Giáo trình May thời trang - Vật liệu may

I . PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU DỆT

Mục tiêu:

 Trình bày được khái niệm về xơ, sợi dệt.

 Phân loại được các loại xơ, sợi dệt sử dụng trong ngành may.

1. Khái niệm, phân loại xơ dệt

1.1. Khái niệm

Xơ là những vật thể mềm dẻo, giãn nở (bông, len), nhỏ bé để từ đó làm ra

sợi, vải. Chiều dài đo bằng milimet (mm), còn kích thước ngang rất nhỏ đo bằng

micromet (µm).

1.2. Phân loại xơ dệt

Phần lớn xơ dệt có cấu tạo thuộc dạng liên kết cao phân tử. Dựa vào cấu

tạo đặc trưng và tính chất, xơ được phân làm hai loại: xơ thiên nhiên và xơ hoá

học

1.2.1. Xơ thiên nhiên.

Xơ thiên nhiên được hình thành trong điều kiện tự nhiên từ các chất hữu

cơ thiên nhiên, thường ở dạng xơ cơ bản và xơ kỹ thuật.

+ Xơ cơ bản: nếu không phá vỡ theo chiều dọc xơ thì không thể phân chia

ra những phần nhỏ hơn được.9

+ Xơ kỹ thuật: bao gồm nhiều xơ cơ bản ghép lại với nhau (xơ đay).

Xơ thiên nhiên được chia làm ba loại:

− Xơ động vật: có thành phần cấu tạo chủ yếu từ prôtit như: Xơ len: thành

phần chính là keratin chiếm 90%. Xơ tơ tằm: phibroin chiếm 75%, xêrixin 25%.

− Xơ thực vật: có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulô như xơ bông , xơ

đay, gai, lanh

− Xơ khoáng vật: được tạo thành từ chất vô cơ thiên nhiên như xơ

amiăng.

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 1

Trang 1

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 2

Trang 2

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 3

Trang 3

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 4

Trang 4

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 5

Trang 5

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 6

Trang 6

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 7

Trang 7

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 8

Trang 8

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 9

Trang 9

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 75 trang baonam 9520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình May thời trang - Vật liệu may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình May thời trang - Vật liệu may

Giáo trình May thời trang - Vật liệu may
 TRƯỜNG ĐÀO TẠO 
DOANH NHÂN VIỆT NAM 
GIÁO TRÌNH 
MAY THỜI TRANG 
VẬT LIỆU MAY 
Hà Nam, năm 2017 
 1 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Vật liệu may đang đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực nâng cao 
chất lượng sản phẩm, và ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm cũng như 
quá trình sử dụng sản phẩm. 
Vật liệu may là môn khoa học nhằm nghiên cứu về cấu tạo, tính chất, sự 
biến đổi và phạm vi ứng dụng của các loại nguyên liệu, phụ liệu dưới tác dụng 
của các yếu tố khác nhau xảy ra trong quá trình gia công và sử dụng sản phẩm. 
Môn học Vật Liệu May có tính chất bổ trợ cho các mô đun thiết kế và 
công nghệ may. Giáo trình này nhằm trang bị cho học sinh sinh viên những kiến 
thức cơ bản về đặc điểm, cấu tạo, tính chất, công dụng của một số loại xơ, sợi và 
vải thường dùng. Giúp cho người học nhận biết đánh giá và có phương pháp bảo 
quản vật liệu may mặc. 
Giáo trình Vật liệu may dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm cụ thể hoá yêu 
cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của môn học VẬT LIỆU MAY trong 
chương trình dạy nghề. 
Giáo trình này là tài liệu dùng trong giảng dạy, học tập chính thức, giáo 
trình có nội dung phù hợp với chương trình khung, chương trình dạy nghề trình 
độ cao đẳng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 
Cấu trúc của giáo trình gồm 3 chương: 
Chương 1: Nguyên liệu dệt 
Chương 2 : Cấu tạo, tính chất của vải 
Chương 3: Vật liệu may và phương pháp lựa chọn vải, bảo quản hàng 
may mặc 
Ban biên soạn giáo trình Khoa Công nghệ May - Trường Đào tạo Doanh 
nhân Việt Nam xin chân thành cảm ơn những tác giả trong các tài liệu mà chúng 
tôi đã tham khảo trong quá trình biên soạn giáo trình. Chúng tôi xin gửi lời cảm 
ơn tới các đồng nghiệp đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quí giá. Chúng tôi rất 
mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của bạn đọc để chúng tôi hoàn 
thiện tốt hơn giáo trình này. 
 2 
MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 
CHƯƠNG I: NGUYÊN LIỆU DỆT ................................................................... 8 
I . PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU DỆT .......................................................... 8 
1. Khái niệm, phân loại xơ dệt .................................................................... 8 
1.1. Khái niệm ........................................................................................ 8 
1.2. Phân loại xơ dệt ............................................................................... 8 
1.2.1. Xơ thiên nhiên. ......................................................................... 8 
1.2.2. Xơ hoá học ............................................................................... 9 
2. Khái niệm - phân loại sợi dệt .................................................................. 9 
2.1. Khái niệm ........................................................................................ 9 
2.2. Phân loại sợi dệt .............................................................................. 9 
2.2.1. Phân loại theo cấu trúc .............................................................. 9 
2.2.2. Phân loại theo quá trình sản xuất và sử dụng ........................... 10 
2.2.3. Phân loại theo nguyên liệu và hệ thống thiết bị kéo sợi ........... 10 
II. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NGUYÊN LIỆU DỆT
 ..................................................................................................................... 10 
1. Cấu tạo và các tính chất cơ bản của xơ, sợi tự nhiên ............................. 10 
1.1. Xơ, sợi bông .................................................................................. 10 
1.2. Xơ, sợi len ..................................................................................... 12 
1.3. Xơ, sợi Libe ................................................................................... 13 
1.4. Xơ, sợi tơ tằm ................................................................................ 13 
2. Cấu tạo và tính chất cơ bản của xơ, sợi nhân tạo................................... 15 
2.1. Xơ, sợi vitxcô ................................................................................ 15 
2.2. Xơ, sợi axetat ................................................................................. 15 
2.3. Xơ, sợi poliamit ............................................................................. 16 
2.4. Xơ, sợi polieste .............................................................................. 17 
2.5. Xơ, sợi poliacrylonitril ................................................................... 17 
3. Cấu tạo và tính chất của xơ, sợi pha...................................................... 18 
3.1. Cấu tạo .......................................................................................... 18 
3.2.Tính chất ........................................................................................ 18 
3.2.Tính chất ............................................................ ... g phục: trang phục trẻ 
em( chất liệu đẹp, màu sắc tươi sáng), trang phục nam nữ (chất liệu đa dạng, 
kiểu dáng theo mốt), trang phục người già (chất liệu vải mềm mại, dễ hút ẩm, 
màu sắc trang nhã, kém tươi). 
 65
2. Phân loại theo chức năng xã hội 
Trang phục mặc thường ngày: là những quần áo được dùng thường xuyên 
trong sinh hoạt, lao động và học tập hằng ngày. Loại này có kiểu dáng rất đa 
dạng, phong phú. 
Trang phục mặc trong các dịp lễ hội: bao gồm các trang phục truyền 
thống, kiểu dáng đẹp, trang trọng tùy theo tính chất của lễ hội. 
Trang phục đồng phục là kiểu mặc thống nhất, bắt buộc cho mọi thành 
viên của một tập thể nhất định, không trực tiếp lao động sản xuất, như: đồng 
phục của học sinh, quân nhân... 
Trang phục lao động sản xuất: thừơng là bộ bảo hộ lao động cho công 
nhân hoặc các quần áo riêng cho từng ngành. 
Trang phục biểu diễn nghệ thuật: là những loại quần áo đặc biệt, dành 
riêng cho các nghệ sĩ khi biểu diễn. 
Trang phục thể dục, thể thao. 
3. Phân loại theo mùa, khí hậu 
Việc chọn y phục phù hợp với khí hậu và thời tiết không những giúp tạo 
cảm giác dễ chịu, thoải mái mà còn đảm bảo sức khoẻ. 
Mỗi mùa có đặc điểm riêng về khí hậu, thời tiết nên quần áo có thể chia 
ra: 
+ Trang phục mùa hè. 
+ Trang phục mùa đông. 
+ Trang phục mùa xuân và thu. 
4. Phân loại theo công dụng 
Trang phục mặc lót: là những thứ mặc sát cơ thể. 
Trang phục mặc thường như : áo sơ mi, quần âu, váy... 
Trang phục khoác ngoài: áo vest, comlê 
IV. PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VẢI CHO SẢN PHẨM MAY. 
Mục tiêu: 
 - Trình bày được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải. 
 - Lựa chọn được vải theo yêu cầu của sản phẩm. 
1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải 
1.1. Màu sắc 
 Màu sắc phải phù hợp với từng kiểu dáng quần áo, phù hợp với từng đối 
tượng, lứa tuổi. Trong quá trình người mặc sử dụng, sản phẩm phải giữ được độ 
bền màu ( giặt, là, tiếp xúc với mồ hôi....) 
 66
1.2. Chất liệu 
 Ngày nay phần lớn các loại vải dùng trong may mặc là các loại vải pha ( 
dệt từ sợi thiên nhiên pha với sợi hóa học ). Chính vì vậy, tuỳ theo công dụng 
của từng loại sản phẩm mà chọn các loại vải có tỷ lệ pha trộn cho phù hợp. Đây 
là chỉ tiêu hàng đầu để đành giá chất lượng vải. 
1.3. Vệ sinh 
 Quần áo có tầm quan trọng đối với con người, vì thế vải sử dụng để sản 
xuất ra quần áo phải đạt được các tiêu chuẩn về vệ sinh: giữ được vệ sinh, chống 
đỡ được với mọi thay đổi của thời tiết... 
1.4. Độ bền 
 Độ bền của vải do độ bền của sợi quyết định. Độ bền của vải được xác 
định bởi độ bền lý tính, độ bền cơ học, độ bền dưới tác dụng của nhiều yếu tố 
khác 
2. Lựa chọn vải theo yêu cầu của sản phẩm 
2.1. Lựa chọn vải theo chức năng và kiểu mốt 
 Tuỳ thuộc vào chức năng và kiểu mốt của từng loại sản phẩm mà chúng ta 
lựa chọn vải cho phù hợp: 
- Trang phục lót: vải để may quần áo lót nên chọn hàng dệt kim mỏng 
bằng sợi cotton mềm mại, có độ hút ẩm cao, độ đàn hồi cao, để luôn ôm sát vào 
cơ thể mà vẫn thoáng và hợp vệ sinh 
- Trang phục mặc ngoài: áo khoác ngoài mặc ấm chọn vải màu sẫm, dày, 
xốp, giữ nhiệt tốt như dạ, len, da, vải dệt kim dày.Áo khoác nhẹ nên chọn loại 
vải tốt, màu sáng 
- Trang phục mặc thường ngày: tuỳ theo tập quán của địa phương mà 
chọn chất liệu và màu sắc của vải cho phù hợp, thoải mái, thuận tiện 
- Trang phục bảo hộ lao động: tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng 
ngành nghề mà lựa chọn vải cho phù hợp 
- Trang phục lễ hội: chọn loại vải mỏng, vải rủ, vải ánh bạc.. 
2.2. Lựa chọn vải theo lứa tuổi 
- Quần áo trẻ em nên chọn loại vải mềm, thoát mồ hôi, được dệt bằng sợi 
bông, có màu sắc và họa tiết trang trí tươi vui, sinh động. 
- Quần áo thanh niên rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng, nên chọn vải 
với nhiều chất liệu phong phú khác nhau, phục vụ cho nhu cầu mặc đẹp của 
thanh niên hiện nay. 
 - Quần áo người đứng tuổi : có thể sử dụng nhiều loại vải nhưng phải lựa 
chọn màu sắc nhã nhặn mà vẫn tươi tắn, trang nhã hợp với lứa tuổi. 
 67
2.3. Lựa chọn vải theo vóc dáng cơ thể 
Lựa chọn vải theo vóc dáng là yếu tố quan trọng không những giúp tôn 
thêm vẻ đẹp mà còn che dấu được những khuyết điểm của cơ thể khi có sự cân 
đối hài hòa giữa các đường nét, chi tiết, màu sắc... với vóc dáng người mặc. 
Vóc dáng của con người rất đa dạng, tuỳ theo từng đối tượng mà lựa chọn 
vải cho phù hợp ví dụ như: 
+ Người quá cao: nên chọn loại vải không rũ, dày dặn, màu sáng như cà 
phê sữa, hồng, vàng ngà hoặc vải hoa to, kẻ ô vuông hoặc sọc ngang. Quần áo 
nên chọn khác màu nhau. 
+ Người quá béo: nên dùng chất liệu vải mềm, mịn, tạo ra dáng nhẹ nhàng 
uyển chuyển, màu sẫm hoặc màu trung giang như : cà phê sữa, xanh lam, .. 
+ Người quá gầy: nên chọn hàng vải dày, cứng, xốp, hoa to, màu sáng, kẻ 
sọc ngang... 
V. BIỆN PHÁP BẢO QUẢN VẬT LIỆU MAY. 
Mục tiêu: 
 - Nắm được các ký hiệu dùng trong bảo quản hàng may mặc. 
 - Trình bày được nguyên nhân làm giảm chất lượng hàng may mặc từ đó 
đưa ra được các biện pháp bảo quản. 
1. Các ký hiệu thường dùng trong bảo quản 
1.1. CÁC KÝ HIỆU VỀ GIẶT 
Giặt máy, thông thường 
Giải Thích : Đồ giặt có thể được giặt trong mọi điều kiện nhiệt độ, 
mức nước và hóa chất cơ bản của máy giặt 
Giặt máy, nước mát 
Giải thích : Giặt máy- Mức nước mát, nhiệt độ nước không vượt quá 
30độ C hoặc 85 độ F 
Giặt máy, nước ấm 
Giải thích : Giặt máy- Mức nước ấm, nhiệt độ nước không vượt quá 
40độ C hoặc 105 độ 
Giặt máy, nước nóng 
Giải thích : Giặt máy- Mức nước nóng, nhiệt độ nước không vượt quá 
50độ C hoặc 120 độ F 
Giặt máy, nước nóng 
Giải thích : Giặt máy- Mức nước nóng, nhiệt độ nước không vượt quá 
60độ C hoặc 140 độ 
Giặt máy, nước nóng 
Giải thích : Giặt máy- Mức nước nóng, nhiệt độ nước không vượt quá 
70độ C hoặc 160 độ F 
 68
Giặt máy, nước nóng 
Giải thích : Giặt máy- Mức nước nóng, nhiệt độ nước không vượt quá 
95độ C hoặc 200 độ F 
Giặt máy ở chế độ giặt Permanent Press 
Giải thích : Giặt máy ở chế độ Permanent Press- chế độ giặt giảm 
nhiệt trước khi vắt 
Giặt máy ở chế độ giặt Gentle hoặc Delicate. 
Giải thích : Giặt máy ở chế độ Gentle hoặc Delicate- chế độ giặt nhẹ 
cho các loại đồ vải mỏng 
Giặt tay 
Giải thích : Đồ giặt nên được giặt bằng tay cùng các loại hóa chất 
thông thường 
Không được giặt nước 
Giải thích : Chỉ định đồ giặt không giặt trong nước. Quy định đề xuất 
giặt khô 
1.2. CÁC KÝ HIỆU VỀ TẨY 
Có thể dung hóa chất tẩy khi cần. 
Giải thích : Có thể dùng các chất tẩy khi giặt quần áo nếu cần. 
Không dung hóa chất tẩy có chứa clo.Giải thích : Không dung hóa 
chất tẩy rửa có chứa clo. Quần áo sẽ không giữ được màu sắc như ban 
đầu nếu dùng chất tẩy rửa có chứa clo. 
Không được dung hóa chất tẩy. 
Giải thích : Không được dung bất kì chất tẩy rửa nào.Quần áo có thể 
sẽ không giữ được màu sắc như ban đầu nếu dung thuốc tẩy. 
1.3. CÁC KÝ HIỆU VỀ SẤY KHÔ 
Sấy khô ở nhiệt độ thường. 
Giải thích : Sấy khô ở nhiệt độ thường. 
Sấy khô ở nhiệt độ thường,sức nóng thấp. 
Giải thích : Sấy khô ở nhiệt độ thường, sức nóng thấp 
Sấy khô ở nhiệt độ thường,sức nóng trung bình. 
Giải thích : Sấy khô ở nhiệt độ thường, sức nóng trung bình. 
Sấy khô ở nhiệt độ thường,sức nóng cao. 
Giải thích : Sấy khô ở nhiệt độ thường, sức nóng cao. 
Sấy khô ở nhiệt độ thường,không cần sức nóng. 
Giải thích : Sấy khô ở nhiệt độ thường không cần sức nóng 
Sấy ở chế độ “ Permanente Press” 
Giải thích : Có thể sử dụng máy sấy nhưng nên điều chỉnh ở chế độ 
sấy khô . 
Sấy khô nhẹ 
Giải thích : Có thể sử dụng máy sấy nhưng nên điều chỉnh ở chế độ 
sấy khô nhẹ. 
Không được phép sấy. 
Giải thích : Không được sử dụng mấy sấy. Thừơng được đi kèm bởi 
phương pháp làm khô lần lượt. 
 69
Không được phơi khô. 
Giải thích : Không được sử dụng mấy sấy. Thừơng được đi kèm bởi 
phương pháp làm khô lần lượt.. 
Phơi trên dây thép. 
Giải thích : Phơi quần áo ẩm ướt dưới mái hiên trên dây thép hay 
thanh ngang bên trong hay bên ngoài cửa sổ. 
Phơi dưới mái hiên 
Giải thích : Phơi quần áo trên dây thép hay thanh ngang trong hay 
ngoài cửa 
Phơi trên mặt phẳng. 
Giải thích : Phơi quần áo trên một mặt phẳng nằm ngang 
Phơi trong bóng mát. 
Giải thích : Thường được thực hiện cùng với việc phơi khô quần áo 
trên dây thép và nơi có mái hiên, tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh 
sáng mặt trời. 
1.4. KÝ HIỆU VỀ VẮT 
Không được vắt. 
Giải thích : Không được vắt.. 
1.5. CÁC KÝ HIỆU VỀ ỦI ( LÀ ) 
Ủi với bất kì nhiệt độ nào,ủi bằng hơi nước hay ủi khô. 
Giải thích : Việc ủi quần áo thường xuyên có thể là cần thiết và có thể 
được thực hiện với bất kì nhiệt độ có sẵn hay bằng hơi nước một cách 
thích hợp. 
Ủi ở nhiệt độ thấp. 
Giải thích : Có thể ủi quần áo thường xuyên bằng hơi nước hay ủi khô 
và chỉ điều chỉnh bàn ủi ở nhiệt độ thấp (110C, 230F) . 
Ủi ở nhiệt độ trung bình. 
Giải thích : Có thể ủi quần áo thường xuyên bằng hơi nước hay ủi khô 
và có thể điều chỉnh bàn ủi ở nhiệt độ trung bình từ (150C, 300F). 
Ủi ở nhiệt đô cao. 
Giải thích : có thể ủi quần áo thường xuyên bằng hơi nước hay ủi khô 
và có thể điều chỉnh bàn ủi ở nhiệt độ cao từ (200C, 290F). 
Không được ủi bằng hơi nước. 
Giải thích : Việc ủi bằng hơi nước có thể làm hư hại quần áo của 
bạn.Nhưng việc ủi khô thường xuyên đòi hỏi phải điều chỉnh nhiệt độ 
một cách hợp lý. 
Không được ủi. 
Giải thích : Sản phẩm có thể không được thẳng ,nhẵn hay không được 
hoàn chỉnh với bàn ủi. 
1.6. CÁC KÝ HIỆU VỀ LÀM SẠCH KHÔ 
Được phép làm sạch khô. 
Giải thích : Làm sạch bằng bất kỳ dung môi làm sạch nào,bằng bất kỳ 
quy trình làm sạch nào ,bằng hơi nước hay bằng nhiệt độ cao. 
 70
Có thể làm sạch bằng tất cả các dung môi làm sạch. 
Giải thích : Làm sạch bằng bất kỳ dung môi làm sạch nào. Thường 
được sử dụng cùng với một số hạn chế khác theo quy tắc làm sạch 
hợp lý. 
Làm sạch băng xăng. 
Giải thích : Chỉ làm sạch bằng xăng. Thường được sử dụng cùng với 
một số hạn chế khác. 
Có thể làm sạch bằng các dung môi làm sạch ngoại trừ dung môi 
 Trichloroethylene 
Giải thích : Bất kì chất làm sạch nào khác ngoài trừ Trichloroethylene 
sẽ an toàn hơn khi sử dụng. 
Qui trình làm sạch ngắn. 
Giải thích : Có thể làm sạch có giới hạn bằng các loại dung môi làm 
sạch ,xăng ngoai trừ Trichloroethylene. 
Làm sạch với độ ẩm nhẹ. 
Giải thích : Có thể làm sạch có giới hạn bằng các loại dung môi làm 
sạch ,xăng ngoai trừ Trichloroethylene. 
Làm sạch với sức nóng thấp. 
Giải thích : Có thể làm sạch có giới hạn bằng các loại dung môi làm 
sạch ,xăng ngoai trừ Trichloroethylene . 
Làm sạch khô không có hơi nước. 
Giải thích : Có thể làm sạch có giới hạn bằng các loại dung môi làm 
sạch ,xăng ngoai trừ Trichloroethylene . 
Không đựơc làm sạch bằng hóa chất. 
Giải thích : Không được làm sạch bằng hóa chất. 
2. Nguyên nhân làm giảm chất lượng hàng may mặc 
2.1. Hoá chất 
 Trong quá trình cất giữ và bảo quản hàng may mặc các nhà sản xuất 
thường dùng hoá chất để xử lý chống nấm mốc và mối mọt. Vì vậy, cần lựa 
chọn hoá chất để xử lý cho phù hợp, không làm ảnh hưởng tới chất liệu của vật 
liệu và sản phẩm may 
2.2. Nhà xưởng 
 Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp và độ ẩm tương đối à điều kiện cho 
nấm mốc hoạt động, nhất là điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, tốc độ phát 
triển của nám, mối rất nhanh, khả năng phá huỷ rất lớn, làm giảm độ bền của sản 
phẩm như: đổi màu vải, giảm độ bóng, độ bền hoá học, độ bền ma sát....Do đó, 
điều kiện nhà xưởng là một yếu tố quan trọng, trong quá trình bảo quản hàng 
may mặc cần phòng trừ nấm mốc và tạo nhiệt độ thích hợp cho các kho hàng, 
nhà xưởng. 
 71
2.3. Thùng hàng, kiện hàng 
 Qua quá trình nghiên cứu tính chất của nguyên vật liệu may mặc cho thấy, 
tính hút ẩm và nhả ẩm là một tính chất quan trọng. Khi vật liệu hút hay nhả ẩm 
thì mọi tính chất của vầt liệu sẽ thay đổi. Trong quá trình vận chuyển, cất giữ vật 
liệu và sản phẩm may cần đảm bảo các thùng hàng, kiện hàng luôn giữ cho vật 
liệu ở trạng thái có độ ẩm qui định hoặc gần tới độ ảm qui định là một vấn đề 
cần thiết 
3. Biện pháp bảo quản 
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản cần giữ cho vật liệu luôn ở trạng 
thái có độ ẩm qui định hoặc gần tới độ ẩm qui định là một vấn đề rất cần thiết. 
Khi độ ẩm tương đối và nhiệt độ môi trường cao vật liệu dễ bị vi sinh vật, nấm 
mốc  tác dụng và lây lan rất nhanh làm giảm độ bền của sản phẩm như: đổi 
màu vải, giảm độ bóng, độ bền cơ học, độ bền ma sát Việc phòng trừ nấm 
mốc cho các kho tàng bảo quản hàng may mặc rất cần quan tâm. 
Biện pháp bảo quản: 
+ Nhà kho phải thoáng mát, cao ráo, xa nguồn nước, hóa chất, thực phẩm. 
Cần có biện pháp bảo quản độ ẩm trong kho nhỏ hơn 60%. 
+ Không nên xếp các loại vật liệu hoặc sản phẩm may có màu sắc tương 
phản gần nhau. Cần đặt các gói nhỏ băng phiến để trừ mối mọt. 
+ Các thùng hàng, kiện hàng phải để nơi khô ráo, nên để cách tường ít 
nhất 3cm. Cần đặt giấy cách ẩm, chống mục hoặc giấy phủ nến, hắc ín để 
chống lại tác dụng của ánh sáng. 
+ Định kỳ đảo vải để vải khô ráo. 
 72
CÂU HỎI CHƯƠNG III 
Câu 1. Trình bày một số yêu cầu đối với chỉ may? 
Câu 2. Hãy cho biết ảnh hưởng của độ săn đối với chỉ may. Tại sao yêu cầu sợi 
xe và chỉ khâu phải cân bằng xoắn, để sợi xe và chỉ khâu cân bằng xoắn người ta 
xe sợi theo hướng xoắn như thế nào? 
Câu 3. Nêu các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vải? 
Câu 4. Trình bày phương pháp lựa chọn vải theo yêu cầu của sản phẩm? 
Câu 5. Trình bày các biện pháp bảo quản hàng may mặc? 
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
- Phương pháp đánh giá: Sử dụng các câu hỏi (vấn đáp, trắc nghiệm, viết) để 
kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của sinh viên. 
- Nội dung đánh giá: Sau khi học xong chương III, sinh viên phải phân loại và 
trình bày được yêu cầu của các loại chỉ dùng trong may mặc. Đồng thời lựa 
chọn, bảo quản vật liệu may phù hợp với yêu cầu công nghệ. 
- Tài liệu cần tham khảo: 
1. Giáo trình Vật liệu may – TS.Trần Thuỷ Bình - NXB Giáo Dục 2005. 
 2. Giáo trình Vật liệu may – Trường Cao đẳng nghề KT-KT Vinatex 2010. 
3. Giáo trình Vật liệu dệt may - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí 
Minh 
GHI NHỚ 
- Chỉ may. 
- Phương pháp lựa chọn vải cho sản phẩm may. 
- Biện pháp bảo quản vật liệu may. 
 73
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
CHƯƠNG I 
Câu 1: Xem mục 1, 2 trang 11, 12 
Câu 2: Xem mục 1.1 trang 13 
Câu 3: Xem mục 1.2 trang 15 
Câu 4: Xem mục 2.1 trang 18 
Câu 5: Xem mục 2.4 trang 20 
Câu 6: Xem mục 3 trang 21 
CÂU HỎI CHƯƠNG II 
Câu 1: Xem mục I trang 23 
Câu 2: Xem mục 1.2 trang 28 
Câu 3: Xem mục 3.1 trang 31 
Câu 4: Xem mục 3.3 trang 33 
Câu 5: Xem mục 4.2.c trang 36 
Câu 6: Xem mục 1 trang 49 
CÂU HỎI CHƯƠNG III 
Câu 1: Xem mục 3 trang 57 
Câu 2: Xem mục 4 trang 58 
Câu 3: Xem mục 1 trang 69 
Câu 4: Xem mục 2 trang 69 
Câu 5: Xem mục V trang 70 
 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Trần Thuỷ Bình (2005), Giáo trình Vật liệu may, NXB Giáo Dục. 
2. Giáo trình Vật liệu may – Trường Cao đẳng nghề KT-KT Vinatex 2010. 
3. Giáo trình Vật liệu dệt may - Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_thoi_trang_vat_lieu_may.pdf