Giáo trình May thời trang - Thiết kế phụ kiện thời trang
Khái niệm và phân loại
1.1.1. Khái niệm
Phụ trang (accessories) là một phần của trang phục. Phụ trang là những món đồ
tôn vinh cá tính của người dùng, giúp cho bộ cánh đang mặc trở nên nổi bật và ấn tượng
hơn. . Ngày nay, nhu cầu làm đẹp càng đi vào chiều sâu, thời trang không chỉ đơn
giản là quần áo, mà nó đi kèm với những phụ kiện như:
- Nón (hats)
- Túi xách (hanbags)
- Giày dép (footwears)
- Thắt lưng (belltes)
- Trang sức (jewellery)
- Bao tay (gloves)
- Mắt kính (eyewears)
- Khăn (scarves)
- Nơ (neckties)
- Vớ (socks, stocking )
1.1.2. Phân loại phụ trang
- Phụ trang cho trẻ em: nón, băng đô, vương miệng, kẹp tóc, ba lô, túi xách, mắt
kính, vớ, găng tay, vòng tay, giày, dép
- Phụ trang cho phái nữ: nón, băng đô, vương miệng, kẹp tóc, ba lô, túi xách, mắt
kính, vớ, găng tay, trang sức, khăn, nơ, thắt lưng
- Phụ trang cho phái nam: nón, ba lô, túi xách, mắt kính, vớ, găng tay, trang sức,
khăn, nơ, caravat, thắt lưng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình May thời trang - Thiết kế phụ kiện thời trang
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ PHỤ KIỆN THỜI TRANG NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT KẾ PHỤ KIỆN THỜI TRANG NGÀNH: MAY THỜI TRANG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Ngô Thị Hồng Cúc Học vị: Th.S Lý luận và lịch sử mỹ thuật Đơn vị: Khoa May- TKTT Email: ngohongcuc@gmail.com TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. BM31/QT02/NCKH&HTQT LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình THIẾT KẾ PHỤ KIỆN THỜI TRANG được biên soạn trên cơ sở đề cương chi tiết thuộc lĩnh vực về thời trang được giảng dạy tại khoa May-TKTT, Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật TPHCM. Giáo trình nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh- sinh viên ngành May thời trang về lịch sử phát triển phụ trang phương pháp thiết kế các loại phụ kiện thời trang và cách phối hợp phụ kiện phù hợp với trang phục. Từ đó, người học có thể áp dụng để phát triển ý tưởng thiết kế thời trang. Ngoài ra, giáo trình còn dùng để làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng đang công tác trong lĩnh vực may mặc. Nội dung gồm có 5 chương Chương 1: Tổng quan về thiết kế phụ kiện Chương 2: Thiết kế túi xách Chương 3: Thiết kế giày dép Chương 4: Thiết kế nón Chương 5: Thiết kế trang sức Với kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức tích lũy qua nhiều năm, tác giả đã cố gắng để những nội dung được trình bày là những kiến thức cơ bản nhất nhưng vẫn cập nhật được với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, với thực tế sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tác giả biên soạn giáo trình “Thiết kế phụ kiện thời trang” theo chương trình đào tạo hệ cao đẳng. Giáo trình này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô, quý đồng nghiệp đóng góp để giáo trình hoàn thiện hơn. TPHCM, ngày tháng năm 2020 Chủ biên Ngô Thị Hồng Cúc KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 1 BM31/QT02/NCKH&HTQT MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ PHỤ TRANG .......................................... 6 1.1. Khái niệm và phân loại ............................................................................................. 6 1.2. Lịch sử phụ trang ...................................................................................................... 8 1.2.1.Phụ trang thời Tiền sử...................................................................................... 8 1.2.2.Phụ trang thời Cổ đại ....................................................................................... 8 1.2.3.Phụ trang thời Trung cổ (Trung đại) ................................................................ 9 1.2.4.Phụ trang thời Phục hưng .............................................................................. 10 1.2.5.Phụ trang thế kỷ 17 ........................................................................................ 11 1.2.6.Phụ trang thế kỷ 18 ........................................................................................ 12 1.2.7.Phụ trang thế kỷ 19 ........................................................................................ 12 1.2.8.Phụ trang thế kỷ 20 ........................................................................................ 13 1.2.9. Phụ trang thế kỷ đầu thế kỷ 21 ..................................................................... 14 1.3.Các nhà thiết kế và thương hiệu phụ trang nổi tiếng thế giới ................................. 14 1.3.1. Những nhà thiết kế (NTK) phụ trang nổi tiếng thế giới ............................... 14 1.3.2.Những thương hiệu phụ trang nổi tiếng thế giới ........................................... 16 1.4. Vai trò của phụ trang .............................................................................................. 18 1.4.1. Phụ trang trong đời sống xã hội .................................................................... 18 1.4.2. Phụ trang trong mối tương quan với trang phục ........................................... 18 1.5. Câu hỏi ôn chương 1............................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TÚI XÁCH (HANDBAGS DESIGN) .............. ... c loại đá quý khác. Theo niềm tin của người Ai Cập thì mọi viên đá quý đều mang một sức mạnh thần và sức mạnh đó sẽ được truyền sang cho người sở hữu mang nó như một món trang sức. Những biểu tượng như con bọ cạp đáng sợ của người Ai Cập cũng định hình cho một phần quan trọng của đồ trang sức và được tin là mang đến một sức mạnh nào đó. Trang sức thời La Mã Đồ trang sức La Mã cổ xưa lúc đầu là biểu tượng của uy thế chỉ dành cho tầng lớp xã hội cao nhất. Nhưng khi thương mại và của cải của đế chế phát triển, đồ trang sức trở nên phổ cập cho mọi tầng lớp dân chúng. Người La Mã làm đồ trang sức theo phong cách của những nền văn hóa trước và thêm vào chủ đề riêng của họ. Đế đánh dấu một thời đại hòang kim, đồ trang sức có kích thước lớn hơn và phô trương hơn. Họ bắt đầu dùng nhiều đá màu hơn các nền văn hóa trước, bao gồm hoàng ngọc (topaz), lục ngọc (emerald), hồng ngọc (ruby), bích ngọc (sapphire) và bạch ngọc (pearr). KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 60 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Trang sức thời trung cổ Trở về với giản đơn, sau sự sụp đổ của triều đại La Mã, kiểu dáng của đồ trang sức đã chuyển từ sự miêu tả chi ly những hình tượng thần thọai và hình ảnh anh hùng thành những vật dụng đơn thuần để trang trí. Kiểu dáng ở thời kỳ này đơn giản hơn nhiều so với những nền văn hóa trước đó. Dây chuyền được ưa chuộng và đồ trang sức được dùng để trang điểm tóc tai và quần áo. Trang sức thời kỳ Phục Hưng Thường được biết đến nhưng là “thời đại hoàng kim”, trong thời kỳ Phục Hưng đá quý đã bắt đầu tiếp nhận một mục đích mới. trước đó trang sức chủ yếu được sử dụng như một biểu tượng cho sự giàu có, và hình thành một phần không thể thiếu trong việc biểu lộ niềm tin tôn giáo. Trong thời kỳ Phục Hưng, vai trò của trang sức bắt đầu được phân ra. Trang sức ngày càng phục vụ vai trò trang sức cho cơ thể, chúng được tạo ra chủ yếu nhằm mục đích cải thiện hình ảnh và vẻ đẹp của cá nhân. Trong khi trang sức vốn dĩ được xem là dấu hiệu của sự giàu có, bây giờ nhiều người bắt đầu thu thập chúng với mục đích bảo vệ sự giàu có của mình. Như là một dạng tiền tệ chúng rất dễ bảo vệ, dễ bán và có giá trị ở mọi nơi. Bởi vì được đề cập đến với vai trò làm trang sức để cải thiện vẻ đẹp của cơ thể, đá quý được định giá theo một số yếu tố như màu sắc, độ bóng và độ tỏa sáng thông qua niềm tin về sức mạnh huyền bí của người thời trước. Lần đầu tiên trong lịch sử, kim cương được sử dụng phổ biến với nhiều phương pháp cắt xẻ và hình dáng được phát triển. Việc khám phá ra những miền đất mới đã dẫn tới làn sóng săn lùng đá quý và kim loại hiếm. Phần lớn những tác phẩm lộng lẫy mà chúng ta được chiêm ngưỡng ngày nay là các khoản hoa hồng của người trong hoàng tộc Anh và Pháp thời bấy giờ. Từ thế kỷ XVII trở đi Sự giàu có lên của đại đa số người dân cùng với thái độ xã hội tương đối thoải mái cũng đồng nghĩa với việc các mẫu vàng và bạc vốn dùng để thể hiện sự giàu có và quyền lực bây giờ cũng nằm trong khả năng chi trả của những người ở tầng lớp thấp. Kim cương vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến và các phương pháp cắt chúng cũng vậy. Chiến tranh lan rộng đã phá hủy rất nhiều mẫu trang sức quý từ “thời đại hoàng kim” và trước đó. Trong thời gian này việc khám phá ra những đất nước mới và sự lan tỏa của các phương tiện thông tin giá rẻ đã đưa đến cho con người một hệ động vật và thực vất đầy mê hoặc mà trước đây không ai tưởng tượng được. Trang sức bắt đầu được thiết kế với hình dáng của thực vật và động vật với màu sắc sinh động của các loại kim loại và đá quý. Xu hướng này tiếp tục cho đến nửa đầu thế kỷ XX và phát triển các kỹ thuật sản xuất bao gồm các sáng phức tạp trên thủy tinh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã giới thiệu những thay đổi chưa từng có trên thế giới và thời trang đồ trang sức cùng các xu thế cũng thay đổi nhanh hơn trước đó. Những đồ trang sức thủ công từ thời nghệ thuật KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 61 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Nouveau, thời Edward, nghệ thuật Deco và thời Retro đặc biệt vẫn rất được ưa chuộng trong thời gian này. Ngày nay và sau này Ngày nay trang sức tiếp tục được xem như là một dạng thể hiện nghệ thuật và như một công cụ và nguyên liệu sản xuất cũng ngày càng tăng về độ đa dạng và khả năng chi trả. Xu thế này vẫn tiếp tục gia tăng bởi vì trên thực tế các kim loại quý và đá quý không còn được sử dụng như một dấu hiệu của sự giàu có và địa vị xã hội. Sự cải thiện đáng kể về kỹ thuật cũng đồng nghĩa rằng đồ trang sức được làm từ các nguồn tài nguyên có sẵn và giá cả phải chăng cũng như các nguyên liêu tổng hợp cũng có thể đẹp sánh ngang với những đá quý và kim loại quý đắt tiền nhất. Những thực tế này đã đóng góp đáng kể cho việc thiết kế, sáng tạo và biểu thị nghệ thuật thông qua các biểu tượng và địa vị xã hội. Khi các rào cản về văn hóa đã được gỡ bỏ và những ảnh hưởng của văn hóa được chia sẻ giữa các quốc gia nên sự đa dạng trong kiểu dáng của trang sức tăng lên. Những phong cách nổi bật trong mùa xuân có thể thay đổi hoàn toàn so với phong cách nổi bật của mùa thu. Hơn nữa sự gia tăng trong tỷ lệ thay đổi trang sức ngày nay có thể được chấp nhận như là một cách thể hiện của bản thân vì thế sự đa dạng trong kiểu dáng trang sức sẽ ngày càng gia tăng. 5.1.2. Phân loại Trang sức cao cấp Trang sức cao cấp từ xưa đến nay luôn là một món đồ sang trọng, quý giá không chỉ bởi giá trị vật chất của chúng mà còn những món đồ này luôn ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chất liệu của một món đồ trang sức Ngày nay sự độc quyền của những món trang sức được làm từ bạc, vàng đã dần phai nhạt thay vào đó là sự lên ngôi của những món đồ được chế tác từ kim cương, đá quý. Những doanh nhân thành đạt, quý cô, quý bà đã coi những món trang sức cao cấp này là vật bất ly thân của mình một phần để “tô son điểm phấn” một phần là giúp họ thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng điều mà những món trang sức mang tính thương mại không thể mang đến được. Và để đảm bảo giá trị của món trang sức cao cấp những vật liệu đều được chọn lọc rất kỹ lưỡng trước khi được sử dụng, những vật liệu trong trang sức cao cấp đều phải có màu sắc, độ tinh khiết và nét cắt hoàn hảo phải thể hiện được sự tinh tế, uyển chuyển trong mọi đường nét gia công. Đồng thời chúng còn phải đảm bảo sự nguyên chất, độ sáng cũng như màu sắc để có thể tạo thành một sản phẩm hoàn mỹ. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 62 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Mức độ quý hiếm và kích thước của những chất liệu đá quý cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của món trang sức. Bản thân những viên kim cương hoặc đá quý có màu sắc đặc biệt hiếm gặp thường có giá trị rất cao, vì vậy khi được làm thành một món trang sức, chắc chắn món trang sức đó cũng sẽ rất quý giá mà không phải ai cũng có thể sở hữu. Dấu xác nhận tiêu chuẩn thương hiệu Một trong những yếu tố để xác định trang sức cao cấp là dấu xác nhận tiêu chuẩn thương hiệu. Mà trong đó phải kể đến tiêu chuẩn Hallmark – dấu xác nhận tiêu chuẩn chất lượng. Đây chẳng khác gì một lời cam kết,đảm bảo sự qúy giá tuyệt đối của những món đồ trang sức đồng thời nó còn là một thước đo chuẩn mực nhằm xác định xem món trang sức cao cấp bạn sở hữu thuộc phân khúc nào, ai là người chế tác, được sản xuất ra sao từ chất liệu gì,...Bạn sẽ không cần phải bàn cãi khi trong tay mình đã sở hữu những món đồ trang sức từ các thương hiệu lừng danh trên thế giới như: Harry Winston, Cartier,...vì đây toàn là những thương hiệu sở hữu cho mình những sản phẩm “huyền thoại” quý phái bậc nhất. Hình 5.1: Trang sức cao cấp (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) Trang sức thời trang Nếu như trang sức cao cấp là một khoản đầu tư vượt thời gian, trang sức thời trang lại bảo đảm được tính “mốt”. Điều này hiển hiện ngay từ cái tên. Đây là món phụ kiện bạn có thể thay đổi trong thời gian ngắn, tránh cảm giác nhàm chán. Đi du lịch, xuống phố dạo chơi hay tham gia các cuộc họp quan trọng có thể sử dụng nhiều món trang sức cho nhiều dịp khác nhau. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 63 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 5.2: Trang sức thời trang (hanmade) (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) 5.1.3. Nguyên phụ liệu Với chương trình môn học này, bài thiết kế trang sức cung cấp cho học sinh sinh viên kiến thức cũng như cách tạo ra những trang sức thời trang đơn giản, trong chương trình, tác giả hạn chế tối đa việc sử dụng trang thiết bị và nguyên liệu cao cấp, nếu có thì chúng chỉ là những vật liệu rẻ tiền hoặc tự có trong thiên nhiên. Vì thế nguyên phục liệu và dụng cụ gồm có: Giấy: báo, giấy bạc, giấy lụa, bìa cứng..., nhựa, chỉ, ảnh màu, tem, vỏ hạt khô, đá cuội, thạch anh, mã não trong, vỏ chai nhựa, nút áo, dây đồng, vải nỉ, chỉ len. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 64 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT 5.1.4.Dụng cụ Hình 5.3: Dụng cụ cơ bản làm trang sức (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) Băng keo dính, cọ Khi gia công sản phẩm ở khâu này cần các dụng cụ thiết yếu như dao mổ nhiều kích cỡ, lưỡi cưa sáp nhỏ, mũi kim, giũa, khoan nhỏ, nhíp, máy tiện cỡ nhỏ... 5.2.Ý tưởng và phác thảo mẫu 5.2.1.Ý tưởng Tìm kiếm ý tưởng Xác định đối tượng khách hàng Xác định xu hướng trang sức hiện tại 5.2.2.Phác thảo mẫu Phác thảo mẫu là bước quan trọng đầu tiên trong việc tạo nên một món nữ trang mới. Những nguyên vật liệu tầm thường như vỏ chai, chân đèn hoặc máy chữ cũng có thể tạo được một món nữ trang tuyệt đẹp. 5.3. Phương pháp thực hiện một số mẫu trang sức Cách làm một đôi bông tai đơn giản KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 65 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Vật dụng: giấy, đồ đục lỗ, hồ dán, phụ liệu trang trí, kim khâu, kìm uốn vòng, chỉ hoặc dây cước đồng, hạt cườm. Một cặp bông tai đơn giản có thể làm từ những đĩa giấy tròn có đục lỗ. Giấy có thể thuộc bất kỳ loại nào: báo, giấy bạc, giấy lụa... miễn là nó thích hợp cho việc đục lỗ. Nếu muốn, bạn có thể xử lý giấy bằng cách sơn hoặc quét vec ni để chúng không thấm nước. Dùng kim xuyên thủng nơi tâm điểm của mặt giấy. Xỏ chỉ hoặc dây cước đồng qua các đĩa giấy. Dùng kim hoặc đầu nhọn của dây đồng đâm xuyên qua từng miếng. Cuối cùng dán chúng lại thành một chuỗi. Muốn làm đẹp hơn, bạn có thể đặt mua những miếng tròn bằng Polystyrene, len, plastic hoặc kim loại, đồng thời có thể phủ lên chúng một lớp sơn với màu thích hợp. Sau đó xen kẽ những miếng như vậy vào xâu chuỗi của bạn để trang trí. Xoán nút ở đoạn cuối của sợi dây đồng để giữ các đĩa giấy. Nếu đang dùng chỉ, thay vì xoắn bạn hãy thắt nút và nhỏ một keo dán chúng lại thành cục. Đầu dây còn lại thành móc hoặc cột thành vòng để nối với sợi dây đồng hoặc sợi chỉ. Hình 5.4 : Hoàn thành bông tai, cột chúng vào móc đeo tai KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 66 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 5.5: Cách làm bông tai handmade (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 67 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 5.6: Cách làm bông tai handmade (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 68 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 5.7: Cách làm dây đeo cổ handmade (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 69 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 5.8: Cách làm vòng tay handmade ( nguồn: https://www.pinterest.com/pin) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 70 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT Hình 5.9: Cách làm nhẫn handmade (nguồn: https://www.pinterest.com/pin) KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 71 Chương 5: Thiết kế trang sức (Jewellery design) BM31/QT02/NCKH&HTQT 5.4. Câu hỏi, bài tập chương 5: Câu hỏi 1. Hãy phân biệt trang sức cao cấp và trang sức thời trang? 2.Vẽ thiết kế 1 bộ trang sức ( bông tai, nhẫn, vòng tay, vòng cổ)? Bài tập 1. Thực hiện 1 đôi bông tai bằng pha lê cho cô dâu mặc áo dài? 2. Thực hiện 1 vòng cổ làm trang sức đi dạ tiệc? 3. Thực hiện 1 vòng tay cho các bạn gái cá tính? KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 72 BM31/QT02/NCKH&HTQT TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Nguyễn Kim Dân (2009), Nghệ thuật xâu kết chuỗi hạt, NXB Mỹ Thuật [2]. Helen Reynolds, Nguyễn Như Mai dịch (2007), Lịch sử thời trang, NXB Kim Đồng. [3]. Vũ Minh Hạnh (2013), Thiết kế nón và túi xách, Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM, NXB Đại học quốc gia TPHCM. [4]. TS. Huỳnh Lê Quốc (2010), Thiết kế giày, Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM. Tiếng Anh [1]. Aki Choklat (2012), Footwear Design, NXB Laurence King. [2]. Aneta Genova (2011), Accessory Design, NXB Fairchild. KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 73 BM31/QT02/NCKH&HTQT BẢNG PHỤ LỤC STT Nội dung Trang 1. Hình 1.1: Phụ trang 7 2. Hình 1.2. Đôi sandal 10.000 năm 8 3. Hình 1.3. Sandal của người La Mã 8 4. Hình 1.4. Phụ nữ Ai Cập 9 5. Hình 1.5. Phụ nữ Hy Lạp 9 6. Hình 1.6. Mẫu giày thời Trung cổ 10 7. Hình 1.7:"Chopines" được ưa chuộng trong thế kỷ 15, 16 và 17 10 8. Hình 1.8: Fontange và Capotain 11 9. Hình 1.9: Giày Rococo thế kỷ 18 12 10. Hình 1.10: Giày cao gót thời vua Louis 12 11. Hình 1.11: Giày những năm 1920 13 12. Hình 1.12: Nhà thiết kế Miuccia Prada 14 13. Hình 1.13: Nhà thiết kế Christian Louboutin 14 14. Hình 1.14: Nhà thiết kế Jimmy Choo 15 15. Hình 1.15: Túi xách Birkin phiên bản da cá sấu sông Nile bạch tạng 16 16. Hình 1.16: Giày và Túi Louis Vuitton 17 17. Hình 1.17: Túi xách Coach 17 18. Hình 2.1: Một số phác thảo mẫu túi xách 28 19. Hình 2.2: Túi xách dạng 1 29 20. Hình 2.3: Túi xách dạng 2 30 21. Hình 2.4: Túi xách dạng 3 32 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 74 BM31/QT02/NCKH&HTQT 22. Hình 2.5: Túi xách dạng 4 36 23. Hình 3.1: Cấu tạo giày 40 24. Hình 3.2: Một số mẫu giày nữ 42 25. Hình 3.3: Một số mẫu giày nam 43 26. Hình 3.4: Một số phác thảo mẫu giày 44 27. Hình 4.1: Cấu tạo của nón 48 28. Hình 4.2: Một số mẫu nón thường gặp 50 29. Hình 4.3: Nón chóp tròn 51 30. Hình 4.4: Nón chuông 53 31. Hình 4.5: Nón nữ tám múi 55 32. Hình 4.6: Nón lưỡi trai 8 múi 56 33. Hình 5.1: Trang sức cao cấp 63 34. Hình 5.2: Trang sức thời trang (hanmade) 64 35. Hình 5.3: Dụng cụ cơ bản làm trang sức 65 36. Hình 5.4: Hoàn thành bông tai, cột chúng vào móc đeo tai 66 37. Hình 5.5: Cách làm bông tai handmade 67 38. Hình 5.6: Cách làm bông tai handmade 68 39. Hình 5.7: Cách làm dây đeo cổ handmade 69 40. Hình 5.8: Cách làm vòng tay handmade 70 41. Hình 5.9: Cách làm nhẫn handmade 71 KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 75
File đính kèm:
- giao_trinh_may_thoi_trang_thiet_ke_phu_kien_thoi_trang.pdf