Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản

- Bút chì: Nên dùng loại bút chì gỗ, ruột mềm 2B, 3B, 4B, lõi to vì dễ vẽ, dễ tẩy.

Mỗi loại bút chì có tính chất khác nhau, khi sử dụng lâu bạn sẽ hiểu tính chất

của chúng; theo kinh nghiệm cá nhân, đối với các bạn mới học, nên xài loại

KOH để dễ tẩy và không bị “lì” khi vẽ bài.

- Không nên dùng bút chì kim, ngay cả bút chì khi sử dụng cũng phải gọt bằng

dao, không nên sử dụng đồ chuốt.

H là viết tắt của Hard (cứng),

B viết tắt cho từ Black,

F là Fine có thể gọt rất nhọn mà không làm gãy

đầu chì (loại bút này rất hiếm gặp).

Cho nên phần lớn những cây bút chì thông dụng

thường ở mức HB (hard = black) – nghĩa là trung

bình về độ cứng và màu đen, không quá

cứng và cũng không quá đậm.

Trong vẽ mỹ thuật thường dùng chì B còn trong

kiến trúc hoặc nghệ thuật viết chữ thì chì H được

ưa chuộng.

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 1

Trang 1

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 2

Trang 2

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 3

Trang 3

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 4

Trang 4

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 5

Trang 5

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 6

Trang 6

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 7

Trang 7

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 8

Trang 8

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 9

Trang 9

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang baonam 6980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản

Giáo trình May thời trang - Hình họa cơ bản
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔ ĐUN: HÌNH HỌA CƠ BẢN 
 NGÀNH: MAY THỜI TRANG 
 TRÌNH ĐỘ: Trung cấp 
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT 
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường 
 Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
  
 GIÁO TRÌNH 
 MÔ ĐUN: HÌNH HỌA CƠ BẢN 
 NGÀNH: MAY THỜI TRANG 
 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Lê Huỳnh Như Ý 
 Học vị: Cử nhân 
 Đơn vị: Khoa May - TKTT 
 Email: lhnhuy81@gmail.com 
TRƯỞNG KHOA CHỦ NHIỆM 
 ĐỀ TÀI 
 HIỆU TRƯỞNG 
 DUYỆT 
 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
 Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
 Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 LỜI GIỚI THIỆU 
 Hình họa là một môn học cơ bản không thể thiếu trong quá trình hình thành kỹ 
năng, nhận thức về nghệ thuật hội họa của mỗi người. Bộ môn hình họa rất quan trọng 
đối với người làm nghệ thuật, đặc biệt là đối với sinh viên mỹ thuật và các ngành liên 
quan. 
 Giáo trình HÌNH HỌA CƠ BẢN cung cấp cho sinh viên những kiến thức về 
cách nhìn, cách vẽ có căn cứ khoa học và có phương pháp để dần hướng tới phối hợp 
một cách thống nhất nhịp nhàng giữa con mắt và bàn tay, nhằm diễn tả được đối tượng 
lên mặt giấy một cách chân thực và đạt giá trị thẩm mỹ. 
 Với 2 chương Lý thuyết chung về hình họa và Khối cơ bản - Thực hành vẽ khối 
cơ bản, giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng dạy, học 
tập cho sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và có giá trị tham khảo cho học viên các 
ngành mỹ thuật có liên quan cũng như cho các bạn bước đầu học vẽ. 
 Quá trình biên soạn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô, quý đồng 
nghiệp đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn. 
 Tp.HCM, ngày tháng năm 2020 
 Chủ biên 
 Lê Huỳnh Như Ý 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 1 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÌNH HỌA .............................................. 4 
 1.1 Lý thuyết chung về hình họa .............................................................................. 4 
 1.2 Phương pháp vẽ hình họa ................................................................................... 8 
CHƯƠNG 2: KHỐI CƠ BẢN VÀ THỰC HÀNH VẼ KHỐI CƠ BẢN ................ 16 
 2.1 Vẽ khối vuông ...................................................................................................... 17 
 2.2 Vẽ khối tam giác ................................................................................................... 21 
 2.3 Vẽ khối trụ ............................................................................................................ 25 
 2.4 Vẽ khối chóp ......................................................................................................... 29 
 2.5 Vẽ khối cầu ........................................................................................................... 32 
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VẼ KHỐI CƠ BẢN TRONG ....................................... 38 
THIẾT KẾ TRANG PHỤC ........................................................................................ 38 
 3.1 Mô tả nếp xếp vải ................................................................................................. 38 
 3.2 Mô tả sáng tối trên trang phục .............................................................................. 41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 44 
PHỤ LỤC HÌNH .......................................................................................................... 45 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 2 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
 Tên mô đun: HÌNH HỌA CƠ BẢN 
 Mã mô đun: MĐ2106248 
 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun 
 - Vị trí: Mô đun nghề bổ sung, bố trí ở HK1(THCS) 
 - Tính chất: Mô đun bắt buộc 
 - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun giúp sinh viên nhận định những kiến 
thức cơ bản về hình, nét và đậm nhạt trong không gian, hiểu được vẻ đẹp của hình 
khối, đường nét, đậm nhạt trong tự nhiên và liên hệ được trong thiết kế trang phục 
đồng thời giúp phát triển khả năng quan sát, nhận xét, phân tích và kỹ thuật thể hiện, 
nghiên cứu mẫu thật; giúp người học rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị hiếu 
thẩm mỹ. 
 Mục tiêu của mô đun 
 - Về kiến thức: 
 + Nhận định những kiến thức cơ bản về nét, hình, đậm nhạt trong không gian. 
 Phân tích được đặc điểm, hình dáng các ...  thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Bước 4: 
 Hình 2.21 Hoàn thiện khối trụ 
 - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá 
sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời 
tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. 
 - Cần nheo mắt so sánh độ sáng-trong sáng và độ tối-trong tối. Độ sáng-tối của 
vật phải rõ ràng hơn độ sáng-tối của phần nền. 
2.4 Vẽ khối chóp 
2.4.1 Phân tích mẫu 
 Hình 2.22 Khối chóp 
 Khối chóp nón hay còn có tên gọi là khối tròn xoay là một hình khối thu được 
bằng cách quay một đường cong phẳng xung quanh một đường thẳng (trục quay) nằm 
trên cùng mặt phẳng. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 29 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
2.4.2 Phương pháp thực hiện. 
 Hình 2.23 Các bước vẽ khối chóp 
Bước 1: 
 Hình 2.24 Vẽ khung hình khối chóp 
 - Cách dựng hình khối chóp nón gần giống khối tam giác, đầu tiên ta quan sát 
mẫu so sánh tỉ lệ của chiều cao với chiều ngang, từ đấy chấm ra 4 điểm dựa trên tỉ lệ 
mà ta vừa so sánh, vẽ phác cạnh bên của khối chóp. Cần kiểm tra độ xiên của cạnh để 
đảm bảo khối chóp gần giống mẫu nhất. 
 - Do đang vẽ vật mẫu có tính chất đối xứng nên ta phải lưu ý vẽ trục dọc của 
khối trụ vào, trục dọc là trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất & chia khối chóp ra 
làm hai phần bằng nhau. 
 - Sau đó ta lấy chiều sâu của mặt đỉnh so sánh với chiều ngang của khối trụ, 
phác ra chiều sâu của đáy. Từ đáy ta vẽ hình elip có chiều ngang bằng với chiều ngang 
khối chóp nón, khi vẽ phác lưu ý vẽ cả phần bị khuất của mặt đáy. 
 - Có được các tỉ lệ cần thiết, ta phác ra cấu trúc khối chóp, vẽ cạnh bên & mặt đáy 
 vào, sau đó xác định được bóng đổ của khối 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 30 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 - Phác đường cạnh bàn để phân chia không gian đứng & không gian nằm nhằm 
mục đích vẽ nền sau này. 
 Bước 2: 
 Hình 2.25 Vẽ đậm nhạt cho khối chóp 
 - Khối chóp là sự kết hợp giữa khối tam giác và khối trụ, cần nheo mắt lại để 
phác ra chu vi của các diện sáng - mờ - tối theo vật mẫu. 
 - Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm 
nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). 
 - Đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. 
 Bước 3 
 Hình 2.26 Tăng đậm nhạt cho khối chóp 
 - Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối. 
 - Ở bước này để tạo độ cong cho khối khỏe hơn, nên phân tích & đưa khối về 
dạng vạt mảng, tức là khối tam giác, để đan nét cho đúng chiều của diện. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 31 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 - Khi khối cong đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nếu vẫn còn hơi cứng, ta chuốt 
chì nhọn vừa phải, vờn nhẹ vùng đỉnh khối để giảm bớt độ gắt từ đỉnh khối chuyển dần 
qua diện mờ. 
 - Sử dụng chì nhạt 3B để vờn khối tương tự từ diện mờ qua diện sáng. 
 - Đan nét cho các khối bên tối bằng chì 4B để tránh bị “lì” bài vẽ. 
 - So sánh độ tối của khối và bóng đổ. 
 Bước 4 
 - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá 
sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời 
tách hẳn 
 Hình 2.27 Hoàn thiện khối chóp 
 - Nheo mắt để xác định độ sáng của phần đỉnh và phần chân khối gần nhất phần 
nào sáng hơn. 
 - Độ chênh lệch sáng-tối của phần mẫu gần sẽ rõ ràng hơn ở phần xa. 
2.5 Vẽ khối cầu 
2.5.1 Phân tích mẫu 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 32 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Hình 2.28 Khối cầu 
 - Khối cầu là một trong hai khối quan trọng nhất trong tất cả các khối kỷ hà, 
cùng với khối lục giác, khối cầu là cơ sở tạo hình cho rất nhiều vật thể phức tạp. Hiểu 
rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể sẽ giúp 
học viên dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối tròn sau này 
2.5.2 Phương pháp thực hiện. 
 Hình 2.29 Các bước vẽ khối cầu 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 33 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Bước 1: 
 Hình 2.30 Dựng hình khối cầu 
 - Đầu tiên ta canh bố cục trong tờ giấy vẽ cho cân đối, sau đó dựng khung hình 
vuông ra, trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta dựng trục dọc 
& trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau. 
 - Từ khung hình vuông & trục dọc, trục ngang được xác định đầy đủ, ta vẽ 
đường cong dựa vào cạnh ngoài của từng ô vuông nhỏ. 
 - Sau khi dựng hình xong hình tròn, ta xác định mặt elip với tâm là giao điểm 
của trục dọc & trục ngang để tạo độ sâu, hình thành nên khối cầu. 
 - Lúc dựng hình được khối cầu hoàn chỉnh, tiếp tục ta xác định đường cạnh bàn 
chia không gian ra làm hai phần bao gồm không gian đứng & không gian nằm. 
 Bước 2: 
 - Khi có ánh sáng chiếu vào, dễ dàng nhận thấy khối cầu bị phân chia thành hai 
mảng sáng và tối. Tuy nhiên, khối cầu không có các đường ranh giới rõ ràng, vì thế sự 
chuyển động của bóng cũng đan xen hòa quyện vào nhau. Trong phần sáng có phần 
sáng nhất và sáng trung gian, trong phần tối có phần tối và phần phản quang (trong các 
khối thì phản quang của khối cầu là khó nhất vì nó nằm giữa phần sáng và tối chứ 
không nằm khuất trong phần tối, lại có hình cung tròn) 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 34 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Hình 2.31 Vẽ đậm nhạt khối cầu 
 - Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm 
nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng). 
 - Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật 
thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn. 
 - Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau 
cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra. 
 Bước 3: 
 Hình 2.32 Tăng đậm nhạt khối cầu 
 - Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu "gần rõ - xa mờ" để tăng đậm 
các diện sao cho đúng quy luật viễn cận. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 35 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 - Cần lưu ý độ đậm của khối cầu đi theo đường vòng cung, bản thân độ 
sáng/hoặc tối của đường vòng cung này cũng không đều nhau (mặt trên hứng sáng thì 
sẽ sáng hơn, mặt dưới thường tối hơn) 
 - Điểm đặc biệt của khối cầu là ánh sáng phản quang rất rõ và sáng nên khi vẽ 
cần lưu ý xác định đúng khu vực phản quang này. 
 Bước 4: 
 Hình 2.33 Hoàn thiện khối cầu 
 - Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá 
sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời 
tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến 
mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo 
chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể. 
 - Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm - điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen 
để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi 
sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời. 
 - Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, 
nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu. 
 - Không gian xung quanh khối cầu có thể hoàn toàn sáng hơn hoặc tối hơn để 
nổi bật khối cầu. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 36 
Chương 2: Khối cơ bản và thực hành vẽ khối cơ bản BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 ➢ Bài tập 
 Phân tích và hiểu khối cơ thể người từ đó thể hiện được sáng-tối cho dáng mẫu. 
 Hình 2.34 Cơ thể người quy theo hình khối 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 37 
Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG VẼ KHỐI CƠ BẢN TRONG 
 THIẾT KẾ TRANG PHỤC 
Giới thiệu: 
 Sau khi nghiên cứu các hình khối cơ bản bằng chất liệu chì nhằm trang bị kiến 
thức chuyên sâu về cấu tạo hình khối trong tự nhiên, tác động của ánh sáng và quy luật 
của mắt nhìn để tạo không gian của vật thể trên mặt phẳng, người học bước đầu có thể 
quan sát, phân tích, nắm bắt một cách dễ dàng từ đó liên hệ được sự khái quát các hình 
thể trong tự nhiên dù là người hay vật đều xuất phát từ các hình khối này hoặc biến 
dạng của chúng. 
 Trong quá trình thiết kế và vẽ mẫu trang phục, người học cần nắm vững các 
khối và tác động của nguồn sáng vào khối để thể hiện trang phục được sinh động, rõ 
ràng hơn. 
 Hình 3.1 Một số nếp xếp trên vải 
Mục tiêu: 
 - Nhận thức vị trí quan trọng của ánh sáng thể hiện trên trang phục. 
 - Thực hiện vẽ chì diễn tả hình khối, không gian, nếp gấp trên chi tiết và trang 
 phục thời trang 
Nội dung chính: 
3.1 Mô tả nếp xếp vải 
3.1.1 Phân tích mẫu 
 - Nếp xếp vải có được khi ta phủ vải quanh một diện tích nào đó một cách ngẫu 
nhiên hoặc có chủ dích. Tùy theo bế mặt tiếp xúc nhẵn hay gồ ghề, chất liệu vải mềm 
hay cứng sẽ tạo nên các nếp xếp có hình dạng khác nhau. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 38 
Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 - Trong vẽ thời trang sinh viên sẽ gặp các dạng nếp xếp ngẫu nhiên hoặc được 
cố định tạo chi tiết cho trang phục. Hiểu rõ cấu trúc khối và ánh sáng thì người vẽ sẽ 
mô tả được trang phục một cách chính xác nhất. 
 Hình 3.2 Mẫu nếp xếp vải 
3.1.2 Phương pháp thực hiện 
 Hình 3.3 Các bước thực hiện vẽ nếp xếp vải 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 39 
Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Phương pháp thực hiện vẽ nếp xếp vải cũng gồm các bước như ở phần vẽ khối: 
 Bước 1: Dựng khung hình của mẫu 
 Bước 2: Nheo mắt phân tích nguồn sáng, hướng sáng để xác định bóng của 
mẫu, bóng đổ, phân mảng đậm nhạt. 
 Bước 3: Tăng đậm nhạt cho bài vẽ, cần nheo mắt để xác định nguồn sáng chiếu 
vào, xác định hình của bên tối. 
 Bước 4: Phân tích và tăng đậm chỗ tối nhất, dùng gôm lấy sáng chỗ sáng nhất. 
Cần lưu ý quy luật viễn cận gần rõ xa mờ. 
 ➢ Bài tập mở rộng 
 Em hãy lựa chọn mô tả lại một trong các dạng nếp gấp vải sau. 
 Hình 3.4 Một số nếp xếp vải dạng chóp 
 Hình 3.5 Nếp xếp vải dạng tròn 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 40 
Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 
3.2 Mô tả sáng tối trên trang phục 
3.2.1 Phân tích mẫu 
 - Váy tròn xòe là kiểu váy được phái nữ rất ưa chuộng bởi sự bồng bềnh lãng 
mạn và đậm chất nữ tính. 
 - Do kỹ thuật cắt vải rộng về phía gấu váy nên khi mặc lên người váy sẽ buông 
dài xuống và tạo dáng xòe ra với các nếp gấp đều đặn và liên tiếp. 
 Hình 3.6 Mẫu váy tròn xòe 
3.2.2 Phương pháp thực hiện 
 Bước 1: Dựng khung hình của mẫu. Đối với phần lai váy bước đầu xác định độ 
cong như phần chân hình khối trụ tròn, sau đó mới tạo độ lượn theo mẫu. 
 Bước 2: Nheo mắt phân tích nguồn sáng, hướng sáng để xác định bóng của 
mẫu, bóng đổ, phân mảng đậm nhạt. Ở bước này mẫu có phần phức tạp tạo nhiều nếp 
hình trụ tròn nên cần xác định độ sáng và tối cơ bản trước. 
 Bước 3: Tăng đậm nhạt cho bài vẽ, nheo mắt để xác định nguồn sáng chiếu 
vào, xác định hình của bên tối. 
 - Các dải tối có độ đậm thay đổi khác nhau ở phần trên và dưới. 
 Bước 4: Phân tích và tăng đậm chỗ tối nhất, dùng gôm lấy sáng chỗ sáng nhất. 
Cần lưu ý quy luật viễn cận gần rõ xa mờ, xác định tối-trong tối và sáng-trong sáng. 
 ➢ Bài tập mở rộng 
 1. Em hãy mô tả nếp xếp vải ở tay áo có nếp gấp. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 41 
Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Hình 3.7 Hình tham khảo nếp xếp tay áo 
 2. Em hãy mô tả mẫu nơ trên trang phục. 
 Hình 3.7 Mẫu nếp xếp trên nơ 
 3. Em hãy mô tả mẫu váy có biến kiểu. 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 42 
Chương 3: Ứng dụng về khối cơ bản trong TKTP BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 Hình 3.8 Mẫu váy biến kiểu 
 4. Em hãy mô tả mẫu đầm bí sau. 
 Hình 3.9 Mẫu đầm bí 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 43 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Gia Bảo, Mỹ thuật căn bản và nâng cao; NXB Mỹ thuật, 2007 
[2] Tuấn Nguyên Bình Võ Quốc Thạch Nguyễn Thị Ngọc Bích, Mỹ thuật và phương 
pháp dạy học tập 2, NXB GD, 1998 
[3] Uyên Huy, Phương pháp tư duy & thực hành bố cục mỹ thuật, NXB Mỹ thuật 
2013 
[4] Vương Hoàng Lực, Nguyên lý hội họa đen trắng, NXB Tổng hợp TpHCM, 2006 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 44 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 PHỤ LỤC HÌNH 
 STT Nội dung Trang 
 1. Hình 1.1 Hình họa tĩnh vật (chì) 5 
 2. Hình 1.2 Hình họa đầu tượng (chì) 5 
 3. Hình 1.3 Hình họa chân dung (than) 5 
 4. Hình 1.4 Hình họa màu toàn thân 6 
 5. Hình 1.5 Người Vitruvius (1490) – Leonard da Vinci 6 
 6. Hình 1.6 Giờ học hình họa vẽ người 7 
 7. Hình 1.7 Dụng cụ vẽ 8 
 8. Hình 1.8 Các loại chì vẽ 9 
 9. Hình 1.9 Độ đậm nhạt của chì vẽ 9 
 10. Hình 1.10 Bài vẽ hình họa khối cơ bản 10 
 11. Hình 1.10 Khung hình của mẫu vẽ tĩnh vật 11 
 12. Hình 1.11 Khung hình trong vẽ hình họa người 12 
 13. Hình 1.12 Đánh bóng bằng cách đan nét 13 
 14. Hình 1.13 Bài tập đánh bóng tạo khối 15 
 15. Hình 2.1 Các hình khối cơ bản 16 
 16. Hình 2.2 Bài vẽ hình khối cơ bản 16 
 17. Hình 2.3 Khối vuông (khối lập phương) 17 
 18. Hình 2.4 Các bước vẽ khối vuông 18 
 19. Hình 2.5 Dựng hình khối lập phương 18 
 20. Hình 2.6 Vẽ đậm nhạt các diện của khối vuông 19 
 21. 20 
 Hình 2.7 Phân tích và tăng độ đậm nhạt khối vuông 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 45 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 22. Hình 2.8 Hoàn thiện khối vuông 21 
 23. Hình 2.9 Khối tam giác 21 
 24. Hình 2.10 Các bước vẽ khối tam giác 22 
 25. Hình 2.11 Xác định điểm và dựng hình khối tam giác 22 
 26. Hình 2.12 Vẽ đậm nhạt khối tam giác 23 
 27. Hình 2.13 Tăng đậm nhạt khối tam giác 24 
 28. Hình 2.14 Hoàn thiện khối tam giác 24 
 29. Hình 2.15 Khối trụ 25 
 30. Hình 2.16 Các bước vẽ khối trụ 26 
 31. Hình 2.17 Dựng hình khối trụ 26 
 32. Hình 2.18 Phân tích sáng tối khối trụ 27 
 33. Hình 2.19 Vẽ đậm nhạt khối trụ 27 
 34. Hình 2.20 Tăng đậm nhạt khối trụ 28 
 35. Hình 2.21 Hoàn thiện khối trụ 29 
 36. Hình 2.22 Khối chóp 29 
 37. Hình 2.23 Các bước vẽ khối chóp 30 
 38. Hình 2.24 Vẽ khung hình khối chóp 30 
 39. Hình 2.25 Vẽ đậm nhạt cho khối chóp 31 
 40. Hình 2.26 Tăng đậm nhạt cho khối chóp 31 
 41. Hình 2.27 Hoàn thiện khối chóp 32 
 42. Hình 2.28 Khối cầu 33 
 43. Hình 2.29 Các bước vẽ khối cầu 33 
 44. Hình 2.30 Dựng hình khối cầu 34 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 46 
 BM31/QT02/NCKH&HTQT 
 45. Hình 2.31 Vẽ đậm nhạt khối cầu 35 
 46. Hình 2.32 Tăng đậm nhạt khối cầu 35 
 47. Hình 2.33 Hoàn thiện khối cầu 36 
 48. Hình 2.34 Cơ thể người quy theo hình khối 37 
 49. Hình 3.1 Một số nếp xếp trên vải 38 
 50. Hình 3.2 Mẫu nếp xếp vải 39 
 51. Hình 3.3 Các bước thực hiện vẽ nếp xếp vải 39 
 52. Hình 3.4 Một số nếp xếp vải dạng chóp 40 
 53. Hình 3.5 Nếp xếp vải dạng tròn 40 
 54. Hình 3.6 Mẫu váy tròn xòe 41 
 55. Hình 3.7 Hình tham khảo nếp xếp tay áo 42 
 56. Hình 3.7 Mẫu nếp xếp trên nơ 42 
 57. Hình 3.8 Mẫu váy biến kiểu 43 
 58. Hình 3.9 Mẫu đầm bí 43 
KHOA MAY – THIẾT KẾ THỜI TRANG 47 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_thoi_trang_hinh_hoa_co_ban.pdf