Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục

NGUỒN GỐC CỦA TRANG PHỤC

- Mặc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sông loài người , nhu cầu này ngày càng được đòi hỏi ở mức cao hơn, bởi 1 lẽ đơn giản là nó không chỉ che chắn mà còn làm đẹp cho con người, người ta thường nói : “người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài”

 Cau già khéo bổ thì non

 Nạ dòng trang điểm lại giòn như xưa

Thậm chí hiệu quả đạt được còn bất ngờ hơn

 Gà già kheó ướp thì tơ

 Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng

Để thỏa mãn hai mặt của nhu cầu ấy, con người đã mang, khoác trên cơ thể mình vô số những vật dụng gọi là trang phục

 Quần áo xuất hiện từ thời xa xưa, khi nền văn minh nhân loại còn ở mức sơ khai nhất. xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, chống lại tác động của thiên nhiên, người xưa thu kiếm những mảnh để che cơ thể. Những kiểu trang phục ban đầu là những mảnh vải che vai, che ngực.sau này phát triển thành các kiểu áo, những mảnh vải che mông, che đùi.sau này thành các kiểu váy và quần. Vật liệu dùng để che cơ thể ở những vùng giàu thực vật là vỏ, lá, sợi cây; Ở các vùng nghèo thực vật là : lông chim, da thú, da cá.

 Ban đầu động lực phát triển quần áo là điều kiện tự nhiên. Bằng chứng là quần áo phát triển nhanh ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt ( thường là các xứ lạnh ) và phát triển chậm ở các vùng có khí hậu ôn hòa

 Về sau khi kỹ thuật , văn hóa, xã hội phát triển đến trình độ nhất định , bên cạnh chức năng bảo vệ cơ thể, trang phục còn mang ý nghĩa xã hội, tâm lý và thẩm mỹ. Trang phục trở thành đối tượng của nghệ thuật, phản ánh đặc tính dân tộc

 

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 1

Trang 1

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 2

Trang 2

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 3

Trang 3

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 4

Trang 4

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 5

Trang 5

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 6

Trang 6

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 7

Trang 7

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 8

Trang 8

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 9

Trang 9

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 54 trang baonam 6760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục

Giáo trình May thời trang - Mỹ thuật trang phục
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: MỸ THUẬT TRANG PHỤC
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày.tháng.năm ......... ........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
 Trang phục là một trong những như cầu tất yếu của con người. Trang phục giúp cho con người hoà hợp với môi trường tự nhiên. Trang phục tô điểm cho người mặc, làm đẹp thêm cuộc sống. Vì thế ngành công nghiệp Thời trang - ngành sản xuất ra những sản phẩm mặc và làm đẹp cho con người - đang ngày một phát triển.
 Ở Việt Nam, ngành công nghiệp Dệt - May - Thời trang thu hút ngày càng nhiều lao động. Nhu cầu học nghề may và thiết kế thời trang đang cuốn hút nhiều bạn trẻ. 
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài liệu học tập và giảng dạy của ngành may mặc và thời trang, chúng tôi đã biên soạn giáo trình mỹ thuật trang phục
 Giáo trình MỸ THUẬT TRANG PHỤC trình bày những kiến thức cơ bản về lịch sử thời trang và nghệ thuật tạo hình cho trang phục 
 Đây là một giáo trình có chất lượng và giá trị, về mặt kiến thức giúp cho sinh viên học sinh làm chủ ý tưởng, kỹ thuật tạo mẫu thiết kế trang phục, tính tương tác với các công đoạn sản xuất (Quy trình công nghệ) sự nhạy bén với cái mới (tính thời đại), phong cách riêng biệt trong tư duy sáng tạo nghệ thuật.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Khoa Cơ Khí đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tôi hoàn thành công tác biên soạn giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, mặc dù đã cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn
 Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2015
 Tham gia biên soạn
 1. Trần Thị Hằng - Chủ biên
 2. Trần Thị Thúy
MỤC LỤC
 	TRANG
Lời giới thiệu	 
Phần 1: Lịch sử thời trang 	 3
 Chương 1: Khái quát về trang phục	 3
 Chương 2: Khảo lược về trang phục Phương Tây qua các thời đại 7
 Chương 3: Trang phục Việt Nam 10
 Chương 4: Thời trang và mốt 16
Phần 2: Nghệ thuật tạo hình cho trang phục 26
Chương 1: Màu sắc 26
Chương 2: hình dáng, họa tiết, chất liệu 40
Chương 3: Bố cục trang phục 44 
MÔN HỌC : MỸ THUẬT TRANG PHỤC
Mã số của môn học: MH11
Thời gian môn học: 30h (Lý thuyết: 10 h ; Thực hành: 20 h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:
Mỹ thuật trang phục là môn học nằm trong nhóm các môn học bắt buộc, chuyên ngành May & Thiết kế thời trang, môn học mang tính tích hợp giữa ngành Mỹ thuật cơ bản (cơ sở tạo hình) và chuyên ngành Đồ hoạ – Thời trang (đồ hoạ trang phục). 
Môn học được bố trí học ngay đầu năm học và học song song với các môn học cơ sở khác của chuyên ngành May & Thời trang.
2. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
Trình bày lịch sử phát triển trang phục Việt Nam và Thế giới, các kiến thức cơ bản về cơ sở tạo hình trang phục.
Biết được khái niệm, tính chất cơ bản về màu sắc trong lĩnh vực thiết kế thời trang.
Biết được khái niệm về mốt và xu hướng phát triển của mốt.
Trình bày nghệ thuật tạo hình trên trang phục và cách xây dụng bố cục trang phục.
Sử dụng có kỹ thuật, thủ pháp các chất liệu như: Chì, than, phấn màu, màu bột, màu nước...
Sử dụng, phối hợp màu sắc, xây dựng bản vẽ thiết kế trang phục đạt hiệu quả thẩm mỹ
Làm chủ ý tưởng, kỹ thuật tạo mẫu thiết kế trang phục, tính tương tác với các công đoạn sản xuất (Quy trình công nghệ) sự nhạy bén với cái mới (tính thời đại), phong cách riêng biệt trong tư duy sáng tạo nghệ thuật.
3.NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC: 
Số
TT
Tên chương mục
Thời gian(giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, bài tập
1
Chương 1: Lịch sử thời trang
15
5
10
2
Chương 2: Nghệ thuật tạo hình cho trang phục
10
5
5
3
Kiểm tra 
5
Cộng
30
10
20
PHẦN I: LỊCH SỬ THỜI TRANG
Số tiết học:Thời gian: h (LT: 15 h ; TH:5 h )
Mục tiêu học tập:
Sau khi học xong bài này,sinh viên có khả năng:
Trình bày kiến thức về trang phục, lịch sử phát triển trang phục.
Hiểu biết về mốt và xu hướng phát triển của mốt.
NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRANG PHỤC
1. NGUỒN GỐC CỦA TRANG PHỤC 
- Mặc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sông loài người , nhu cầu này ngày càng được đòi hỏi ở mức cao hơn, bởi 1 lẽ đơn giản là nó không chỉ che chắn mà còn làm đẹp cho con người, người ta thường nói : “người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài”
 Cau già khéo bổ thì non
 Nạ dòng trang điểm lại giòn như xưa
Thậm chí hiệu quả đạt được còn bất ngờ hơn
 Gà già kheó ướp thì tơ
 Nạ dòng trang điểm, gái tơ mất chồng
Để thỏa mãn hai mặt của nhu cầu ấy, con người đã mang, khoác trên cơ thể mìn ... ào đã trình bày ờ trên. Song ý tưởng đó vẫn phải bảo đảm cân bằng thị giác trong bố cục. 
2.1.3.3.Tuyến vận động chính của bố cục
 Ðể thể hiện nội dung của bố cục, cần phải xác định rõ tính chất chủ đạo của bố cục. Cẩn phải Xem Xét bố cục ta thiết kế thuộc dạng bền vững hay không bền vững. Nếu không bền vững thì hướng vận động của bố cục là Sang ngang, lên trên hay Xuống duới. Mọi yếu tố thành phần thuộc hệ thống bố Cục cẩn phải tuân theo định hướng đó. 
 Hai trục tung và trục hoành bao giờ cũng là hai trục chuẩn để Xây dụng hướng bố cục. Một cách khái quát, nếu bố cục có chiều cao càng lớn, nó sẽ càng có tính hoạt động lên phía trên. Nếu chiều cao bố cục càng thấp, bố cục có hướng hoạt động theo hướng nằm ngang. 
 Một bố cục bền vững thường là bố cục cân đối . Nhưng một bố cục cân đối chưa chắc đã là bố cục bền vững  
2.3.3.4.Trọng tấm bố cục 
 Tính toàn vẹn của bố cục có thể đạt được nhờ sự cân đối giữa phần chính và phần phụ. Không có phần phụ thì không có phần chính. Nhờ sự tồn tại của các thành phần phụ, bộ phận chính càng nổi bật lên. Nhiệm vụ của các thành phần phụ là, hoặc phụ hoạ cho phần chinh, hoặc tạo sự tương phản làm tôn thêm phần chính. 
 Phần chính của bố cục thường có trọng tâm. Trọng tâm là điểm nhấn nhằm gây sự chú ý. Trên một bộ trang phục, trọng tâm bố cục thường là chi tiết trang trí hoặc hình nổi bật. 
 Bạn có thể ấn định trọng tâm của bố cục ở vị trí thích hợp nhằm thu hút thị giác. Chẳng hạn, nếu bạn có đôi chân thẳng và đẹp, bạn có thể mặc váy ngắn tới vũ hội và đi đôi giày màu kết hoa rực rỡ. Nếu có eo người đẹp, bạn hãy chú ý đến thắt lưng. Nếu cái đẹp ở chính tâm hồn bạn, toát lên từ nét mặt bạn, thì trọng tâm bố cục nên là phần cổ áo. Một chiệc nơ hay bông hoa cài ve cổ, một dây chuyền ấn tượng... sẽ hướng thị giác người khác về phía khuôn mặt. 
2.3.2.- CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG BỐ CỤC TRANG PHỤC 
Đường, nét, mảng màu, chất liệu vải... là những nguyên liệu để sáng tác mốt thời trang. Nhưng muốn tạo nên một bố cục thì phải gia công các nguyên liệu ấy Sao cho chúng kết hợp với nhau hài hoà, hợp lý. Ðó chính là các thủ pháp xây dựng bố cục. Trong mỗi mẫu trang phục, các yếu tố mỹ thuật liên kết chặt chẽ với nhau theo các quan hệ : tỷ lệ, đối lập (hoặc đồng điệu) và quan hệ nhịp điệu. Thực hành thủ pháp bố cục chính là vận dụng một trong các quan hệ hoặc xử lý cùng lúc tất cả các các mối quan hệ tạo hình như Sau : 
2.3.2.1.Quan hệ tỷ lệ 
 Tất cả mọi yếu tố, mọi thành phần tham gia cấu thành nên bộ trang phục đều có liên quan mật thiết với nhau trong mối quan hệ cân xứng về tỷ lệ. 
 Quan hệ tỷ lệ trong thiết kế mỹ thuật quần áo là kết quả So sánh giữa hai giá trị cùng tính chất như độ dài, diện tích bề mặt, thể tích. Cụ thể là : 
Số đo độ dài trong quần áo thường là : hạ eo, dài áo, dài tay, dài quần, vòng ngực, vòng bụng, vòng hông. 
Số đo diện tích : diện tich các mảnh thân trước, thân Sau, diện tich các mảng ngực và bụng trên cùng một thân áo... 
Số đo thể tich : thể tich ống tay áo, thể tích thân áo, thể tich phần áo, thể tich phần quây dưới của vây áo
Mọi quan hệ tỷ lệ có thể quy về một trong những tỷ lệ Sau : 
Tỷ lệ thường gặp 
Tỷ lệ đặc biệt. 
Tý lệ vàng. 
a) Các tỷ lệ thường gặp 
Các tỷ lệ hay gặp trên các mẫu trang phục thường là 1 :2, 1 :3, 1 : 4, 1 : 5.... Ví dụ, tỷ lệ 1 :2 thể hiện độ dài của áo vét trong bộ comle bằng 1/2 độ dài tổng thể của cả bộ khi khoác lên người. Tỷ lệ 2/3 của độ dài tay áo so với độ dài của cánh tay. Tỷ lệ 7/ 8 của áo so với độ dài của tổng thể bộ trang phục. Tỷ lệ l/8 của phần trên so với chiểu dài tổng thể của đầm dạ hội . Các tỷ lệ 7/8 và l/8 gây sự chú ý vì nó chia toàn bộ quần áo thành hai phần lớn và nhỏ rõ ràng.
b)Các tỷ lệ đặc biệt 
Một Số quan hệ tý lệ đặc biệt có thể gặp trong thiết kế quần áo : 1 : √2 là tỷ lệ giữa cạnh hình vuông với đường chéo hình vuông 
 Tỷ lệ l : √3 là tỷ lệ giữa 1/2 cạnh của tam giác đều với đường cao của tam giác đó 
Tỷ lệ vàng (Golden Mean) 
Gọi là tỷ lệ vàng Vì đây là một tỷ lệ rất ít gặp, quý và hiếm. Tỷ lệ này các hoạ sĩ và các nhà điêu khắc đã tìm ra ngay từ thời Hy Lạp Cố đại. Cho đến nay, tỷ lệ vàng là sự cân xứng được chấp nhận như một sụ hoàn hảo trong thiết kế quần áo và các trang phục khác. Bản chất của quan hệ tỷ lệ vàng này như sau : Trên đoạn thắng a giới hạn bởi A, B. Tìm điểm chia C chia a thành hai phần không đều nhau. Đoạn lớn hơn (AB) gọi là a. Đoạn nhỏ hon (CB) gọi là c. Nếu AB, BC, AC đạt quan hệ a/b = b/c (tỷ lệ giữa tổng độ dài trên đoạn lớn hơn bảng tỷ lệ giữa đoạn dài hơn trên đoạn nhỏ hơn) thì điểm C là điểm chia vàng và tỷ lệ trên là tỷ lệ đẹp. Tương đương với tỷ lệ vàng là các quan hệ tỷ lệ 3 : 5 : 8 ; và 5 : 8 : 3 hoặc 8:13: 21 v.v. được áp dụng rộng rãi trong thiết kế quần áo 
Vì quan hệ tỷ lệ giúp cho việc sắp đặt các yếu tố mỹ thuật một cách nhịp nhàng, toàn diện, điều hoà khiến cho không có chỗ nào trong hệ thống là quá đáng, là thừa, là đuối, là gò ép hoặc gượng gạo. Chính vì thế quan hệ tỷ lệ được dùng rất phố biến trong thiết kế mẫu trang phục. Bằng cách thay đổi mức lớn nhỏ giữa các hình, tỷ lệ màu sắc, chất liệu may...Có thể tạo ra nhiều mẫu khác nhau của cùng một kiểu 
2.3.2.2.Quan hệ đối lập 
 So sánh các bộ phận quần áo theo từng yếu tố mỹ thuật ( hình dáng, thể tích, khối lượng, kích thước, màu sắc, đường nét, v.v...) ta thấy chúng hoặc tương tự như nhau (tương đồng), hoặc khác nhau ( biến điệu), hoặc trái ngược nhau hoàn toàn (tương phản hay còn gọi là đối lập). Váy áo phụ nữ Tây Ban Nha thế kỷ XVIII (h.6.6b) thể hiện sự đối lập giữa thể tích rất lớn của phần lồng váy với phần eo rất nhỏ
 Phân tích các mối quan hệ đối lập cho thấy đối lập là trường hợp tương phản mạnh. Tương đồng là khi đối lập ít. Nói cách khác giữa tương đồng và đối lập có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tương đồng làm cơ Sở để tiến tới quan hệ đối lập. Biến điệu đóng vai tro trung gian, nó có thể làm giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh thêm quan hệ đối lập. 
 Trong lĩnh vực thời trang ta thường gặp các cặp đối lập
- Ðối lập về đường nét : cong -thẳng ; lượn `- gãy. 
- Đối lập về hình khối : tròn ~ vuông ; chữ nhật -tam giác. 
- Ðối lập về màu sắc : đậm - nhạt ; đen -trắng ; nóng -lạnh) 
- Các đối lập khác : Chi tiết- Sơ lược ; nhỏ - to ; nhiều - ít. 
 Quan hệ đối lập không mâu thuẫn với quan hệ tỷ lệ mà ngược lại còn khiê'n cho sự cân bằng thị giác không bị đơn điệu. Đối lập (mà trong không ít những trường hợp còn là đối chọi) luôn thu hút thị giác mạnh. Đối lập làm cho trọng tâm được nêu bật, khiến cho chính phụ rõ ràng. làm cho bố cục hài hoà mà khoẻ khoắn. Do vậy, quan hệ đối lập được Sử dụng phổ biến trong thiết kế thời trang 
2.3.2.3.Quan hệ nhịp điệu 
 Nhịp điệu là sự biến đổi tuần hoàn, Sự lập lại có quy luật của Các yếu tố mỹ thuật. Nhờ sự biến đổi tuần hoàn có quy luật đó, màu thiết kế toát lên hướng vận động của toàn hệ thống, tạo ra các cảm xúc thị giác khác nhau. Mặt khác tính nhịp điệu làm cho các yếu tố tạo hình gắn bó mật thiết với nhau, toàn hệ thống hoà quyện vào nhau một cách linh hoạt. 
 Khi sử dụng tính nhịp điệu nên tránh sự phức tạp hoá, cũng không nên rơi vào sự đơn điệu, làm cho sản phẩm trở lên tầm thường, mờ nhạt, không đủ gây ấn tượng
 Một số cách thể hiện nhịp điệu : 
Sự sắp xếp các hình bằng nhau nhưng thay đổi khoảng cách giữa chúng
Thay đổi diện tích hình trang trí khi khoảng cách không thay đổi 
Không thay đổi hình, không thay đổi khoảng cách nhưng thay đổi cách sắp đặt 
Vừa thay đổi hình, vừa thay đổi khoảng cách, vừa thay đổi cách sắp đặt 
Nhắc lại những hoạ tiết, chi tiết trang trí. 
Xen kẽ các hoạ tiết khác nhau sau một chu kỳ nhất dịnh. 
Xoay chiều các hoạ tiê't trang trí, lúc ở thế thuận khi ở thế nghịch. 
Sắp đặt nhiều tâng, nhiều hàng.  
 Ứng dụng vào mỹ thuật trang phục, tính nhịp điệu thể hiện ở nhiều yếu tố khác nhau : Váy nhiều tầng. Sự lặp lại các đường đăng ten trên váy. Sự bố trí cân xứng các cúc áo. Các đường cong ở túi áo, cổ áo, mũ theo quy luật ngày một to ra, rộng hơn. 
 Chú ý : Trong quá trình gia công bố cục tránh rơi vào một trong các trường hợp sau : 
Không dứt khoát, rõ ràng. 
Tũn mủn, vụn vặt. 
Đều đều, đơn điệu. 
Tránh gò ép, chắp vá. 
2.3.3 - QUAN HỆ GIỮA BỐ CỤC TRANG PHỤC VỚI ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ NGƯỜI MẶC 
 Nếu là người lùn, không nên chọn bố cục bền vững. Nếu người cao lênh khênh nên chọn bố cục có hướng vận động đi xuống. Nếu là người quá béo, mập nên tránh những bố cục có hướng vận động sang ngang. 
 Bây giờ bạn đã có thể tự lý gìải được tại sao người béo luôn mặc áo kẻ sọc đứng, còn người gầy hợp với loại vải kẻ sọc ngang
 Mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sính lý riêng, do đó tạo mẫu thời trang theo lứa tuổi cần lưu ý đặt trọng tâm bố cục trang phục cho thích hợp. Ví dụ, trọng tâm bố cục trang phục cho trẻ Sơ sinh cần tập trung vào đôi bàn tay, bàn chân của bé. Quần áo thiết kế cho trẻ 3 đến 5 tuổi cần bố cục hướng về đầu và khuôn mặt vì ở lứa tuổi này khuôn mặt trẻ em đầy vẻ ngây thơ ngộ nghĩnh. Quần áo sáng tác cho thiếu nữ tuổi mười tám, đôi mươi nên đặt trọng tâm chú ý của bố cục vào vòng ngực, bờ vai. Tạo mẫu trang phục cho các mẹ, các bà tập trung chú ý vào kiểu tóc, đồ trang sức nhằm thu hút thị giác về phía gương mặt, cửa số tâm hổn toát lên chiều sâu tư duy mà qua năm tháng người phụ nữ tích luỹ được. 
2.3.4- PHONG CÁCH THỜI TRANG 
Sau khi gia công xong bố cục, ta đã có mẫu trang phục tương đối hoàn chỉnh. Lúc này cần chuyển sang bước công việc cuối cũng : kiểm tra cảm xúc chủ đạo, tính thần chính toát lên từ mẫu thiết kế. Ðó chính là phong cách. Các nhà nghiên cứu đã phân loại các nhà thiết kế cũng như các mẩu sáng tác của họ có thể thuộc một trong các trường phái phong cách Sau đây 
2.3.4.1.Phong cách cổ đỉên 
 Kiểu cổ điển không bao giờ loè loẹt hay thái quá. Tất cả được xây dựng sao cho hợp lý và phù hợp với mục đích sử dụng của bộ trang phục. Kiểu cổ điển tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể. Tỷ lệ của bộ quẩn áo phong cách cổ diển phải phù hợp với tỷ lệ tự nhiên của cơ thể. Các đường kết cấu phải phù hợp với cấu trúc tự nhiên của cơ thể người mặc. Ví dụ : Ðường eo của quần áo trùng với đường eo của cơ thể. Ðường tra tay của áo trùng với đường vòng nách của cơ thể. Ðường chân cổ trùng với đường tra cổ áo vào thân áo... Một số bộ trang phục phong cách cổ điển : Bộ đồ gồm Váy hình thang kèm với sơ mi truyền thống, tay dài có măng sét. Một áo vetton có cổ và ve mở dãi, tay 2 mang. Thân sau 2 mảnh tạo sống lưng và ôm sát với cơ thể người. Một vài kiểu áo mãng tô ôm sát eo, thân dưới xoè như váy là những mẫu đặc trưng của phong cách cổ điển. 
 Hình thức của các kiểu cổ điển rất phù hợp với ý nghĩa sử dụng quần áo. Trang phục cổ điển luôn toát lẻn vẻ giản dị, nghiêm túc, lịch sự. 
 Các kiểu cổ điển đã được thời gian thử thách. Kiểu cổ điển thích hợp với hầu hết các loại hình dáng và dường như không bao giờ bị lỗi mốt theo thời gian. Một trong những nhà thiết kế nổi danh về thiết kế mẫu trang phục phong cách cổ điển đó là Chanel. 
 Vải (chất liệu) phù hợp với phong cách cổ điển, đó là lanh, da, nhung và nhung kẻ. 
2.3.4.2.Phong cách thể thao 
 Các kiểu phong cách thể thao xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Nhưng phải đến những năm 40 của thế kỷ này, kiểu thể thao mới trở thành một trong những phong Cách chính thức của thời trang và phát triển mạnh cho đến ngày nay. Đặc điểm của các mẫu thời trang phong cách này là khoẻ khoắn, thoải mái trong Sử dụng. Ðể tạo phong cách thể thao, các kiểu thời trang được thiết kế rộng rãi, tạo sự thuận tiện cho hoạt động ; không Công kênh, không nhiều tầng, nhiều lớp mà gọn gàng, khoẻ khoắn. 
 Trên trang phục thuộc phong cách thể thao thường xuất hiện các đường, nét thẳng, chia cắt bộ trang phục thành nhiều mảng. Các đường kết cấu không nhất thiết phải tuân theo cấu trúc cơ thể người. Áo được trang trí bằng những khoá kéo hoặc dây to bản. Quần được thiết kế Sao cho ôm sát đùi. Váy thường rất ngắn và có nhiều nếp gấp. Dáng hình, các tỷ lệ của bộ quẩn áo có thể biến tấu nhiều nhưng toát lên một cảm xúc khoẻ mạnh, linh hoạt cho người mặc. 
 Toàn bộ trang phục toát tên vẻ đẹp của sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khoẻ khoắn, công nghiệp. Kiểu thể dục thể thao cũng xuất hiện nhiều trong trang phục trẻ em. Các bé trai mặc các kiểu budông gọn nhẹ, quần ngắn đến gối. Các bé gái mặc váy ngắn gọn, nhẹ, thường xuyên mặc áo cộc với váy nhiều nếp gấp rất xinh xắn và hoạt bát, Sinh động. 
2.3.4.3.Phong cách lãng mạn 
Phong cách lãng mạn thường gặp trong trang phục nữ nhưng không thể nói kiểu thời trang này không ảnh hưởng tới thời trang nam giới hay thời trang trẻ em. Ðặc tính của phong cách này là cách thiết kế dù đơn giản hoặc cầu kỳ nhưng nó phải thể hiện cái đẹp bên trong, cái đẹp ẩn hiện của người mặc. Kiểu phong cách lãng mạn có đặc tính gợi cảm, thường xuất hiện nhiều trong các mẫu thời trang của phái nữ, đặc biệt trong trang phục dạ hội. Những mẫu thuộc trường phái này thường được thiết kế khoét bổ Sâu, để lộ nhiều phần của cơ thể. Kiểu lãng mạn cho cảm xúc nhẹ nhàng, quyến rũ, quý phái, kiêu Sa. 
2.3.4.4. Phong cách dân gian 
Phần đông chúng ta bị lôi cuốn bởi cách trang phục của người khác, dân tộc khác, thời đại khác. Chúng ta có thể bị hấp dẩn bởi áo tứ thân, yếm đào của các cô thôn nữ Việt Nam xưa, áo xẻ cao của người Trung Quốc (bộ Sườn xám) hoặc trang phục cưỡi ngựa của người Anh thể kỷ 19 ; những chiếc mũ cầu kỳ trau chuốt tỷ mỉ của những người đàn bà xứ Papua (New Guinea) hay những chiếc khố da của người thổ dân úc, áo kimônô của người Nhật...Nhiều trang phục dân tộc vẫn còn được ưa chuộng cho đến ngày nay. Từ những tranh ảnh, Sách vở, phim ảnh, hiện vật bày trong các Viện bảo tàng địa phương đã khơi gợi ý tưởng thiết kế mới cho các nhà thiết kế. Các mẫu thiết kế kiểu dân gian được sáng tạo trên cơ sở khai thác các nét đẹp của trang phục truyền thống các dân tộc ; mang sắc thái của trang phục truyền thống các dân tộc. Chúng thường được làm từ các chất liệu không phải từ sản xuất công nghiệp mà là từ các phương thức sản xuất đặc trưng của địa phưong. Ví dụ : thổ cẩm Việt Nam, lụa tơ tằm Trung Quốc, lanh Thái Lan... Có thể tạo ra kiểu dân gian bằng cách kết hợp các yếu tố mỹ thuật như sử dụng cấu trúc trang trí và loại vật liệu mang sắc thái từ các hoạ tiết, màu sắc, các kiểu trang trí của các dân tộc vào trang phục hiện đại. Trong các mẫu thiết kế kiểu dân gian, vải Sợi, kỹ thuật dệt, in, thêu màu sắc và cách trang trí thường được chú trọng hơn các yếu tố mỹ thuật trang phục khác. 
Phong cách dân gian đem lại cảm xúc dung dị cho bộ trang phục.. 
2.3.4.5.Phong cách viễn tưởng 
Là những loại quần áo lạ thường, từ hình dáng cho đến các chi tiết trang trí đều rất độc đáo. Bố cục khác lạ nhằm tạo ấn tượng và cảm xúc thẩm mỹ mạnh. thông thường những mẫu này được sáng tác dựa trên trí tưởng tượng của nhà thiết kế. Cần lưu ý rằng, trên một bộ trang phục có thể kết hợp nhiều phong cách với nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình mỹ thuật trang phục của Thạc Sĩ Trần Thủy Bình NXB HÀ NỘI
2.Màu sắc và phương pháp vẽ màu của.Nguyễn Duy Lâm - Đặng Thị Bích Ngân, NXB văn hóa thông tin, HÀ NỘI-2004
3.Mỹ thuật và phương pháp dạy học của Trịnh Thiệp- Ưng Thị châu NXB GD – 1998

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_may_thoi_trang_my_thuat_trang_phuc.doc