Giáo trình môn Tài chính tiền tệ
Khái niệm về tài chính công.
Trên cơ sở xác định khu vực công, chúng ta có thể tiếp cận tài chính công theo 2
nghĩa.
Tài chính công được hiểu theo nghĩa rộng là tài chính của khu vực công. Cách tiếp cận
này thường được các nhà quản trị công sử dụng để xây dựng chính sách công và phân tích quy
mô nợ công, qua đó đánh giá nguy cơ tiềm ẩn nợ công đối với quốc gia.
Tài chính công được hiểu theo nghĩa hẹp là các khoản thu, chi của khu vực chính phủ
hay thu, chi của ngân sách Nhà nước. Khi bàn về tài chính công, GS.TS Hồ Xuân Phương,
ĐHTCKT Hà Nội – 2000, cho rằng: Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng
tiền của Nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước
nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hay như PGS.TS Trần Đình Ty
– Quản lý Tài chính công – NXB Lao động – 2003, cho rằng: Tài chính công là các hoạt động
thu chi bằng tiền của Nhà nước trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà
nước, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội và không
nhằm mục đích lợi nhuận.
Trong phạm vi chương này, tài chính công được hiểu theo nghĩa hẹp – lĩnh vực kinh tế
học liên quan đến những hoạt động thu chi của chính phủ. Như vậy có thể hiểu tài chính công
như sau: Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó
phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng
KHU VỰC CÔNG
Chính quyền trung
ƣơng
Chính quyền địa
phƣơng
Các doanh nghiệp/tổ chức
công
Các doanh nghiệp/tổ chức
công phi tài chính
Các doanh nghiệp/tổ
chức công tài chính
Các doanh nghiệp/tổ chức
công tài chính
Các doanh nghiệp/tổ chức
công tài chínhTrang 14
các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu
cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Theo đinh nghĩa này, tài chính công hàm chứa các nội
dung: Một là, trong khuôn khổ của một quốc gia, tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước và
Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của một quốc gia có quyền áp đặt mọi khoản thu chi
của quốc gia, Chính phủ, bộ phận hành pháp, được Quốc hội trao quyền điều hành chính sách
tài khóa: Thu, chi ngân sách; Hai là, khâu tài chính này không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm
đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội; Ba là, tài chính công thực hiện các chức
năng của Nhà nước thông qua cung cấp hàng hóa công gắn liền với nhu cầu thiết yếu của toàn
xã hội.
Tóm lại, xác định phạm vi khu vực công và tài chính công là công việc rất phức tạp,
hiện còn nhiều tranh luận. Nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường hiện đại đã làm thay đổi
đáng kể vai trò của chính phủ và giữa khu vực công và khu vực tư có sự đan xen trong việc
cung cấp hàng hóa công.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Tài chính tiền tệ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH (LƯU HÀNH NỘI BỘ) HỌC PHẦN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ________________________________________ Tp. HCM – 2017 GIÁO TRÌNH (LƢU HÀNH NỘI BỘ) HỌC PHẦN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ________________________________________ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH : TÊN HỌC PHẦN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN NHÓM CHỦ BIÊN Họ tên : Bùi Thị Phương Linh Dương Thị Kim Nhung Lâm Ánh Nguyệt Phạm Thị Hà An HIỆU TRƢỞNG DUYỆT TRƢỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Tp. HCM – 2017 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tập thể giảng viên Bộ môn kinh tế cơ sở đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình Tài chính tiền tệ. Mục đích của giáo trình Tài chính tiền tệ giới thiệu cho học sinh một cách có hệ thống cơ sở lý luận về tài chính tiền tệ và có thể nghiên cứu để giải thích các hiện tượng tài chính tiền tệ xảy ra hàng ngày trong đời sống. Giáo trình này được biên soạn dựa trên 2 tài liệu tham khảo chính của Sử Đình Thành (2008) và Nguyễn Đăng Đờn (2004). Giáo trình gồm 7 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập nhật về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính. Chương 2: Tài chính công và chính sách tài khóa. Chương 3: Tài chính doanh nghiệp. Chương 4: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ. Chương 5: Các định chế tài chính trung gian. Chương 6: Ngân hàng trung ương. Chương 7: Thị trường tài chính. Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Nhà trường và nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên trong quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Nhóm biên soạn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTC Bộ tài chính CP Chính phủ EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu OEDC Organization for Economic Co- operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế NSNN Ngân sách nhà nước NĐ Nghị định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia TCDN Tài chính doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nhiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tư WB Word Bank Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Số tiền cho vay tối đa tại Ngân hàng DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Cấu trúc hệ thống tài chính Hình 2.1 Sơ đồ Khu vực công Hình 4.1 Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục Hình 4.2 Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục Hình 4.3 Phản ứng giá cả đối với cú sốc cung Hình 4.4 Lạm phát do cầu kéo Hình 4.5 Tổng cung trong dài hạn và lạm phát Hình 4.6 Tổng cung trong ngắn hạn và lạm phát Hình 4.7 Lạm phát do chi phí đẩy Hình 5.1a Cầu trái phiếu Hình 5.1b Cung quỹ cho vay Hình 5.2a Cung trái phiếu Hình 5.2b Cầu quỹ cho vay Hình 5.3a Cung cầu trái phiếu Hình 5.3b Cung cầu quỹ cho vay Hình 5.4a Cung – cầu trái phiếu Hình 5.4b Cung – cầu quỹ cho vay Hình 5.5a Cung – cầu trái phiếu Hình 5.5b Cung – cầu quỹ cho vay MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH ...................................... 1 1.1 Sự ra đời và phát triển của tài chính ................................................................. 1 1.1.1 Khái niệm tài chính ........................................................................................ 1 1.1.2 Đặc điểm của tài chính ................................................................................... 1 1.1.3 Lịch sử ra đời tài chính .................................................................................. 2 1.2 Bản chất của tài chính ......................................................................................... 2 1.3 Chức năng của tài chính ..................................................................................... 4 1.3.1 Chức năng huy động ....................................................................................... 4 1.3.2 Chức năng phân bổ nguồn lực ....................................................................... 5 1.3.3 Chức năng kiểm tra ........................................................................................ 5 1.4 Hệ thống tài chính ............................................................................................... 6 1.4.1. Khái niệm & cơ cấu hệ thống tài chính. ......................... ... là khách hàng cá nhân và khách hàng là nhà đầu tư có tổ chức, sở giao dịch sẽ ưu tiên cho khách hàng là cá nhân trước. - Ưu tiên về khối lượng: lệnh nào có khối lượng lớn sẽ được ưu tiên trước. - Ưu tiên ngẫu nhiên: theo nguyên tắc này người ta chỉ ưu tiên về giá, sau đó các lệnh kia khi đưa vào hệ thống sẽ được máy tính sắp xếp một cách ngẫu nhiên. * Nguyên tắc thanh toán thuận tiện và nhanh chóng Do doanh số giao dịch hàng ngày lớn nên bộ phận quyết toán của sở giao dịch phải tổ chức hệ thống thanh toán có hiệu quả để vừa đảm bảo nhanh chóng, chính xác lại vừa thuận tiện và an toàn. Thực hiện nguyên tắc này sở giao dịch luôn tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào hệ thống thanh toán: từ hình thức thanh toán trực tiếp đến thanh toán qua hệ thống tiền gửi tại ngân hàng. Và ngày nay là đưa máy điện toán vào thanh toán. Hầu hết các sở giao dịch trung tâm đều thực hiện nối mạng thanh toán đến tất cả các sở giao dịch của vùng, địa phương, của các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại trong cả nước, qua đó góp phần nâng cao hiệu suất thanh toán của các sở giao dịch. 7.4.5. Hệ thống giao dịch Hoạt động giao dịch chứng khoán được bắt đầu từ việc nhà đầu tư tiến hành mở tài khoản để thực hiện ký quỹ tiền hoặc chứng khoán tại công ty chứng khoán. Sau đó, lệnh của khách hàng sẽ được công ty chứng khoán chuyển đến người đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Tại đây, các lệnh mua bán sẽ được thực hiện đấu giá trực tiếp tại sàn hoặc được thực hiện ghép lệnh qua mạng giao dịch của sở giao dịch. Những lệnh được thực hiện sẽ tiếp tục chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán để hoàn tất thủ tục của quy trình giao dịch. Ngoài các giao dịch chứng khoán thông thường, ở thị trường chứng khoán người ta còn mua bán với nhau các loại chỉ số giá chứng khoán và hưởng lợi nhuận từ khoản chênh lệch do chỉ số giá tăng lên thông qua các hợp đồng về quyền lựa chọn và hợp đồng về quyền giao sau. Nhà đầu tư Công ty chứn g khoá n Thị trường thứ cấp Hệ thốn g đăng ký than h toán bù Trang 152 Sơ đồ 7.1: Giao dịch tổng quan của thị trường chứng khoán 7.4.6. Hệ thống thanh toán chứng khoán Hệ thống thanh toán là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình giao dịch nhằm đạt mục tiêu hiệu quả, an toàn của thị trường. Các đối tượng chính tham gia vào hệ thống thanh toán gồm: (i) Trung tâm lưu ký thanh toán – bù trừ là tổ chức đứng ra cung cấp các dịch vụ liên quan đến quá trình lưu ký và thanh toán. Các thành viên là các công ty chứng khoán các ngân hàng thương mại. (ii) Ngân hàng chỉ định thanh toán là tổ chức đảm nhiệm việc ủy thác thanh toán cho các giao dịch chứng khoán dưới sự quản lý của trung tâm lưu ký. Cơ cấu của hệ thống thanh toán gồm: 7.4.6.1. Trung tâm lưu ký chứng khoán Trung tâm hoạt động với chức năng lưu trữ chứng khoán, từ đó, tạo điều kiện cho trung tâm thực hiện một số dịch vụ liên quan đến chứng khoán như bảo quản, phân phối cổ tức, trái tức, thực hiện quyền mua cổ phần, bầu cử, bỏ phiếu tại đại hội cổ đông * Hệ thống thanh toán bù trừ: hoạt động của hệ thống này gồm việc đối chiếu giao dịch và hoàn thành các thủ tục bù trừ để in ra các kết quả, chứng từ thanh toán làm cơ sở cho quá trình chuyển giao chứng khoán và tiền. * Đối chiếu giao dịch: là quá trình so khớp các chi tiết giao dịch nhằm giảm rủi ro của việc thanh toán không thành, các bên tham gia có cơ hội điều chỉnh những điểm không chính xác trong kết quả giao dịch. Thời gian đối chiếu càng ngắn càng rút ngắn quy trình thanh toán. * Hệ thống bù trừ: bù trừ là việc khấu trừ giữa khối lượng mua và bán của các thành viên, kết quả hàng ngày sẽ được chuyển về sở giao dịch, kết quả bù trừ sẽ được chuyển tiếp qua trung tâm. *Phương thức thanh toán: hoạt động bù trừ được thực hiện qua hai phương pháp chính là bù trừ song phương và bù trừ đa phương. Trong đó, nếu bù trừ song phương chỉ được tiến hành từng hai thành viên một thì bù trừ đa phương cho phép mỗi thành viên có thể thực hiện Sở giao dịch chứng khoán OTC Nhà đầu tư có tổ chức Nhà đầu tư tư nhân Trang 153 bù trừ và thanh toán nhiều giao dịch trong ngày cho một loại chứng khoán với nhiều thành viên khác. Vì vậy, bù trừ đa phương được áp dụng phổ biến hơn tại các sở giao dịch trên thế giới. * Hệ thống thanh toán: tại trung tâm thanh toán căn cứ vào dữ liệu từ hệ thống bù trừ. Trung tâm sẽ in ra các báo cáo có liên quan gởi đến các thành viên. Các thành viên sẽ yêu cầu trung tâm thực hiện các bút toán chuyển khoản trên các tài khoản của mình tại trung tâm thanh toán. Trên thực tế, hệ thống thanh toán bù trừ của thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa rủi to tiềm ẩn dẫn đến sự ngưng trệ hoạt động của thị trường như rủi ro do hệ thống máy tính, rủi ro đối với các phát sinh từ mất khả năng thanh toán của một thành viên tham gia trong dây chuyền thanh toánVì vậy, các nước đều thực hiện những giải pháp hạn chế rủi ro như: hạn chế các giao dịch tín dụng, buộc người đầu tư ký quỹ trước khi nhập lệnh, quỹ dự phòng từ những thành viên tham gia, thông qua một tổ chức phi lợi nhuận (Mỹ) với tên gọi công ty bảo vệ người đầu tư chứng khoán nhằm bù đắp thiệt hại cho người đầu tư và hỗ trợ các công ty chứng khoán khi có khó khăn tài chính. 7.4.6.2. Hệ thống thông tin trên thị trường chứng khoán Hệ thống này nhằm cung cấp những thông tin đa dạng và phong phú về các loại chứng khoán và diễn biến của thị trường. Qua đó giúp cho các nhà quản lý vĩ mô nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của thị trường, đặc biệt là người đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng hướng. Thông tin trên thị trường chứng khoán có thể chia ra các loại như sau: * Căn cứ theo loại chứng khoán bao gồm: - Các thông tin về cổ phiếu như: danh mục cổ phiếu niêm yết, khối lượng giao dịch, thị giá, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa, giá mở cửa, chỉ số giá - Các thông tin về trái phiếu như: danh mục, khối lượng giao dịch, giá cả trái phiếu, chỉ số giá, lãi suất - Thông tin về các loại chứng khoán phái sinh * Căn cứ vào yếu tố thời gian bao gồm: - Thông tin tổng hợp theo tuần, tháng, quý, năm. - Thông tin trong quá khứ, hiện tại và thông tin mang tính dự báo. * Căn cứ theo nguồn thông tin được cung cấp bao gồm: - Thông tin sở giao dịch cung cấp. - Thông tin từ bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chứng khoán. - Thông tin từ các công ty định mức tín nhiệm Trang 154 7.4.6.3. Khung pháp lý của thị trường chứng khoán Kinh doanh và đầu tư chứng khoán là loại hình kinh doanh cao cấp của kinh tế thị trường nên luật chơi cũng tinh vi và phức tạp hơn so với luật chơi trên các thị trường khác. Khung pháp lý của thị trường chứng khoán tập trung vào bốn nội dung chủ yếu sau: * Luật liên quan đến việc tạo sân chơi gồm: Quy định về phát hành chứng khoán, phương pháp phát hành, đấu thầu chứng khoán, bảo lãnh phát hành Quy định về các loại chứng khoán được niêm yết. Quy định về phương pháp định giá, quy tắc giao dịch, chuyển lệnh, thanh toán, lưu ký chứng khoán * Luật liên quan đến các nhà đầu tư tham gia bao gồm các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước, các nhà đầu tư có tổ chức như công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư * Luật liên quan đến hoạt động quản lý và tổ chức của các sở giao dịch, các công ty chứng khoán. * Luật liên quan đến hệ thống giám sát thị trường gồm các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán (Ủy ban chứng khoán), của các bộ phận giám sát trên thị trường tập trung và phi tập trung, quy định về cấp phép, đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh chứng khoán... 7.5. Vai trò của thị trƣờng tài chính Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường tài chính đã thật sự đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thị trường tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu: từ phạm vi điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn thông qua hoạt động của thị trường tiền tệ đến việc cung ứng kịp thời những nhu cầu vốn trung và dài hạn cho những doanh nghiệp và cho những dự án phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động của thị trường vốn. Thể hiện vai trò này thị trường tài chính là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, là nơi dừng của những nguồn vốn nhàn rỗi. Nói cách khác thị trường tài chính đã tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau: người đi vay có điều kiện thu hút được vốn và người cho vay có thể sinh lời cho lượng tiền tiết kiệm. Mặt khác, cùng với xu hướng quốc tế hóa hoạt động của thị trường nên thị trường tài chính ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi điều tiết vốn trong nước mà còn tham gia vào sự vận động vốn với nước ngoài. Từ đó quy mô hoạt động của thị trường tài chính được mở rộng về phạm vi hoạt động, đa dạng về các nghiệp vụ hoạt động và phong phú với các chủ thể tham gia. Trang 155 Xuất phát từ chỗ thị trường tài chính là nơi diễn ra quan hệ mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, như vậy, sự có mặt của thị trường tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu vốn, từ đó góp phần tăng thêm sự mời gọi đối với giới đầu tư, bởi lẽ người ta cảm thấy không bị bó buộc trong một phạm vi may rủi hạn hẹp mà có thể dễ dàng chuyển vốn đầu tư trên thị trường tài chính so với những hình thức đầu tư khác. Trong những thập niên gần đây sự phát triển của thị trường tài chính đã góp phần không nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với quá trình điều hòa cung cầu về tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sự hoạt động của thị trường tài chính đã giảm khối lượng tiền dư thừa trong lưu thông đồng thời góp phần tăng vòng quay đồng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn thông qua thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để vận dụng linh hoạt những công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị trường, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mởđể thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ. Như vậy với vai trò này, thị trường tài chính đã tạo khả năng thuận lợi cho ngân hàng trung ương điều chỉnh và giám sát số cung về tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở. Với những vai trò quan trọng nêu trên trong xu thế chuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ trương hình thành thị trường tài chính ở Việt Nam của Nhà nước là đúng đắn. Nhìn ra thế giới, sự phát triển của các cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật, khối EC và mới đây là các nước khối NIE vùng Châu Á không thể bỏ qua sự đóng góp của một thị trường tài chính phát triển. Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay việc giải quyết nhu cầu về vốn cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đang là một vấn đề bức bách được đặt ra. Hiện nay số lượng tiền tệ tam thời nhàn rỗi ở các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư còn khá lớn, do đó sự phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian cùng với sự hình thành các thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã trở thành yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ cho công cuộc đa dạng hóa các phương thức đầu tư, tăng cường sự hấp dẫn đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tài chính là yếu tố quan trọng biểu hiện tính hiệu quả và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính, tạo điều kiện cho người đi vay và người cho vay lựa chọn phương án đầu tư sử dụng vốn tiền tệ có hiệu quả nhất. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 7 1. Trình bày cơ sở hình thành thị trường tài chính? 2. Trình bày khái niệm thị trường tài chính? Có bao nhiêu cách phân loại thị trường tài chính? Kể tên các cách phân loại. Trình bày cách phân loại thị trường tài chính dựa vào hình thức huy động vốn? 3. Trình bày khái niệm thị trường tiền tệ. Để phân loại thị trường tiền tệ căn cứ vào cơ cấu tổ chức, người ta phân loại thị trường tiền tệ gồm mấy loại? Trình bày các loại thị trường căn cứ cách phân loại trên? Trang 156 4. Liệt kê các công cụ của thị trường tiền tệ. Trình bày công cụ chứng chỉ tiền gửi, cho một ví dụ minh họa? 5. Liệt kê các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ. nghiệp vụ vay và cho vay ngắn hạn thường diễn ra ở đâu? Minh họa cách cho vay dưới hình thức cầm cố và chiết khấu các chứng từ có giá? 6. Trình bày khái niệm thị trường vốn, cách phân loại thị trường vốn căn cứ vào cơ cấu tổ chức? 7. Khi dựa vào các công cụ tham gia trên thị trường vốn, người ta phân thành các loại thị trường vốn nào? Trình bày sơ lược các loại thị trường kể trên? 8. Trình bày các loại cổ phiếu trên thị trường vốn. Ví dụ minh họa về một loại cổ phiếu trên thị trường vốn? 9. Trình bày các chủ thể hoạt động trên thị trường vốn. Kể tên ba trong số các chủ thể trên mà bạn biết đang hoạt độn trên thị trường vốn? 10. Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện các chức năng gì? Trình bày sơ lược các chức năng. Theo bạn thị trường chứng khoán Việt Nam đang áp dụng phương hức thanh toán gì? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội. 2. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội. 3. Luật doanh nghiệp (2014), Quốc hội. 4. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Quốc hội. 5. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội. 6. Frederic S.Mishkin, 2001, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội. 7. Nguyễn Thị Mùi (2001), Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội. 8. Nguyễn Hữu Tài (2002), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội. 9. Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài chính. 10. Thông tư số 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016, Bộ Tài chính. 11. Thông tư số 45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013, Bộ Tài chính. 12. Thông tư số 147/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 45/2013/TT- BTC ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013, Bộ Tài chính. 13. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015 14. Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển ngày 17/12/1999 15. Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu ngày 27/9/1999
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_tai_chinh_tien_te.pdf