháp quốc tế và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo qui định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể đó gây ra. Chủ thể của Tư pháp quốc tế bao gồm thể nhân, pháp nhân và nhà nước. Thể nhân và pháp nhân là chủ thể cơ bản, nhà nước là chủ thể đặc biệt. d, Nguồn của Tư pháp quốc tế Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm: - Luật pháp của mỗi quốc gia - Điều ước quốc tế - Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ) - Tập quán Nguồn của Tư pháp quốc tế mang hai tính chất: - Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế mang tính chất điều chỉnh quốc tế - Luật pháp của mỗi quốc gia mang tính chất điều chỉnh quốc nội. Mối tương quan giữa 2 tính chất trên đây của nguồn tư pháp quốc tế thể hiện rõ tại Điều 759 về hiệu lực của Bộ luật dân sự 2005. 2. Các chế định cơ bản của Tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế bao gồm những chế định chủ yếu điều chỉnh các quan hệ sau đây: a. Các quan hệ về địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. b. Các quan hệ về sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài. c. Các quan hệ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế d. Các quan hệ pháp luật về thanh toán quốc tế đ. Các quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng e. Các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài f. Các quan hệ về thừa kế tài sản g. Các quan hệ về lao động có yếu tố nước ngoài h. Các quan hệ về tố tụng dân sự quốc tế. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong Công pháp quốc tế 2. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là gì. 3. Các loại nguồn của tư pháp quốc tế. Mỗi loại nguồn cho một ví dụ minh hoạ. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP I. Câu hỏi so sánh hay phân biệt 1. So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và dân sự. 2. Phân biệt giữa Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. II. Câu hỏi trác nghiệm 1. Những khẳng định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? 1. Năng lực pháp luật của cá nhân do tự nhiên sinh ra. 2. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. 3. Từ ngày 01/01/2001 nếu nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng. 4. Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi cá nhân là từ đủ 16 tuổi trở lên. 5. Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền tuyên bố một người là có tội hay vô tội. 6. Người thừa kế theo di chúc thì không có quyền thừa kế theo pháp luật. 7. Người từ đủ 14 tuổi trở lên có quyền ký kết Hợp đồng lao động. 8. Chủ thể của Luật Thương mại chỉ bao gồm các Hợp tác xã. 9. Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền giao đất và thu hồi đất của cá nhân hoặc hộ gia đình 10. Năng lực pháp luật của cá nhân do tự nhiên sinh ra. 11. Nam từ 20 tuổi trở lên, Nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn. 12. Ở Việt Nam, từ năm 1960 đến nay nếu nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng. 13. Tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính đối với mọi cá nhân là từ đủ 18 trở lên. 14. Chánh án Toà án nhân dân có thẩm quyền tuyên bố một người là có tội hay vô tội. 15. Người thừa kế theo di chúc thì vẫn có quyền thừa kế theo pháp luật. 16. Người từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền ký kết hợp đồng lao động trong một số trường hợp pháp luật quy định. 17. Chủ thể của Luật hình sự bao gồm cá nhân hoặc pháp nhân. 18. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giao đất và thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình hoặc mọi tổ chức. 2. Hãy ghi rõ "đúng" hay "sai" cho từng ý trong các câu sau đây: 1. Năng lực pháp luật của tất cả cá nhân bắt đầu từ khi: - Cá nhân được đăng ký khai sinh - Cá nhân được sinh ra. - Cá nhân chưa sinh ra. 2. Năng lực hành vi của tất cả cá nhân bắt đầu từ khi: - Cá nhân từ đủ 18 tuổi - Cá nhân từ đủ 18 tuổi - Cá nhân từ 20 tuổi. 3. Trách nhiệm dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Có hành vi vi phạm hình sự (tội phạm) - Có hành vi vi phạm hành chính - Có hành vi vi phạm quy chế thi - Có hành vi gây thiệt hại tài sản cho người khác trái pháp luật. 4 . Một vụ án có thể được xét xử theo các thủ tục: - Thủ tục sơ thẩm - Thủ tục phúc thẩm - Thủ tục rút gọn. 5. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong: - Bộ luật Hình sự - Bộ luật Hành chính. - Bộ luật Dân sự. 6. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong Luật tố tụng hình sự bao gồm: - Tòa án nhân dân - Viện kiểm sát nhân dân - Thanh tra nhân dân. 7. Chủ thể của Luật thương mại gồm: - Các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh - Các Ủy ban nhân dân. - Các tổ chức xã hội. 8. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân bắt đầu từ khi: - Cá nhân đủ 18 tuổi - Cá nhân được sinh ra - Cá nhân đủ 16 tuổi. 9. Mọi cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ: - Tham gia lao động công ích - Tham gia nghĩa vụ quân sự - Tham gia hoạt động từ thiện hiến máu nhân đạo. 10. Trách nhiệm hành chính không áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Có hành vi vi phạm hình sự (tội phạm) - Có hành vi vi phạm hành chính - Có hành vi ngoại tình với người khác - Có hành vi gây thiệt hại cho người khác khi phòng vệ chính đáng. 11. Một vụ án hình sự có thể được giải quyết theo trình tự sau: - Khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử - Khởi tố, truy tố, điều tra, xét xử - Khởi tố, thi hành án, xét xử. 12. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: - Cha mẹ, các con và các cháu nội ngoại - Cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, các con - Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi. 13. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong Luật tố tụng dân sự bao gồm: - Tòa án nhân dân - Đoàn luật sư. - Thanh tra nhân dân. 14. Tiền lương tối thiểu theo Luật lao động hiện nay là: - Không được thấp hơn 540 ngàn đồng/ tháng - Không được thấp hơn 540 đồng/ tuần. III. Các bài tập tình huống 1. Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 03 người con chung là C, D và E đều đã thành niên và có công việc ổn định. Anh C kết hôn với chị M và sinh được cháu H. Hãy chia thừa kế trong các trường hợp sau: a. Ông A chết không để lại di chúc. b. Ông A chết lập di chúc cho mỗi người con được hưởng 1/3 di sản. Được biết: Các trường hợp nêu trên là hoàn toàn độc lập với nhau; di sản mà mỗi người chết để lại trong từng trường hợp là 500 triệu; chỉ căn cứ vào các dữ kiện đã biết mà không cần biện luận thêm. 2. Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 03 người con chung là C, D và E đều đã thành niên và có công việc ổn định. Anh C kết hôn với chị M và sinh được cháu H và K. Hãy chia thừa kế trong các trường hợp sau: a. Ông A chết lập di chúc cho anh E được hưởng 1/3 di sản. b. Ông A chết năm 2002, nhưng anh C chết năm 1999. Được biết: Các trường hợp nêu trên là hoàn toàn độc lập với nhau; di sản mà mỗi người chết để lại trong từng trường hợp là 300 triệu; chỉ căn cứ vào các dữ kiện đã biết mà không cần biện luận thêm. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001 2. Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000 3. Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 4. Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000 5. Cấu thành tội phạm, Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2004 6. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Luật Hà Nội năm 2005 7. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội năm 1999 8. Giáo trình Luật lao động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003 9. Giáo trình Luật môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 10. Giáo trình Luật thương mại, Nxb Đại học Luật Hà Nội năm 2005 11. Giáo trình Luật thương mại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội năm 2004 12. Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2005 13. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 14. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002 15. Luật môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1997 16. Luật môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006 17. Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000 18. Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003 19. Luật đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 20. Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 21. Luật hợp tác xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 22. Luật kinh doanh bảo hiểm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003 23. Luật ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 24. Luật tài nguyên nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998 25. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002.
File đính kèm:
- giao_trinh_phap_luat_viet_nam_dai_cuong.pdf